Nhận định, soi kèo Aston Villa vs Liverpool, 2h30 ngày 20/2: Tiếp đà bất bại
相关文章
- 、
-
Siêu máy tính dự đoán PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2 -
Giáo viên, là những người đã quen với SGK mới trong hai năm qua và đã trải qua hàng chục năm dạy SGK cũ, nhìn nhận thế nào về việc này? Không dạy riêng chữ ‘P’: Thiếu sót hay thực tế?Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều Ông Lê Ngọc Điệp, Nguyên trưởng Phòng Giáo dục tiểu học (Sở GD-ĐT TP.HCM), cho rằng việc SGK Tiếng Việt 1 của bộ 'Kết nối tri thức với cuộc sống không dạy riêng chữ ‘P’ là mang tính thực tế.
‘Chữ ‘P’ trong hệ thống phụ âm Tiếng Việt không kết hợp với nguyên âm để tao thành âm tiết mà phải ghép âm ‘H’ để tạo ra phụ âm “PH’. Điều này tương tự như ‘Q’ không bao giờ đứng một mình mà phải là ‘Qu’.
Do vậy, tôi cho rằng dạy học sinh như thế cũng là hợp lý dù không theo thông lệ của bảng chữ cái” – ông Điệp chia sẻ quan điểm.
Ông Điệp cũng cho hay chữ P không phải ngoại lai. “Nó là bảng chữ cái theo mẫu tự la tinh. Thí dụ như bảng chữ cái của Pháp có chữ ‘H’ nhưng trong chữ viết thì là ‘H’ câm”.
Còn trường hợp phiên âm các tên dân tộc, theo ông Điệp, lại thuộc lĩnh vực khác trong liên quan đến ngữ âm Tiếng Việt. Đó là phiên âm không theo thông lệ mà theo thực tế.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Chân trời sáng tạo Trong khi đó, cô Lê Thị Nếp - giáo viên Trường TH&THCS Bắc Sơn (Thái Bình) lại nhìn nhận việc không dạy chữ ‘P’ thành một bài độc lập giống như các chữ cái khác là một thiếu sót, bởi trong bảng chữ cái có sự hiện diện của chữ ‘P’.
“Mặc dù trong thực tế cuộc sống có rất ít từ Tiếng Việt có thể kết hợp được với chữ ‘P’ đi rời, nhưng không thể nói là không có, ví dụ như pin, quả pao, Pác Bó.
Càng không thể nói những từ có chữ ‘P’ đứng trước các nguyên âm là từ ngoại lại, bởi không ít địa danh, tên người ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số của Việt Nam có cấu trúc tương tự như thế. Cho nên, không thể coi những từ như “Pa Ủ, Nậm Pồ,…” là tiếng nước ngoài được” – cô Nếp bày tỏ.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống Theo cô Nếp, cũng tương tự như trường hợp của ‘P’ là chữ ‘Q’, dù không ghép được với âm nào để tạo thành tiếng, ngoại trừ đi cùng ‘U’ để tạo thành vần ‘QU’ nhưng không thể nói vì “không gặp”, “không cần thiết” mà không dạy cho học sinh.
“Học sinh lớp 1 giống như một tờ giấy trắng. Nếu giáo viên không dạy, các em cũng sẽ không biết. Gặp những văn bản hoặc sách báo có ‘P’ hay ‘Q’ các em cũng sẽ không đọc được. Do đó, giáo viên vẫn phải dạy để học sinh nắm được.
Thực tế, trong các bài giảng của mình, tôi vẫn thường phải dạy các em rất kỹ chữ ‘P’, ‘Q’ trước khi phát triển thành ‘PH’, ‘QH’. Trong một số sách giáo khoa hiện nay vẫn phân tách ‘P’ – ‘PH’, ‘Q’ – ‘QU’ thành các bài độc lập”.
Một giáo viên lớp 1 ở Hà Nội cho biết trong bộ SGK chị đang dạy dù chữ ‘P’ không đứng riêng một bài nhưng vẫn có mặt và vẫn được giáo viên dạy cho học sinh.
“Không có chữ đấy sao ra chữ ‘PH” – ‘phở’ được. Nói chung trong SGK vẫn đủ 29 chữ cái. Chữ ‘P’ ghép với ‘H’ ra ‘PH’, và học sinh vẫn đọc được “tiếng còi xe pip píp”.
Có thể tác giả SGK cho rằng chữ ‘P’ ít đứng riêng nên không dạy bài riêng, nhưng cái gì cũng liên quan đến nhau. Học sinh phải gọi được tên chữ đó ra. Cũng như âm ‘Q’ cũng thế, hay ‘Ă-Â’ cũng dạy kèm, nhưng không phải không dạy” – giáo viên này khẳng định.
Bài dạy chữ 'p - ph' của SGK Tiếng Việt 1 bộ Cùng học để phát triển năng lực So sánh với SGK cũ và các bộ sách giáo khoa khác, một giáo viên ở TP.HCM nhận xét một bài vẫn bao gồm hai âm tách biệt “P – PH”, “Q – QH” hoặc “T – TH”.
Giáo viên này chỉ ra trong bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống”, chữ ‘P’ không được nêu tách biệt trong mục lục hoặc trong tiêu đề, nhưng nhóm biên soạn cũng đã đan cài vào trong các bài học.
“Ví dụ, ở tuần đầu tiên, học sinh được làm quen với bảng chữ cái trong đó có chữ ‘P’. Đến bài ‘PH’ ở tuần 6, học sinh lại được giới thiệu về ‘P’ và cách viết; sau đó ‘P’ cũng được nhắc tới trong bài học về các vần, ví dụ bài “in” có từ “đèn pin”.
“Tôi nghĩ rằng, để không gây tranh cãi, nhóm biên soạn có thể giới thiệu chữ ‘P’ một cách độc lập và bình thường ngang bằng với các chữ cái khác thay vì giới thiệu lướt, không được nhấn mạnh” – nhà giáo này đề xuất.
Trong những bộ SGK Tiếng Việt 1 theo Chương trình Giáo dục Phổ thông 2018, có 2 bộ sách do PGS.TS Bùi Mạnh Hùng làm Tổng chủ biên. Tuy nhiên, cách dạy chữ P trong 2 bộ sách này khác nhau.
Ông Hùng phân tích: Trong tiếng Việt, âm P xuất hiện chủ yếu là cuối âm tiết; trong một số trường hợp, xuất hiện đầu âm tiết.
"Trước hết, xin nói về việc dạy âm P cuối âm tiết (hiện tượng phổ biến). Qua loạt bài dạy vần ở tập một như ap, ăp, âp (trang 118); op, ôp, ơp (trang 120); ep, êp, ip, up (trang 124),… và những từ như đã nêu ở trên (cặp da, cá mập, lốp xe, tia chớp, bếp, bìm bịp, búp sen,…) thì có thể thấy rõ, SGK Tiếng Việt 1, bộ Kết nối, có dạy âm P cuối và dạy nhiều.
Còn về việc dạy âm đầu P (pờ), tất cả các bộ sách Tiếng Việt 1 đều phải đạt được mục tiêu: Học xong lớp 1, HS có khả năng đọc được các từ như đèn pin, Sa Pa, Nậm Pì… Tuy nhiên, các bộ sách có thể có những cách khác nhau.
Cách thứ nhất:Dạy âm đầu P (âm pờ) trong bài dạy âm PH (âm phờ). Trước khi học âm PH, các em được luyện đọc âm P, chứ không học âm P riêng và không có từ ứng dụng riêng cho âm đầu P.
Cách thứ hai:Dạy âm P riêng và đưa những “từ ứng dụng” như pi-a-nô/piano, pa-nô/panô để HS tập đọc và phát triển vốn từ".
Theo ông Hùng, nhóm tác giả SGK Tiếng Việt 1 bộ Kết nối tri thức với cuộc sống chọn cách thứ nhất, còn nhóm tác giả bộ Chân trời sáng tạo chọn cách thứ hai.
Phương Chi - Thúy Nga - Lê Huyền
Chủ biên đứng tên 2 bộ SGK, 2 cách dạy chữ P khác nhau
Cùng một Tổng chủ biên với bộ Kết nối tri thức và cuộc sống nhưng sách Tiếng Việt lớp 1 trong bộ Chân trời sáng tạo lại có hẳn một bài dạy về chữ P, đi liền là chữ Ph. Vậy cách dạy của bộ nào mới đúng?
"> -
Mỹ nữ nóng bỏng, cao 1m83 đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia Thái LanTối 4/4, đêm chung kết Hoa hậu Siêu quốc gia Thái Lan 2023 đã tìm được chủ nhân mới của vương miện. Cựu Hoa hậu Liên lục địa 2014 First Wang (Patraporn Wang) với vóc dáng nóng bỏng, kỹ năng trình diễn mãn nhãn và màn trả lời ứng xử trôi chảy đã đăng quang ngôi vị cao nhất. Cô sẽ dự thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2023 tại Ba Lan. Tân hoa hậu năm nay 28 tuổi, sở hữu chiều cao ấn tượng 1m83 và nhan sắc quyến rũ. Hiện cô là người mẫu có thâm niên thi hoa hậu với nhiều danh hiệu. First Wang là cử nhân ngành Quản lý kinh doanh hàng không, Cao đẳng Du lịch và khách sạn tại Đại học Rangsit. Cô đang học thạc sĩ Marketing và truyền thông thương hiệu tại khoa Nghệ thuật truyền thông của Đại học Dhurakij Pundit. Đồng hành cùng First Wang tới Ba Lan là Topz Nathanon - Nam vương Siêu quốc gia Thái Lan 2023. Anh sẽ đại diện cho quốc gia Đông Nam Á tham dự Nam vương Siêu quốc gia 2023. Trong khuôn khổ cuộc thi, First Wang hai lần thắng danh hiệu “Supranational Factor” tại thử thách phỏng vấn gặp mặt và trình diễn trang phục dân tộc. Trong đêm chung kết, First Wang giành thêm 4 giải thưởng phụ khác bao gồm 3 giải của nhà tài trợ và danh hiệu thí sinh được yêu thích nhất. Trước đêm chung kết, cô chia sẻ trên trên trang cá nhân: "Cảm ơn mọi người đã đồng hành cùng tôi trong thời gian qua. Hôm nay, tôi rất hạnh phúc và sẽ làm những điều tốt nhất. Tôi hy vọng hôm nay sẽ là ngày tuyệt vời nhất trong cuộc đời". Năm 2014, First Wang đoạt danh hiệu á hậu 3 tại Hoa hậu Hòa bình Thái Lan, được chủ tịch Nawat cử tham dự Hoa hậu Liên lục địa 2014 (Miss Intercontinental 2014). Với vẻ đẹp nóng bỏng và sự thể hiện xuất sắc, người đẹp đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2014. 5 năm sau, cô thử vận may tại Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2019 và lọt vào top 5 chung cuộc. Đăng ký dự thi Hoa hậu Hoàn vũ Thái Lan 2022 nhưng First Wang bất ngờ dừng chân sớm và không lọt vào top 30. Cô bị loại vì lỡ miệng tiết lộ tên trong phần phỏng vấn với ban giám khảo. Theo quy định, các thí sinh không được tiết lộ tên để giữ tính công bằng. Sau đó, cô giành được tấm vé vàng quay trở lại vòng chung kết nhưng chỉ lọt top 11. Dù mang vương miện Hoa hậu Liên lục địa về cho Thái Lan nhưng First Wang bị chê bai, chỉ trích và chế giễu vì có gương mặt bầu bĩnh, đơ cứng như phẫu thuật thẩm mỹ hỏng. Hiện tại, cô đã hoàn thiện với nhan sắc quyến rũ, thân hình bốc lửa, nóng bỏng. Người đẹp có sở thích du lịch và thể thao. Sau khi đăng quang Hoa hậu Siêu quốc gia Thái Lan 2023, cô sẽ bước vào giai đoạn luyện tập thêm các kỹ năng thuyết trình và hình thể trước khi dự thi Hoa hậu Siêu quốc gia 2023, dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới.
Đỗ Phong
Danh Chiếu Linh lịch lãm bên Hoa hậu Siêu quốc gia 2022Danh Chiếu Linh vui mừng hội ngộ Lalela Mswane - Hoa hậu Siêu Quốc gia 2022. Anh cũng được vinh danh hạng mục "Người mẫu nam của năm" nhờ những hoạt động nổi bật thời gian qua.">
-
TP.HCM có trường hợp cả tập thể đơn vị sử dụng chung một email và mật khẩuÔng Nguyễn Đức Chung, Phó Giám đốc Trung tâm Chuyển đổi số TP.HCM. Ảnh: Lê Mỹ Để bảo đảm an toàn thông tin, Trung tâm dữ liệu Thành phố đã tổ chức bảo mật với tường lửa 3 lớp gồm bảo mật lớp ngoài, bảo mật lớp ứng dụng và bảo mật lớp trong. Các giải pháp bảo mật được tăng cường theo chiều sâu với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Các sự kiện an toàn thông tin được ghi nhận tại Trung tâm dữ liệu được kết nối, chia sẻ về Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia theo quy định.
Các hệ thống công nghệ thông tin có tính chất quan trọng của Thành phố như hệ thống thư điện tử, hệ thống nền tảng tích hợp chia sẻ dữ liệu, hệ thống điện toán đám mây, hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng… đều đã được phê duyệt hồ sơ cấp độ an toàn thông tin. Với các thiết bị đầu cuối, TP.HCM đã triển khai giải pháp bảo vệ tới 68 cơ quan, đơn vị Nhà nước trên địa bàn thành phố với hơn 12.500 thiết bị đầu cuối. Hệ thống được kết nối, chia sẻ về Trung tâm giám sát an toàn không gian mạng quốc gia.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của Trung tâm dữ liệu, trong năm 2023, TP.HCM xảy ra 54.140.184 vụ tấn công thu thập thông tin, 7.312 vụ tấn công lây nhiễm và phát tán mã độc. Đáng chú ý, chỉ trong Quý 1/2024, đã xảy ra 12.745.681 vụ tấn công thu thập thông tin, 1.858 vụ tấn công lây nhiễm và phát tán mã độc. Điều này cho thấy các vụ tấn công vào các hệ thống TP.HCM vẫn đang diễn biến phức tạp.
Về tấn công thông qua thiết bị đầu cuối ở các đơn vị, tình hình cũng rất căng thẳng, khi trong Quý 1/2024, hệ thống bảo vệ thiết bị đầu cuối của TP.HCM cũng phát hiện và ngăn chặn gần 160.000 trường hợp tấn công phát tán mã độc.
Nhận thức con người vẫn đóng vai trò quan trọng
Một trong những nguyên nhân làm phát sinh việc mất an toàn thông tin tại các đơn vị ở TP.HCM, theo ông Nguyễn Đức Chung, đó chính là nhận thức của người dùng chưa cao. Điển hình là thực tiễn năm 2023, TP.HCM phát sinh một trường hợp đơn vị nhận thức an toàn thông tin chưa cao thể hiện rõ điều này, khi cả một tập thể sử dụng chung email và mật khẩu, đáng chú ý mật khẩu cũng rất dễ nhớ.
Đại diện Trung tâm Chuyển đổi số cũng nhấn mạnh, ở đây là mới phát sinh một trường hợp, có thể còn có các trường hợp khác chưa phát hiện và chưa gây ra hiệu quả nghiêm trọng.
Ông Phạm Mạnh Hùng, Phụ trách Trung tâm giám sát an ninh mạng của DTG. Ảnh: Lê Mỹ Cùng quan điểm, theo ông Phạm Mạnh Hùng, Phụ trách Trung tâm giám sát an ninh mạng của DTG, nhận thức con người đóng vai trò rất quan trọng trong việc phòng chống các cuộc tấn công mã độc nói chung và ransomware nói riêng.
Đơn cử đại diện DTG đã thử nghiệm bằng cách gửi 220 email phishing (thư điện tử giả mạo) với nội dung giới thiệu bổ sung quy định hướng dẫn luật mới cho người dùng, có tới 213 người đã mở email này, đặc biệt trong email còn được gắn kèm với đường link và có 204 người đã nhấp vào đó.
“Nếu email đó là của một tổ chức tin tặc có ý đồ xấu thì chuyện gì sẽ xảy ra nếu đường link đó hoạt động, đặc biệt trong email tôi gửi bên cạnh những người dân bình thường, có cả những người đang hoạt động trong các cơ quan, tổ chức Nhà nước, mọi người có thể hình dung ra được bức tranh như thế nào”, ông Phạm Mạnh Hùng chia sẻ.
Theo đại diện DTG, có sự lơ là trong việc quản lý và chủ quan trong vấn đề về bảo mật đến từ các cấp khác nhau. Thứ nhất là người lãnh đạo, khi chưa thực sự chú trọng và đánh giá cao về việc phải trang bị, đầu tư, xây dựng các bộ quy trình, tuyển dụng chuyên gia, thuê dịch vụ của các đơn vị bảo mật để thực hiện hỗ trợ vận hành cũng như khả năng ứng cứu sự cố.
Chẳng hạn như việc phòng chống tấn công ransomware, nếu không thay đổi tư duy từ tầng lớp lãnh đạo, sẽ xảy ra câu chuyện cách thức ai cũng biết, nhưng cuối cùng không đạt được hiệu quả.
Sự chủ quan thứ hai đến từ những nhân sự IT vận hành hệ thống, khi mọi người nghĩ rằng ransomware đang ở đâu đấy, doanh nghiệp đã được trang bị các biện pháp bảo vệ rồi, nhưng thực tế ransomware đã nằm trong hệ thống rất lâu và tìm mọi cách để lây lan rộng khắp trước khi tiến hành tấn công. Và khi bị tấn công, những người làm IT sẽ không còn chủ động, mất ăn, mất ngủ, thậm chí mất việc và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Thứ ba là sự chủ quan của người dùng, bởi kẻ tấn công sẽ thường bắt đầu từ nơi yếu nhất là người dùng thông thường, sau đó từng bước leo thang tiếp cận vào hệ thống quản trị.
Theo ông Phạm Mạnh Hùng, để đối phó với các cuộc tấn công như ransomware đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn tiến hành kiểm tra, đánh giá mức độ rủi ro từ hệ thống, xây dựng kịch bản tấn công thử nghiệm. Đồng thời, lập kế hoạch ứng phó và khả năng phục hồi sau khi sự cố tấn công xảy ra, trong đó quan trọng là phục hồi dữ liệu. Doanh nghiệp cũng phải luôn tiến hành sao lưu dữ liệu, mã hoá dữ liệu, cài đặt tường lửa và sử dụng phần mềm bản quyền, phần mềm diệt virus…
">