Tính tới 6h sáng 25/5, Bộ Y tế công bố thêm 57 bệnh nhân Covid-19 lây nhiễm trong nước, trong đó tỉnh Bắc Giang có số ca nhiều nhất, sau đó tới Hà Nội, Lạng Sơn, Hà Nam, Bắc Ninh. Số ca nhiễm mới nâng tổng số ca nhiễm tại Bắc Giang lên 1069. Đứng trước diễn biến dịch căng thẳng, một số doanh nghiệp, tổ chức cùng nhiều nghệ sĩ đã chung tay quyên góp bằng tiền và hiện vật để hỗ trợ công cuộc phòng chống dịch.Ngày 24/5, trên cổng thông tin điện tử, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang đăng tải thông tin tiếp nhận sự ủng hộ của các cơ quan đoàn thể và cá nhân cho tỉnh. Trong đó nêu rõ, ca sĩ Đàm Vĩnh Hưngủng hộ 100 giường inox trị giá 210 triệu và 100 triệu đồng tiền mặt và ca sĩ Mỹ Tâmủng hộ số tiền 300 triệu đồng.
|
Thư cảm ơn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang gửi Mỹ Tâm. |
Trong thư cảm ơn của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang có đoạn viết: "Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bắc Giang xin trân trọng cảm ơn ca sĩ Mỹ Tâm đã tích cực hưởng ứng, tham gia ủng hộ công tác phòng, chống Covid-19 của tỉnh với số tiền 300 triệu đồng. Việc làm đó thể hiện tình cảm, tinh thần trách nhiệm cao vì cộng đồng, cùng tỉnh tập trung phòng chống dịch, có thêm nguồn lực để tăng cường các biện pháp an sinh xã hội, an toàn đời sống và sức khỏe của nhân dân".
Trước đó, trong đêm liveshow Tri âm tại TP.HCM, Mỹ Tâm từng chia sẻ: "Chúng ta được an toàn là nhờ các y bác sĩ, chiến sĩ ngày đêm chiến đấu chống dịch bệnh". Cô bày tỏ muốn trích một số tiền bán vé của chương trình cho hoạt động cộng đồng. Cô cũng lựa chọn ca khúc Niềm tin chiến thắngtrong phần kết của chương trình để kêu gọi mọi người cùng nhau đồng lòng hướng về tinh thần chống dịch Covid-19.
Trước đó, tháng 3/2020, Mỹ Tâm đã ủng hộ 1.000 chai nước rửa tay và 5.000 khẩu trang y tế cho Bệnh viện Nhiệt đới TP.HCM sử dụng trong công tác phòng chống dịch bệnh.
|
Mỹ Tâm thường âm thầm làm công việc từ thiện. |
Tháng 8/2020, thông qua Sở Thông tin và Truyền thông Đà Nẵng, Mỹ Tâm đã gửi tặng Hội Nhà báo TP.Đà Nẵng 200 bộ đồ bảo hộ phòng chống Covid-19 và các nhu yếu phẩm y tế để gửi đến anh em phóng viên các cơ quan báo chí đang tác nghiệp tại Đà Nẵng quê hương cô.
Thông qua huyện Hoà Vang và quận Ngũ Hành Sơn (TP Đà Nẵng), Mỹ Tâm tiếp tục gửi quà về Đà Nẵng để hỗ trợ công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19 của thành phố tại các địa điểm: Bệnh viện Hoà Vang, Bệnh viện Ngũ Hành Sơn, thôn Lệ Sơn Nam của xã Hoà Tiến, Huyện Hoà Vang - nơi thực hiện phong tỏa, khoanh vùng nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh.
" alt=""/>Mỹ Tâm, Đàm Vĩnh Hưng góp hơn 600 triệu ủng hộ Bắc Giang
|
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. |
Sáng 9/12, tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đến thăm và làm việc với Ban Kinh tế Trung ương về kết quả thực hiện nhiệm vụ công tác từ đầu nhiệm kỳ Đại hội Đảng khóa XIII đến nay và phương hướng, nhiệm vụ đến hết nhiệm kỳ.
Cùng tham dự có: Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương Nguyễn Xuân Thắng; Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Nguyễn Duy Ngọc; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Đối Ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Hồ Đức Phớc; lãnh đạo một số bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương.
Góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội
Ban Kinh tế Trung ương được thành lập theo Quyết nghị số 57 - QN/TW, ngày 30/9/1950 của Ban Thường vụ Trung ương (Khóa I). Kể từ khi thành lập đến nay, dù trải qua nhiều lần hợp nhất, điều chỉnh về tên gọi và chức năng, nhiệm vụ nhưng Ban Kinh tế Trung ương vẫn khẳng định được vai trò, vị trí quan trọng trong việc tham mưu giúp Trung ương Đảng lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời các vấn đề lớn về kinh tế - xã hội.
Từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Ban Kinh tế Trung ương đã nỗ lực, cố gắng chủ trì xây dựng và hoàn thành một khối lượng lớn các đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Công tác triển khai thực hiện các Đề án được tổ chức khoa học, bài bản, cách làm sáng tạo, phù hợp với điều kiện thực tiễn, huy động được trí tuệ tập thể, sự tham gia có trách nhiệm, tâm huyết của các cơ quan liên quan, chuyên gia, nhà khoa học và một số cơ sở nghiên cứu, qua đó hoàn thành đúng thời hạn và bảo đảm chất lượng các đề án; góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng về kinh tế - xã hội.
Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, Ban đã chủ trì xây dựng và hoàn thành 23 đề án về kinh tế - xã hội trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Theo đó, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 19 nghị quyết, chỉ thị, kết luận. Đây là các văn kiện quan trọng nhằm cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện quan điểm, định hướng lớn của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội mà Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đã đề ra.
Bên cạnh việc chủ trì xây dựng đề án, Ban đã phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan liên quan triển khai xây dựng 15 đề án trình Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, ban hành nghị quyết, chỉ thị, kết luận.
Ban chủ động nghiên cứu, hoàn thành 19 báo cáo về tình hình kinh tế vĩ mô hàng năm, báo cáo chuyên đề liên quan đến những vấn đề nổi bật trong, ngoài nước có tác động đến phát triển kinh tế - xã hội gửi Bộ Chính trị, Ban Bí thư tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo.
|
Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu chỉ đạo tại buổi làm việc với Ban Kinh tế Trung ương. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. |
Trong nhiệm kỳ, Ban đã tổ chức triển khai và có báo cáo theo dõi, giám sát về tình hình thực hiện 6 nghị quyết, kết luận, chỉ thị của Đảng về lĩnh vực đất đai; nông nghiệp, nông dân, nông thôn; kinh tế tập thể; tín dụng chính sách; lao động và an sinh xã hội. Ban hoàn thành công tác giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện 4 nghị quyết, kết luận về phát triển kinh tế - xã hội một số địa phương. Hiện nay, Ban đang tiếp tục triển khai giám sát việc thực hiện 8 nghị quyết, kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị khóa XIII của Đảng.
Ban đã tham gia ý kiến đối với 176 báo cáo, đề án, văn bản liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại và công tác xây dựng Đảng do các cơ quan liên quan chủ trì xây dựng trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư. Các ý kiến thẩm định, tham gia của Ban Kinh tế Trung ương luôn thể hiện quan điểm rõ ràng, thẳng thắn, với tinh thần trách nhiệm cao.
Tập trung nâng cao chất lượng các nhiệm vụ nghiên cứu, tham mưu về kinh tế - xã hội
Sau khi nghe báo cáo và ý kiến đóng góp của đại diện các bộ, ban, ngành, hoan nghênh những kết quả đạt được trên các lĩnh vực công tác, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, với vai trò là cơ quan tham mưu chiến lược của Ban Chấp hành Trung ương mà trực tiếp và thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư trong những vấn đề lớn liên quan đến lĩnh vực kinh tế - xã hội, hoạt động của Ban Kinh tế Trung ương luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Trong quá trình thực hiện công cuộc đổi mới, gần 40 năm qua, Ban Kinh tế Trung ương đã có rất nhiều đóng góp quan trọng trong việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, hoạch định đường lối, chủ trương, biện pháp lớn quan trọng về quản lý kinh tế - xã hội, góp phần đưa đất nước ta đạt được những thành tựu phát triển kinh tế đầy ấn tượng và đáng tự hào.
Tại buổi làm việc, Tổng Bí thư đã gợi mở nhiều nội dung đề nghị Ban Kinh tế Trung ương tập trung nghiên cứu sâu, toàn diện để tham mưu, đề xuất với Trung ương trong thời gian tới.
Nhấn mạnh muốn có một bộ máy hiệu lực, hiệu quả, hiệu năng đáp ứng yêu cầu phát triển của giai đoạn mới, buộc phải thực hiện cuộc cách mạng về tổ chức bộ máy, Tổng Bí thư nêu rõ, Ban Kinh tế Trung ương cần cách mạng về tư duy, cách mạng về tổ chức bộ máy để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn mới, phương thức làm việc để tạo đột phá về hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Điều này gắn với mục tiêu tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả mà Trung ương đang đề ra.
Ban Kinh tế Trung ương phải hình thành một cơ quan nghiên cứu tham mưu chiến lược hàng đầu của Đảng về kinh tế - xã hội, có uy tín quốc tế, trên cơ sở không ngừng kế thừa những thành tựu đã có và phát triển lên tầm cao mới, phải luôn luôn kiên định và đổi mới trên cơ sở phải thấm nhuần sâu sắc nguyên tắc cốt lõi của Chủ nghĩa Marx-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm xuyên suốt của Đảng nhất là cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Tổng Bí thư đề nghị, không ngừng đổi mới tư duy, sáng tạo, tăng cường năng lực hoạch định chiến lược, năng lực nghiên cứu, phân tích, dự báo. Nhất là trước các xu hướng lớn của thế giới như cách mạng công nghệ, tiến bộ kỹ thuật, thách thức về an ninh, nhất là an ninh phi truyền thống, tình hình địa kinh tế - chính trị khu vực và quốc tế, từ đó đề xuất chủ trương, chính sách, giải pháp phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo về kinh tế - xã hội của Đảng.
Tổng Bí thư nhấn mạnh Ban Kinh tế Trung ương tiếp tục tăng cường phối hợp chặt chẽ và hiệu quả hơn nữa với cơ quan hành pháp, lập pháp, các Ban xây dựng Đảng, địa phương trong sơ kết, tổng kết các chủ trương, chính sách của Đảng về kinh tế - xã hội, trước mắt là tổng kết việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, xây dựng văn kiện Đại hội XIV của Đảng, thành quả 40 năm đổi mới đất nước.
Ban cần chủ động hợp tác quốc tế với cơ quan nghiên cứu, lý luận của các Đảng anh em; hợp tác với tổ chức quốc tế, trường đại học, viện nghiên cứu về chính sách hàng đầu trên thế giới; vừa học tập những kinh nghiệm phát triển hay của nước bạn; đồng thời chia sẻ, lan tỏa kinh nghiệm phát triển thành công của Việt Nam với bạn bè quốc tế.
|
Các đại biểu tham dự buổi làm việc. Ảnh: Thống Nhất/TTXVN. |
Để đạt được các yêu cầu nhiệm vụ, Tổng Bí thư chỉ rõ, điều cốt lõi là phải hình thành đội ngũ nghiên cứu cao cấp, chuyên sâu, phải kết nối và sử dụng chất xám của những nhà trí thức thực sự, chuyên gia, nhà khoa học có năng lực và tâm huyết; xây dựng, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức có chất lượng cao, năng lực nghiên cứu độc lập, bản lĩnh, kinh nghiệm, trình độ.
Tổng Bí thư đề nghị, Ban Kinh tế Trung ương chủ động, tích cực tham gia đóng góp cả về lý luận, thực tiễn, phát hiện những nhân tố mới, mô hình hay, đúc kết kinh nghiệm tốt, đóng góp thiết thực vào việc chuẩn bị cho Đại hội XIV của Đảng, trong đó có việc hoàn thiện các văn kiện của Tiểu ban Kinh tế - Xã hội.
Với sự quyết tâm, đoàn kết, trách nhiệm của tập thể lãnh đạo và cán bộ, đảng viên của Ban, trong thời gian tới, Tổng Bí thư tin tưởng Ban Kinh tế Trung ương sẽ tiếp tục phát triển và nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phu nhân Tổng Bí thư, các nhà ngoại giao trải nghiệm liên hoan ẩm thựcBà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư, cùng các đại sứ, trưởng cơ quan đại diện các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có ngày cuối tuần thú vị khi trải nghiệm ẩm thực từ nhiều nền văn hóa. 17:15 8/12/2024 " alt=""/>Tổng Bí thư: Ban Kinh tế TW cần cách mạng về tư duy, tổ chức bộ máy
Danh sách tỷ phú giàu nhất thế giới ngày 12/12 của ForbesTheo tạp chí Forbes, CEO Tesla Elon Musk không còn là người giàu nhất thế giới. Ông bị mất danh hiệu này vào tay của “ông trùm” thời trang xa xỉ Bernard Arnault sau phiên giao dịch ngày 12/12. Arnault là Chủ tịch kiêm CEO tập đoàn LVMH. Kết thúc phiên giao dịch hôm qua, cổ phiếu Tesla giảm 6,3%. Tính riêng năm nay, vốn hóa hãng xe điện đã mất hơn một nửa do xảy ra bán tháo nhân sự kiện Musk mua Twitter. Trong 2 năm qua, thị giá cổ phiếu Tesla tăng hơn 1.000%, dẫn đến tài sản của Musk cũng tăng chóng mặt. Hồ sơ của Ủy ban Chứng khoán Mỹ cho thấy, Arnault nắm hơn 60% cổ phiếu có quyền biểu quyết tại LVMH. Tài sản ròng của ông vào khoảng 186,2 tỷ USD, cao hơn Musk (181,3 tỷ USD), theo Forbes. Còn theo dữ liệu của FactSet, Musk hiện nắm 14,11% cổ phần Tesla. Musk còn giữ hơn 40% cổ phần SpaceX trị giá hàng tỷ USD trên giấy tờ. Trong một năm chứng khoán sụt giảm, cổ phiếu LVMH chỉ mất 1,5% giá trị. Do biến động của thị trường chứng khoán, vài ngày trước, Musk cũng bị Arnault soán ngôi trong khoảnh khắc trước khi lấy lại vị trí của mình. Khi đó, tài sản của Arnault là 186,2 tỷ USD còn Musk là 185 tỷ USD. (Theo CNBC) " alt=""/>Elon Musk lại mất ngôi giầu nhất thế giới
- Tin HOT Nhà Cái
-
|