当前位置:首页 > Kinh doanh > Phong độ, lịch sử đối đầu Bồ Đào Nha vs Slovenia, 02h00 ngày 2/7 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Nhận định, soi kèo National Bank of Egypt vs Petrojet, 21h00 ngày 28/1: Khách thất thần ra về
Đây là lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thực hiện việc này trên Cổng thông tin điện tử của Bộ, dù Thông tư số 22 về quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia do Bộ GD-ĐT ban hành ngày 25/8/2014, nêu rõ: “Đề thi và đáp án của kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia phải được công bố trên website Bộ GD-ĐT ngay sau khi chấm thi xong”.
Chuyện tưởng 'vặt vãnh' nhưng đã gây không ít ẩn ức và hoài nghi trong giới giáo viên chuyên bồi dưỡng học sinh giỏi. Trước việc sau gần 10 kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, Bộ GD-ĐT mới công khai đáp án như quy chế do chính mình xây dựng và ban hành, nhiều giáo viên nhìn nhận, tiếng nói của họ đã được Bộ GD-ĐT quan tâm và động thái 'lần đầu tiên' này là một sự điều chỉnh đáng ghi nhận.
Vấn đề chưa được giải quyết triệt để?
Tranh cãi đã dai dẳng nhiều năm qua về việc có nên duy trì trường chuyên, và các kỳ thi học sinh giỏi. Trong khi kỳ thi vẫn được duy trì, nhiều ý kiến cho rằng phải công khai, minh bạch hơn nữa để xứng đáng với một kì thi cấp quốc gia cũng như chủ trương học thật, thi thật.
Ảnh minh họa. |
Chia sẻ với VietNamNet, thầy Lê Đình Hiển, giáo viên Trường Tiểu học, THCS & THPT Đông Bắc Ga (Thanh Hóa) cho hay, hiện, Bộ GD-ĐT có công bố điểm nhưng theo cách gửi về các Sở riêng lẻ chứ không công bố công khai, đầy đủ thí sinh của tất cả các địa phương.
“Bộ GD-ĐT đã công bố đề và hướng dấn chấm (đáp án) thì không hiểu sao và cũng không có lý do gì mà không công bố công khai điểm thi của các thí sinh - công việc mà mọi năm vẫn làm. Thậm chí, tiến tới có thể công bố rộng rãi các bài thi của các thí sinh đạt giải. Việc làm này là cần thiết và làm minh bạch hóa kỳ thi. Nhưng trước mắt cần công bố điểm thi của các thí sinh dự thi hoặc chí ít chỉ cần công bố điểm của các thí sinh đạt giải”.
Nếu Bộ GD-ĐT không công bố điểm thi thì cũng cần làm rõ xem việc công bố điểm thi có vào diện trong “danh mục bí mật quốc gia” không?”.
Theo thầy Hiển, có nhiều lý do cho việc cần công bố công khai điểm của các thí sinh tham gia dự thi.
“Công bố điểm là yêu cầu chính đáng của thí sinh và giáo viên trực tiếp dạy các đội tuyển. Họ có quyền được biết điểm của mình. Công bố điểm để minh bạch hoàn toàn, tránh những dư luận không tốt về kỳ thi. Chưa kể, còn quyết định đến việc xếp giải, bởi theo nguyên tắc lấy giải từ cao xuống thấp. Đề thi như thế, hướng dẫn chấm như thế thì bài làm của thí sinh ra sao sẽ được thể hiện ở điểm số. Việc công bố điểm cũng giúp thí sinh tự đánh giá được bài làm của mình so với hướng dẫn chấm, thậm chí giúp minh bạch hóa khâu phúc khảo. Thêm nữa, công bố điểm giúp các trường có sự so sánh, đối chiếu với nhau, tạo sự công bằng”.
Ở phần công bố danh sách thí sinh đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2021-2022 bỗng "trống" cột điểm thi. Điều này khiến nhiều giáo viên, thí sinh thắc mắc bởi khác với thường lệ công bố như mọi năm. |
Thầy Đinh Đức Hiền, một giáo viên dạy Sinh học ở Hà Nội cũng cho hay, Bộ GD-ĐT đã công bố đề thi, đáp án thì cũng nên công bố điểm số để thí sinh biết được mức độ bài làm của mình ra sao và cũng thuận lợi hơn cho các em nếu có nhu cầu phúc khảo.
Theo thầy Hiền, việc công bố công khai điểm thi thí sinh, phổ điểm thi, tỉ lệ học sinh ở mỗi giải và đáp án với biểu điểm chi tiết là điều vô cùng quan trọng, thể hiện tính minh bạch, công bằng xứng đáng của một kì thi chọn nhân tài quốc gia.
"Bởi lẽ quy định giải hiện nay theo tỉ lệ phần trăm số thí sinh và xếp điểm từ cao xuống thấp. Theo qui định tổng số giải không vượt quá 50% số thí sinh dự thi, tổng số giải Nhất, Nhì, Ba không vượt quá 60% tổng số giải, số giải Nhất không vượt quá 5% tổng số giải. Chính vì thế có thể có những thí sinh chênh nhau 1 điểm vẫn có thể thuộc top giải Nhất, nhưng chênh 0,25 so với thí sinh giải Nhất cuối cùng đã thành giải Nhì, và đôi khi thiếu 0,25 sẽ trở thành không có giải. Việc không công khai điểm thi sẽ khiến thí sinh không biết được chính xác bao nhiêu điểm thì sẽ có giải tương ứng, điều này gây nghi ngại về tính công bằng trong kỳ thi", thầy Hiền phân tích.
Theo thầy Hiền, thậm chí, việc công khai này còn giúp đánh giá đề thi đã phù hợp hay chưa, phù hợp với sự phân hóa thí sinh, phù hợp với xu hướng ra đề quốc tế hay không (đối với môn thi Olympic quốc tế).
"Do vậy tôi chưa hiểu lý do vì sao điểm thi năm nay vẫn chưa được Bộ GD-ĐT công khai".
Một thầy giáo ở Nghệ An chia sẻ: “Kỳ thi học sinh giỏi quốc gia nhằm phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. Đã là một kỳ thi chọn nhân tài cho đất nước thì càng phải chuẩn chỉ về tính minh bạch.
Việc Bộ GD-ĐT không công bố điểm của các thí sinh dự thi dù bất kỳ lý do gì cũng chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch cần có của một kỳ thi. Và vì chưa thể hiện đầy đủ tính minh bạch nên khó trách dư luận càng có những suy luận trái chiều. Thậm chí còn đặt vấn đề có hay không tiêu cực phía sau”.
Theo thầy giáo này, để kỳ thi học sinh giỏi quốc gia thực sự là kỳ thi nhằm phát hiện, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài thì cần phải đảm bảo tính công khai minh bạch, sòng phẳng, không để tiêu cực, lợi ích nhóm có cơ hội nảy sinh, xâm nhập. Trong đó có việc công khai đáp án, công khai kết quả điểm số và công khai các bài thi đạt điểm cao.
Trao đổi với VietNamNet, một số giáo viên dạy Toán ở các tỉnh, thành cho biết thầy trò đang khá sốt ruột vì dù đã công bố mức điểm chọn thi vòng 2 nhưng Bộ GD-ĐT vẫn chưa có thông báo cụ thể về thời gian thi (theo kế hoạch ban đầu, thi chọn các đội tuyển quốc tế sẽ diễn ra vào ngày 6,7,8/4 - Quyết định 3039 của Bộ GD-ĐT ngày 1/10/2021).
Họ cũng kỳ vọng sau vòng thi chọn đội tuyển Olympic (TST) sắp tới, Bộ GD-ĐT tiếp tục công bố đáp án và điểm thi của các thí sinh.
Thanh Hùng
Việc đề nghị minh bạch công khai đề thi đáp án, danh sách các bài toán, câu hỏi đề nghị hàng năm cùng với tên giáo viên là một nhu cầu thỏa đáng cho nhưng người tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia.
" alt="Giấu đáp án thi HSG quốc gia, chọn đội tuyển quốc tế: Bộ Giáo dục sai quy chế?"/>Giấu đáp án thi HSG quốc gia, chọn đội tuyển quốc tế: Bộ Giáo dục sai quy chế?
Một số bệnh viện ở Hải Phòng, Quảng Ninh, do mất điện lưới kéo dài, nhiên liệu chạy máy phát điện hết nên đã huy động nhân viên bóp bóng bằng tay. Các bệnh viện tại các tỉnh miền núi phía Bắc đã tích cực cùng cứu chữa nạn nhân bị vùi lấp, chấn thương… Nhiều nhân viên y tế đã dầm mình trong bùn, lũ, cùng người dân đối phó và khắc phục hậu quả.
Để tiếp tục khắc phục nhanh chóng hậu quả của bão, lụt, duy trì và đảm bảo các điều kiện công tác khám, chữa bệnh, Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế, bệnh viện thuộc các trường đại học y, dược và bệnh viện tại các tỉnh, thành phố khác có điều kiện về chuyên môn, không bị ảnh hưởng bão, lụt sẵn sàng chi viện, thành lập đoàn công tác để tăng cường nhân lực điều trị và phòng chống dịch bệnh cho các bệnh viện vùng bão lụt; hỗ trợ, kết nối hội chẩn khám, chữa bệnh từ xa, tiếp nhận người bệnh...
Bộ Y tế cũng khuyến khích việc quyên góp ủng hộ cho đồng bào vùng bão, lụt với tinh thần tương thân tương ái nhưng lưu ý không quá một ngày lương của nhân viên y tế và tuỳ theo khả năng đóng góp của nhân viên y tế từng đơn vị, cá nhân.
Đối với các bệnh viện, cơ sở y tế tại các vùng thiên tai bão lụt bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3, Bộ Y tế lưu ý không thu viện phí các khoản không được bảo hiểm y tế thanh toánđối với các nạn nhân theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, phối hợp tiếp nhận, phân phối, sử dụng các khoản hỗ trợ của tổ chức, cá nhân, theo đúng quy định của pháp luật.
Trong khi đó, các sở y tế được yêu cầu chỉ đạo, chuẩn bị sẵn sàng phương án đối phó với kịch bản dịch bệnh gia tăng sau bão lụt và các bệnh như tiêu chảy, ngộ độc, viêm da… Trên cơ sở báo cáo tổng hợp chi phí điều trị của các nạn nhân bão lụt và các thiệt hại do bão lụt của các cơ sở y tế trên địa bàn, sở y tế cần báo cáo UBND tỉnh để có phương án giải quyết kịp thời.
Khuyến cáo đảm bảo an toàn đối với thực phẩm hỗ trợ người dân vùng bão lũCác loại thực phẩm do người dân, tổ chức tự chế biến, hút chân không để vận chuyển đi cứu trợ đồng bào lũ lụt vẫn có thể nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm." alt="Bộ Y tế yêu cầu tổng hợp chi phí điều trị của nạn nhân bão lụt"/>Bộ Y tế yêu cầu tổng hợp chi phí điều trị của nạn nhân bão lụt
Đôi chân nhỏ với 17 lần gãy xương
Mấy ngày gần đây, ngôi nhà lụp xụp của chị Lại Thị Tuyết Ban, thôn Vạn Đò, xã Thạch Sơn, huyện Thạch Hà được nhiều người đến chia vui. Đó là vì Nguyễn Hữu Thanh Quang, con trai chị, được vinh danh tấm gương tiên tiến của tỉnh.
Cậu bé nghị lực Nguyễn Hữu Thanh Quang |
Nói về con mình, chị Ban ứa nước mắt chia sẻ Thanh Quang (sinh năm 2006), không được may mắn như các bạn trang lứa. Vừa mới lọt lòng em đã bị gãy hai chân, rồi sau đó các bác sỹ thông báo em bị mắc chứng bệnh xương thủy tinh.
Năm nay, Thanh Quang 11 tuổi, là học sinh lớp 5 Trường Tiểu học Thạch Sơn. Cơ thể yếu ớt, em không thể đi lại được, mọi sinh hoạt đều dựa vào mẹ cõng trên lưng và gắn chặt với chiếc xe lăn.
Chị Ban tâm sự chị không nhớ hết số lần đưa con đi viện để điều trị căn bệnh “xương bất toàn”. Chỉ tính riêng đôi chân yếu ớt của em đã 17 lần bị gãy, với vô số lần đau đớn hành hạ.
“Mỗi lần con bị gãy chân, chúng tôi đều đưa con đến bệnh viện để đóng đinh, bó bột. Cơ thể yếu ớt của con quá sức để chịu sự đau đớn, nên nhiều lần thấy ai mặc áo trắng con tưởng bác sỹ nên hét lên, ôm chặt lấy mẹ” - chị Ban mặt nhòe nước nói.
Ước mơ trở thành lập trình viên
Gia đình Thanh Quang thuộc diện khó khăn của thôn Vạn Đò, cha mẹ đều là nông dân, sống nhờ vào ít sào ruộng, trên Thanh Quang còn có hai anh chị đang theo học đại học. Chiếc xe lăn, tài sản đáng giá của Quang, là từ nhà hảo tâm thương cảm, tặng cho em để tiện đi lại.
Việc đi lại, sinh hoạt của Quang đều do mẹ cõng, bồng |
Nhưng Quang còn có một thứ “tài sản” khác, đó là những tấm giấy khen chứng nhận thành tích cao trong học tập. Đó là sự nỗ lực xứng đáng của em với tinh thần ham học, không chùn bước trước số phận.
Chị Ban kể đủ tuổi đến trường, Quan nằng nặc đòi mẹ cho đi học như các bạn cùng tuổi, dù bố mẹ lo lắng thể trạng của con học không theo kịp các bạn. Song Thanh Quang quyết tâm học chữ, kể khi cả đau ốm em cũng cố gắng đến lớp.
Chị Ban nói thêm năm học lớp 5 vừa qua, em nằm trong đội tuyển ôn luyện đi dự thi môn Tiếng Anh cấp quốc gia, nhưng không may em bị bạn vô ý làm gãy chân. Mặc dù vậy, nằm ở bệnh viện điều trị nhưng em vẫn mượn máy tính của cô để luyện bài, với quyết tâm không bỏ cuộc thi.
“Em khuyết về đôi chân rồi nên không thể khuyết chữ được. Em phải cố gắng học tập thật tốt trở thành một lập trình viên giỏi, để không phụ lòng cha mẹ đã yêu thương và che chở cho em” – nghe mẹ kể chuyện mình, Quang cười hiền nói.
Quang chia sẻ, em học đều tất cả môn, yêu thích nhất môn Tiếng Anh. Gia đình không có tiền mua máy tính, nên em tận dụng tối đa thời gian học trên phòng máy của trường và những lúc cô giáo cho mượn máy về nhà học.
“Không thể hoạt động vui chơi như các bạn nên em lấy học tập là niềm vui. Ngoài học hết các môn, em ưu tiên thời gian học từ mới, luyện kỹ năng nói Tiếng Anh và làm bài tập nâng cao môn Tiếng Anh để giúp em đến gần hơn với ước mơ sau này trở thành lập trình viên”…
Giấy khen chứng nhận thành tích học tập của Thanh Quang |
Thành tích học tập của cậu bé xương thủy tinh khiến mọi người khâm phục. Từ lớp 1 đến lớp 5, em đều là học sinh xuất sắc của trường. Thanh Quang đoạt giải nhất môn Toán, môn Tin qua mạng ở cấp huyện, giải nhất cấp tỉnh và giành giải khuyến khích cấp quốc gia môn Tiếng Anh trên mạng internet. Em cũng liên tục nhiều năm liền “ẵm” giải thưởng về vở sạch chữ đẹp.
Khi nói về cậu học trò xương thủy tinh, ông Hồng Vĩnh Thắng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Thạch Sơn, khen ngợi: “Quang là cậu bé bị thiệt thòi về số phận song em luôn lạc quan, có ý chí, ham học. Đặc biệt, em có năng khiếu học tốt môn Tiếng Anh. Thanh Quang là tấm gương tiêu biểu cho nghị lực vượt lên số phận”.
Năm học 2016 - 2017, Thanh Quang được UBND huyện Thạch Hà tặng giấy khen. Ngày 10/6 vừa qua, em là gương mặt nhỏ tuổi nhất được vinh danh tại “Điển hình tiên tiến học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do BTV Tỉnh ủy Hà Tĩnh trao tặng.
Đậu Tình
" alt="Cậu bé học tiếng Anh giỏi với đôi chân 17 lần bị gãy"/>Nhận định, soi kèo Toulouse vs Montpellier, 23h15 ngày 26/1: Khó có bất ngờ
Trong bức ảnh gây chú ý do một vị bác sĩ chụp, anh Tawy, 24 tuổi, đang cõng cha mình - ông Wahu, 67 tuổi, sau khi cả hai được tiêm một liều vắc xin phòng SARS-CoV-2. Họ đã phải đi bộ hàng giờ xuyên rừng để đến được điểm tiêm chủng.
BBC trích dẫn dữ liệu chính thức thống kê, 853 thổ dân ở Brazil đã chết vì mắc Covid-19. Tuy nhiên, các nhóm hoạt động xã hội về quyền của thổ dân cho rằng con số tử vong thực tế lớn hơn nhiều.
Theo một cuộc khảo sát của tổ chức phi chính phủ Apib, chỉ tính riêng trong khoảng thời gian từ tháng 3/2020 - 3/2021 đã có hơn 1.000 thổ dân không qua khỏi sau khi nhiễm virus.
Tawy và Wahu thuộc cộng đồng thổ dân Zo'e, với khoảng 325 thành viên. Họ sống tương đối cô lập ở hàng chục ngôi làng rải rác trong một khu vực có diện tích tương đương 1,2 triệu sân bóng đá ở bang Pará, phía bắc Brazil.
Bác sĩ Erik Jennings Simões, người chụp bức ảnh cho biết, ông Wahu hầu như không thể nhìn thấy gì và đi lại khó khăn vì mắc các bệnh tiết niệu mãn tính. Anh ước tính rằng Tawy đã cõng cha trên lưng từ 5 - 6 giờ. Ông Simões đánh giá đây là biểu hiện tuyệt vời cho tình yêu của người con trai dành cho đấng sinh thành.
Bức ảnh được chụp vào tháng 1/2021, khi Brazil, một trong những nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất vì đại dịch, bắt đầu chiến dịch chủng ngừa đại trà cho dân. Song, mãi tới đầu tháng 1 năm nay, bác sĩ Simões mới chia sẻ ảnh lên Instagram nhằm "truyền tải một thông điệp tích cực vào đầu năm mới".
Điểm tiêm phòng Covid-19 lưu động ở rừng Amazon. Ảnh: BBC |
Khi chiến dịch chủng ngừa đại trà bắt đầu ở quốc Nam Mỹ, các thổ dân được coi là nhóm người thiểu số. Đối với nhóm y tế hỗ trợ cộng đồng Zo'e, họ phải đối mặt với thách thức đặc biệt. Việc các nhân viên y tế đi đến từng làng không khả thi vì họ sẽ mất nhiều tuần để tiêm phòng cho mọi người, do các thổ dân sống quá tản mát. Vì vậy, họ đã dựng các túp lều trong rừng và thống nhất liên lạc với các cộng đồng thông qua một hệ thống phát thanh.
Tháng 9 năm ngoái, ông Wahu qua đời vì những lý do vẫn chưa rõ ràng. Anh Tawy vẫn ở với gia đình và gần đây đã được tiêm liều vắc xin thứ ba.
Tuấn Anh
>>> Đọc tin quốc tế trên Vietnamnet
YouTube hôm 21/7 thông báo đã gỡ bỏ một video trên kênh của Tổng thống Brazil Jair Bolsonaro, vì phát tán thông tin sai lệch về dịch Covid-19.
" alt="Câu chuyện ẩn sau ảnh chụp 'gây sốt' về thổ dân Amazon đi tiêm phòng Covid"/>Câu chuyện ẩn sau ảnh chụp 'gây sốt' về thổ dân Amazon đi tiêm phòng Covid
Hiện cả nước có 57 nhà xuất bản, hơn 2.400 cơ sở in và số cơ sở phát hành là 2.050. Tổng số lao động làm việc trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành là trên 109.000 người. Tính đến hết năm 2022, mức bình quân sách của Việt Nam là 6,02 bản/người/năm.
Ông Nguyễn Nguyên, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành cho rằng, thách thức lớn nhất với các nhà xuất bản, đơn vị phát hành là chuyện chuyển đổi số, hiện mới phát triển được thị trường sách nói, thị trường sách điện tử khác còn chậm.
Bên cạnh với việc tháo gỡ những khó khăn trước mắt của các đơn vị trong ngành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã dành phần lớn thời gian của buổi làm việc để cùng các đại biểu thảo luận việc cần làm thế nào để tái sinh ngành xuất bản.
Đại diện lãnh đạo các đơn vị làm xuất bản, in, phát hành đều đã nhận thức rằng, trong kỷ nguyên số, ngành xuất bản buộc phải thay đổi, làm khác để có thể tồn tại và phát triển.
Từ thực tế tại đơn vị, bà Nguyễn Hoài Anh - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật cho hay, để đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng, ngoài các ấn phẩm sách truyền thống, nhà xuất bản đã mở rộng thêm nhiều loại xuất bản phẩm khác như sách nói, sách rút gọn, sách dành cho công nhân khu công nghiệp, sách cho sinh viên... Đồng thời, đơn vị cũng đẩy mạnh tuyên truyền để nhiều người biết đến sách của nhà xuất bản mình.
Chia sẻ góc nhìn của người đã có nhiều năm hoạt động trong ngành xuất bản, ông Lê Hoàng, Giám đốc Công ty Đường sách TP.HCM, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam cho rằng, để tái sinh, cần mở rộng nội hàm, không chỉ là công tác xuất bản mà phải là sự nghiệp xuất bản. Và vấn đề mấu chốt, theo ông Lê Hoàng, cần phát triển văn hóa đọc để Việt Nam có nhiều người đọc sách hơn.
Dẫn chứng câu chuyện thực tế ngành xuất bản Indonesia, Hàn Quốc đã khuyến khích người dân đọc sách từ khi còn nhỏ, đại diện Hội Xuất bản Việt Nam đề nghị sắp tới khi sửa Luật Xuất bản, cần nghiên cứu bổ sung nội dung về phát triển văn hóa đọc vào dự thảo Luật: “Văn hóa đọc phát triển, sức mua sách sẽ tăng lên và từ đó sẽ tạo điều kiện cho hệ sinh thái xuất bản cất cánh”.
Từ kết quả tiêu thụ ấn tượng tới 30.000 bản trong tháng 2 của cuốn “Không diệt không sinh đừng sợ hãi” nhờ được người nổi tiếng giới thiệu, Giám đốc Công ty CP Văn hóa Sách Sài Gòn Nguyễn Tuấn Quỳnh cho rằng rất cần có các đại sứ văn hóa đọc, đó là các chính trị gia, những doanh nhân thành công và những người có ảnh hưởng tới giới trẻ. Ông Nguyễn Tuấn Quỳnh cũng đề xuất Bộ TT&TT hỗ trợ để sách được giới thiệu đến nhiều người qua các nền tảng công nghệ.
Công nghệ số sẽ thay đổi căn bản ngành xuất bản
Trao đổi với những người làm xuất bản, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhận xét, đại diện Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật đã chỉ ra được 2 từ rất quan trọng với mọi lĩnh vực, đó là “hướng đối tượng” và “thương hiệu”. Đáp ứng nhu cầu của từng nhóm đối tượng và có sự khác biệt, xây dựng thương hiệu để có thể cạnh tranh và phát triển là việc mà các nhà xuất bản đều cần quan tâm.
Lý giải sở dĩ sách chưa bán được nhiều qua các sàn TMĐT là do bị lạc giữa vô vàn sản phẩm khác, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi ý các nhà xuất bản có thể sử dụng tin nhắn để quảng bá, giới thiệu sách hay truyền đi tư tưởng, thông điệp chính của các cuốn sách.
Đặc biệt, từ việc in sách hiện chỉ còn chiếm 10% công việc của ngành in do Chủ tịch Hiệp hội In Việt Nam Nguyễn Văn Dòng chia sẻ, Bộ trưởng cho rằng, cần nghĩ khác đi về ngành xuất bản. Ngành in phát triển được như hiện nay là do nó không còn in sách là chính. Sách in sẽ có thể không là chính nữa trong ngành sách và vì thế xuất bản phát triển; rất có thể, các phiên bản khác của sách in mới là chính.
Bộ trưởng cũng đánh giá cao ý kiến của Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam về việc cần tạo thị trường thông qua phát triển văn hóa đọc. Việc quan trọng mà Cục Xuất bản, In và Phát hành cần làm là phát triển văn hóa đọc thông qua truyền thông, qua phối hợp với các ngành, tổ chức khác như Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ.
Chia sẻ cách tiếp cận của bản thân về ngành, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh, công nghệ số của cách mạng 4.0 không chỉ được ứng dụng mà còn làm thay đổi căn bản cách sản xuất, phương thức truyền tải và phân phối của ngành xuất bản.
Nhận định tương lai của sách là “đa nền tảng và vô vạn hình tướng để có thể đến được với nhiều độc giả hơn”, người đứng đầu ngành TT&TT cho rằng, để làm được điều này cần có sự hỗ trợ của công nghệ số. Hợp tác là lời giải chính cho ngành xuất bản, đặc biệt trong lúc này là sự hợp tác giữa nhà xuất bản và công ty công nghệ.
Bộ trưởng còn lưu ý, đưa sách lên môi trường số có vấn đề bản quyền và đây là trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ TT&TT: “Cục Xuất bản, In và Phát hành phải coi việc xây dựng thể chế số cho ngành là ưu tiên hàng đầu”.