您现在的位置是:NEWS > Ngoại Hạng Anh
Nhận định, soi kèo Yangon United vs Mawyawadi, 16h00 ngày 13/7: Chiến thắng thứ 2
NEWS2025-02-12 12:05:34【Ngoại Hạng Anh】4人已围观
简介ậnđịnhsoikèoYangonUnitedvsMawyawadihngàyChiếnthắngthứcáp quang Phạm Xuân Hải - cáp quangcáp quang、、
很赞哦!(32549)
相关文章
- Soi kèo góc Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2
- Cặp sinh đôi trường làng đỗ trường top châu Á: Không dùng điện thoại, chơi game
- Điểm chuẩn Trường đại học Công nghệ TPHCM năm 2024
- Sống tiện nghi ở căn hộ Imperia Sky Garden
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Istanbul Basaksehir, 22h59 ngày 9/2: Sa lầy
- Dấu ấn nhà tài trợ bikini của Miss Grand Vietnam 2024
- Gia đình ‘thủ khoa’ bị nhầm điểm thi lớp 10 muốn con được học tại trường
- Thu nghìn tỷ đồng nhờ 'Lật mặt', Lý Hải: 'Tiền do vợ tôi giữ hết'
- Kèo vàng bóng đá Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Tin vào khách
- "Siêu lừa" Nguyễn Thái Luyện và đồng phạm được dẫn giải đến tòa
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Arema FC vs PSM Makassar, 15h30 ngày 10/2: Tiếp tục gieo sầu
Trong mùa giải Miss Grand Vietnam 2024, Mily.Beach đã vinh dự trở thành nhà tài trợ chính thức cho phần thi bikini, mang đến cho các thí sinh những bộ trang phục không chỉ nổi bật mà còn thể hiện sự chăm sóc tỉ mỉ đến từng chi tiết. Sự hợp tác này không chỉ là một cột mốc quan trọng trong hành trình phát triển của Mily.Beach mà còn là cơ hội để thương hiệu này chứng minh cam kết nâng cao tiêu chuẩn thời trang và vẻ đẹp toàn diện.
Bà Đoàn Hà Ly, Founder của Mily.Beach, chia sẻ: “Chúng tôi rất tự hào khi được đồng hành cùng Miss Grand Vietnam 2024. Việc tài trợ cho phần thi bikini không chỉ là một cơ hội để chúng tôi giới thiệu những thiết kế mới nhất mà còn là cách chúng tôi góp phần tạo nên một sân chơi thời trang đẹp mắt và đáng nhớ. Chúng tôi tin tưởng rằng các thí sinh sẽ tỏa sáng với những bộ bikini của Mily.Beach và mang đến những khoảnh khắc đáng nhớ cho khán giả”.
Hành trình của Mily.Beach với Miss Grand Vietnam 2024 đã để lại nhiều dấu ấn đáng nhớ và khẳng định vị thế của thương hiệu trong ngành thời trang. Với sự sáng tạo và đổi mới không ngừng, Mily.Beach cam kết tiếp tục mang đến những sản phẩm và trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng.
Đại diện Mily.Beach đồng thời bày tỏ sự tin tưởng, top 5 Miss Grand Vietnam 2024 sẽ tỏa sáng với vẻ đẹp rạng ngời cùng thể hiện sự tự tin và tài năng ấn tượng.
Vĩnh Phú
">Dấu ấn nhà tài trợ bikini của Miss Grand Vietnam 2024
Lễ khánh thành Phòng xét nghiệm An toàn sinh học cấp độ 3 diễn ra hôm nay Phó Viện trưởng Hoàng Quốc Cường của Viện Pasteur gửi lời cám ơn sâu sắc đối với các bên liên quan: “Phòng xét nghiệm an toàn sinh học được xây dựng từ tháng 6 năm 2021. Trong quá trình xây dựng, mặc dù gặp phải rất nhiều khó khăn do tình hình đại dịch Covid-19 cũng như cách ly toàn xã hội, được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bộ Y tế, NIHE, JICA và bên thi công, công trình đã hoàn thiện trong nửa năm”.
Đáp lời, ông Shimizu Akira, Trưởng Đại diện Văn phòng JICA Việt Nam, phát biểu: "Trước đây, phòng thí nghiệm BSL-3 di động của Viện Pasteur TP.HCM chưa đủ lớn nên việc xử lý số lượng mẫu bệnh phẩm còn hạn chế. Chúng tôi hy vọng rằng hỗ trợ lần này của JICA sẽ giúp Việt Nam tăng cường hơn nữa khả năng đối phó với các bệnh truyền nhiễm".
Cho đến nay, Việt Nam đã phải đối mặt với mối đe dọa của nhiều bệnh truyền nhiễm mới như Hội chứng viêm đường hô hấp cấp (SARS) năm 2003 và bệnh cúm gia cầm độc lực cao (H5N1) năm 2004. Với mục tiêu chính là giúp Việt Nam xử lý và đối phó an toàn với các mầm bệnh nguy cơ cao, nguồn vốn hợp tác phát triển chính thức (ODA) của Nhật Bản đã hỗ trợ xây dựng phòng BSL-3 cho NIHE vào năm 2006, phòng thí nghiệm BSL-3 di động tại Viện Pasteur TP.HCM, đồng thời nâng cao năng lực cho hệ thống phòng xét nghiệm.
Từ tháng 11/2021, hoạt động đào tạo về vận hành phòng thí nghiệm cho nhân viên Viện Pasteur TP.HCM đã được tiến hành với sự hỗ trợ của NIHE, Viện Quốc gia về Bệnh Truyền nhiễm tại Nhật Bản và ông Miki Hideki - chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tại Viện Pasteur thành phố.
Bảo Đức
Xem tàu sân bay Nhật Bản diễn tập cùng chiến hạm Việt Nam
Tàu hộ vệ Đinh Tiên Hoàng vào tuần trước đã cùng tàu sân bay trực thăng JS Kaga và khu trục hạm JS Murasame của Nhật Bản diễn tập ở ngoài khơi Cam Ranh.
">Nhật hỗ trợ Việt Nam gần 40 tỷ xây dựng phòng thí nghiệm an toàn sinh học
Nhiều dự án ‘ăn theo’ sòng bạc tỷ USD có nguy cơ bị thu hồi
Cơ quan này cũng đề nghị xem xét khả năng thực hiện 17 dự án, trong đó 9 dự án đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, song chậm triển khai do một số vướng mắc theo quy định của Luật Đất đai; 8 dự án đã hoàn tất công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, nhận bàn giao mặt bằng nhưng chưa thực hiện nghĩa vụ tài chính.Về vấn đề này, Phó Chủ tịch Nguyễn Thành Long yêu cầu Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Xuyên Mộc và các Sở, ngành liên quan xử lý nghiêm, dứt điểm đối với các dự án du lịch chậm triển khai trên địa bàn huyện Xuyên Mộc, nhất là các dự án đã gia hạn nhưng chủ đầu tư không chịu thực hiện.
Đồng thời, các sở ngành cần sớm lập tổ kiểm tra giám sát hoạt động của Ban điều hành dự án chậm triển khai nhằm đảm bảo việc xử lý các dự án chậm triển khai được hiệu quả, khả quan. Ngoài ra, ông Long còn yêu cầu các cơ quan liên quan tăng cường hậu kiểm đối với các dự án đã được tỉnh giãn tiến độ thực hiện, sau đó tổng hợp gửi về Sở Kế hoạch và Đầu tư để báo cáo UBND tỉnh thông qua và trình tỉnh ủy vào thời gian tới.
Các dự án du lịch trên địa bàn huyện Xuyên Mộc được Bà Rịa – Vũng Tàu quy hoạch, định hướng kêu gọi đầu tư tại 3 khu vực chính là dọc tuyến đường ven biển từ Hồ Tràm - xã Phước Thuận đến xã Bình Châu, trong khu rừng phòng hộ 960ha Hồ Tràm và khu bảo tồn thiên nhiên Bình Châu - Phước Bửu.
Hiện tại, một số dự án du lịch đang chậm triển khai do trong quá trình thực hiện dự án, chủ đầu tư gặp phải khó khăn, vướng mắc về công tác giải phóng mặt bằng, đền bù giải tỏa mặt bằng, thủ tục pháp lý về đầu tư dự án du lịch sinh thái dưới tán rừng…
Trước đó, năm 2018, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đã ban hành các văn bản chấm dứt chủ trương đầu tư một số dự án, thuộc phân khúc nghỉ dưỡng, tại huyện Xuyên Mộc. Đây là một trong những điểm nóng về đầu tư bất động sản của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong đó, dự án lớn nhất đang hoạt động là Khu du lịch nghỉ dưỡng và giải trí phức hợp có kinh doanh casino Hồ Tràm (Hồ Tràm Strip), với diện tích 164ha, tổng số vốn đăng ký 4,23 tỷ USD.
Diệu Thủy‘Ông lớn’ Vũng Tàu bị xử phạt và truy thu hơn 13 tỷ
Tổng Công ty cổ phần đầu tư phát triển Xây dựng (DIC Corp) vừa bị Tổng cục Thuế xử phạt và truy thu hơn 13 tỷ đồng.
">Nhiều dự án ‘ăn theo’ sòng bạc tỷ USD có nguy cơ bị thu hồi
Kèo vàng bóng đá Valencia vs Leganes, 22h15 ngày 9/2: Tin vào khách
Đại sứ Grete Lochen đón Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh thăm gian hàng trưng bày của Na Uy Tại Triển lãm, gian trưng bày của Na Uy giới thiệu ba công ty hàng đầu của nước này trong lĩnh vực năng lượng tái tạo và đổi mới, đó là Tomra, Equinor và Scatec.
“Chúng tôi rất vui mừng được đón tiếp Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh, Thứ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Quang Hiệu, các quan chức cấp cao và lãnh đạo một số bộ ngành của Việt Nam, các Đại sứ, doanh nghiệp, viện nghiên cứu và các đối tác phát triển – tới thăm tại Gian trưng bày của Sứ quán Na Uy sáng nay.
Cả ba công ty Na Uy trong Gian trưng bày này đều là các công ty nổi tiếng quốc tế trong lĩnh vực công nghệ ngoài khơi, năng lượng tái tạo và các giải pháp quản lý chất thải tuần hoàn thông minh. Có thể nhận thấy, một thông điệp tích cực đã lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp Na Uy về những cơ hội tiềm năng ở Việt Nam trong lĩnh vực tái tạo và đổi mới. Chúng tôi rất lạc quan về tương lai hợp tác”, Đại sứ Na Uy tại Việt Nam, bà Grete Lochen cho biết.
“Cả ba công ty Na Uy tham gia Gian trưng bày này đều cam kết sang Việt Nam để đóng góp vào các nỗ lực chuyển đổi xanh của Việt Nam. Na Uy là một trong những nước đi đầu thế giới về sử dụng năng lượng tái tạo, công nghệ xanh và xử lý tài nguyên bền vững/sáng tạo. Tôi tin rằng các công ty của chúng tôi đã sẵn sàng mang đến Việt Nam những công nghệ hàng đầu thế giới và chuyên môn xuất sắc của mình. Như Ông Wolfgang Ringel, Phó Chủ tịch cấp cao của Tomra Systems ASA đã chia sẻ tại Hội nghị Quốc tế hôm nay, các giải pháp tái chế dựa trên cảm biến của Tomra thực sự tiên tiến và có thể hỗ trợ rất nhiều sự phát triển của nền kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam.
Điều này thực sự quan trọng, trong bối cảnh “phục hồi xanh” là mục tiêu mà nhiều nước trên thế giới trong đó có Na Uy và Việt Nam đều cam kết, và Việt Nam đã tuyên bố sẽ đạt mức phát thải carbon ròng bằng 0 vào năm 2050. Chúng tôi đến Việt Nam không chỉ để làm ăn mà còn để hỗ trợ các bạn thực hiện những cam kết này”, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Na Uy tại Hà Nội, Ông Arne-Kjetil Lian cho biết.
Phát biểu tại hội thảo, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã nói chuyển đổi xanh sẽ là một quá trình nhiều thách thức và khó khăn đối với Việt Nam, chính vì thế các kinh nghiệm, bài học và sự hỗ trợ của quốc tế là vô cùng quan trọng để hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển đổi kinh tế xanh và bao trùm, thực hiện chương trình nghị sự phát triển bền vững và Hiệp định Paris về Biến đổi Khí hậu cũng như các cam kết của Việt Nam tại COP26.
Với những công nghệ tiên phong và kinh nghiệm lâu năm trong các ngành công nghệ xanh nhất là năng lượng tái tại và năng lượng sạch cũng như các giải pháp quản lý rác thải nhựa tuần hoàn, các công ty Na Uy đã sẵn sàng đóng góp bằng cách chia sẻ tri thức và công nghệ để hỗ trợ Việt Nam và để cùng nhau hướng tới một tương lai xanh hơn.
Bảo Đức
Hợp tác vì sự thành công của nền kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam
Đại sứ quán Na Uy, Cơ quan thương mại Innovation Norway, Ngân hàng phát triển châu Á và Tổng cục Môi trường đồng tổ chức hội thảo trực tuyến “Tiếp cận Đa bên – Chìa khóa Thành công của nền Kinh tế Tuần hoàn”.
">Na Uy và Việt Nam “cùng nhau vì một tương lai xanh hơn”
Một người bình luận khác đặt ra câu hỏi điều gì sẽ xảy ra nếu một trong những người leo núi bị ngã và cần được giải cứu. Tuy nhiên, tất cả những người mắc kẹt trên vách đá dựng đứng đều đội mũ bảo hiểm, đeo dây đai và thiết bị an toàn.
Công ty TNHH Phát triển Thể thao Ôn Châu Định Thành, đơn vị quản lý dịch vụ cung đường leo núi trên cho biết, họ đã đánh giá thấp số lượng người quan tâm tới việc leo núi.
Theo thông báo của công ty: "Do chúng tôi chưa đánh giá đúng về số lượng khách hàng sẽ đến cũng như thiếu các biện pháp kiểm soát giao thông hiệu quả như hệ thống đặt vé, thiếu sót trong quản lý tại chỗ nên khách hàng đã bị mắc kẹt trên tuyến đường leo núi".
Núi Yandang cách Thượng Hải khoảng 410km về phía nam, thuộc tỉnh Chiết Giang và cao 1.150m. Đây là một địa điểm nổi tiếng dành cho khách du lịch ở Trung Quốc.
Bị chồng đẩy khỏi vách đá cao 34m, nữ doanh nhân Trung Quốc phục hồi thần kỳBị gãy 17 xương, chịu đựng hơn 100 chiếc đinh thép cắm vào cơ thể cộng với hơn 200 mũi khâu, nữ doanh nhân Trung Quốc bị chồng xô khỏi vách đá cách đây 4 năm đã có thể tự đứng lên và đi lại.">Cận cảnh tắc đường trên vách đá dựng đứng ở Trung Quốc
Sau một năm không suôn sẻ với nhiều đơn thư, tố cáo về chất lượng các bài đăng báo quốc tế để xét giáo sư, phó giáo sư, năm nay việc xét giáo sư, phó giáo sư ngành Y học tương đối thuận lợi. Trong 57 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề xuất, thì có 52 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành Y thông qua, và tất cả đều được tín nhiệm ở vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước.
GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, cho rằng năm nay các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y học không bị phản biện về đăng tải các bài báo khoa học trên các tạp chí săn mồi, tạp chí không chính thống. Lý do là ngay từ đầu, Hội đồng Giáo sư ngành Y học đã có một bộ phận xem xét rất kỹ vấn đề này và trong quá trình xét duyệt, nếu ứng viên nào có công bố trên những tạp chí này sẽ bị gạt ra ngay.
Tuy nhiên một vấn đề mà các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y năm nay vấp phải là khai số bài đăng báo quốc tế trong những năm cuối quá nhiều. Hội đồng Giáo sư ngành Y đã yêu cầu các ứng viên này giải trình, sau đó xem xét và thấy rằng “chấp nhận được”. Đến vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng không vấn đề gì.
GS Phước cho biết sẽ có một số đề xuất mới trong đợt xét GS, PGS năm 2022. Những yếu tố như hội nhập quốc tế, chất lượng các bài báo, nghiêm khắc với gian lận, tất cả hội đồng sẽ siết chặt để đi vào quỹ đạo. Các ứng viên có ý định khi công bố cũng có ý thức nhìn rõ vấn đề này.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là không thể đồng nhất giữa 28 ngành xét GS, PGS. Không thể yêu cầu ngành Y cũng như ngành Giao thông vận tải và ngay cả trong ngành Y cũng không có sự đồng nhất khi có những chuyên ngành công bố quốc tế tương đối thuận lợi nhưng có những chuyên ngành công bố quốc tế rất khó. Nếu không thay đổi thì những chuyên ngành khó dần dần sẽ không có ứng viên, dẫn tới chuyện không có phó giáo sư, giáo sư thì không thể có lớp kế cận.
Đề xuất đổi tiêu chí xét PGS, GS ngành Y như thế nào?
Trao đổi với VietNamNet, GS Đặng Vạn Phước nhấn mạnh trong ngành y công bố khoa học không dễ. Có những chuyên ngành rất khó như nghiên cứu lâm sàng, đòi hỏi nhà nghiên cứu mất rất nhiều công sức. Thế nhưng những tổng kết nghiên cứu khi đưa đi công bố quốc tế thì các tạp chí khoa học không thích vì cần thêm y học cơ sở, hay những minh chứng về sinh học phân tử, xét nghiệm, xét nghiệm như thế nào, mới có giá trị khoa học và mới được đăng tải. Còn nếu chỉ tổng kết lâm sàng, chữa hàng trăm bệnh nhân, mổ rất nhiều, những kinh nghiệm khéo tay khi mổ…thì rất khó đăng tải trên tạp chí khoa học và thường bị từ chối.Mặt khác đối với công bố quốc tế, mức độ chấp nhận đăng của các tạp chí có uy tín càng ngày càng ít. Những tạp chí này đi sâu vào các cơ chế sinh học phân tử, như nói chữa tốt thì trước khi mổ là gì và sau khi mổ xong, theo dõi 5 năm, 10 năm sau như thế nào. Những đòi hỏi này càng ngày càng lớn chính là khó khăn của Việt Nam.
Trong khi đó, hiện có một số nghiên cứu mới, cụ thể như Covid-19, chỉ làm xét nghiệm phân tử, tổng kết lâm sàng thì lại đăng tải rất dễ dàng vì đây là vấn đề thời sự. Ngoài ra các tạp chí khoa học có chỉ số Impact factor (IF- chỉ số ảnh hưởng) khác nhau, nên việc công bố còn phụ thuộc vào xu hướng khoa học, chứng cứ, hay thời sự. Do vậy để đưa ra một tiêu chuẩn chung cho ngành Y là khó bởi yêu cầu “tạp chí quốc tế có uy tín” dường như rất khó với những người nghiên cứu như khám bệnh, chữa bệnh, mổ..
GS Đặng Vạn Phước (bên trái) trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: VNUHCM) Theo GS Đặng Vạn Phước, nếu để những nghiên cứu lâm sàng được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, thì phải thiết kế những nghiên cứu này, bên cạnh lâm sàng phải có sự hỗ trợ của sinh học phân tử… đây không phải chuyện dễ và là rào cản của các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay.
“Chúng tôi ủng hộ xu hướng tiệm cận với thế giới, nhưng với Việt Nam hiện tại là hơi khó. Nhưng khó không có nghĩa không làm được”- GS Đặng Vạn Phước nói. GS Đặng Vạn Phước cũng nhìn nhận, hiện có một số nhà nghiên cứu trẻ đã tiếp cận khá tốt, nhưng không thể cào bằng trong ngành Y.
“Chúng tôi cũng sợ mai kia có một số ngành khó quá, không thể công bố được thì những nhà nghiên cứu trẻ không có cách nào để đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín như vậy sẽ cản trở họ”.
Theo GS Đặng Vạn Phước, những tạp chí trong nước từ trước đến nay rất tốt, có giá trị, thì có thể nâng giá trị điểm của những tạp chí này lên. Các nhà nghiên cứu nếu không có bài báo quốc tế thì có thể đăng tải ở những tạp chí trong nước và những đăng tải này phải nâng cao, kiểm định chất lượng (các bài báo chuyên ngành) để có đường tham gia xét GS, PGS”.
“Chuyện ngành Y bàn để có các GS, PGS có những học vị để tiếp nối trong đào tạo. Trong ngành Y ngoài có tay nghề thì cần có trình độ để đào tạo, nghiên cứu, chữa bệnh. Nếu chỉ thực hành hàng ngày mà không điều kiện nghiên cứu thì mai mốt sẽ không có lớp kế cận. Thực sự nhiều chuyên ngành đã không còn lớp kế cận như tâm thần, pháp y…và tới lúc nào đó sẽ hiếm”- GS Phước nói.
Theo GS Đặng Vạn Phước, việc này cần nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo chất lượng, hội nhập nhưng cũng mở đường đều, để có đường có các GS, PGS kế cận, tiếp nối. Những vị lớn tuổi sẽ về hưu, mất đi, do vậy cần có các lớp khác để chủ trì các cơ sở đào tạo, đặc biệt là khi các trường tư phát triển, nếu không có học vị, học hàm thì không thể đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy.
Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cũng nhấn mạnh, hiện Hội đồng GS ngành Y gần như là những người đầu ngành, nên khi xét duyệt đồng nghiệp đã nắm được trình độ, chứ không chỉ xét trên hồ sơ không. Vì vậy ngay trong ngành Y phải khuyến khích được việc hội nhập quốc tế, nhưng cũng khuyến khích được các chuyên ngành khó đăng tải bài báo quốc tế có uy tín, có điều kiện tham gia xét PGS, GS, bởi có một PGS thì đến 5-10 năm sau mới có 1 GS.“Việc xét duyệt PGS, GS là không khó nếu các nhà nghiên cứu không chộp giật mà cố gắng, đàng hoàng, hồ sơ đầy đủ, liêm chính, rõ ràng thì cũng đàng hoàng nhận các học vị. Liêm chính không chỉ thể hiện qua các công bố khoa học mà còn là vấn đề đạo đức, trong y khoa là y đức”- ông Phước nói.
Lê Huyền
52 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư ngành Y học
Chia sẻ với VietNamNet, GS.TS Đặng Vạn Phước, cho hay tất cả các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y mà Hội đồng Giáo sư ngành này đã đề xuất đều được thông qua.
">GS Đặng Vạn Phước đề xuất thay đổi cách xét giáo sư, phó giáo sư ngành Y