Là sân chơi lập trình cho sinh viên yêu công nghệ ở các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, cuộc thi Coding Inspiration do Câu lạc bộ Kỹ sư cầu nối - Js Club, Đại học FPT tổ chức với chủ đề “Game on!Japan - Game hóa Nhật Bản”.
Sau 3 tháng triển khai, Coding Inspiration 2016 thu hút 28 đội tham gia với hơn 100 thí sinh dự thi. Trải qua các vòng thi, Ban tổ chức đã chọn ra được 4 đội xuất sắc nhất giành quyền dự vòng chung kết, bao gồm: đội Pro7UP đến từ Học viên Công nghệ Bưu chính Viễn thông; The Wizard Team và Tsunami cùng của Đại học FPT; Siêu nhân Team với thành viên là các sinh viên của Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học FPT, Đại học Bách khoa Đà Nẵng và trường THPT Lục Ngạn 1 (Bắc Giang).
Chia sẻ tại tại đêm chung kết cuộc thi diễn ra tối 6/12 vừa qua, ông Tạ Ngọc Cầu, Giám đốc cơ sở đào tạo tại Hòa Lạc, Phó Giám đốc khối đào tạo Đại học FPT cho biết: “Coding Inspiration 2016 đã thu hút rất nhiều các bạn trẻ hết sức tâm huyết và tài năng. Tôi mong rằng trong tương lai không xa, cuộc thi sẽ trở thành sân chơi mang tầm vóc quốc tế”.
Cũng trong đêm thi chung kết, 4 đội sinh viên xuất sắc nhất đã trải qua 2 vòng thi. Trong đó, vòng thi đầu, mỗi đội có 10 phút để trình bày ý tưởng sản phẩm của đội mình. Ở vòng thứ hai, mỗi đội chơi có 15 phút để lắng nghe ý kiến nhận xét cũng như trả lời các câu hỏi đến từ Ban giám khảo.
![]() |
Kết quả chung cuộc, trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội đã giành chiến thắng lớn với CUP vàng Siêu CUP OLP’16 (sinh viên Phạm Văn Hạnh là người "rinh" 2 Siêu CUP Olympic trong 2 năm liên tiếp 2015 – 2016, và đã đạt Huy chương vàng Olympic Tin học Quốc tế năm 2015); chiếm 4/6 CUP của bảng Siêu CUP OLP’16; Đội tuyển LINUX sẽ góp mặt trong Top 120 trường tại Chung kết ACM/ICPC toàn cầu tại Rapid City, Hoa Kỳ vào tháng 5/2017.
Về kết quả thi OLP'16, Giải Vô địch khối Chuyên Tin thuộc về sinh viên Nguyễn Văn Thông (Đại học CNTT TP.HCM); Giải Vô địch khối Không chuyên tin thuộc về Võ Hồng Tăng (Đại học An ninh nhân dân TP.HCM); Giải Nhất khối Cao đẳng thuộc về Trần Văn Minh (Đại học Kinh doanh Công nghệ Hà Nội); Giải Nhất Khối tập thể Phần mềm nguồn mở thuộc về Viện Đại học Mở Hà Nội.
" alt=""/>Olympic Tin học Sinh viên: ĐH Công nghệTrong thời đại bùng nổ công nghệ, người người nhà nhà đều sở hữu ít nhất một chiếc điện thoại, đặc biệt là giới trẻ, những người luôn hào hứng tiếp xúc và đón nhận các sản phẩm, dịch vụ công nghệ mới. Với các bạn học sinh, sinh viên, điện thoại không chỉ còn phục vụ mục đích liên lạc đơn thuần, mà còn là phương tiện để giải trí, học tập và rèn luyện các kĩ năng. Bởi vậy giới trẻ chính là nhóm đối tượng không tiếc hầu bao đầu tư cho những thiết bị di động nhất.
Có một thực tế trớ trêu là nhiều bạn trẻ có thể nhịn ăn, nhịn tiêu hay cố gắng mua được cho mình những chiếc điện thoại thông minh đời mới nhất, hiện đại nhất nhưng chi phí để nuôi “dế” hoạt động hàng tháng lại luôn là vấn đề nan giải. Chắt chiu từng khoản tiền tiêu vặt để “dế yêu” không bị “đói” thực sự là câu chuyện chẳng hiếm trong giới sinh viên. Hiếm ai đã từng trải qua thời sinh viên mà không biết đến bài ca “Hầu bao cạn kiệt, tài khoản âm vô cùng” phải không?
![]() |
Mai Anh (SV năm thứ 2), chia sẻ: “Đi học xa nhà, lại con gái một thân một mình giữa đất Hà Nội, mình luôn có nhu cầu gọi điện về chia sẻ với ba mẹ ở quê. Các ứng dụng gọi điện thoại miễn phí qua mạng thì nhiều nhưng ngặt nỗi bố mẹ mình ở quê chỉ biết dùng điện thoại cơ bản để nghe vào gọi đơn thuần. Bởi vậy, mình chỉ có thể gọi theo cách truyền thống mà mỗi lần gọi như vậy, mình chẳng nói được bao nhiêu vì lo phải trả nhiều tiền cước điện thoại quá. Thật chẳng biết làm sao để khắc phục trong khi mình vẫn còn phải xa gia đình dài dài”.
Làm sao để bụng không đói và “dế” cũng “no”
Không dừng lại ở đó, ngoài những lo lắng về các chi phí cước gọi thoại, ngay cả khi chi trả được các cước phí thì các bạn trẻ vẫn còn phải đối mặt với vấn đề không liên lạc được khi ở nơi có kết nối kém, sóng di động chập chờn. Với sự năng động, thông minh và sẵn sàng đón nhận những giải pháp công nghệ mới nhất để hoàn thiện trải nghiệm di động, giới trẻ đã và đang không ngừng tìm kiếm các ứng dụng, dịch vụ giải quyết những khó khăn ấy, cũng như bảo vệ “màng túi” mỏng manh của mình.
" alt=""/>Làm sao để gọi nhiều, trả phí ít?