Cô gái ngồi trong nhà tắm, la hét và lấy tay che mặt khi người phụ nữ lớn tuổi cắt bỏ từng túm tóc, vứt lên sàn nhà.
Người phụ nữ tóc vàng nói rất bình tĩnh rằng bà đang dùng dao cạo đầu con gái. Cảnh quay được lan truyền trên mạng xã hội kèm theo chú thích: “Cô gái này đã bắt nạt một cô gái khác ở trường – một người mắc bệnh ung thư, vì thế mẹ cô bé đã quyết định cạo đầu cô”.
Tuy nhiên, cách đây hơn 1 năm cũng từng xuất hiện clip này nhưng lý do bà mẹ cạo đầu cô gái được đưa ra hoàn toàn khác: do cô bé đã đăng tải ảnh “nude” lên mạng.
Clip cho thấy hai mẹ con nhân vật nói chuyện với nhau bằng tiếng Bồ Đào Nha nhưng không rõ được quay ở đất nước nào.
Nhiều người bình luận đồng ý rằng dù lý do là gì đi chăng nữa thì bà mẹ cũng không nên làm như vậy.
Một người viết: “Chuyện này đi hơi xa một chút”.
Trong khi một người khác nhận xét: “Luôn luôn bắt đầu từ trong gia đình. Các bậc phụ huynh cần phải chấm dứt việc đăng tải những hình ảnh làm nhục con cái trên Internet”.
Từ sự chia sẻ của cộng đồng mạng mà mô hình “cơm treo” ngày càng lan tỏa rộng rãi ở nhiều nơi. Ảnh: Nguồn Facebook
Thời gian gần đây, lướt mạng xã hội, chúng ta thường thấy những bài viết về với tiêu đề “cơm treo”. Mô hình này không mới, nhưng đang nở rộ ở nhiều nơi. Đây là hình thức khách đến quán ngoài trả tiền phần ăn của mình thì còn trả thêm suất nữa, nhưng họ không dùng mà để dành tặng người khó khăn đến sau.
Người “treo” cơm thường không để lại danh tính. Khách đến lấy “cơm treo” có thể là người già neo đơn, người bán vé số, học sinh - sinh viên có hoàn cảnh khó khăn…
Hình thức hay và ý nghĩa này được phỏng theo mô hình “suspended coffee” bắt nguồn từ nước Ý, đầu thế kỷ XX, trong bối cảnh kinh tế khó khăn và đói nghèo gia tăng. Hành động trả tiền trước để mời cà phê một người xa lạ được xem như cách từ thiện ẩn danh, chia sẻ gánh nặng cuộc sống với người nghèo.
Từ sự chia sẻ của cộng đồng mạng mà mô hình “cơm treo” ngày càng lan tỏa rộng rãi. Nhờ vậy, ngày càng có thêm nhiều người nghèo được no lòng qua những lúc chật vật.
“Đu trend” nồi cơm điện: Vui thôi đừng vui quá!
Một số hình ảnh “đu trend” nồi cơm điện của cư dân mạng. Ảnh: Nguồn Facebook
Mạng xã hội những ngày gần đây bỗng tràn ngập hình ảnh dân mạng check-in cùng nồi cơm điện, hoặc những lời rao bán, thu mua ruột nồi cơm điện với số lượng lớn… Tuy nhiên, điều đáng nói là trong đó có rất nhiều người không biết gì về nguồn gốc và ý nghĩa của chiếc trend này, thấy người ta đăng tải vui vui nên bắt chước theo. Vậy trend này có ý nghĩa là gì và xuất phát từ đâu?
Thực chất, trào lưu này xuất phát từ sức ảnh hưởng của ông Thích Minh Tuệ. Ông Thích Minh Tuệ là người thực hiện tự tu theo lối khổ hạnh đã nhiều năm qua, nhưng trong thời gian này bỗng trở thành tâm điểm được đông đảo công chúng quan tâm. Ông Thích Minh Tuệ từng chia sẻ vật dụng mang theo để đựng thức ăn được ông “tái chế” từ chiếc nồi cơm điện được người dân cho lúc trước.
Mặc dù đây là trào lưu hài hước, nhưng cũng giống như trường hợp “ra khơi tìm kho báu” cách đây không lâu, ban đầu là đùa cợt, sau đó thành làn sóng “copy”, hùa theo khiến nhiều người lầm tưởng những lời rao bán, thu mua nồi cơm điện với số lượng lớn là thật. Thậm chí, trong việc bắt chước này đã có một số hình ảnh phản cảm, bị cộng đồng mạng chỉ trích. Từ thực tế ấy cho thấy, muốn “đu trend” thì phải tìm hiểu kỹ, bởi “đu trend” mà thiếu kiến thức thì có khi sẽ dẫn tới những rắc rối không ngờ.
TheoHuyền Huyền (Báo Bạc Liêu)
" alt=""/>Bạc Liêu: Cần 'tỉnh táo' khi lướt mạng xã hộiẢnh minh họa. (Nguồn: computing.co.uk)
Ngày 24/8, công ty bảo mật UpGuard của Mỹ công bố kết quả điều tra cho thấy từ đầu năm đến nay hơn 38 triệu bản ghi được lưu trữ trên một dịch vụ của Microsoft, bao gồm cả thông tin cá nhân, đã vô tình bị lộ.
Theo UpGuard, trước khi sự cố bảo mật này được giải quyết, các dữ liệu bao gồm tên, địa chỉ, thông tin tài chính và tình trạng tiêm chủng ngừa Covid-19 của người dùng đã được lưu trữ công khai, nhưng rất may chưa bị xâm nhập.
Trong số 47 khách hàng sử dụng dịch vụ của Microsoft bị ảnh hưởng có cơ quan y tế bang Maryland, hệ thống giao thông công cộng của thành phố New York, hãng hàng không American Airlines, tập đoàn sản xuất ôtô Ford và công ty vận tải JB Hunt.
Tất cả đều sử dụng Power Apps - một dịch vụ của Microsoft cho phép tạo các trang web và ứng dụng di động để tăng tương tác.
Cài đặt cấu hình phần mềm mặc định của Power Apps khiến dữ liệu được lưu trữ không được bảo vệ cho đến khi sự cố được xử lý vào tháng 6 vừa qua. Sau khi xảy ra sự cố lộ, lọt dữ liệu, Microsoft đã thực hiện các thay đổi đối với các cổng của Power Apps.
Trước đó, hồi tháng 6, Microsoft đã bị phạt tại Hàn Quốc vì làm rò rỉ thông tin khách hàng. Theo đó, Microsoft cùng với 5 công ty và tổ chức khác tại Hàn Quốc phải nộp khoản phạt tổng cộng 84,4 triệu won (75.700 USD) vì làm rò rỉ thông tin cá nhân của khách hàng do bị tin tặc tấn công hoặc do lỗi của nhân viên.
Microsoft bị cáo buộc không thực hiện các biện pháp bảo vệ, chẳng hạn như kiểm soát truy cập, đối với tài khoản quản trị viên hệ thống xử lý thông tin cá nhân.
Hậu quả là thông tin của 119.432 tài khoản email Outlook trên toàn thế giới bị rò rỉ, trong đó có 144 tài khoản của người dùng Hàn Quốc.
Microsoft cũng bị cáo buộc chậm thông báo về việc rò rỉ thông tin cá nhân đối với người dùng Hàn Quốc, mất tới 11 ngày mới có thông báo bằng tiếng Hàn trong khi thông báo bằng tiếng Anh có trong vòng 24 giờ sau khi vụ việc bị phát hiện.
Theo Vietnam+
Người dùng muốn có những nâng cấp đáng mong đợi này cho iPhone 13 Pro và iPhone 13 Pro Max, nhưng dường như điều đó là không thể.
" alt=""/>Hàng chục triệu bản ghi lưu trữ trên nền tảng Microsoft bị lộ