Thần đồng toán học Ruth Lawrence năm 10 tuổi. (Ảnh: The Daily Mail)
Ruth Lawrence (nay là Ruth Elke Lawrence-Naimark) sinh năm 1971 tại Brighton (Anh). Lawrence là thần đồng toán học với hàng loạt thành tựu lớn.
9 tuổi, cô lập kỷ lục với Chứng chỉ Giáo dục tổng quát (GCSE) về Toán học và đạt điểm tối đa trong chương trình tú tài Toán học thuần tuý. Hai năm sau, Ruth Lawrence trở thành người trẻ nhất vượt qua kỳ thi đầu vào của Đại học Oxford danh giá, với kết quả đứng đầu trong tổng số 530 ứng cử viên. Cô lấy bằng cử nhân toán tại Oxford năm 13 tuổi và tiếp tục học thêm ngành Vật lý.
Năm 17 tuổi, Lawrence nhận bằng tiến sĩ. Nhờ đó, cô trở thành một trong những người có bằng tiến sĩ trẻ nhất thế giới. Năm 1990, cô gái người Anh đến ĐH Harvard làm việc. Sau đó, cô được phong giáo sư tại ĐH Harvard và ĐH Michigan. Tuy nhiên từ sau năm 1999, cô chuyển sang Viện Toán học Einstein, thuộc ĐH Hebrew tại Jerusalem (Israel) công tác, theo Wikipedia.
Đến nay, thần đồng toán học xuất bản gần 20 cuốn sách, công bố nhiều kết quả nghiên cứu nổi tiếng về Toán học và Vật lý lượng tử. Nổi bật trong đó là Thuyết Nút thắt (Knot Theory) - hiện được giảng dạy tại nhiều trường đại học trên thế giới. Năm 1997, nhà báo Charles Arthur đã bình luận về Thuyết Nút thắt trên tờ The Independent: “Chủ đề Toán học Lawrence nghiên cứu quá tiên tiến, trừu tượng và phức tạp đối với trí não của những nhà không chuyên. Phải mất rất nhiều năm nữa khoa học và công nghệ mới có thể ứng dụng được nó".
Tuổi thơ đầy hối tiếc
![]() |
Ruth Lawrence bên cạnh cha - Harry Lawrence trong ngày nhận bằng cử nhân ĐH Oxford năm 13 tuổi. (Ảnh: The Telegraph). |
“Đằng sau mỗi đứa trẻ thiên tài có một tuổi thơ trắc trở” là tiêu đề của không ít bài báo viết về cuộc đời của những thần đồng như Ruth Lawrence. Theo The Guardian, cha mẹ của Lawrence - ông Harry Lawrence và bà Sylvia Greybourne đều là chuyên gia máy tính. Khi nhận thấy con gái mình bộc lộ trí thông minh hơn người, ông Harry quyết định bỏ việc để tập trung giáo dục cô tại nhà. Thay vì đến trường, Lawrence học theo giáo trình của cha - người cho rằng cô cần được bảo vệ khỏi “những cuộc trò chuyện tầm thường và vui chơi vô bổ”. Do đó, suốt những năm tháng tuổi thơ, cô chỉ làm bạn với các công thức và con số.
Trên tờ The Free Library, dù khẳng định Toán học là niềm đam mê của mình song Lawrence vẫn thừa nhận: “Tôi không chê trách cha mẹ, thậm chí tôi đánh giá cao nỗ lực của cha và biết ơn vì những gì ông ấy đã dành cho con gái. Nhưng có lẽ tôi thích một tuổi thơ khác.
Cuộc hôn nhân “nổi loạn”
![]() |
Ruth Lawrence năm 2014. (Ảnh: MFO) |
Năm 1998, Ruth Lawrence kết hôn với Ariyeh Naimark - nhà toán học cũng dạy tại ĐH Hebrew ở Jerusalem (Israel). Ariyeh từng có một đời vợ và chỉ kém cha của Ruth 6 tuổi. Cuộc hôn nhân lệch tuổi của họ từng gây xôn xao dư luận thời bấy giờ.
Theo The Independent, nhiều ý kiến cho rằng, việc ly hôn giữa cha mẹ từ năm Lawrence 13 tuổi khiến cô có quyết định không sáng suốt. Trong khi đó, số khác lại coi đây là việc “nổi loạn” thường thấy ở những thiên tài.
Trả lời phỏng vấn, thần đồng toán học cho biết: “Tôi từng rất buồn khi cha mẹ chia tay. Nhưng điều đó không liên quan đến quyết định hôn nhân của tôi". Sau khi kết hôn, Ruth Lawrence đổi tên thành Ruth Elke Lawrence-Naimark. Hiện cô sống bên chồng cùng hai con tại Jerusalem.
Hai con của Lawrence cũng cho thấy sự nhanh nhạy với những con số. Tuy nhiên, cô cho hay: “Con tôi cần được phát triển như những đứa trẻ bình thường khác. Tôi không thích chúng phải đối mặt với áp lực, khó khăn và sự quan tâm quá mức của truyền thông như tôi đã từng".
(Theo Ngọc Huyền/ Zing)" alt=""/>Thần đồng 17 tuổi lấy bằng tiến sĩ ngày ấyVụ Giáo dục thể chất, Bộ GD-ĐT cũng từng cho biết, gần 40% trường có bếp ăn tập thể và căng tin chưa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Công tác tổ chức bữa ăn học đường vẫn gặp nhiều khó khăn do cơ sở vật chất không đáp ứng yêu cầu, thực đơn chưa dựa trên nhu cầu năng lượng của lứa tuổi và nhận thức về vai trò của bữa ăn học đường còn hạn chế. Nhân lực để tổ chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn thực phẩm tại trường học vẫn còn thiếu cả về số lượng và chất lượng.
Một chuyên gia giáo dục cho rằng, chất lượng bữa ăn học đường không chỉ là trách nhiệm của nhà trường, còn là trách nhiệm chung của cả phụ huynh và các cơ quan chức năng. Để đảm bảo an toàn thực phẩm và sức khỏe cho học sinh, cần có sự hợp tác chặt chẽ và minh bạch giữa các bên liên quan. Việc nâng cao nhận thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân và tổ chức trong việc đảm bảo chất lượng bữa ăn học đường sẽ góp phần tạo nên môi trường học tập an toàn và lành mạnh cho học sinh.
Tại Hà Nội, năm học 2024-2025, dự kiến số học sinh đầu cấp của thành phố tiếp tục tăng khoảng 70.000 học sinh (chưa tính học sinh cấp mầm non).
Việc có thêm nhiều trường học mới giúp các trường giảm tải, nhưng cũng đồng thời khiến không ít phụ huynh băn khoăn vì không chỉ môi trường học tập thay đổi mà các nhà cung cấp suất ăn của trường cũng thay mới.
Một phụ huynh có con học tại Trường Tiểu học Đống Đa (quận Đống Đa) cho hay, sau khi trường được tách từ Trường Tiểu học Kim Liên, chị được biết nhà cung cấp suất ăn của trường đã được thay mới. Vị phụ huynh mong mỏi, dù liên kết với nhà cung cấp suất ăn nào, điều quan trọng nhất vẫn là các nhà trường cần quan tâm đến chất lượng bữa ăn thực tế của trẻ.
Vì vậy, vị này bày tỏ mong muốn khi các nhà trường thay đổi nhà cung cấp mới hãy chia sẻ với phụ huynh các thông tin về nhà cung cấp để các bên cùng được biết, thẩm định năng lực thực tế. Nếu năng lực đúng với hồ sơ tuyển chọn, phụ huynh hoàn toàn yên tâm.
Thực tế, nhiều trường học hiện nay vẫn chưa có quy trình lựa chọn đơn vị cung cấp suất ăn một cách minh bạch và khoa học. Phần lớn các đơn vị cung cấp suất ăn cho trường học đều nhập nguồn thực phẩm từ bên thứ ba, thứ tư.
“Chúng tôi, các phụ huynh muốn được tham gia trực tiếp cùng với ban phụ huynh và nhà trường để thẩm định nguồn gốc thực phẩm của đơn vị cung cấp suất ăn trước khi quyết định đơn vị cung cấp. Chúng tôi cũng muốn được trực tiếp giám sát công tác nhận thực phẩm và chế biến tại bếp ăn hàng ngày. Điều này để đảm bảo rằng con em chúng tôi được sử dụng thực phẩm an toàn và dinh dưỡng”, anh Nguyễn Xuân Bách, một phụ huynh sống tại quận Ba Đình (Hà Nội), chia sẻ.
VietNamNet
Đó là một trong những nội dung được nêu rõ trong thông tư quy định quy tắc ứng xử trong nhà trường mà Bộ GD-ĐT vừa ban hành.
" alt=""/>Lần đầu tiên có quy tắc ứng xử học đường