Nhiều người vẫn tin rằng ăn nhau thai hay uống viên nang làm từ nhau thai sẽ có tác dụng rất tốt với sức khỏe như giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh, tăng cảm xúc và thể lực.
Tuy nhiên qua hàng chục nghiên cứu, nhóm chuyên gia của TS Grunebaum đã chỉ ra, không có bất kỳ bằng chứng về lợi ích sức khoẻ nào khi ăn nhau thai. Do đó yêu cầu các bác sĩ cảnh báo bệnh nhân không nên sử dụng bằng bất cứ hình thức nào.
Nhóm nghiên cứu cho biết, việc dùng nhau thai dưới dạng thuốc hay nấu chín đều không loại bỏ được nguy cơ nhiễm Zika, viêm gan và HIV hoàn toàn.
Tháng 6 vừa qua, Trung tâm Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ đã thông báo về trường hợp 1 trẻ sơ sinh nhiễm trùng huyết do bú sữa mẹ bị nhiễm khuẩn Streptococcus nhóm B. Nguyên nhân do mẹ bé đã uống viên nang làm từ nhau thai hàng ngày.
"Sữa mẹ không chứa khuẩn Streptococcus nhóm B mà chính viên nang nhau thai là thủ phạm. Đây là bằng chứng chắc chắn đầu tiên cho thấy viên nang làm từ nhau thai bị nhiễm bệnh có thể là nguồn lây nhiễm", TS Grunebaum nhấn mạnh và khuyên các sản phụ dừng ăn nhau thai.
Nhau thai có nhiệm vụ vận chuyển oxy, chất dinh dưỡng nuôi bào thai và loại bỏ các chất độc hại trong suốt thai kỳ.
Cách đây khoảng 1 thế kỷ, con người bắt đầu ăn nhau thai để bồi bổ sức khỏe. Hiện nay, nhau thai được tiêu thụ dưới nhiều dạng như chế biến thành viên nang, nấu chín, ăn sống...
Ross Watson (Anh) làm dậy sóng internet sau khi đăng tải video ăn nhau thai của vợ mình cùng với đậu và bánh mì nướng.
" alt=""/>Sản phụ ăn nhau thai của chính mình có tốt?Trước đó, vào khoảng 12h ngày 20/8, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang tiếp nhận 2 bệnh nhân nhập viện trong tình trạng tê môi lưỡi, tê tay chân, đau đầu, người mệt mỏi. Qua khai thác tiểu sử bệnh nhân và kèm theo các dấu hiệu trên, bác sĩ chẩn đoán bị ngộ độc cá nóc.
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Trọng Tâm, Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kiên Giang, cho biết, sau một ngày tích cực điều trị, sức khỏe hai bệnh nhân ổn định, phục hồi tốt.
“Có 3 người dân ăn trứng cá nóc. Tuy nhiên, đêm 19/8, một người đã tử vong trước khi đưa vào bệnh viện. Hai người may mắn được người dân đưa vào bệnh viện kịp thời nên được cứu sống. Dự kiến, các bệnh nhân sẽ được xuất viện về nhà trong vài ngày tới", bác sĩ Tâm thông tin.
Theo chia sẻ của bệnh nhân B.Đ.L, khoảng 17h ngày 19/8, người đàn ông này cùng ông T.P.B và N.X.H (quê Hà Tĩnh) đánh lưới thuộc khu vực quần đảo Nam Du (tỉnh Kiên Giang) thì bắt được cá nóc nên chế biến thành món ăn.
“Con cá nóc có trứng, sau khi sơ chế chúng tôi nấu canh chua. Ba người chúng tôi ăn và uống ít rượu. Vài tiếng sau thì ông H. tử vong. Tôi cùng B. được người dân đưa vào viện cấp cứu”, ông L. chia sẻ.
Bên cạnh Cổng công khai thông tin tiêm chủng tại địa chỉ https://tiemchungcovid19.gov.vn, hệ thống hỗ trợ công tác tiêm chủng và hệ thống phục vụ công tác chỉ đạo điều hành, ứng dụng “Số sức khỏe điện tử” cũng là 1 trong 4 thành phần chính của nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19. Cơ sở dữ liệu của nền tảng được quản lý tập trung, đáp ứng tiêu chuẩn đồng bộ, minh bạch về thông tin từ người dân đến các cơ quan quản lý.
Được xây dựng với mục tiêu giúp người dân biết và tự quản lý thông tin sức khỏe của bản thân, chủ động trong việc phòng bệnh và chăm sóc sức khỏe bản thân, ứng dụng di động “Sổ sức khỏe điện tử” đã được cung cấp cho các thiết bị sử dụng 2 hệ điều hành phổ biến là Android và iOS.
Trong chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19, ngoài việc đăng ký tiêm, khai báo y tế, cập nhật phản ứng sau tiêm qua Cổng thông tin điện tử của chiến dịch, người dân có thể thực hiện qua ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử”.
Thông tin với ICTnews, đơn vị quản lý vận hành ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” cho biết, tính đến 19h ngày 11/7, tổng số lượt tải ứng dụng đã là 365.913, trong đó thiết bị dùng hệ điều hành Android là 202.988 lượt và số lượt tải của các ứng dụng dùng hệ điều hành iOS là 162.925.
Thống kê cũng cho thấy, tính đến 19h ngày 11/7, số lượt đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 ghi nhận được trên ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” là 80.234 lượt.
Trong hơn 1 ngày vừa qua, ghi nhận một số lỗi nhỏ khi người dân tải và sử dụng ứng dụng "Sổ sức khỏe điện tử", đơn vị quản lý vận hành ứng dụng này đã kịp thời hỗ trợ, xử lý.
Việc đưa vào vận hành chính thức nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 bao gồm ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” sẽ giúp người dân có thể tham gia tiêm chủng một cách chủ động, thuận tiện. Toàn bộ quy trình, từ đăng ký tiêm chủng với tra cứu lịch sử, kết quả tiêm chủng đều có thể thao tác qua ứng dụng “Sổ sức khỏe điện tử” hoặc Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19.
Đối với ngành Y tế, nền tảng quản lý tiêm chủng Covid-19 đảm bảo mục tiêu kép: Vừa triển khai tiêm chủng nhanh và rộng nhất nhưng vẫn đảm bảo an toàn, hiệu quả, minh bạch, hỗ trợ cho công tác quản lý, giám sát và nghiên cứu. Nền tảng này cũng giúp các cơ quan của Chính phủ nắm bắt thông tin thời gian thực về khu vực, đối tượng tiêm, hoạt động vận hành… để đưa ra những chỉ đạo nhanh chóng và phù hợp nhất.
Vân Anh
Lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội vừa yêu cầu các quận, huyện, thị xã thực hiện rà soát, đăng ký tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 đối với người dân trong độ tuổi 18 – 65 trên địa bàn.
" alt=""/>Gần 366.000 lượt tải app “Sổ sức khỏe điện tử” hỗ trợ người dân đăng ký tiêm chủng