Ngoại Hạng Anh

Đồ gia dụng thông minh: 'giải phóng' hay thêm phiền?

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-04 00:55:20 我要评论(0)

Đồ gia dụng 4.0: Khi trí tuệ nhân tạo lên ngôiTheĐồgiadụngthôngminhgiảiphónghaythêmphiềscoopyo dự đoscoopyscoopy、、

Đồ gia dụng 4.0: Khi trí tuệ nhân tạo lên ngôi

TheĐồgiadụngthôngminhgiảiphónghaythêmphiềscoopyo dự đoán của Arizton Advisory & Intelligence, thị trường đồ gia dụng thông minh sẽ vượt mốc 600 triệu USD vào năm 2024. Tương lai này có thể diễn ra sớm hơn khi Covid-19 đã và đang tác động trên mọi khía cạnh. Trong đó, nhu cầu và tần suất sử dụng thiết bị gia dụng của các gia đình thay đổi đáng kể. Ngoài khả năng xử lý, giá thành hay độ bền, người dùng còn kỳ vọng ở món đồ gia dụng sự đa công năng, dễ vệ sinh và tiết kiệm năng lượng.

{ keywords}
 Đồ gia dụng thông minh trở thành lựa chọn của gia đình hiện đại

Do đó, nhiều “ông lớn" ngành điện tử cũng tức tốc ứng dụng công nghệ để “cách mạng hoá" sản phẩm của mình. Những thiết bị thông minh “gắn mác" AI như robot hút bụi, máy giặt,… liên tục được tung ra thị trường, hứa hẹn thoả mãn tối đa nhu cầu của người dùng về sự tiện lợi.

Tuy nhiên, những món đồ gia dụng thông minh ấy liệu có giúp cuộc sống dễ dàng như mong đợi hay gián tiếp tạo ra muôn vàn rắc rối khác?

Rước “cực” vào thân…

Vì muốn đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng, nhiều thương hiệu đã phát triển dòng sản phẩm thông minh tích hợp đa chu trình. Không khó để bắt gặp những chiếc nồi cơm điện sở hữu chế độ nấu cơm, xôi, cháo,... cùng tập hợp nút nhấn khác nhau. Thế nhưng, điều này vô tình tạo ra phản ứng ngược, khiến người dùng hoang mang trước “ma trận" tính năng và nút điều khiển.

Chị H.Trang (33 tuổi, nội trợ) chia sẻ: “Dù đã sử dụng 2 tháng nhưng tôi vẫn chưa phân biệt được các chế độ của nồi cơm điện thông minh. Lúc nghe giới thiệu về các chức năng, mình cũng ham nên mua về, giờ thì nhiều quá hóa phiền. Phải chi chỉ cần 1 nút là máy tự động thiết lập chế độ phù hợp.”

Mục đích ra đời của các dòng thiết bị thông minh là để đơn giản hoá quy trình, giúp người dùng tiết kiệm thời gian và công sức. Tuy nhiên, thực tế lại cho thấy điều ngược lại. Không ít người tiêu dùng đau đầu suy nghĩ quy trình phù hợp với nhu cầu bản thân. Chưa kể, một số người thường sẽ chỉ trung thành với một chế độ duy nhất hoặc “nhấn đại" để đỡ cất công chọn lựa.

Hay để cuộc sống nhẹ nhàng?

Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, thị trường đồ gia dụng đã chào đón những thế hệ thiết bị vừa giải quyết được bài toán đa nhiệm, vừa giúp tinh gọn hoá quy trình sử dụng.

{ keywords}
 

Bên cạnh kho dữ liệu khổng lồ, các thiết bị này còn sở hữu công nghệ tân tiến như trí tuệ nhân tạo giúp tự động hóa vận hành. Điển hình như máy giặt LG AI DD™ đang được các gia đình Việt “săn đón".

Nhờ công nghệ AI cảm biến chính xác chất liệu vải và khối lượng lồng giặt, chiếc LG AI DD™ có thể tự động đề xuất chu trình giặt tích hợp đầy đủ các chế độ cotton, chăn mền,… mà mọi người dùng thường sử dụng. Nhờ đó, người dùng có thể giặt đồ len, cotton mà chẳng cần phân loại hay băn khoăn lựa chọn quy trình phù hợp vì vết bẩn sẽ được loại bỏ hoàn hảo trong khi áo quần vẫn được bảo vệ tối ưu.

{ keywords}
 Máy LG AI DD™ giúp việc giặt giũ dễ dàng nhờ ứng dụng AI và động cơ truyền động trực tiếp

Ngoài ra, các thương hiệu còn đầu tư hệ thống động cơ tương thích với khả năng xử lý của AI, điển hình như động cơ truyền động trực tiếp của chiếc máy giặt LG AI DD™. Với động cơ này, chiếc máy giặt có thể tạo ra 6 chuyển động linh hoạt, đáp ứng mọi chu trình mà công nghệ AI đã thiết lập.

{ keywords}
 

Việc đồ dùng gia dụng thông minh có giúp cuộc sống dễ dàng hơn hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng không thể phủ nhận, thế hệ các thiết bị gia dụng AI đang mở ra cơ hội giúp thương hiệu tối ưu hóa trải nghiệm mang đến cho hàng triệu gia đình.

LG AIDD - máy giặt AI truyền động trực tiếp với nhiều tính năng thông minh đa nhiệm giúp xử lý tối ưu mọi mẻ giặt đa dạng chất liệu.

https://www.lg.com/vn/may-giat-va-may-say/lg-fv1411s3b

Xem thêm những tính năng thông minh trên máy giặt LG AI DD™ tại đây

Lệ Thanh

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读

Với tư cách là hệ giá trị định hướng điều chỉnh nhận thức tư duy, hành vi của mỗi cá nhân cả cộng đồng và xã hội, văn hóa có sức mạnh to lớn - nuôi dưỡng tư tưởng đạo đức và nhân cách con người. Là bộ phận cấu thành đặc sắc của văn hóa, văn học nghệ thuật phải gắn bó mật thiết với đời sống, đấu tranh quyết liệt giữa cũ và mới, giữa cách mạng và phản cách mạng; giữa tích cực và tiêu cực.

VietNamNet giới thiệu loạt bài phỏng vấn những chính khách, nhà nghiên cứu văn hoá về kỳ vọng của họ để thông điệp từ Hội nghị này sẽ trở thành động lực khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy ý chí và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, kết hợp với sức mạnh thời đại.

Ngày 24/11/1946, tại Hà Nội, Hội nghị Văn hóa toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức. Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: "Văn hóa phải hướng dẫn quốc dân thực hiện Độc lập, Tự cường và Tự chủ. Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi". Đây chính là kim chỉ nam xuyên suốt mọi hoạt động của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh.

Và đúng 75 năm sau sự kiện quan trọng và có ý nghĩa lớn lao ấy, Hội nghị Văn hóa toàn quốc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng được tổ chức.  

PGS, TS Nguyễn Thế Kỷ - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương có những chia sẻ với VietNamNet trước thềm Hội nghị.

{keywords}
Ông Nguyễn Thế Kỷ.

- Hội nghị Văn hoá toàn quốc dự kiến tổ chức vào 24/11 tới, trước thềm hội nghị, ông có suy nghĩ gì?

Trước hết tôi muốn nói một điều mà một số cơ quan báo chí khi nêu về hội nghị này, nói rằng Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ ba là không đúng, không phải 60, 70 năm mới tổ chức một hội nghị văn hoá đâu. 

Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất tổ chức vào 24/11/1946. Hội nghị thứ hai là giữa tháng 7/1948. Sau đó, do điều kiện kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ nên Đảng, Nhà nước ta không sử dụng hình thức tổ chức Hội nghị Văn hoá toàn quốc như vậy nữa. Nhưng chúng ta còn rất nhiều hội nghị văn hoá, văn nghệ; nhiều nghị quyết, chỉ thị của Đảng về Văn hoá văn nghệ. Do đó, không nên gọi đây là hội nghị thứ ba. 

Hội nghị Văn hóa toàn quốc tổ chức vào ngày 24/11 năm nay đúng vào thời khắc đất nước ta, sự nghiệp văn hóa của ta đang đứng trước một thời cơ, một bước ngoặt lớn - chúng ta đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế sâu rộng, mạnh mẽ hơn; chúng ta bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư với tâm thế mới, khát vọng mới. Trong rất nhiều lĩnh vực của kinh tế-xã hội, có lĩnh vực văn hoá. Chúng ta đã có quá trình 75 năm xây dựng, phát triển văn hóa, con người, giờ nhìn lại, đánh giá toàn diện để kế thừa và phát huy những giá trị tốt đẹp của dân tộc, của con người, văn hoá Việt Nam, bổ sung thêm những nội dung, nội hàm mới về khoa học, dân chủ, nhân văn… 

Chúng ta đã nghe các nhà lãnh đạo, cơ quan quản lý, các chuyên gia nói về kinh tế xanh, kinh tế số, xã hội số, văn hoá số, truyền thông số… Những nền tảng công nghệ rất mới, rất hiện đại tác động vào từng ngõ ngách của đời sống xã hội và mỗi con người. Chúng ta có cách nhìn mới, thông minh hơn, xa rộng hơn để ứng xử, để hành động, để sáng tạo, kể cả trong lĩnh vực phát triển văn hoá, con người.

Chúng ta cũng đã vận hành rất sâu, đồng bộ, mạnh mẽ cơ chế kinh tế thị trường định hướng XHCN. Cơ chế kinh tế thị trường nói chung bao giờ cũng có mặt tích cực và mặt hệ lụy kèm theo. Mặt tích cực là làm cho nền kinh tế nói riêng và toàn xã hội nói chung có nhiều không gian, dư địa để phát triển, có thêm cả sức sống mới, nhiều nguồn lực mới, nhiều sáng tạo mới. Nhưng bên cạnh đó, có những sản phẩm văn hoá có thể bị biến thành món hàng để kiếm lợi một cách thuần tuý, chỉ tính đến giá trị kinh tế mà không quan tâm đến yếu tố xã hội và con người, từ đó nảy sinh những mặt tiêu cực. 

Rõ ràng đây là thời kỳ mà chúng ta đang ở trong bước chuyển mới, cả thời cơ và cả thách thức. Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần này một mặt là để triển khai nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, nhưng thực ra không chỉ có thế mà cao hơn là nhận thức sâu sắc, toàn diện và đầy đủ đường lối, quan điểm của Đảng, tư tưởng Hồ Chí Minh, pháp luật, chính sách của Nhà nước về văn hoá, đưa sự nghiệp văn hóa bước sang giai đoạn mới cao hơn, nhanh và bền vững hơn.

- Trong bối cảnh toàn cầu hóa và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển mạnh như vũ bão, nếu không chú ý đúng mức đến vị trí, vai trò của văn hóa sẽ có thể gây ra những hệ lụy như thế nào thưa ông?

Cuộc cách mạnh công nghiệp lần thứ 4, quá trình số hoá tác động đến mọi lĩnh vực, mọi nhà, mọi người trong xã hội, đặc biệt là giới trẻ. Đương nhiên cuộc cách mạng này sẽ đưa ra nhiều cơ hội cho chúng ta phát triển ở nhiều lĩnh vực nhưng nó cũng đặt ra nhiều thách thức. Trong báo chí, truyền thông là vấn nạn tin giả, thông tin, hình ảnh, sản phẩm văn hóa xấu độc, là những ứng xử không đúng mực, phản cảm, xúc phạm uy tín, danh dự, nhân phẩm tổ chức, cá nhân.

Chúng ta phải thực hiện tốt Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, từng bước xây dựng, bổ sung, hoàn chỉnh hệ giá trị quốc gia, hệ giá trị văn hoá Việt Nam, hệ giá trị con người Việt Nam gắn với giữ gìn, phát huy giá trị gia đình Việt Nam. Giới trẻ cũng phải có những chuẩn mực giá trị của mình. Có lẽ chúng ta phải xây dựng một hệ giá trị bằng những từ ngữ hàm súc, cô đọng, khái quát. Phải có những thang giá trị cho những nhóm người trong xã hội. Cái chung chi phối cái riêng, cái riêng làm giàu cho cái chung. Từ đó, chúng ta mới phát triển văn hoá và xây dựng con người một cách tốt đẹp và bền vững được. 

Nếu chúng ta phát triển chính trị, kinh tế, xã hội mà không có chiều sâu văn hoá, không có hệ điều tiết bằng văn hóa, không coi trọng việc kế thừa và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, không tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, không tạo dựng cho mình một bản lĩnh, một "sức đề kháng" văn hoá tốt, chúng ta sẽ bị những sản phẩm văn hoá tiêu cực, độc hại tác động, thậm chi lấn lướt. Giới trẻ của ta, các bạn có nhiều ước mơ, hoài bão, háo hức đổi mới, ưa chuộng điều mới lạ. Có những cái mới có giá trị thực nhưng cũng có những cái mới chỉ hàm chức những giá trị ảo. Thậm chí trên mạng có những người xăm trổ, ăn nói tục tĩu, hành vi phản cảm nhưng cũng kéo được một lượng người vào a dua, tán thưởng, đó là những hệ luỵ rất dễ thấy. 

Hệ luỵ lớn nhất là khi chúng ta đánh mất bản chất, bản sắc văn hoá dân tộc, đi ra thế giới mà không có "căn cước văn hoá" của dân tộc mình, đất nước minh thì dễ bị hoà tan, bị xâm thực. Lịch sử dân tộc ta đã nói lên một cách sinh động và thuyết phục điều này. Chúng ta bị hàng nghìn năm Bắc thuộc, hàng trăm năm bị các thế lực ngoại bang xâm lăng, nô dịch. Nhưng cuối cùng, sức mạnh văn hoá Việt Nam đã giúp chúng ta không chỉ tồn tại mà chiến thắng và vững vàng.

Việc chúng ta tạo cho mình một bản sắc, bản lĩnh văn hoá, có nguồn sức mạnh nội sinh thì văn hoá mới thực sự vừa là động lực, mục tiêu để phát triển bền vững đất nước, cùng với đó là phát triển con người. Con người vừa là sản phẩm của văn hoá, đồng thời là chủ thể sáng tạo những giá trị văn hoá mới. Nền văn hoá của chúng ta là nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mang tính chất dân chủ, khoa học, tiên tiến, nhân văn. 

- Theo ông, văn hóa có sức mạnh đặc biệt như thế nào với hệ giá trị con người trong thời kỳ mới? 

Văn hoá là hệ giá trị, là thước đo, là chuẩn mực để điều tiết mọi hoạt động của toàn xã hội và từng con người. Chúng ta nhìn vào những thang giá trị chung của văn hoá, con người Việt Nam để rèn luyện, phấn đấu đạt được những giá trị đích thực, bền vững, lâu dài. Hệ giá trị mới của quốc gia, của văn hóa Việt Nam hiện nay là đất nước độc lập, thống nhất, con người tự do, có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, dân chủ, bình đẳng, cùng phát triển; trong xã hội thì người thương người, tôn trọng, hiếu kính tổ tiên; kế thừa, phát huy các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể, nhất là các di sản và giá trị đã được UNESCO công nhận ở tầm cỡ thế giới.

Khi chúng ta xây dựng hệ giá trị con người Việt Nam hiện nay, thì đó là những giá trị đã được xây dựng, vun đắp, rèn giũa, hun đúc hàng nghìn năm. Đó là lòng yêu nước, là tình đoàn kết, sát cánh bên nhau trong phòng chống giặc dã, thiên tai; là dũng cảm, cần cù, tài trí, hiếu học, sáng tạo; là đức tính khiêm nhường, sự hoà hiếu, nhân văn, khoan dung… Từ những chuẩn mực như thế, mỗi người soi vào đó để thấy tình yêu đất nước, quê hương, với cộng đồng, với con người, với thiên nhiên của mình như thế nào, từ đó điều chỉnh nhận thức, hành vi của mình. Những giá trị ấy có ý nghĩa như những khuôn mẫu để mọi người noi theo. 

{keywords}
Ông Nguyễn Thế Kỷ - Chủ tịch Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương

- Vậy theo ông, đầu tư cho văn hoá trong thời đại mới phải bắt đầu từ đâu? 

Cũng như các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã hội, đầu tư cho văn hoá thực chất là đầu tư cho con người, đầu tư cho con người thực chất là đầu tư cho sự phát triển bền vững của đất nước, đầu tư cho tương lai vững chắc. Do vậy chúng ta phải chăm lo cho con người, vì con người, từ thế hệ này đến thế hệ khác.

Bác Hồ đã dạy: "Vì lợi ích 10 năm trồng cây/Vì lợi ích trăm năm trồng người". "Trồng người" là bồi đắp những giá trị vật chất, tinh thần cho con người. Con người Việt Nam mới không chỉ có nhận thức, ý thức, tri thức, trình độ, năng lực mà còn phải có thể chất, có tâm hồn, có đạo đức, ngày càng phải khoẻ mạnh hơn. Muốn đi với thế giới, làm chủ thế giới, ngoài tài năng, bản lĩnh, phương pháp, còn phải có sức khoẻ. Đầu tư cho con người là đầu tư tất cả mọi thứ. Đầu tư cho giáo dục, khoa học công nghệ, kinh tế, xã hội, môi trường, các hoạt động khác.

Để chấn hưng văn hóa, xây dựng con người, cần chú trọng công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng đội ngũ cán bộ làm văn hoá một cách chuyên nghiệp hơn, có trình độ, năng lực, đạo đức nghề nghiệp, có tình yêu, khát khao để đưa văn hoá đất nước đi lên. 

-Ông kỳ vọng về hội nghị Văn hoá toàn quốc sắp tới?

Hội nghị được tổ chức trực tuyến và trực tiếp, làm trong phòng Diên Hồng của tòa nhà Quốc hội, với khoảng trên 500 đại biểu tham dự trực tiếp, được nối trực tuyến đến các tỉnh, thành phố, ban, bộ, ngành, đoàn thể trực thuộc Trung ương và có thể kết nối đến các huyện, quận. 

Hội nghị văn hóa toàn quốc là dịp để chúng ta nhìn về văn hoá một cách sâu sắc, toàn diện, có hệ thống, có chiều sâu và đầy đủ hơn. Từ đó, chúng ta xác định phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển văn hoá và con người cho nhiều năm sắp tới. Do đó, tôi mong trước hết về mặt nhận thức, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị, các cấp, ngành và người dân một lần nữa quán triệt sâu sắc hơn đường lối, quan điểm, nghị quyết của Đảng về văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hoá, các chính sách, pháp luật của Nhà nước về văn hóa.

Thứ hai là từ việc chúng ta nhận ra những mặt mạnh, mặt ưu điểm để phát huy; nhận rõ và đầy đủ ưu điểm, thành tựu và khắc phục những hạn chế, yếu kém, đưa việc phát triển văn hoá và con người Việt Nam trong thời kỳ tới sẽ có những bước đi mạnh mẽ, vững chãi hơn. Tôi cũng muốn qua hội nghị, chúng ta quan tâm hơn đến việc thể chế hoá những đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước bằng pháp luật, cơ chế. Nghị quyết của Đảng là những quan điểm, đường lối nhưng muốn đi vào đời sống phải thể chế hoá bằng những chính sách. 

Văn hoá là một mặt trận, tác động của văn hoá trong đời sống rất lớn. Muốn xây dựng nền văn hoá vững mạnh, chúng ta phải có những con người phù hợp với những bước đi mới của dân tộc. Đó là những người làm văn hoá có năng lực, trình độ, đạo đức, từ cấp cao đến cấp cơ sở. Muốn làm được phải chú ý đến khâu quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. 

Tình Lê

Bài 3: Đội ngũ trí thức, văn nghệ sĩ cần trở thành những tấm gương sáng

Bộ trưởng Bộ VHTTDL: Khát vọng xây dựng đất nước hùng cườngBộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch đánh giá Hội nghị Văn hóa toàn quốc sắp tới sẽ là sự kiện lịch sử." alt="'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'" width="90" height="59"/>

'Giới trẻ cần trang bị bản lĩnh, sức đề kháng văn hoá tốt'

Khoảng năm 1995, tôi bước vào cửa hàng quà tặng nhỏ phố Thái Thịnh, mua một vài thứ, tôi thiện cảm ngay lập tức với cô bán hàng và biết đó là Bùi Mai Hạnh, một người đang học trường Viết Văn Nguyễn Du cùng với những bài thơ đang được nhiều người yêu thích.

Chúng tôi dõi theo nhau từ đó, nhưng phải đến “Lê Vân yêu và sống” thì tôi thực sự yêu mến và nể trọng Hạnh thực sự. Cuộc đời Lê Vân được chính nhân vật kể lại, nhưng để có được một cuốn sách với sự đón nhận của gần 50 ngàn độc giả, văn chương của Hạnh phải thế nào chứ? Không chỉ có thế, cách xử sự của Hạnh (và Lê Vân) trước một số vấn đề tế nhị liên quan đến cuốn sách, cũng khiến tôi càng quý mến thêm, vì chính tôi cũng đã gặp vấn đề tương tự.

Thơ của Hạnh thì đây, bạn cứ đọc sẽ thấy:

vườn trắng
bóng đêm, thế giới các nàng tiên
các nàng chỉ thức khi con đã chìm vào giấc ngủ
họ dạo chơi khu vườn và đánh rơi những giọt sữa non trên cỏ
con liếm giọt sữa trời mơ chín tầng yêu
con không thấy các nàng nhưng các nàng biết con
các nàng trốn trong nắng vàng rơm trong cánh bèo tấm li ti nở ra ong xanh chuồn đỏ
nơi đài hoa bưởi xanh xao một nàng khẽ ngủ
con dấu nàng thấp thỏm lo âu
ấp ủ đài hoa con chờ đợi phép màu
nhưng con không thể thức trọn đêm, phép màu không đến
nàng tiên đã ra đi
và hoa bưởi chỉ còn là hoa bưởi
con ra đi...
mang theo xác nàng tiên đêm
nhàu nhĩ trắng vườn.

Vợ chồng

(cho Gary)

chúng mình thành một da một thịt, từ ấy...
em được ủ tháng đông về, mát ngày oi nắng
như hài nhi được bọc trong kén yêu thương lo lắng
em ngủ vùi giấc yêu...
anh tưới đẫm gió thơm mưa ngọt
chờ ngày kén nở bướm vàng
hài nhi vươn vai thức dậy...
sao em cứ mê mải giấc yêu?
em tương tư những con đường chưa người đi

em nhớ những cánh rừng thiêng chỉ bướm vàng và nỗi sầu vỗ cánh
em khát tắm nước hồ chưa vương bụi trần
em đói mộng thanh vọng thông Thiên giới
và em biết đó là nơi anh không bao giờ đến được
dẫu chúng mình đã nên vợ nên chồng một da một thịt
đừng giận em mê mải giấc yêu...

Vấp ngã (trích)

con lại ngã

bởi vì con đã lại yêu
trong hoang vu con nghe tiếng người gọi
trong lạnh lẽo uống rượu người sưởi ấm
trong lầm lạc tìm dấu thơm chân người dẫn lối
trong vô vọng đớn hèn nhận từ ánh mắt người niềm tin can đảm
trong bóng tối hỗn mang níu bám lời người
và con chạy đến với người
trên con đường đầy thú dữ, cạm bẫy, xa vời
con đã vấp ngã vấp ngã vấp ngã... khi chưa tới đích
nhưng dẫu có ngàn lần bị đốn ngã
con vẫn không ngừng yêu

Tôi rất thích câu “con lại ngã/ bởi vì con đã lại yêu”. Hạnh là như thế. Luôn sôi nổi, sống tận cùng với bản năng mách bảo lấy điểm tựa là sự chân thành, nếu có vấp ngã cũng coi đó là một chặng đường đời “nhưng dẫu có ngàn lần bị đốn ngã/ con vẫn không ngừng yêu”. Và tôi thích con người Hạnh bằng xương bằng thịt được kết thành bởi một tinh thần như thế.

{keywords}
Nhà thơ Bùi Mai Hạnh.

Hạnh làm vợ một người thơ có danh, thơ của người đó không chỉ làm siêu lòng Hạnh mà siêu lòng hàng ngàn người khác, nhưng thơ dường như cũng quật tan nát người viết ra nó, để rồi người đó cũng làm tan nát Hạnh (tôi nghĩ thế), nên họ chia tay.

Hạnh phải làm đủ việc để tồn tại và nuôi con, cho đến một ngày, dường như Giời gửi đến cho Hạnh một ông nhiều râu tên là Gary, người đó cũng đã chia tay với cuộc gắn bó khác. Không biết do kinh nghiệm mà họ biết tổ chức lại đời sống để có nhau hạnh phúc mỗi ngày, hay vốn họ vẫn là người như thế nhưng vì “đối tác” cũ của họ không nhận ra? Nhưng họ sống với nhau cho đến giờ gần 20 năm mà mỗi ngày họ như yêu nhau hơn.

Hạnh luôn gọi chồng là ông nông dân, còn Hạnh tự nhận mình là bà nông dân được mùa. Hạnh luôn cười, nụ cười của người hạnh phúc. Làm vợ Gary, Hạnh sang Australia sống cùng chồng. Anh là chuyên gia trong ngành nước và môi trường. Hồi đầu Hạnh ở nhà đan lát vá may viết lách, sau Hạnh theo học ở Hoc viện Life Coaching, một môn khoa học về tâm lý hành vi của con người và trở thành một life coach (chuyên gia khai vấn), có không ít người tín nhiệm.

Tôi đã gặp một số trong đó. Sau khi được Hạnh coach, họ đã thay đổi cuộc sống, đã thoát xác trở thành một người khác, tự tin vào bản thân hơn, biết sử dụng tự do cá nhân và có khả năng tự chủ hơn thay vì lệ thuộc vào người khác để rồi bị trầm cảm, bị đau khổ. Họ nói họ tìm thấy chính họ, họ tìm thấy hạnh phúc và bình an, họ sống tích cựchơn.

{keywords}
Làm vợ Gary, Hạnh sang Austraylia sống cùng chồng. 
" alt="Bùi Mai Hạnh, một nhà văn hạnh phúc" width="90" height="59"/>

Bùi Mai Hạnh, một nhà văn hạnh phúc