Nga sẽ cân nhắc sửa Hiến pháp?
Trong cuộc họp của Đảng nước Nga Thống nhất cầm quyền ngày 25/12,ẽcânnhắcsửaHiếnphácrystal palace – man city các quan chức Nga đã đề cập tới kịch bản đương kim Tổng thống Putin có thể tiếp tục lãnh đạo đất nước khi giới hạn nhiệm kỳ theo qui định hiện nay chấm dứt.
Tháng 3/2018, ông Putin đã được bầu lại làm Tổng thống Liên bang Nga thêm một nhiệm kỳ kéo dài 6 năm. Hiến pháp nước này không cho phép Tổng thống Putin tái tranh cử vào năm 2024, thời điểm nhiệm kỳ thứ hai liên tiếp của ông kết thúc.
Tổng thống Vladimir Putin. Ảnh: NDTV |
Theo văn bản ghi nội dung cuộc họp mà Bloomberg có được, Chủ tịch Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Vyacheslav Volodin đã nói với Tổng thống Putin rằng: “Đang có những câu hỏi trong xã hội. Giờ là thời điểm chúng ta có thể trả lời những thắc mắc này, mà không hề đe dọa các điều khoản cơ bản của Hiến pháp… Luật pháp, thậm chí một văn kiện như Hiến pháp (Luật Cơ bản), không phải là giáo điều”.
Hãng thông tấn Tass đưa tin ông Volodin đồng thời cho rằng Hiến pháp hiện hành của Nga đã được xây dựng từ 25 năm trước, và dịp kỷ niệm 1/4 thế kỷ áp dụng có lẽ là thời điểm thích hợp để đánh giá lại các điều khoản của văn kiện này. Chủ tịch Hạ viện Volodin đề xuất các thẩm phán Tòa án Hiến pháp và các chuyên gia pháp lý tham gia đánh giá “làm thế nào Hiến pháp và các qui tắc xây dựng Hiến pháp phù hợp với các nguyên tắc đã được thông qua”.
Tổng thống Putin thận trọng
Cũng theo Tass, biên bản cuộc họp với Đảng nước Nga Thống nhất không đề cập tới phản ứng của Tổng thống Putin trước đề xuất của ông Volodin. Trả lời câu hỏi của báo giới, Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov ngày 26/12 cũng từ chối bình luận về vấn đề này. Song giới phân tích nhận định việc sửa đổi Hiến pháp Nga sẽ dễ dàng được thông qua, nếu như ông Putin ủng hộ.
Phát biểu với báo giới sau khi tái đắc cử tổng thống hồi tháng 3, ông Putin nói: “Tại thời điểm này, tôi không có kế hoạch cải cách Hiến pháp… Tôi sẽ làm gì, sẽ cầm quyền tới năm 100 tuổi hay sao? Không, tôi không có ý định đó”.
Tuy nhiên, những đồn đoán về khả năng sửa Hiến pháp xuất hiện ngày một nhiều. Đầu tháng này, Tổng thống Putin nói Hiến pháp “không phải là cấu trúc pháp lý hóa thạch, mà là một cơ cấu sống động và liên tục phát triển”. Phát biểu tại cuộc họp báo thường niên hồi tuần trước, nhà lãnh đạo Nga cũng cho rằng mọi thay đổi Hiến pháp là vấn đề cần được người dân cho ý kiến.
Tổng thống Putin phát biểu sau khi tái đắc cử nhiệm kỳ 4. Ảnh: RT |
Giới hạn nhiệm kỳ
Tổng thống Vladimir Putin năm nay 66 tuổi và có sức khỏe tốt. Nhà phân tích chính trị Valery Solovei tại Viện Quan hệ Quốc tế Quốc gia Moscow đánh giá: “Cảm nhận chung là không có ai có thể thay thế Tổng thống Putin trên cương vị người bảo vệ chế độ. Không có ứng cử viên chính trị tiềm tàng nào có thể đảm bảo sự ngưỡng mộ trong nhân dân. Do đó, lựa chọn tốt nhất có lẽ là thay đổi cấu trúc để đảm bảo ông Putin vẫn ở vị trí trung tâm trong quá trình đưa ra các quyết sách”.
Theo ông Solovei, một khả năng nữa đó là Nga nâng cấp một cơ quan cố vấn gọi là Hội đồng Nhà nước thành một cơ quan quyền lực tối cao do ông Putin đứng đầu. Chuyên gia này cho rằng quá trình sửa đổi Hiến pháp có thể bắt đầu vào năm 2020.
Tháng 11/2008, Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga đã thông qua một khoản sửa đổi trong Hiến pháp nước này, theo đó nâng thời hạn nhiệm kỳ tổng thống từ 4 năm lên 6 năm và nhiệm kỳ Duma Quốc gia (Hạ viện) từ 4 năm lên 5 năm.
Trong thông điệp liên bang năm 2008, Tổng thống Nga khi đó, ông Dmitry Medvedev tuyên bố Chính phủ Nga ủng hộ tăng kỳ hạn mỗi nhiệm kỳ tổng thống thêm 2 năm để người đứng đầu nhà nước có đủ thời gian thực hiện các đề xuất cải cách. Tuy nhiên, điều khoản một tổng thống không được cầm quyền quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp vẫn còn nguyên hiệu lực.
Trong cuộc bầu cử ngày 18/3/2018, Tổng thống đương nhiệm Vladimir Putin đã nhận được 76,66% số phiếu ủng hộ, qua đó giành chiến thắng áp đảo và tiếp tục lãnh đạo nước Nga trên cương vị tổng thống tới năm 2024.
Song nếu không sửa đổi Hiến pháp, ông Putin sẽ không được phép tranh cử vào năm 2024 do đã làm tổng thống 2 nhiệm kỳ liên tiếp. Tuy nhiên, ông hoàn toàn có thể tái tranh cử tổng thống vào năm 2030 do luật không cấm các cựu tổng thống tranh cử. Bản thân ông Putin cũng từng làm điều này khi giữ chức vụ Thủ tướng Liên bang Nga giai đoạn 2008-2012, trong khi ông Dmitry Medvedev giữ cương vị tổng thống.
Theo TTXVN/Baotintuc
(责任编辑:Kinh doanh)
- Nhận định, soi kèo U19 Huế vs U19 Hoàng Anh Gia Lai, 15h00 ngày 14/1: Trả nợ sòng phẳng
- Phát hiện u gan khi khám sức khỏe định kỳ
- Cha mẹ ly hôn, thương cậu học trò nghỉ học để nuôi chú bại liệt, bà già yếu
- Bánh nấu trong ống tre nổi tiếng ở Philippines
- Soi kèo góc Genoa vs Parma, 18h30 ngày 12/1
- Quá trình hầu tòa của Donald Trump ở Florida diễn ra thế nào?
- Cái bóng của dâu cũ ở nhà chồng
- GS Ngô Bảo Châu: Có nhiều khoảnh khắc tôi bị mất cân bằng
- Siêu máy tính dự đoán Arsenal vs MU, 22h00 ngày 12/1
- Học cách chung sống: Mắt mở, mắt khép hờ
- Cô gái suy thận như hóa đá vì nỗi đau mất chồng
- Hôn nhân theo “chuẩn”?
- Nhận định, soi kèo Abidjan vs Al Ahly, 23h00 ngày 11/01: Tạm biệt chủ nhà
- Pháp xử vụ kiện chất độc da cam của người gốc Việt
- Soi kèo góc Leipzig vs Bremen, 21h30 ngày 12/1
- Yêu 3 năm, kết hôn được 2 năm thì chồng đòi chia tay vì lý do chẳng ngờ
- Thà ở nhà thuê còn hơn sống cảnh “chó chui gầm chạn”
- Bé 11 tuổi bị xoắn vòi tử cung hiếm gặp
- Nhận định, soi kèo Real Chikkamagaluru vs FC Agniputhra, 17h00 ngày 13/1: Tưng bừng bắn phá
- VinFuture 2024: AI mở ra cơ hội đổi mới mô hình giáo dục tại Việt Nam