Tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề trên địa bàn tỉnhđã đạt trên 55%. Trong đó đào tạo và cấp chứng chỉ nghề nông nghiệp cho hơn 12.000 lao động nông thôn.
(Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng) |
Đào tạo nhưng không cấp chứng chỉ nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm ổn định sau khi hoàn thành khoá đào tạo nghề cho 2.804 lượt lao động.
Trong số này 83 lao động được doanh nghiệp tuyển dụng; 2.715 lao động được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Đặc biệt có 6 lao động thành lập hợp tác xã tập trung các nhóm ngành nghề như trồng lúa năng suất cao, trồng bắp; nuôi và phòng trị bệnh gia súc, kỹ thuật thụ tinh bò, nuôi và phòng trị bệnh gia cầm, tạo dáng và chăm sóc cây cảnh, kỹ thuật trồng trọt, nuôi trồng thủy sản.
Nhiều mô đào tạo nghề hiệu quả cho lao động nông thôn theo từng nhóm nghề ở Trà Vinh phát triển như trồng đậu phộng, nuôi tôm sú tại xã Mỹ Long Nam, huyện Cầu Ngang; chăn nuôi gia súc, gia cầm tại các xã của huyện Cầu Ngang, Cầu Kè; trồng rau màu dưới đồng ruộng của lao động nông thôn tham gia học nghề tại xã Hòa Lợi, huyện Châu Thành.
Trong năm 2019 - 2020, tỉnh Trà Vinh phấn đấu đạt chỉ tiêu tuyển sinh trình độ sơ cấp nghề và dưới 03 tháng là 2.200 lao động để đưa tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 65%. Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ là 26,5%.
L.Huyền
" alt=""/>Hơn 15.000 lao động nông thôn ở Trà Vinh được đào tạo nghềChi hơn 17.000 tỷ đồng cho đào tạo nghề
Theo báo tổng kết 10 năm triển khai đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn, trong giai đoạn vừa qua, kinh phí từ các nguồn đã bố trí được 17.107 tỷ đồng cho hoạt động đào tạo nghề nông thôn, đạt 65,8% mức dự kiến 11 năm của Đề án 1956.
Cụ thể, giai đoạn 2010-2015, tổng kinh phí thực hiện trên 8.000 tỷ đồng, đạt 61,2% kế hoạch kinh phí giai đoạn. Trong đó, ngân sách trung ương chiếm 72%. Sang giai đoạn 2016-2019, tổng kinh phí bố trí đạt hơn 8.000 tỷ, bằng 73% kế hoạch, ngân sách trung ương chiếm 35%, còn lại ngân sách địa phương và các nguồn khác chiếm 65%.
Nhờ nguồn ngân sách trên, qua 10 năm thực hiện đề án đã có gần 10 triệu người được học nghề. Trong đó, có 5,6 triệu người được đào tạo trình độ sơ cấp, đạt 85% kế hoạch, đưa tỷ lệ lao động được đào tạo chung cả nước từ 28% năm 2009 tăng lên đạt gần 60% vào thời điểm hiện nay.
Đáng chú ý, tất cả các địa phương đều hoàn thành và vượt tiêu chí tỷ lệ lao động có việc làm qua đào tạo (một trong những tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu Quốc gia xây dựng Nông thôn mới) từ 15-20%. Đặc biệt, các vùng như Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, mức vượt từ 30-40% so với tiêu chí đặt ra.
Về chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội, năm 2009, lao động làm nông nghiệp chiếm tỷ lệ 51,5%, đến thời điểm hiện nay, số lao động làm nông nghiệp xuống còn 35,4%. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về đào tạo nghề đã phát huy hiệu quả, làm thay đổi nhận thức của người dân, người dân đã hiểu được học để có việc chứ không để lấy bằng, nên số người tham gia đào tạo tăng cao.
Châu Giang
" alt=""/>Hưởng lợi kép nhờ đào tạo nghề nông thôn gắn với chuỗi giá trị sản xuất