Gặp cô Bé ở huyện đảo khi cô vừa từ trường trở về nhà. Nét nhỏ nhắn, với chiếc răng khểnh, cô niềm nở: Em học Sư phạm mầm non ra trường năm 2014. Sau khi ra trường, cô Bé vào TP.HCM làm giáo viên cho một trường mầm non tư thục với mức lương 3,5 triệu đồng/ tháng.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/25/14/nu-giao-vien-tre-lam-don-tha-thiet-xin-ra-huyen-dao-con-co.JPG) |
Cô Nguyễn Thị Bé và các học trò |
Công việc đang tạm ổn thì đến năm 2017, khi có thông tin huyện đảo Cồn Cỏ thiếu giáo viên, cô Bé đã viết đơn tha thiết xin ra đảo công tác. Sau một tuần thì được huyện tiếp nhận.
Theo cô Bé, dù chưa được ra đảo lần nào nhưng động lực lớn để "không phải suy nghĩ nhiều" vì trước đây bố cô đi bộ đội đã đóng quân ở đảo Cồn Cỏ.
"Và em đã bén duyên với đảo đến nay, cũng có những lúc nhớ nhà, có lúc xao động - nhưng chưa bao giờ nghĩ sẽ bỏ đảo vào bờ" - cô Bé chia sẻ.
Chia sẻ về cuộc sống nơi đây, cô cười bảo "ra đảo cô được nhiều hơn. Lương cao hơn, được vào biên chế, có chồng, có con..."
Nhiều khó khăn
Kể về "ngôi nhà thứ 2", cô Bé nói: Trường có đủ điều kiện dạy học mầm non và tiểu học nhưng chỉ mới duy trì được bậc học mầm non bởi khi học đến tiểu học, các em được đưa vào đất liền ở với ông bà và người thân để học tiếp. Lý do là số trẻ trên đảo không đủ để tổ chức lớp học.
![{keywords}](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2021/04/25/14/nu-giao-vien-tre-lam-don-tha-thiet-xin-ra-huyen-dao-con-co-4.JPG) |
Trẻ ở đảo, mỗi bài dạy phải nhắc đi nhắc lại nhiều lần |
Phụ huynh ở đây cứ con đến tuổi đi học là cho các con nhập học, cô không phải đi vận động nhưng số hộ gia đình sinh sống trên đảo chưa nhiều. Năm học 2020-2021, trường tuyển được đông học sinh nhất với 14 cháu, còn mọi năm chỉ vài cháu. Có năm chỉ tuyển được 2 cháu.
"Mặc dù có được sự đầu tư xây trường khang trang, có đầu tư cơ sở vật chất - nhưng so với đất liền trẻ ở đảo vẫn có thiệt thòi nhiều. Do đó, quá trình học thường tiếp thu chậm, thậm chí trẻ có tâm lý ỉ lại. Ở đảo, môi trường tiếp xúc chỉ đến trường và về với cha mẹ. Còn ở đất liền, trẻ được cha mẹ cho đi chơi công viên, các khu vui chơi...nên mạnh dạn hơn" - cô Bé so sánh.
Nói về khó khăn, cô Bé chia sẻ, lớp ghép đủ lứa tuổi từ 2-6 tuổi, một trò chơi mà chỉ có 2 trẻ thì rất khó khiến cho trẻ thấy hứng thú...
Về việc chăm sóc các bé, cô Bé cho hay, mùa hè thì mọi nhu yếu phẩm đỡ khó khăn hơn vì tàu ra vào nhiều. Nhưng mùa đông có khi nửa tháng, hoặc cả tháng không có tàu bè vào thì phải tích trữ đồ ăn trong tủ. Thịt, cá thì các cô (cả trường có 2 giáo viên - PV)phải gom của dân đi đánh bắt, còn rau thì tự cung tự cấp.
"Sự vất vả của giáo viên ở đây cũng tăng nhiều (cười) nhưng một thời gian cũng quen, bắt kịp nhịp sống" - cô Bé chia sẻ. Dù có nhiều khó khăn, nhưng khi ra đây là em xác định gắn bó với mảnh đất này lâu dài.
Kiều Oanh
" alt="Nữ giáo viên trẻ làm đơn tha thiết xin ra huyện đảo Cồn Cỏ"/>
Nữ giáo viên trẻ làm đơn tha thiết xin ra huyện đảo Cồn Cỏ
![](<p style=)
- Nhận thấy tình trạng học sinh chơi Pokemon Go làm ảnh hưởng tới học tập, sức khỏe, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhiều địa phương đã ra lệnh cấm chơi trò này.![{keywords} {keywords}](https://imgs.vietnamnet.vn/Images/2016/09/15/11/20160915110814-pokemon.jpg) |
Ảnh minh họa. Nguồn: internet. |
Mới đây, Sở GD-ĐT Gia Lai vừa có công văn liên quan đến việc tăng cường biện pháp quản lý hoạt động liên quan đến trò chơi Pokemon Go.
Sở này xác định Pokemon Go đang là trào lưu game hấp dẫn của nhiều người, nhất là đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh tính giải trí, trò chơi này có rất nhiều ảnh hưởng đến học tập và sức khỏe mà nhiều người không biết. Như bị tai nạn khi chơi như đâm vào cột điện, gây tai nạn khi đi ô tô, thậm chí nhiều người đánh nhau để tranh giành Pokemon Go, tổn thương mắt vì luôn nhìn vào màn hình điện thoại,…
Sở GDĐT Gia Lai yêu cầu thủ trưởng các đơn vị tăng cường tuyên truyền, giáo dục, quán triệt cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh không chơi Pokemon Go khi đi đường, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm như đường bộ, sông, hồ, đồi núi…; không sử dụng email, facebook để đăng ký và trao đổi thông tin về trò chơi này.
Các đơn vị chỉ đạo giáo viên chủ nhiệm lớp, các tổ chức Đoàn, Hội, Đội tuyên truyền về tác hại của trò chơi Pokemon Go.
Cùng đó, tăng cường phối hợp với với chính quyền địa phương, các ngành chức năng và phụ huynh học sinh để có biện pháp phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn học sinh sử dụng internet, điện thoại di động để chơi Pokemon Go; phối hợp với công an địa phương có biện pháp kiểm tra, giám sát các dịch vụ internet xung quanh trường học, ký túc xá học sinh, sinh viên theo quy định.
Ngoài ra, tổ chức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh ký cam kết không chơi Pokemon Go ở cơ quan, trường học, khi tham gia giao thông, ở các khu vực công sở, khu vực nguy hiểm và khu vực cấm… Có biện pháp xử lý trách nhiệm đối với các cá nhân không chấp hành.
Trước đó, ngày 9/9, Sở GD-ĐT TP Đà Nẵng cũng có văn bản chỉ đạo các cơ quan, trường học tăng cường thực hiện biện pháp quản lý các hoạt động liên quan trò chơi Pokemon Go. Công văn yêu cầu thủ trưởng các đơn vị đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, quán triệt đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go khi tham gia giao thông, ở khu vực công sở, khu vực nguy hiểm (đường sắt, đường cao tốc, sân bay, sông, hồ, suối, đồi, núi…).
Cách đó không lâu, ngày 1/9, Sở GD-ĐT Nam Định cũng có văn bản cảnh báo về trò chơi này. Cụ thể, Sở này yêu cầu các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, cảnh báo cho cán bộ, giáo viên, học sinh, sinh viên không chơi Pokemon Go hay bất cứ trò chơi điện tử nào tương tự khi đang điều khiển phương tiện tham gia giao thông.