Tại buổi làm việc, lãnh đạo Bộ TT&TT và UBND tỉnh Quảng Ninh đã ký kết bản thỏa thuận hợp tác về phát triển TT&TT, qua đó tăng cường sự hợp tác giữa các cơ quan nhà nước Trung ương và địa phương về phát triển TT&TT.
Theo nội dung hợp tác, Bộ TT&TT sẽ hỗ trợ tỉnh Quảng Ninh phát triển các lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông, ATTT mạng, triển khai Chính quyền điện tử, Thành phố thông minh, đảm bảo ATTT mạng, phát triển công nghiệp ICT, quản lý báo chí…
![]() |
Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng trao văn bản hợp tác với lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Phạm Công. |
Đoàn công tác Bộ TT&TT cũng đã trực tiếp giải đáp các kiến nghị và câu hỏi từ các cơ quan ban ngành của tỉnh Quảng Ninh như việc quy hoạch và triển khai các hệ thống lưu trữ dữ liệu của tỉnh, xây dựng đơn giá trong lĩnh vực TT&TT, rút ngắn hạn dụng các thiết bị máy tính đã lỗi thời, điều chỉnh mức cước bưu chính khi cung cấp các dịch cụ công, cấp giấy phép cho trung tâm truyền thông của tỉnh…
Tham gia cùng đoàn công tác Bộ TT&TT, đại diện các doanh nghiệp cũng đã có những đề xuất hợp tác với tỉnh Quảng Ninh. Phó TGĐ Tập đoàn Viettel Tào Đức Thắng đề xuất được triển khai hệ thống trung tâm dữ liệu cho tỉnh Quảng Ninh do Viettel có lợi thế về đường truyền hạ tầng, thiết bị cảm biến, phân tích dữ liệu và ATTT. Đại diện công ty Misa cũng đề xuất được triển khai giải pháp dịch vụ kế toán trên địa bàn tỉnh, giúp các hộ kinh doanh nhỏ lẻ có thể thực hiện công việc kế toán kiểm toán và kê khai thuế dễ dàng, không cần phải thuê kế toán viên thực hiện.
Xóa bỏ vùng lõm sóng di động, sớm triển khai 5G
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng bày tỏ rất ấn tượng với sự phát triển của tỉnh Quảng Ninh, khi tỉnh đã giải quyết tốt các vấn đề mâu thuẫn để tạo ra động lực phát triển mạnh mẽ.
Để triển khai Chính phủ điện tử (CPĐT) hiệu quả, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng lưu ý tỉnh Quảng Ninh cần triển khai nền tảng ICT đồng bộ và phủ tới 100% dân số, bao gồm kết nối Internet di động 3G/4G, nâng cao tỉ lệ người dân sử dụng smartphone và có đường cáp quang tới mọi hộ gia đình.
Do đặc thù địa lý đồi núi, Quảng Ninh hiện vẫn còn nhiều "vùng lõm" sóng di động. Để khắc phục tình trạng này, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề nghị 3 mạng di động gồm Viettel, VNPT VinaPhone và MobiFone cùng ngồi lại kết hợp để roaming liên mạng, phân chia phạm vi để cùng xóa vùng lõm sóng di động tại Quảng Ninh. Bộ trưởng cũng đề nghị các nhà mạng lên kế hoạch sớm triển khai 5G tại Quảng Ninh, xúc tiến để thực hiện trong tháng 6/2020.
Đẩy nhanh chiến lược chuyển đổi số của Quảng Ninh
![]() |
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc phát biểu tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Công. |
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Nguyễn Văn Đọc cho biết: Tỉnh Quảng Ninh những năm qua đã có nhiều đổi mới, dám nghĩ dám làm, dám chấp nhận rủi ro, đã có các mô hình đi trước các tỉnh khác và từng bước có hiệu quả.
"Hiện tại, tỉnh đã triển khai hệ thống họp trực tuyến tới toàn bộ 186 xã. Điện lưới quốc gia đã đến hết các thôn bản. Để xây dựng thành phố thông minh, Quảng Ninh xác định sẽ tập trung vào các dịch vụ thiết yếu như liên quan đến người dân, du khách, y tế, giáo dục… Tỉnh mong muốn Bộ TT&TT và các Cục Vụ sẽ hướng dẫn, tư vấn hỗ trợ, từng bước xây dựng Chính quyền số cho Quảng Ninh. " Bí thư Thành ủy Nguyễn Văn Đọc đề nghị.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số cho Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đề xuất: Bộ TT&TT khi có chính sách mới sẽ phối hợp cùng sở TT&TT để triển khai ngay các chương trình cho Quảng Ninh. Chẳng hạn như khi Bộ TT&TT ban hành đề án Chuyển đổi số Quốc gia, thì Cục Tin học hóa của Bộ cũng làm việc ngay với Sở TT&TT Quảng Ninh để xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho tỉnh, làm song song với chiến lược Chuyển đổi số Quốc gia để triển khai sớm nhất có thể.
![]() |
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng: "Bộ TT&TT khi có chính sách mới sẽ phối hợp cùng sở TT&TT để triển khai ngay các chương trình cho Quảng Ninh." Ảnh: Phạm Công. |
"Nhiệm vụ đầu tiên của Giám đốc Sở TT&TT là phải nắm rõ nguồn lực tài chính. Bộ TT&TT sẽ hướng dẫn Sở nắm được ngân sách cho ngành, hàng năm đánh giá hiệu quả, tư vấn cho tỉnh, có số liệu sánh với các tỉnh khác, để lập ngân sách năm tiếp theo. Giám đốc Sở phải là người lập và bảo vệ ngân sách."
"Hiện tại, các Sở cũng chưa lập kế hoạch phát triển hạ tầng viễn thông, ICT mà để tự phát, cho các doanh nghiệp tự triển khai. Cục Viễn thông của Bộ sẽ hướng dẫn Sở làm kế hoạch năm, sau đó họp giao nhiệm vụ cho các doanh nghiệp. Muốn vậy, Sở phải có số liệu về vùng phủ, mật độ thuê bao. Nếu Sở chưa có thì có thể nhờ Bộ TT&TT hỗ trợ", Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chia sẻ.
![]() |
Các lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh tại buổi làm việc. Ảnh: Phạm Công. |
Tiếp đó, tại hội nghị trực tuyến về CMCN 4.0 kết nối tới 186 xã trên địa bàn Quảng Ninh, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng ghi nhận dù việc ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước còn nhiều khó khăn, do công nghệ luôn biến đổi nhanh chóng, nhưng tỉnh Quảng Ninh đã có tư duy đổi mới từ khá sớm về cơ chế chính sách, đó là lợi thế rất lớn để triển khai chuyển đổi số.
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cũng ghi nhận tỉnh Quảng Ninh có đặc thù người dân từ nhiều tỉnh thành khác chuyển tới sống, nên rất thuận lợi cho phát triển sáng tạo, ứng dụng cái mới. Bộ trưởng mong muốn Bộ TT&TT hợp tác cùng tỉnh lâu dài để học hỏi những kinh nghiệm thành công của Quảng Ninh, từ đó nhân rộng ra các tỉnh thành trên toàn quốc.
Huy Phong - Phạm Công
" alt=""/>Bộ TT&TT hỗ trợ Quảng Ninh phát triển chính quyền điện tử, đô thị thông minhViệc quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh phải được các cơ quan có thẩm quyền xác nhận nội dung quảng cáo. Cụ thể, các cơ sở y tế muốn quảng cáo dịch vụ khám chữa bệnh của cơ sở thì phải nộp hồ sơ đăng ký quảng cáo về Sở Y tế (theo quy định tại TT09/2015 của Bộ Y tế) để được xem xét, xác nhận trước khi thưc hiện quảng cáo.
“Sở Y tế TP.HCM sẽ tăng cường kiểm tra, giám sát, nhắc nhở và chấn chỉnh việc thực hiện khám chữa bệnh và quảng cáo khám chữa bệnh đúng quy định”, ông Dũng cho biết.
Theo lãnh đạo Sở Y tế, tình trạng hậu Covid-19 bao gồm các bệnh lý theo bảng mã phân loại bệnh tật quốc tế (ICD-10), là những bệnh lý được thanh toán khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế.
Vì thế, người dân có thể đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các cơ sở y tế đã đăng ký khám chữa bệnh ban đầu, hoặc thông tuyến để được thanh toán bảo hiểm theo quy định.
Thời gian qua, nhiều bác sĩ đã liên tục lên tiếng khuyến cáo người bệnh Covid-19 chỉ nên đi khám hậu Covid-19 khi có các triệu chứng được cảnh báo hoặc là đối tượng nguy cơ.
Thông thường, các dấu hiệu trên xuất hiện sau 3 tháng kể từ khi mắc Covid-19, kéo dài ít nhất 2 tháng và không thể giải thích được bằng một chẩn đoán khác. Có thể chia người mắc Covid-19 thành 3 nhóm:
Nhóm 1: Nguy cơ cao phát triển tình trạng hậu Covid-19 (lớn tuổi, bệnh nền, Covid-19 cấp nặng khi nằm viện).
Nhóm 2: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng mới hay còn dai dẳng sau khi khỏi Covid-19.
Đây là 2 nhóm cần khám, theo dõi hậu Covid-19.
Nhóm 3:Người sau khi khỏi Covid-19 không có triệu chứng gì (chiếm đa số), vẫn học tập, lao động, sinh hoạt bình thường, không ảnh hưởng chất lượng cuộc sống và không thuộc nhóm những người nguy cơ thì không cần khám hậu Covid-19.
“Do đó, bà con sau mắc Covid-19 cũng không nên quá lo lắng, hoang mang mà hãy tự tin, lạc quan, tinh thần sảng khoái, tiếp tục lao động, học tập như những người khác”, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.
Theo khảo sát ngày 7/4, website nhiều cơ sở y tế trên địa bàn TP.HCM đang niêm yết các gói khám dịch vụ hậu Covid-19.
Ví dụ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM giới thiệu 3 gói khám sức khỏe hậu Covid-19 cơ bản, nâng cao và chuyên sâu. Bệnh viện Nhi đồng thành phố có gói khám hậu Covid-19 cho trẻ em gồm cơ bản và toàn diện. Chi phí dao động từ 1,4 triệu đồng đến 7,4 triệu đồng.
Ở nhóm bệnh viện tư nhân, Bệnh viện Hoàn Mỹ, AIH, Vinmec, FV… cũng xây dựng các gói kiểm tra sức khỏe hậu Covid-19 từ cơ bản, nâng cao đến mở rộng. Chi phí các gói khám từ 2,1 triệu đồng đến cao nhất là 24.900.000 đồng.
Trước đó, tháng 2/2022, Sở Y tế TP.HCM đã có văn bản chấn chỉnh tình trạng loạn giá dịch vụ khám sức khỏe hậu Covid-19.
Linh Giao
" alt=""/>Các gói khám dịch vụ hậu CovidiPhone 3GS là chiếc iPhone đầu tiên có chữ "S" trong tên gọi.
Apple cũng áp dụng cách đặt tên này trên một số dòng iPhone ra mắt sau đó. Tuy nhiên, kể từ chiếc iPhone XS được giới thiệu vào năm 2018 đến nay, người dùng không còn thấy bất cứ chiếc iPhone "S" nào nữa.
Theo PhoneArena, việc thêm chữ "S" vào sau tên gọi của sản phẩm không phải là một chiến lược tốt để xây dựng thương hiệu. iPhone "S" luôn bị người dùng nhận định là những bản nâng cấp nhỏ, kém hấp dẫn.
Có vẻ như Apple cũng nhận thấy điều này và đã quyết định thay đổi chiến lược. Sau chiếc iPhone XS, công ty không còn giới thiệu bất cứ chiếc điện thoại nào có chữ "S" phía sau tên gọi. Thay vào đó, hãng phân chia các sản phẩm của mình thành hai loại: thông thường và chuyên nghiệp (Pro).
Thay đổi này bắt đầu từ thế hệ iPhone 2019, bao gồm bộ 3 iPhone 11, iPhone 11 Pro và iPhone 11 Pro Max. Với một mức giá phù hợp, doanh số của iPhone 11 thậm chí còn cao hơn 50% so với hai phiên bản Pro. Trên thực tế, iPhone 11 giống như bản rút gọn của chiếc 11 Pro, nhưng vẫn được trang bị hàng loạt tính năng cần thiết để đảm bảo trải nghiệm của người dùng.
Chiến lược này tiếp tục được duy trì trên thế hệ iPhone 12. Không có bất cứ chiếc iPhone "S" nào giới thiệu, thay vào đó, hãng đã bổ sung thêm phiên bản 12 Mini. Dù iPhone 12 Mini là một thất bại về mặt doanh số, nhưng 3 phiên bản còn lại đều có sức mua vượt trội.
Kể từ chiếc iPhone XS ra mắt năm 2018, Apple đã không còn dùng chữ "S" để đặt tên cho iPhone.
Thế hệ iPhone 13 vừa ra mắt chỉ được xem là một bản nâng cấp nhỏ của iPhone 12. Thậm chí, nhiều người còn gọi chúng là "iPhone 12S". Tuy nhiên, Apple đã không sử dụng tên gọi này. Việc đặt tên sản phẩm là "iPhone 13" sẽ tạo cảm giác mới mẻ cho người dùng, giúp chúng bớt nhàm chán hơn, ít nhất là ở cái tên.
Các nguồn tin rò rỉ gần đây chỉ ra rằng những chiếc iPhone ra mắt năm 2022 cũng sẽ không có bất kỳ chữ "S" nào trong tên gọi. Cụ thể, iPhone 2022 được cho là sẽ có 4 phiên bản, bao gồm iPhone 14, iPhone 14 Max, iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max.
Theo PhoneArena, khả năng mà Apple sử dụng trở lại cách đặt tên iPhone "S" là rất thấp. Thậm chí, một số nguồn tin còn cho rằng đến những thiết bị của hãng sau này sẽ chỉ có tên ngắn gọi như iPhone, iPhone Fold, iPhone Pro và iPhone Pro Max.
Theo Dantri/PhoneArena
Nhà phân tích công nghệ Rob Enderle cho rằng Apple đã đánh mất khả năng cho ra đời những sản phẩm có thể tạo nên một cuộc cách mạng trên thị trường mà trở thành một tập đoàn tập trung vào lợi nhuận.
" alt=""/>Apple không còn đặt tên iPhone 'S' trong tương lai