Tên trộm viết email xin lỗi "khổ chủ"
Thậm chí, sau khi xem xét chiếc laptop và nhận ra khổ chủ là một sinh viên đại học, tên trộm còn tốt bụng gửi thêm một bức email hỏi chủ nhân có cần tài liệu học tập quan trọng nào trong máy không hắn sẽ gửi lại.
“Nếu có những tài liệu học tập nào ở trường mà bạn cần đến, hãy nói cho tôi biết và tôi sẽ gửi lại cho bạn qua email. Một lần nữa tôi thành thật xin lỗi”, tên trộm viết.
Ngay sau khi được chia sẻ, câu chuyện bi hài này đã thu hút hàng chục nghìn lượt thích và phản hồi. Một số người cảm thông cho tên trộm, bởi có lẽ do thực sự cần tiền hắn mới phải làm như vậy. Việc gửi bức thư xin lỗi cho thấy bản chất tên trộm không phải là người xấu và biết hồi lỗi.
“Đây là tên trộm lịch sự nhất mà tôi từng biết. Tôi thực sự thích tên trộm này”, một cư dân mạng bình luận.
Trong khi số khác chỉ trích tên trộm và cho rằng, nghèo không phải là lý do biện minh cho việc phạm tội.
“Ăn trộm là một hành vi sai trái dù với bất kỳ lý do nào. Thật khó hiểu khi nhiều người lại chấp nhận với hành vi của tên trộm này, thậm chí còn cảm thông và muốn giúp đỡ hắn”, một cư dân mạng nhận xét.
Thúy Nga (Theo Odditycentral)
Trên mạng xã hội những giờ qua lan truyền chóng mặt hình ảnh về việc sinh viên ở TP.HCM rồng rắn xếp hàng từ nửa đêm để lấy số thứ tự đăng ký thi chứng chỉ TOEIC.
" alt=""/>Lấy cắp laptop, tên trộm nhắn tin hỏi “Có cần gửi lại tài liệu học không”Mặc dù UBND phường đã treo thông báo công khai tại khu nhà, vận động, tuyên truyền để người dân tự giác tháo dỡ phần cơi nới vi phạm nhưng vì lí do nguy hiểm cho công trình nên nhiều người dân vẫn chưa biết nên tháo dỡ như thế nào.
Bảng thông báo được treo lên tại các cửa ra vào đơn nguyên 1 và 2 khu tập thể Thành Công từ đầu năm 2017. |
Khu nhà G6A tập thể Thành Công nằm trên mặt đường Nguyên Hồng (phường Thành Công, Ba Đình, Hà Nội) được đưa vào sử dụng từ năm 1987. Toàn bộ khu tập thể hiện xuống cấp trầm trọng, mức độ nguy hiểm báo động ở cấp độ D. UBND phường Thành Công đã phải gắn biển thông báo ở đơn nguyên 1 và 2, yêu cầu các hộ dân không cơi nới trái phép và chủ động tháo dỡ các phần đã cơi nới để bảo đảm khả năng chịu lực của tòa nhà.
Có mặt tại khu nhà G6A – Khu tập thể Thành Công, theo quan sát của PV Báo điện tử Infonet, sau khoảng 30 năm sử dụng, tòa nhà đã xuống cấp trầm trọng. Phần tiếp giáp giữa các đơn nguyên của tòa nhà càng ngày càng tách xa nhau.
Tập thể Thành Công xuống cấp nghiêm trọng, cơ quan chức năng đã xếp loại công trình nguy hiểm cấp cao nhất (cấp độ D) và phải di dời người dân khẩn cấp.
Hai đơn nguyên tách rời, cách nhau hàng chục cen-ti-met.
Theo ông Chi (cư dân khu nhà G6A, tập thể Thành Công), từ năm 1987 khi người dân chuyển đến khe nứt này đã tồn tại. Ông Chi cho rằng để tiết kiệm chi phí đào móng, chủ đầu tư đã xây chung cư dựa trên 2 nền móng không bằng phẳng nên đã tạo ra khe hở ngay từ đầu. |
Tòa nhà cao 5 tầng, các bức tường bị rạn nứt và bị lún nghiêm trọng. Phần tiếp giáp giữa các phòng cũng xuất hiện vết nứt khá lớn, một số người dân đã gia cố bằng cách trám xi măng.
Đặc biệt tại khu vực cửa số 2 của tòa nhà, phần nóc tầng 1 đã bị bong tróc bê tông, để lộ ra những khung sắt hoen rỉ. Phía trong, các bức tường bong tróc nham nhở.
Các mảng tường bị bong tróc nham nhở, trơ cả gạch. |
Theo ghi nhận của PV, hầu như các hộ dân tại khu nhà G6A tập thể Thành Công đều đồng tình với chủ trương của thành phố về việc cần phải xây dựng lại các nhà chung cư cũ xuống cấp bởi họ ý thức được mức độ nguy hiểm của tòa nhà mình đang ở.
Nhiều người dân sinh sống tại khu nhà cho biết, họ đã động viên các hộ gia đình tháo dỡ phần cơi nới để giảm áp lực cho tòa nhà. Tuy nhiên, theo ý kiến của cư dân, việc để các hộ tự giác tháo dỡ phần "chuồng cọp" rất nguy hiểm, cần có biện pháp đảm bảo an toàn con người và cả công trình.
Hệ thống "chuồng cọp" - phần không gian cơi nới dày đặc ảnh hưởng lớn đến khả năng chịu lực của toàn khu nhà. |
Anh Tuấn (cư dân khu nhà G6A tập thể Thành Công) cho biết: “Bản thân tôi cũng như nhiều người ý thức được mức độ nguy hiểm của khu nhà và cả những phần cơi nới. Tuy nhiên, không gian cơi nới thêm đã được xây dựng từ rất lâu, ăn chặt vào cốt nhà, vì thế bảo người dân tự tháo dỡ là rất khó”.
Cùng quan điểm với anh Tuấn, bà Nguyễn Trúc Loan (cư dân khu nhà G6A) chia sẻ: “Gia đình chúng tôi sinh sống ở đây đã hơn 20 năm, phần không gian cơi nới cũng tồn tại với thời gian tương tự. Với những phần cơi nới mới làm chỉ bằng sắt thép thì không sao chứ những không gian mở rộng có từ lâu, gắn với nhà rồi thì tháo dỡ ra rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới cả căn hộ. Bây giờ người dân cũng ý thức được nhưng vấn đề là tháo dỡ như thế nào”.
Những phần cơi nới bằng thép và diện tích nhỏ có thể dễ dàng tháo dỡ.
Nhưng việc tháo dỡ những khối không gian cơi nới có diện tích lớn hơn đã tồn tại hàng chục năm sẽ rất khó khăn và có thể gây nguy hiểm cho cả tòa nhà. |
Bà Nguyễn Minh Tâm (Tổ trưởng tổ dân phố ) cho biết, tấm bảng thông báo công khai vận động người dân đã được treo từ đầu năm 2017. Theo đó, người dân cũng biết và ủng hộ chủ trương của chính quyền. Trước đó, UBND Phường Thành Công đã có cuộc họp với 49 hộ dân sinh sống tại khu nhà G6A để thông báo về mức độ nguy hiểm của khu nhà, việc di dời dân cư, đồng thời vận động người dân chủ động tháo dỡ phần cơi nới.
Bảng thông báo đã được treo lên tại 2 cửa ra vào của đơn nguyên 1 và 2 khu nhà G6A từ đầu năm 2017. |
"Việc tạm cư cho người dân bố trí tại các quỹ nhà gồm: Lô E Khu đô thị (KĐT) Yên Hòa (quận Cầu Giấy), nhà A1 - A2 - X2 Phú Thượng (quận Tây Hồ), nhà CT1 KĐT thành phố Giao Lưu (quận Bắc Từ Liêm). Chính quyền các phường có nhà nguy hiểm đã tổ chức đưa người dân đi tham quan các địa điểm tạm cư và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của người dân. Trong số đó, chỉ có một số ít trên tổng số 49 hộ dân nhà G6A Thành Công đồng ý nhận phương án tạm cư. Tuy nhiên, đến nay tất cả những người dân đã đồng ý phương án tạm cư cũng như chưa đồng ý vẫn đang sinh sống bình thường tại các khu nhà tập thể nguy hiểm này bởi vì đa phần người dân đều hoang mang không biết đi thì khi nào được về, hay không có cơ hội để về" – bà Tâm cho biết.
Bà Tâm cũng bày tỏ băn khoăn của hầu hết các hộ dân về việc tháo dỡ phần "chuồng cọp" theo thông báo của UBND phường Thành Công: “Cả nhà và phần cơi nới là một khối từ lâu rồi, nếu bây giờ bỏ đi thì cả căn nhà sẽ như thế nào? Chúng tôi ủng hộ việc này, tuy nhiên bảo người dân tự tháo thì chúng tôi chẳng biết phải làm như thế nào? Để nguyên có thể không sao nhưng tháo phần cơi nới ra có thể sẽ nguy hiểm do nhà cũng đã xuống cấp lâu rồi".
Phần lớn người dân khi được hỏi đều cho biết rất mơ hồ về cách thức tháo dỡ các phần cơi nới. |
Người dân ở đây mong muốn sớm được gặp cơ quan chức năng để có một cuộc đánh giá công khai mức độ nguy hiểm của khu nhà một cách khách quan và được giải đáp thắc mắc, hướng dẫn cách thức tháo dỡ các phần cơi nới. Bên cạnh đó, người dân cũng muốn được biết cụ thể, chính xác các vấn đề chính sách, quyền lợi của người dân trong việc di dời, tạm cư và tái định cư khi xây dựng lại khu tập thể.
PV Báo điện tử Infonet đã liên hệ làm việc với UBND phường Thành Công để đưa những băn khoăn và thắc mắc này của người dân lên phường giải đáp. Infonet sẽ tiếp tục thông tin về vấn đề này ngay sau khi có câu trả lời của UBND phường Thành Công.
Theo Infonet
Nằm trong danh sách công trình cấp độ D, khu nhà G6A Thành Công được đánh giá là khu nhà tập thể nguy hiểm nhất Hà Nội.
" alt=""/>Khu tập thể Thành Công 'oằn mình' gánh chuồng cọp, báo động nguy cơ sậpÔng dẫn ví dụ, địa phương tuyển nhiều số lượng thì việc xét tuyển không căng thẳng, áp lực. Nhưng càng ở những thành phố lớn có những trường chuyên, trường có uy tín thì việc tổ chức thi hay xét tuyển cũng là vấn đề lớn.
Đã là kỳ thi hay xét tuyển thì vẫn phải đảm bảo sự công bằng, tin cậy trước tiên, sau đó mới nói chuyện áp lực. Nhưng có áp lực cũng khó thay đổi. Dù thi hay xét tuyển mà giữa cung và cầu, số lượng muốn vào và số chỗ tiếp nhận khác nhau thì có thi hay xét tuyển áp lực cũng không hề giảm, mà chỉ chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
"Nếu tổ chức thi, thì áp lực dồn vào thời gian ôn thi và thi. Còn nếu dựa vào xét tuyển trên học bạ, thì áp lực sẽ giải ra các năm học", Thứ trưởng GD-ĐT phân tích.
Theo ông Sơn, việc thi 3 môn hay 4 môn giữa các địa phương không liên quan đến nhau, vì họ chỉ tuyển sinh trong một địa phương đó.
“Trong địa phương các thí sinh cùng thi vào một trường thì lúc đó chúng ta quan tâm đến độ tin cậy, công bằng. Cho nên giữa thi 3 môn hay 4 môn cũng không ảnh hưởng nhiều đến tin cậy, công bằng.
Về ý kiến nhân hệ số 2 điểm môn Văn, Toán không còn phù hợp, Thứ trưởng GD - ĐT cho hay, chương trình giáo dục phổ thông chú trọng đến việc phát triển toàn diện năng lực cho học sinh. Tuy nhiên, không có nghĩa như vậy sẽ coi nhẹ các môn văn hoá, đặc biệt các môn quan trọng như toán và văn.
Bộ đã quy định, với chương trình phổ thông mới thì không còn tính điểm trung bình, không còn hệ số môn học để ghi vào học bạ.
Tuy nhiên, đối với việc tổ chức thi vào lớp 10, các trường phổ thông, địa phương phải nghiên cứu kỹ tình hình, yêu cầu của các trường. Từ đó có thể đưa ra yêu cầu môn toán và văn hệ số 2. Nếu chỉ với 3 môn toán, văn, ngoại ngữ thì việc nhân hệ số cũng có lý do vì nhiều nơi không phải em nào cũng có điều kiện học ngoại ngữ như nhau.
"Do vậy chọn nhân đôi hai môn toán, văn cũng có căn cứ. Mặt khác cũng có thể xem như yêu cầu đầu vào, vì trong quá trình học phổ thông, có thể hai môn này yêu cầu kiến thức nền tảng quan trọng hơn nên phải học tốt hơn. Địa phương có thể cân nhắc việc này, đặc biệt đối với các trường chuyên", Thứ trưởng Sơn giải thích.