Nhận định, soi kèo Odisha vs Hyderabad, 21h00 ngày 14/2: Khó cho cửa dưới

Thời sự 2025-02-16 11:23:56 56622
ậnđịnhsoikèoOdishavsHyderabadhngàyKhóchocửadướgiải bóng đá ả rập xê út   Hư Vân - 14/02/2025 04:35  Nhận định bóng đá giải khác
本文地址:http://play.tour-time.com/html/80f699899.html
版权声明

本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。

全站热门

Nhận định, soi kèo Melbourne City vs Perth Glory FC, 13h00 ngày 15/2: Tưng bừng bàn thắng

The Wisteria  1.jpg
Lễ cất nóc dự án The Wisteria sáng 18/6

Chung cư The Wisteria là một phân khu nằm trong đại dự án Hinode Royal Park, tọa lạc ngay tại mặt tiền mặt tiền quốc lộ 32 và đại lộ lớn nhất khu đô thị - đại lộ Bình Minh. Đây được coi là vị trí đắt giá, đón đầu quy hoạch vành đai 3.5 và tuyến Metro số 7, có khả năng kết nối linh hoạt đến với các khu vực trung tâm của Thủ đô như: Long Biên, Thanh Trì, Hà Đông, Mỹ Đình… Từ đây, cư dân có thể di chuyển thuận lợi tới các địa điểm trọng yếu phục vụ nhu cầu vui chơi giải trí, mua sắm, hành chính, học tập. 

Dự án với quy mô hơn 1,6ha bao gồm 3 tòa nhà 25 tầng, cung cấp ra thị trường 840 căn hộ với đa dạng các loại hình sản phẩm từ: 02 phòng ngủ, 02 phòng ngủ+1, 03 phòng ngủ đến Dual Key, Mezza, Duplex, Penthouse…, đáp ứng mọi nhu cầu sử dụng của cá nhân, các cặp vợ chồng trẻ hay những đại gia đình lớn.

The Wisteria  2.jpg
Đại diện chủ đầu tư và các đối tác chụp ảnh kỷ niệm, đánh dấu mốc hợp tác bền chặt giữa các bên

Phát biểu tại buổi lễ, ông Trịnh Đình Nho - đại diện chủ đầu tư chia sẻ: “Đến hôm nay, trải qua nhiều khó khăn, thử thách và vượt qua những biến động trong thị trường bất động sản, chủ đầu tư và nhà thầu Ecoba đã tổ chức lễ cất nóc cho dự án The Wisteria. Đây là minh chứng thể hiện cho tiềm lực tài chính vững mạnh, năng lực vượt trội, cũng như khẳng định được sự uy tín của chủ đầu tư, đảm bảo cam kết hoàn thành dự án đúng tiến độ để bàn giao căn hộ cho khách hàng”.  

The Wisteria  3.jpg
 Ông Trịnh Đình Nho - đại diện chủ đầu tư phát biểu tại buổi lễ

Ông Phan Việt Anh - đại diện nhà thầu Ecoba Việt Nam chia sẻ: “Được lựa chọn là nhà thầu chính cho dự án The Wisteria vừa là vinh dự, vừa là thách thức đối với công ty Ecoba Việt Nam. Chúng tôi sẽ luôn kiên trì và nỗ lực xây dựng cho mình một chiến lược phát triển để tận dụng tốt các cơ hội, vững vàng vượt qua thử thách, cam kết sẽ mang đến chất lượng theo tiêu chuẩn đã đặt ra và đảm bảo đúng thời gian hoàn thành công trình”. 

The Wisteria  4.jpg
Ông Phan Việt Anh - đại diện nhà thầu Ecoba Việt Nam chia sẻ tại buổi lễ

Với sự đầu tư bài bản và tâm huyết của chủ đầu tư và nhà thầu, The Wisteria được xây dựng theo các công nghệ hiện đại, chú trọng đầu tư về máy móc, thiết bị, vật liệu và các nhân sự cao cấp, chuyên nghiệp. Các căn hộ tại đây thiết kế theo xu hướng tối đa hóa công năng, tối ưu không gian sử dụng, có thể tận dụng ánh sáng tự nhiên, đón nắng, gió vào phòng, giúp điều hòa không khí, tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên. 

Không chỉ sở hữu không gian sống hoàn hảo, cư dân tại dự án sẽ được thỏa mãn mọi nhu cầu của cuộc sống với hệ thống tiện ích đa dạng đạt đủ tiêu chuẩn của một khu chung cư cao cấp như: bể bơi ngoài trời, sân vườn nội khu, thư viện, phòng sinh hoạt cộng đồng…Bên cạnh đó, gia chủ còn được hưởng lợi từ hệ thống tiện ích "all -in - one" của đại đô thị Hinode Royal Park, bao gồm: sân tập thể thao, bể bơi, tiện ích mua sắm - giải trí như: siêu thị, quán bar, nhà hàng, clubhouse, công viên, khu sân chơi trẻ em, chuỗi cửa hàng shophouse, trường học liên cấp, bệnh viện…

Hiện tại, chủ đầu tư đang tung ra nhiều chính sách ưu đãi, nhằm hỗ trợ khách hàng có thể dễ dàng sở hữu một chốn an cư viên mãn với giải pháp thanh toán dễ dàng. Cụ thể, người mua sẽ được hỗ trợ vay tới 65% giá trị căn hộ với lãi suất 0% ân hạn 18 tháng, khi lựa chọn thanh toán sớm 95% thì khách hàng sẽ được hưởng chiết khấu 7%/tổng giá trị căn hộ.

Ngọc Diệp

">

Dự án The Wisteria cất nóc vượt tiến độ

Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường vừa ký gửi báo cáo đến HĐND TP, trả lời kiến nghị của cử tri trước và sau kỳ họp HĐND TP khóa 10, nhiệm kỳ 2021-2026. 

Theo đó, cử tri quận Ninh Kiều, quận Bình Thủy đề nghị TP rà soát, thông tin về thời gian thực hiện một số dự án trên địa bàn vì "quy hoạch kéo dài đã lâu, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người dân”. 

Trả lời, UBND TP Cần Thơ cho biết, đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư giai đoạn 1 thuộc Trường Đại học Kỹ thuật - Công nghệ Cần Thơtại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy do Trung tâm Phát triển quỹ đất TP làm chủ đầu tư, quy mô 5,7ha, có 61 hộ dân bị ảnh hưởng.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng, UBND TP Cần Thơ cho biết, đến nay, đã hoàn tất công tác đo đạc, kiểm đếm lập hồ sơ bồi thường cho 61/61 trường hợp (trong đó 43 trường hợp có đất, 18 trường hợp xây dựng nhà trên đất người khác). 

UBND quận Bình Thủy phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 60/61 trường hợp, với tổng số tiền 38,86 tỷ đồng; đã lập thủ tục chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ cho 59/60 trường hợp, với 38,836 tỷ đồng (còn 1 trường hợp đề nghị được bố trí nền tái định cư sẽ nhận tiền bồi thường, hỗ trợ và bàn giao mặt bằng cho dự án).

Theo UBND TP, đã có 36/43 hộ bàn giao mặt bằng cho dự án, diện tích là 5,35/5,70ha.

UBND TP Cần Thơ cho biết thêm, đã phê duyệt chính sách tái định cư cho 60/60 trường hợp. Trong đó, 15 trường hợp đủ điều kiện tái định cư, 45 trường hợp không đủ điều kiện xét tái định cư.

“Hiện nay, đã bố trí tái định cư cho 1 trường hợp. Đối với các trường hợp còn lại, UBND TP đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP phối hợp với UBND quận Bình Thủy và các đơn vị liên quan tham mưu rà soát quỹ nền tái định cư trên địa bàn quận để bố trí cho 14 trường hợp còn lại theo đúng quy định”, UBND TP Cần Thơ trả lời cử tri. 

Đối với dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư Trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Cần Thơtại phường Long Tuyền, quận Bình Thủy, do Trung tâm Phát triển quỹ đất TP làm chủ đầu tư, dự án có quy mô 7,72ha, 84 hộ dân bị ảnh hưởng.

Về công tác bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng, đến nay đã hoàn tất công tác kiểm đếm lập hồ sơ bồi thường cho 84/84 trường hợp (69 trường hợp có đất và 15 trường hợp xây dựng nhà trên đất người khác). 

UBND quận Bình Thủy phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ cho 84/84 trường hợp, diện tích khoảng 7,22ha, với khoảng 122,8 tỷ đồng. Đã chi trả bồi thường cho 83/84 trường hợp, với khoảng 121,92 tỷ đồng.

54/84 trường hợp hoàn tất bàn giao mặt bằng cho dự án, còn lại 29 trường hợp chưa bàn giao mặt bằng, với lý do chờ nhận nền tái định cư, khi nào dự án thực hiện sẽ bàn giao. 

Vẫn theo báo cáo của UBND TP, đã có quyết định phê duyệt chính sách tái định cư 84/84 trường hợp, trong đó 26 trường hợp đủ điều kiện xét tái định cư, tương đương 28 nền. 

UBND TP đã chỉ đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP phối hợp với UBND quận Bình Thủy và các đơn vị liên quan tham mưu rà soát quỹ nền tái định cư trên địa bàn quận để bố trí cho các trường hợp đủ điều kiện tái định cư theo đúng quy định. 

Thông tin về dự án khu đô thị mới Võ Văn Kiệt

Đối với dự án Khu đô thị mới Võ Văn Kiệt, đoạn từ rạch Sao đến rạch Mương Khai (diện tích 35ha) đã được UBND TP tham mưu trình HĐND TP dừng thực hiện tại Nghị quyết số 48 ngày 9/12/2022 của HĐND TP.

UBND TP Cần Thơ cũng ban hành Kế hoạch số 33 ngày 20/2/2023 tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết này, đến nay đã thực hiện một số công việc.

Đối với 24 trường hợp đã bàn giao mặt bằng cho dự án đủ điều kiện trình hỗ trợ tiền thuê nhà tạm cư theo quy định, Trung tâm Phát triển quỹ đất đang phối hợp cùng các cơ quan liên quan để chi trả tiền bồi thường, tiền hỗ trợ bổ sung, tiền thuê nhà tạm cư cho hộ dân. Ngoài ra, dự kiến bố trí tái định cư cho các hộ dân này tại Khu tái định cư phường Long Hòa (khu 2) đang chuẩn bị khởi công.

Với các trường hợp còn lại, Trung tâm Phát triển quỹ đất đang phối hợp cùng UBND quận Bình Thủy và các đơn vị có liên quan tham mưu cấp thẩm quyền hủy bỏ "Thông báo thu hồi đất và các quyết định phê duyệt chính sách tái định cư của các hộ dân ảnh hưởng dự án Khu đô thị mới Võ Văn Kiệt và quản lý theo quy hoạch đã được phê duyệt”. 

Cần Thơ.jpg
Khu đô thị mới An Bình. Ảnh: H.T

Đối với khu đô thị mới An Bình, dự án được UBND TP Cần Thơ ban hành quyết định chủ trương đầu tư số 2017 ngày 9/8/2018, theo đó chấp thuận nhà đầu tư là Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Hồng Phát thực hiện dự án. Tiến độ thực hiện là 5 năm (2018-2023). 

Theo UBND TP Cần Thơ, dự án triển khai chậm tiến độ so với chủ trương đầu tư, chủ yếu do người dân chưa đồng thuận trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và trong năm 2020, 2021 bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dịch Covid-19.

Hiện dự án còn trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, chưa triển khai đầu tư xây dựng; tổng diện tích dự án: 487.496m²; đã chi trả cho diện tích 78.541,66m² với khoảng 128,5 tỷ đồng; đã nhận bàn giao mặt bằng ngoài thực địa từ Trung tâm Phát triển quỹ đất với diện tích 6,85ha.

Ngoài ra, Công ty Hồng Phát đã thỏa thuận mua từ các hộ dân với diện tích gần 0,76ha; nhà đầu tư đã san lấp mặt bằng 0,9ha.

“Hiện nay, dự án đang được UBND TP rà soát theo các quy định pháp luật về đầu tư, đấu thầu, xây dựng và đất đai để báo cáo Ban Thường vụ Thành ủy xem xét. Sau khi có kết quả, TP sẽ thông tin đến cử tri”, báo cáo của UBND TP Cần Thơ nêu. 

Cần Thơ sẽ làm gì với khu dân cư tự phát và nhà đã mua chưa được cấp sổ đỏ?UBND TP Cần Thơ trả lời ý kiến của cử tri về hướng xử lý các khu dân cư tự phát và mua nhà tại một số dự án khu đô thị mới đã nhiều năm nhưng chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ).">

Tiến độ một loạt dự án bất động sản ở các quận trung tâm TP Cần Thơ

W-bao ve tre em tren mang 0.jpg
Phó Chủ tịch VNISA Đặng Vũ Sơn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: D.V

Theo bà Phan Thị Kim Liên, quản lý chương trình bảo vệ trẻ em của World Vision Việt Nam, cứ 10 trẻ em Việt Nam thì có 9 em sử dụng Internet và các em dùng nó hàng ngày.

Môi trường số đã hiện hữu trong mọi mặt đời sống của tất cả mọi người và điều này đưa đến nhiều cơ hội cũng như không ít rủi ro cho sự phát triển của trẻ.

Đồng quan điểm, bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin - Trung tâm VNCERT/CC cũng nhận định sự gia tăng số trẻ sử dụng Internet đang đưa đến nhiều mối nguy hại, đồng thời chỉ ra 5 mối nguy hại điển hình từ Internet có thể tác động tiêu cực đến các em.

W-bao ve tre em tren mang 1.jpg
Bà Đinh Thị Như Hoa, Trưởng phòng Kiểm định an toàn thông tin của VNCERT/CC, Cục An toàn thông tin chia sẻ về những mối nguy hại điển hình với trẻ em từ việc sử dụng nhiều Internet. Ảnh: D.V

Cụ thể, các em có thể bị tiếp cận những nguồn thông tin không phù hợp như truy cập web đen có nội dung xấu, bị bạo lực mạng.

“Nếu không được phát hiện sớm, những thông tin này sẽ ảnh hưởng xấu đến tâm sinh lý, sức khỏe thể chất và hành vi của trẻ”, bà Hoa chia sẻ.

Việc nhiều phụ huynh vô tình chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ trên mạng xã hội cũng là một trong những mối nguy lớn khiến cho thông tin riêng tư của trẻ bị phát tán, rò rỉ và có thể đưa đến tác động tiêu cực cho các em.

Một mối nguy, rủi ro khác từ việc trẻ sử dụng Internet quá nhiều là các em bị nghiện game, mạng xã hội và nghiện Internet.

Số liệu của WHO cho thấy, khoảng 70 - 80% số trẻ em từ 10 - 15 tuổi thích chơi game online, trong đó tỷ lệ trẻ bị nghiện game chiếm khoảng 10 - 15%.

Song song đó, theo bà Hoa, 2 mối nguy hại lớn khác với trẻ em đến từ Internet là bắt nạt trực tuyến và lôi kéo, dụ dỗ, quấy rối, lừa đảo, ép tham gia các hoạt động phi pháp.

‘Chìa khóa’ giải quyết các thách thức về bảo vệ trẻ em

Trao đổi tại hội thảo, Phó Chủ tịch VNISA Đặng Vũ Sơn cho rằng, Chương trình bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng đến năm 2025 đã huy động được sự tham gia tích cực của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.

Tuy nhiên, thực tiễn triển khai, vẫn còn những hạn chế trong việc kết nối và phối hợp giữa các bên liên quan.

W-bao-ve-tre-em-tren-mang-0-1-1.jpg
Các chuyên gia đều thống nhất rằng cần có sự chung tay, phối hợp của các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp trong và ngoài nước vào công tác bảo vệ và hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh, sáng tạo trên môi trường mạng. Ảnh minh họa: D.V

Khẳng định VNISA cam kết sẽ đồng hành cùng cơ quan nhà nước và các tổ chức, doanh nghiệp để hiện thực hóa các sáng kiến bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, ông Đặng Vũ Sơn nhấn mạnh: “Sự kết nối và hợp tác là chìa khóa để giải quyết các thách thức và mang lại hiệu quả cao hơn cho công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng”.

Thông tin về một hoạt động nổi bật của Câu lạc bộ Bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng, ông Ngô Tuấn Anh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ cho biết: “Được ban hành tháng 6/2024, tiêu chuẩn cơ sở TCCS:03 VNISA sẽ góp phần phát triển hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ bảo vệ trẻ em. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự tham gia của các bên cũng như đông đảo người dùng vào công tác bảo vệ trẻ em trên mạng”.

W-bao ve tre em tren mang 2.jpg
Chuyên gia đến từ World Vision Việt Nam, bà Phan Thị Kim Liên chia sẻ cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm trong triển khai các giải pháp bảo vệ các em trên mạng. Ảnh: D.V

Chia sẻ cách tiếp cận lấy trẻ em làm trung tâm, bà Phan Thị Kim Liên, phân tích: Trên Internet, trẻ em là người dùng và cũng là người tạo ra nội dung; là người bị hại và cũng có thể là đối tượng gây hại; là đối tượng nhưng cũng có thể là chủ thể, đối tác trong việc thực hiện các biện pháp bảo vệ, phòng ngừa.

Với góc nhìn trên, bà Liên khuyến nghị hàng loạt biện pháp như: Nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò và trách nhiệm của trẻ, thúc đẩy văn hóa mạng ở người trẻ, tư vấn hỗ trợ trẻ có hành vi gây hại, nâng cao năng lực trẻ em bắt kịp thay đổi của công nghệ, lấy ý kiến của trẻ trong các chương trình truyền thông giáo dục, dịch vụ và chính sách liên quan...

Nhiều vụ xâm hại trẻ em Việt trên mạng bắt đầu từ lộ lọt thông tin cá nhânTheo chuyên gia Bùi Duy Thành, đại diện World Vision Việt Nam, hành vi đánh cắp thông tin cá nhân của trẻ chỉ là bước đầu tiên, sau đó kẻ xấu sẽ lợi dụng thông tin lấy được để tiếp tục xâm hại, bắt nạt trẻ.">

Mối nguy lớn từ việc phụ huynh chia sẻ thông tin cá nhân của trẻ trên mạng

Nhận định, soi kèo Osasuna vs Real Madrid, 22h15 ngày 15/2: Duy trì vị thế

W-bo truong Nguyen Manh Hung 3.jpg
Hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 8/2024 của Bộ TT&TT diễn ra ngày 30/8, theo phương thức trực tiếp kết hợp trực tuyến. Ảnh: Lê Anh Dũng

Diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến, hội nghị còn có sự tham dự của các Thứ trưởng Bộ TT&TT Phan Tâm, Phạm Đức Long, Nguyễn Huy Dũng, Nguyễn Thanh Lâm; Phó Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng Hoàng Minh Cường cùng lãnh đạo cấp trưởng và phó các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Bộ.

Số liệu thống kê được Văn phòng Bộ TT&TT cập nhật tại hội nghị cho thấy, 8 tháng đầu năm 2024, ngành TT&TT tiếp tục tăng trưởng cả về doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách cũng như đóng góp vào GDP đất nước, với mức tăng trưởng từ 20 – 25,5% so với cùng kỳ năm ngoái.

Đáng chú ý, trong tháng 8, Bộ TT&TT đã chủ trì tổ chức chuỗi hoạt động ý nghĩa nhân dịp kỷ niệm 79 năm ngày truyền thống ngành TT&TT, tiêu biểu như: Các lễ dâng hương tại An toàn khu Định Hóa, Thái Nguyên và Nghĩa trang liệt sĩ ngành TT&TT tại Tây Ninh; Tổ chức gặp mặt hơn 400 cán bộ hưu trí tại 3 miền Bắc, Trung và Nam; Trình chiếu 3D mapping tại tòa nhà Trụ sở Bộ để tái hiện lịch sử hình thành và phát triển ngành TT&TT; Tổ chức buổi trò chuyện của Bộ trưởng với toàn thể cán bộ, nhân viên trong Bộ về truyền thống, lịch sử của ngành và những cơ hội, thách thức, sứ mệnh, nhiệm vụ của thế hệ hiện tại.

Song song đó, nhiều hoạt động chuyên môn tiếp tục được các cơ quan, đơn vị trong Bộ duy trì ổn định và hiệu quả. Tuy nhiên, kết quả rà soát của Văn phòng Bộ TT&TT cho thấy, bên cạnh gần 150 nhiệm vụ đã được các đơn vị hoàn thành trong tháng 8, hiện vẫn còn một số nhiệm vụ bị quá thời hạn lãnh đạo Bộ yêu cầu. Với những đơn vị còn nhiều nhiệm vụ thực hiện chậm, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu lãnh đạo cấp trưởng các đơn vị này tập trung đẩy nhanh tiến độ giải quyết công việc, không để tình trạng tồn đọng các nhiệm vụ.

tang truong cua nganh TTTT 8 thang dau nam 2024 1.jpg
Số liệu thống kê về tình hình phát triển của ngành TT&TT trong 8 tháng đầu năm nay. Ảnh: Văn phòng Bộ TT&TT

Quan điểm người lãnh đạo có trách nhiệm đầu tư công nghệ, phát triển các công cụ số để giảm tải, giúp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đỡ vất vả đã nhiều lần được Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng khẳng định.

Tại cuộc gặp mặt toàn thể cán bộ, nhân viên trong Bộ TT&TT ngày 28/8, người đứng đầu ngành TT&TT đã chia sẻ về 2 việc đang được Bộ TT&TT tập trung triển khai để giảm tải cho người lao động, đó là: Phát triển trợ lý ảo phục vụ cán bộ, công chức; và triển khai hệ thống báo cáo trực tuyến với mục tiêu cụ thể là giảm 10 lần số lượng báo cáo từ các sở TT&TT về Bộ mỗi năm, qua đó cũng giảm thời gian các cơ quan, đơn vị trong Bộ phải xử lý báo cáo.

Kiểm tra tiến độ, kết quả triển khai 2 nhiệm vụ quan trọng kể trên là nội dung chiếm phần lớn thời gian của hội nghị giao quản lý nhà nước tháng 8/2024 của Bộ TT&TT. Trong đó, báo cáo trực tuyến được Văn phòng Bộ TT&TT triển khai thử nghiệm từ khoảng giữa tháng 7 đến nay, với định hướng là chuyển đổi số toàn diện công tác tổng hợp báo cáo, đồng thời tối ưu quy trình, giảm thiểu thời gian, chi phí và nhân lực.

W-bo truong Nguyen Manh Hung 1.jpg
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng chỉ rõ, mong muốn khi triển khai báo cáo trực tuyến là tiến tới cấp dưới không cần phải báo cáo lên cấp trên. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng yêu cầu Văn phòng Bộ TT&TT chuẩn bị báo cáo chuyên đề về việc triển khai hệ thống báo cáo trực tuyến, trên cơ sở làm việc với các cơ quan, đơn vị chuyên môn của Bộ và các sở TT&TT khu vực lân cận về nội dung thay đổi hình thức báo cáo của các cơ quan, đơn vị.

Chỉ rõ mục tiêu khi làm hệ thống báo cáo trực tuyến là tiến tới cấp dưới không cần phải báo cáo cấp trên, người đứng đầu ngành TT&TT cũng nêu yêu cầu: Từ số liệu được các sở TT&TT cập nhật định kỳ trên hệ thống, các cục trưởng, vụ trưởng sẽ phải làm ra được báo cáo hàng tháng hoặc đột xuất về tình hình hoạt động trong lĩnh vực do đơn vị mình phụ trách.

Xây dựng hệ tri thức là việc chính khi làm trợ lý ảo hỗ trợ công chức

Phần lớn thời gian của hội nghị giao ban quản lý nhà nước tháng 8 đã được dành cho việc demo trợ lý ảo của Cục Chuyển đổi số quốc gia, Cục Thông tin đối ngoại, và những trao đổi, thảo luận để tìm ra cách làm khả thi, đặc biệt là việc xây dựng hệ tri thức xuất sắc của các đơn vị.

W-tro ly ao Cuc Chuyen doi so quoc gia.jpg
Ông Đỗ Lập Hiển, đại diện Cục Chuyển đổi số quốc gia demo trợ lý ảo của đơn vị này tại hội nghị. Ảnh: Lê Anh Dũng

Bộ TT&TT đã xác định sẽ tiên phong trong ứng dụng trợ lý ảo vào hoạt động chuyên môn. Trợ lý ảo của Bộ TT&TT là sự kết hợp giữa hệ tri thức chuyên gia do con người xây dựng và mô hình ngôn ngữ lớn của trí tuệ nhân tạo. Qua việc thúc đẩy sử dụng trợ lý ảo hỗ trợ công việc, các đơn vị còn tích lũy được tri thức của tổ chức, là tài sản quý để lại cho các thế hệ kế tiếp.

W-tro ly ao Cuc thong tin doi ngoai.jpg
Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại Phạm Anh Tuấn thông tin về cách làm trợ lý ảo của Cục. Ảnh: Lê Anh Dũng

Qua demo trợ lý ảo của 2 đơn vị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nhắc lại quan điểm của Bộ trong phát triển trợ lý ảo phục vụ cán bộ, công chức, đó là việc xây dựng hệ tri thức là quan trọng, là việc chính; Sự xuất sắc của trợ lý ảo phục vụ cho cán bộ, công chức thì xuất sắc đầu tiên phải là hệ tri thức.

Trước băn khoăn của các đơn vị về việc làm sao đẩy nhanh xây dựng hệ tri thức, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng gợi mở cách làm gồm các bước: Rà soát lại các câu hỏi hiện có xem đã phải là những câu hỏi thường gặp trong thực tiễn công việc của đơn vị hay không; Dùng ChatGPT trả lời các câu hỏi đơn; Chia nhỏ việc trả lời các câu hỏi mới, câu hỏi kép tích hợp nhiều nội dung cho các nhân viên trong đơn vị; Cuối cùng là ‘cứng hóa’ các câu trả lời qua việc họp đánh giá tính chính xác để thống nhất đưa vào hệ tri thức của đơn vị. Bước cuối cùng này nhằm đảm bảo rằng 1 quy trình, 1 việc thì hệ thống chỉ đưa ra 1 câu trả lời. “Đây chính là cách chúng ta sử dụng ChatGPT trong quản lý nhà nước!”,Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho hay.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng giao Thứ trưởng Phạm Đức Long chỉ đạo, tập trung làm nhanh trợ lý ảo của Cục Chuyển đổi số quốc gia. Sau đó, qua so sánh phương án làm trợ lý ảo tại Cục Chuyển đổi số quốc gia và Cục Thông tin đối ngoại, lãnh đạo Bộ sẽ thống nhất phương án và có hướng dẫn các đơn vị khác triển khai.

Thay đổi cách làm việc của bộ máy công chức bằng trợ lý ảoBộ TT&TT kỳ vọng trợ lý ảo sẽ thay đổi hệ tri thức và cách làm việc của hệ thống công chức nhà nước, thông minh hóa hoạt động của toàn bộ hệ thống công chức Việt Nam.">

Xây dựng hệ tri thức xuất sắc là quan trọng khi làm trợ lý ảo hỗ trợ công chức

W-ba Nguyen Thi Nga 1.jpg
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐTB&XH trao đổi tại tọa đàm về bảo vệ trẻ em. Ảnh: D.V

Năm 2024 đã có những bước tiến so với giai đoạn trước, tiêu biểu là sự phối hợp giữa 3 lực lượng chính gồm A05 (Bộ Công an), Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT) và Cục trẻ em (Bộ LĐTB&XH) trong việc kết nối các cơ quan, đơn vị khác để tổ chức tập huấn toàn quốc cho hơn 24.000 người về công tác bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

“Chúng ta cũng đã có Mạng lưới ứng cứu, bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng, Câu lạc bộ bảo vệ trẻ em Việt Nam trên không gian mạng. Tuy vậy, giai đoạn tới, việc quan trọng là phải làm sao để có thể kết nối, phối hợp chặt chẽ hơn thông qua các cuộc họp giao ban được duy trì thường xuyên hơn”, bà Nguyễn Thị Nga chia sẻ.

W-Ba Van Anh MSD.jpg
Phó Viện trưởng MSD Trần Vân Anh cho rằng, sự tham gia của trẻ em Việt Nam trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường mạng vẫn chưa đồng đều và còn nhiều hạn chế. Ảnh: D.V

Theo bà Trần Vân Anh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững – MSD, quyền tham gia của trẻ em đã được quan tâm thúc đẩy trong nhiều môi trường, từ đó góp phần nâng cao hiệu quả tham gia của trẻ em và đảm bảo quyền trẻ em ở Việt Nam. Tuy nhiên, sự tham gia của trẻ em trong gia đình, nhà trường, cộng đồng và môi trường mạng vẫn chưa đồng đều và còn nhiều hạn chế.  

Minh chứng cho nhận định của mình, bà Trần Vân Anh điểm ra một số kết quả nổi bật trong khảo sát ‘Tiếng nói trẻ em Việt Nam’ mới được MSD thực hiện.

Nghiên cứu của MSD cho thấy, bên cạnh các môi trường gia đình, trường học, cộng đồng, môi trường mạng đang ngày càng có vai trò quan trọng trong đời sống của trẻ em. 

Cụ thể, theo kết quả khảo sát, có tới 83,9% trẻ em được khảo sát có sử dụng điện thoại, và tỷ lệ trẻ có sử dụng mạng xã hội là 86,1%.

bieu do muc dich tre em su dung dien thoai.jpg
Biểu đồ về mục đích sử dụng điện thoại của trẻ em Việt Nam. Ảnh: MSD

97% trẻ em được khảo sát sử dụng điện thoại từ 1 giờ/ngày, trong đó gần 27% sử dụng điện thoại từ 5 giờ/ngày. Mục đích sử dụng lớn nhất là giải trí, chiếm tới 86%; trong khi tỷ lệ sử dụng cho các mục đích học tập, tìm kiếm thông tin, giao lưu kết bạn lần lượt là hơn 75%, trên 66% và hơn 57%.

Phó Viện trưởng MSD Trần Vân Anh cho hay, một điểm đáng mừng qua ghi nhận từ kết quả khảo sát là tỷ lệ trẻ em Việt Nam đã được học những nội dung, kĩ năng để bảo vệ bản thân trên môi trường mạng là khá cao.

Các nội dung quan trọng như cách phòng ngừa và bảo vệ bản thân trên mạng xã hội, các nguy cơ và rủi ro từ mạng xã hội, phòng ngừa lạm dụng và xâm hại tình dục qua mạng xã hội... đều có tỷ lệ trên 70%. Nội dung về phòng ngừa bắt nạt qua mạng xã hội có tỷ lệ thấp nhất, cũng đạt 63,4%.

Tuy nhiên, tỷ lệ trẻ em hoàn toàn tự tin về kiến thức và kỹ năng ứng phó với các rủi ro từ mạng xã hội hiện chưa cao. Điều này tiềm tàng những nguy cơ với việc sử dụng Internet an toàn của trẻ em.

cac kenh thong tin tre hoc ky nang bao ve ban than.jpg
Các kênh thông tin trẻ em Việt Nam tìm hiểu kiến thức, kỹ năng để tự bảo vệ trên môi trường mạng. Ảnh: MSD

Khảo sát của MSD cũng chỉ ra rằng, tỷ lệ trẻ em tự học các kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ bản thân trên môi trường số qua mạng xã hội lại có tỷ lệ cao nhất trong các kênh thông tin.

“Đây là một điều tích cực, song cũng hàm chứa nhiều rủi ro xuất phát từ việc nhận thức của trẻ em còn chưa đầy đủ, cũng như những thông tin, kiến thức trên mạng xã hội luôn luôn cần kiểm chứng về độ chính xác”, chuyên gia MSD nhận xét.

Vì thế, chuyên gia MSD khuyến nghị, cần tăng cường các kênh thông tin khác, nhất là các thông tin từ trường học, bởi hiện nay tỷ lệ trẻ em học các kỹ năng bảo vệ bản thân trên mạng qua kênh này còn khá thấp, chỉ đạt 56%.

Song song đó, cha mẹ cũng cần nâng cao kĩ năng về an toàn, an ninh mạng để có thể đồng hành và hỗ trợ con mình trong khi tham gia môi trường trực tuyến, vì hơn một nửa trẻ em tham gia khảo sát cho biết các em tìm hiểu kiến thức, kiến thức qua cha mẹ.

Mối nguy lớn từ việc phụ huynh chia sẻ thông tin cá nhân của trẻ trên mạngTheo đại diện VNCERT/CC, việc nhiều phụ huynh vô tình chia sẻ hình ảnh, thông tin cá nhân của trẻ trên mạng cũng là một mối nguy lớn, có thể đưa đến những tác động tiêu cực cho các em.">

Gần 64% trẻ em Việt học kỹ năng tự bảo vệ trên mạng từ Facebook, YouTube

友情链接