当前位置:首页 > Công nghệ > Nhận định, soi kèo Qaradag Lokbatan với Zaqatala FK, 18h30 ngày 11/4: Không hề dễ nhằn 正文
标签:
责任编辑:Nhận định
Nhận định, soi kèo Al Kuwait vs Al Fahaheel, 21h40 ngày 13/1: Lệch hướng
Thói quen sử dụng thực phẩm của người Việt đang thay đổi
Cùng với sự gia tăng thu nhập bình quân, nâng cao điều kiện và chất lượng sống, người tiêu dùng ngày nay có xu hướng nâng cấp đời sống hơn. Họ ăn ngon hơn, mặc đẹp hơn và chú trọng ăn uống lành mạnh, an toàn. Nếu như trước đây, cơm gạo trắng là thành phần không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt thì ngày nay, người ta dần chuyển sang ăn các loại gạo nguyên cám vì hàm lượng dinh dưỡng cao và lượng bột đường thấp hơn. Điều này khởi nguồn từ phương Tây, khi từ lâu, các nước tiên tiến vốn đã ưa chuộng sử dụng ngũ cốc như lúa mỳ, yến mạch nguyên cám… trong các bữa ăn để cân bằng dinh dưỡng và nâng cao sức khỏe.
Cùng với đó, các loại nước uống dinh dưỡng có nguồn gốc thực vật cũng trở nên phổ biến thay thế cho các loại sữa động vật do nhiều vấn đề liên quan đến hooc-mon tăng trưởng có thể gây ảnh hưởng tới trẻ nhỏ. Nhiều bà mẹ dần chuyển cho con sử dụng thức uống dinh dưỡng nguồn gốc thực vật như các loại sữa hạt, ngũ cốc thay thế cho sữa bò truyền thống. Bên cạnh các yếu tố như dinh dưỡng, an toàn- tốt cho sức khỏe thì yếu tố tiện lợi luôn được người tiêu dùng thông minh quan tâm đến khi tiêu dùng sản phẩm. Sản phẩm đóng gói với thiết kế nhỏ gọn như Ngũ cốc uống liền từ Việt Ngũ Cốc đang dần trở thành xu thế vì sự tiện lợi, dễ dàng khi di chuyển, sử dụng mọi lúc, mọi nơi, lại có vị ngon đặc trưng tự nhiên thay vì những sản phẩm sử dụng chất tạo ngọt và hương liệu tổng hợp.
Các sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng uống liền dành cho cả gia đình phù hợp với cuộc sống hiện đại bận rộn |
Lý do ngũ cốc uống liền được ưa chuộng
Việc chuộng các thực phẩm tiện lợi đang là xu hướng của thời đại. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách ăn uống khoa học để cơ thể dung nạp đủ dưỡng chất cần thiết cho hoạt động hàng ngày. Bữa cơm của nhiều gia đình Việt đang thừa thịt, thiếu rau xanh. Việc quá chuộng thức ăn nhanh, đồ uống nhiều đường kéo theo các hệ lụy béo phì, tiểu đường... chính bởi do sự mất cân đối trong chế độ ăn uống, cụ thể là thiếu hụt dưỡng chất từ thực vật, đặc biệt là ngũ cốc.
Vậy ngũ cốc dinh dưỡng tốt cho cơ thể như thế nào? Không đơn thuần chỉ dùng để ăn kiêng, hay thay thế cho sữa bò với những ai không dung nạp được lactose, có rất nhiều nghiên cứu từ các tổ chức uy tín trên thế giới đã chỉ ra rằng, hàm lượng dinh dưỡng trong ngũ cốc có thể thay thế cho các thực phẩm có nguồn gốc từ động vật, thậm chí tốt hơn. Nó chứa ít chất béo bão hòa, nhiều chất xơ, canxi, vitamin B2, B12 và D, cùng các khoáng chất có lợi cho xương, thận, mắt, não, giúp phòng chống hiệu quả các bệnh mãn tính không lây nhiễm phổ biến của thế kỷ 21 như tim mạch, tiểu đường, huyết áp cao, béo phì, phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư.
Khi xu hướng sống xanh đang được toàn cầu theo đuổi, thì chế độ ăn thực vật, tiêu biểu là ngũ cốc uống liền cũng là một trong những cách hiệu quả để góp phần bảo vệ trái đất, vì cần ít đất, ít nước và ít CO2 hơn so với việc tạo ra thực phẩm từ động vật.
Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, trong các loại ngũ cốc, yến mạch nguyên cám là loại thực phẩm có công dụng vượt trội hơn cả. Nó có hàm lượng lượng đường GI thấp kiểm soát đường máu, giảm cholesterol xấu tránh các triệu chứng tim mạch, kiểm soát cơn thèm ăn, no lâu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất. So với các loại hạt khác như hạnh nhân, óc chó, yến mạch nguyên cám có hàm lượng chất xơ hòa tan cao hơn, tốt cho tiêu hóa, sử dụng hàng ngày có thể giúp chống táo bón, tăng nhu động ruột.
Bảo vệ sức khỏe bằng chế độ ăn uống phù hợp
Nắm vững hàm lượng dinh dưỡng trong từng sản phẩm và có chế độ ăn phù hợp với từng thể trạng chính là chìa khóa tốt nhất để bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình. Sử dụng thực phẩm tươi, sạch, nguồn gốc rõ ràng, bổ sung thêm ngũ cốc dinh dưỡng trong các bữa phụ sẽ giúp cơ thể nạp đủ năng lượng, lại không đầy bụng gây ảnh hưởng đến bữa chính.
Sản phẩm ngũ cốc dinh dưỡng uống liền là lựa chọn thông minh, ngon, tiện, khỏe |
Sản phẩm Việt Ngũ Cốc uống liền giàu năng lượng từ đạm thực vật, giàu chất xơ tự nhiên, giàu vitamin & chất oxi hóa, có hương vị đa dạng, thơm ngon từ yến mạch nguyên cám kết hợp gạo lức, hạt sen, đậu nành... đang được các bà nội trợ, các bạn trẻ, nhân viên văn phòng và cả đấng mày râu tin tưởng lựa chọn vì sức khỏe.
Ở Việt Nam, công ty TNHH Thanh An Food với hơn 20 năm trong lĩnh vực sản xuất thực phẩm dinh dưỡng cũng đã cho ra mắt dòng sản phẩm Việt Ngũ Cốc uống liền được kết hợp hoàn hảo từ yến mạch nguyên cám và hạt sen, gạo lức, đậu nành... cung cấp cho người tiêu dùng giải pháp ngũ cốc dinh dưỡng uống liền tiện lợi, thơm ngon, tốt cho sức khỏe.
Sản phẩm được bán tại các cửa hàng bán lẻ và hệ thống siêu thị trên toàn quốc. Đặt hàng tại: - Tiki http://bit.ly/Tiki-Vietngucoc - Adayroi: http://bit.ly/adayroi-vietngucoc Liên hệ Hotline: 0243 650 1238 hoặc truy cập Fanpage: https://www.facebook.com/Vietngucoc.vn/ để biết thêm thông tin chi tiết. |
Thu Hằng
" alt="Người Việt chuộng sử dụng ngũ cốc dinh dưỡng vì sức khỏe"/>Các thế hệ cứ thế nối tiếp nhau và ký ức chính là sợi dây kết nối và nuôi sống tâm hồn của mỗi người… “Bố cũng đã từng là con” và rồi “Con sẽ trở thành bố”, những hình ảnh xúc động đan xen, hoà trộn trong đoạn cuối của bộ phim ngắn “Quà Trung thu của bố” đã khiến nhiều người muốn trở về nhà, để cầm tay cha, để ôm lòng mẹ…
Bộ phim ngắn “Quà Trung thu của bố” khơi gợi nhiều cảm xúc người xem vì dường như ai cũng thấy bóng dáng mình trong đó. |
Chỉ trong 10 phút, clip đã tái hiện chân thực cuộc sống của nhiều gia đình ngày nay. Do áp lực cuộc sống đôi khi người ta không đủ tinh tế để nhận ra những điều quý giá ngay bên cạnh mình…
Bạn Đinh Phương Hoa ngậm ngùi chia sẻ: “Vẫn nhớ như in từng món quà Trung thu của bố: chiếc đèn lồng bằng hộp xà phòng ngày còn thiếu thốn, cây đèn cù, và rồi đèn lồng dùng pin… Năm nay thì không còn bố bên cạnh nữa rồi”…Nhiều bạn trẻ nhận ra rằng mình cần hành động, ngay bây giờ, khi cha mẹ còn đó để cả nhà ai cũng có những ký ức hạnh phúc khi còn được ở bên nhau…
Cư dân mạng chia sẻ cảm xúc dâng trào sau khi xem phim ngắn |
Bộ phim ngắn khiến người xem chợt nhận ra còn rất nhiều những điều quan trọng phải làm, những người quan trọng phải yêu thương, mà cuộc sống hiện đại luôn bận rộn, vội vã đôi khi làm ta cuốn theo và tạm quên mất!
Tạo những kỷ niệm khó quên mùa trăng rằm đoàn viên
Đoạn clip đã khơi gợi trong chúng ta nhiều cảm xúc về mùa trăng xa xưa, đồng thời là lời kêu gọi mỗi người hãy gạt qua những bộn bề thường ngày, dành thời gian bên nhau và tận hưởng một mùa “Tết đoàn viên” đúng nghĩa. Bạn hoàn toàn có thể làm điều đó ngay bây giờ, đừng chần chừ nữa nhé!
Làm sao để có một ngày Trung thu tràn ngập tiếng cười cho bé, lắng đọng niềm vui cho ông bà? Làm sao để có những hoạt động gắn kết phù hợp với cả 3 thế hệ trong gia đình? Cùng nhau nấu một bữa cơm, dành tặng chiếc túi xinh cho mẹ, đóng bộ vest đi dạo cùng cha, hay đơn giản là yên lặng bên nhau cùng xem một bộ phim gia đình… Những hình ảnh ấy, người ta thường dễ dàng bắt gặp trong các lễ hội đang diễn ra ở khắp nơi … Bạn sẽ thấy những nụ cười vui, những cái nắm tay nhau thật chặt, hạnh phúc ở ngay xung quanh bạn đó thôi.
Các TTTM Vincom vốn được nhiều gia đình lựa chọn là điểm đến không thể bỏ qua trong mùa Trung thu năm nay. |
Sống trọn vẹn và tận hưởng từng khoảnh khắc khi bên nhau là cách tốt nhất để thể hiện sự trân trọng với những người xung quanh, nhưng cũng đừng quên chụp hình lưu giữ lại kỷ niệm, vì đó là cách duy nhất để dù đi đâu bạn cũng có thể mang theo những ký ức đó bên mình, và cũng để sau này nhìn lại, chúng ta biết mình đã thay đổi và cùng nhau trải qua nhiều khoảnh khắc đáng yêu thế nào.
Hãy cùng lưu lại những khoảnh khắc tuyệt đẹp mùa Trung thu này! |
Dù hoạt động truyền thống hay hiện đại, chỉ cần những khoảnh khắc an yên bên nhau… đơn giản vậy thôi nhưng sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm trân quý của mùa Trung thu sum vầy ngập tràn kỷ niệm đẹp bên gia đình!
Cùng xem phim ngắn “Quà Trung thu của bố”:
Minh Tuấn
" alt="Phim ngắn ‘Quà Trung thu của bố’ gây xúc động cộng đồng mạng"/>Phim ngắn ‘Quà Trung thu của bố’ gây xúc động cộng đồng mạng
Ngọc Huyền tâm sự rằng: “Khi mình bỗng muốn làm gì đó, dù là việc điên rồ đến đâu, và nếu hôm nay mình còn trẻ, thì nhất định phải làm”.
Huyền không ngần ngại những thử thách, chông gai, bởi cô hiểu cuộc sống không bằng phẳng, muốn đạt được thành công thì phải trải qua khó khăn.
Vẻ ngoài nhỏ nhắn nhưng ít ai biết rằng cô gái này sở hữu nguồn năng lượng tích cực, luôn hướng bản thân mình đến những điều tốt đẹp, hoàn thiện mình từng ngày.
Huyền nói: “Con người không có ai hoàn hảo, và muốn mình tốt hơn thì cần bồi đắp vốn sống, sự hiểu biết. Vẻ đẹp của con gái hiện đại không chỉ có nhan sắc, ngoại hình mà còn đánh giá qua lối ứng xử, khả năng đối nhân xử thế và quan trọng nhất là phải tự lập về mọi mặt”.
Bởi thế, khi bắt đầu một công việc nào đó Huyền luôn cô gắng thực hiện đến cùng để có được kết quả tốt nhất. Tốt nghiệp đại học Sư phạm Hà Nội, Huyền đi dạy thêm ở các trung tâm, và nguồn thu nhập chính của cô đến từ công việc người mẫu ảnh, quay quảng cáo và đóng các phim ngắn.
Mỗi tháng thiếu nữ Hà thành có thể kiếm được từ khoảng 20 triệu đồng, con số này quả thực đáng mơ ước với nhiều người đang ở độ tuổi rất trẻ như cô.
Để có được thu nhập cao như vậy, Ngọc Huyền luôn bận rộn, có những ngày cô trở về nhà rất muộn nhưng không vì thế mà Huyền tỏ ra thiếu sức sống hay mệt mỏi.
Ngược lại, trên gương mặt cô gái 22 tuổi lúc nào cũng tươi tắn với nụ cười thường trực. Huyền được mọi người nhận xét có vẻ ngoài trẻ hơn số tuổi, cô luôn nhí nhảnh, đáng yêu, vì thế dễ gây thiện cảm với người đối diện.
Ngọc Huyền thành thật chia sẻ: “Năm nhất thì mình đi làm thêm với thu nhập khoảng 3 – 4 triệu, rồi dần dần con số cũng tăng thêm. Bây giờ khi đã ra trường thì mỗi tháng mình kiếm được khoảng 20 triệu đồng.
Có thể với nhiều người con số này không là gì nhưng với mình đó là niềm vui, hạnh phúc và cũng là mồ hôi, nước mắt. Lớn lên mới thấy rằng kiếm tiền thật không dễ dàng, mong rằng sau này mình sẽ thành công để giúp người thân mình có được cuộc sống đầy đủ hơn”.
Trước đây Ngọc Huyền theo học ngành Tâm lý học giáo dục nên có lẽ phần nào cô cũng sâu sắc và thấu hiểu.
Huyền kể: “Mình nghĩ theo đuổi ngành nào cũng cần đam mê và sự yêu thích, nhưng với ngành này thì tố chất quan trọng nhất là sự kiên trì bền bỉ.
Ngành này vừa có sự thú vị, nhưng cũng có những mặt khó, đòi hỏi mình phải cố gắng nhiều. Khó vì nó khá trừu tượng, tâm lý con người thì luôn xoay chuyển và không có 1 quy tắc nào mà. Mình cảm thấy có thể hiểu được bản thân và trưởng thành hơn”.
Ngọc Huyền cũng tiết lộ rằng cô sẽ học lên cao học ngành Tâm lý học giáo dục trong thời gian tới. Còn khi được hỏi về chuyện tình cảm thì Huyền bộc bạch rằng, hiện tại cô vẫn còn độc thân và chưa nghĩ đến việc yêu đường.
Bởi cô muốn dành thời gian cho việc trau dồi vốn kiến thức, hoàn thiện kỹ năng với công việc người mẫu ảnh và bên cạnh những người thân yêu của cô. Sau này, nếu có duyên thì chắc chắn sẽ gặp được người thích hợp mà thôi.
Vẻ đẹp ngây thơ pha chút kiêu kỳ của Dasha Taran có thể làm xiêu lòng bất cứ ai ngay từ cái nhìn đầu tiên.
" alt="Thiếu nữ Hà thành xinh đẹp hút hồn, kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng"/>Thiếu nữ Hà thành xinh đẹp hút hồn, kiếm hàng chục triệu đồng mỗi tháng
Trong căn nhà nhỏ lọt thỏm bên con đường, vợ chồng thầy Thế dành phần lớn không gian cho các kệ sách. Đây là những quyển sách mà thầy mua hoặc xin được để nuôi dưỡng tâm hồn cho trò.
Thầy Huỳnh Văn Thế, người viết thư xin sách, bán bánh tét, nhang để mua sách tặng học trò nghèo. Ảnh: FB nhân vật |
Cách đây hơn 1 năm, thầy Thế đã vĩnh viễn ra đi sau cơn bạo bệnh. Nhưng trong căn nhà nhỏ, chị Nguyễn Thị Lệ Hằng - vợ thầy vẫn tiếp tục gói bánh tét, bán kiếm lời mua sách, viết tiếp ước mơ, kỳ vọng của người chồng quá cố.
Chị Hằng - vợ thầy Thế. |
Viết thư xin sách tặng học trò nghèo
Vợ chồng thầy Thế đến với nhau từ nghèo khó. Hơn 10 năm tích cóp và vay mượn, 2 người mới cất được căn nhà cấp 4.
Nhưng vốn ham đọc sách từ nhỏ, thầy Thế biết được tầm quan trọng của văn hoá đọc trong việc bồi đắp tri thức, hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ.
Không gian sách tại nhà thầy Thế. |
Thầy cũng thương học trò nghèo ở quê, ngoài sách giáo khoa ra thì không biết đọc sách gì, nên dù kinh tế khó khăn, eo hẹp thầy vẫn bàn với vợ thực hiện kế hoạch đưa sách đến tay các em nhỏ vùng quê.
'Anh ấy nói 'nhiều em học trò không chịu đọc sách'. Vì vậy, anh ấy muốn tìm cách gợi cho các em đọc sách nhiều hơn', chị Hằng nói thêm về ý tưởng của chồng.
Từ đó, thầy Thế đã nỗ lực, tìm nhiều phương cách lan toả văn hoá đọc cho các em. Thầy bớt tiền lương vốn ít ỏi để mua sách cho các em học sinh đọc.
Ngoài ra, để có thêm sách cho cho các em, thầy Thế đã viết thư tay xin sách cho học trò.
Thầy khẳng định, đọc sách sẽ giúp các em thay đổi được tư duy, nâng cao kiến thức, tầm nhìn và bản lĩnh trong cuộc sống.
Tết sách đầu tiên năm 2015, thầy Thế vận động được 100 quyển. Tết sách năm sau, thầy vận động được 500 cuốn sách. Tết sách năm 2017, thầy vận động gần 900 quyển sách tặng cho học sinh trường THPT Mang Thít và THPT Nguyễn Thông ở tỉnh Vĩnh Long
Những kệ sách trong nhà thầy Thế. |
Bất kỳ học sinh nào tham dự Tết sách đều được tặng sách. Thầy Thế còn thành lập 'CLB Sách và hành động Mang Thít'. CLB sinh hoạt định kỳ mỗi tháng với những chủ đề khác nhau.
Từ cuối năm 2017, ngôi nhà của vợ chồng thầy trở thành thư viện phục vụ cộng đồng mang tên 'Không gian đọc Nguyễn Hiến Lê'.
Đi bán bánh tét, bán nhang để lấy tiền mua sách
Ngoài việc bớt xén tiền lương, viết thư tay xin sách, thời gian rảnh thầy Thế cùng học trò đi lượm ve chai bán lấy tiền bỏ heo đất. Khi thấy heo nặng nặng lại đập ra lấy tiền mua sách.
Song, do số lượng sách chưa được nhiều nên chị Hằng quyết định nấu bánh tét bán lấy tiền lời đưa thầy mua thêm.
Những đòn bánh tét được chị Hằng gói để thầy Thế mang đi giao cho khách. |
Để có khách mua bánh, thầy Thế lên mạng rao bán.
Khi gom đơn hàng được vài chục đòn, chị Hằng lại chạy xe máy khoảng 50km, sang nhà người chị dâu ở huyện Trà Ôn (Vĩnh Long) để gói bánh.
'Ở bên đó mới có đầy đủ vật dụng để gói', chị Hằng cho biết. Khách mua bánh ở nhiều nơi, thậm chí ở tận Bến Tre, Cần Thơ nên thầy Thế nhận 'nhiệm vụ' đi giao.
Mỗi lần như thế, thầy Thế phải dậy từ 2-3h sáng chạy đi giao bánh, hoặc giao vào ngày cuối tuần để không ảnh hưởng đến việc dạy trên lớp.
Căn nhà đơn sơ không có tài sản gì giá trị ngoài sách. |
Phía trước nhà là tấm bảng 'Không gian đọc Nguyễn Hiến Lê'. |
Nhìn chồng vui và mãn nguyện với việc làm ý nghĩa, chị Hằng cũng hạnh phúc theo.
Chị cũng xin chồng cho đi giao bánh cùng. Những lần đi giao bánh gặp trời mưa, hai vợ chồng ướt sũng, lúc đó chị lại càng thương và hiểu chồng mình hơn.
Dù thầy Thế đã ra đi vĩnh viễn... |
...nhưng Tết sách và CLB Sách và hành động Mang Thít vẫn sống như sự kế thừa từ tâm huyết của thầy Thế. |
Ngoài bánh tét, thầy Thế còn liên hệ với bạn ở TP.HCM để lấy nhang về đăng lên mạng bán hoặc chở đến các tiệm tạp hoá chào hàng bán.
'Ngoài giờ dạy là anh ấy đi suốt. Lúc đi vận động xin sách, lúc đi giao bánh, bán nhang, nhưng tất cả chỉ vì mục đích có thêm sách để tặng học trò', chị Hằng cười nói.
Những tưởng thầy Thế và vợ sẽ cùng đồng hành làm những việc có ý nghĩa như vậy mãi thì bất ngờ thầy ngã bệnh và ra đi vĩnh viễn sau 20 ngày nằm viện.
Chồng mất, con gái còn nhỏ nhưng chị Hằng vẫn cố gắng nén nỗi đau để lo chu toàn cho gia đình và tiếp tục việc nấu bánh tét góp tiền mua sách cho câu lạc bộ.
'Mỗi khi có đơn hàng mua bánh tét, tôi lại thấy vui vì biết sắp có thêm ít tiền để góp mua sách như ý nguyện của chồng”, chị Hằng tâm sự.
Ngày 7/11/2018, đại diện Văn phòng Chính phủ thừa lệnh Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đến thắp nén nhang tri ân thầy Huỳnh Văn Thế. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đọc báo và rất cảm động trước tấm lòng, nhiệt huyết của thầy Huỳnh Văn Thế đối với học trò. Bên cạnh nén hương tri ân, Thủ tướng cũng gửi lời thăm hỏi, gửi phần quà của Thủ tướng mong người thân vượt qua mất mát này. |
Từng dành tặng cơ ngơi trị giá trên 100 tỷ cho các bé mồ côi, nay ông Hiệp lại thế chấp toàn bộ gia sản lấy tiền xây thêm nhà nuôi trẻ.
" alt="Vợ chồng thầy giáo bán nhang kiếm tiền mua sách tặng học trò"/>Vợ chồng thầy giáo bán nhang kiếm tiền mua sách tặng học trò
Trong thời gian học, Giáo sư được gia đình gọi về lấy vợ, sau đó quay lại Hà Nội tiếp tục học tập.
Cụ bà Trần Thị Vân (1896) ở quê tiếp tục làm ruộng và buôn vải ở chợ Mễ Sở (Hưng Yên).
Năm 1920, GS Hàm nhận bằng tốt nghiệp và được bổ nhiệm dạy ở trường Bưởi. Để ổn định cuộc sống, chuyên tâm theo đuổi công việc, Giáo sư đón vợ lên Hà Nội. Khi đó GS Hàm 22 tuổi, còn bà Vân bước sang tuổi 24.
Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, GS được bổ nhiệm làm thanh tra Trung học vụ, rồi làm hiệu trưởng trường Bưởi.
Người vợ 7 năm xa cách của vị hiệu trưởng
Gần 7 năm sau ngày cưới, vợ chồng Giáo sư Hàm mới chính thức được kề cận sớm tối. Bà lo buôn bán, kiếm tiền, đảm đương mọi việc lớn nhỏ trong nhà.
Vợ chồng Giáo sư Hàm có 8 người con. Bốn người con trai được đặt tên lần lượt là Bành, Bái, Hồng, Minh. Bốn người con gái là Ngân, Thoa, Duyên, Cương.
Ông Dương Tự Minh - con trai út của vợ chồng GS Dương Quảng Hàm. |
Trong mắt ông Dương Tự Minh (SN 1935) - con trai út vợ chồng GS Hàm, cụ bà Vân là người nóng tính nhưng luôn dành cho chồng sự nể phục đặc biệt.
'Mẹ tôi học chữ Nho từ nhỏ, tư chất thông minh, có khiếu kinh doanh. Tám tuổi mẹ theo bà ngoại tôi ra chợ buôn bán. Năm 10 tuổi cụ được cấp vốn tự mua hàng, mang ra Hà Nội bán dưới sự hướng dẫn của người lớn’, ông Minh xúc động nói.
Vợ chồng đoàn tụ, cùng gây dựng cơ nghiệp, Giáo sư Hàm bàn với vợ mua đất, dựng nhà, định cư tại Hà Nội.
Giáo sư Hàm vốn sống giản đơn, không phô trương nhưng cụ quan niệm ngôi nhà là tổ ấm để các con khôn lớn, trưởng thành vì vậy, cụ muốn xây ngôi nhà rộng rãi, đầy đủ tiện nghi cho cả gia đình sinh sống.
Chiều chồng, cụ bà Trần Thị Vân mua mảnh đất 300m2, dựng căn nhà 3 tầng ở phố Hàng Bông.
'Thời điểm đó, đây là khu đất rộng lớn. Mẹ tôi kể, cụ chọn mảnh đất này vì thấy có tàu điện đi qua và dừng ở đây, dân cư đi lại tấp nập. Nếu vừa ở, vừa kinh doanh rất hợp lý', ông Minh nói.
Tủ gỗ lưu giữ tư liệu về Giáo sư Dương Quảng Hàm ở ngôi nhà trên phố Hàng Bông. |
Những năm 30 của thế kỷ trước, các gia đình Hà Nội gốc thường xây nhà theo kiến trúc cổ nhưng GS Hàm xây nhà theo kiến trúc mới, trần cao 4 mét, sàn lát gạch hoa, hệ thống cửa bằng gỗ lim. Trong nhà có đèn điện, quạt trần, nước máy.
'Cha tôi là nhà nghiên cứu văn học nhưng có kiến thức rộng và toàn diện, luôn cập nhật kiến thức qua mọi loại sách báo. Vì thế cụ mua bộ Tự điển Bách Khoa toàn thư gồm 6 quyển khổ lớn về nghiên cứu và tự vẽ thiết kế, thuê nhà thầu khoán xây nhà.
Các anh chị tôi kể, công trình được cha tôi giám sát thi công rất kỹ lưỡng nên trải qua 90 năm vẫn vững chãi', ông Minh kể.
Phố Hàng Bông ngày nay. |
Ấm trà sáng sớm và biểu tượng hạnh phúc
Đến với nhau từ sự mai mối của hai dòng họ nhưng vợ chồng GS Hàm đã có cuộc hôn nhân viên mãn.
Cụ bà Vân lặng lẽ đứng sau chồng, gánh vác việc gia đình để ông chuyên tâm với sự nghiệp.
Đại gia đình Giáo sư Hàm thức giấc lúc 5 giờ 30 sáng, tập thể dục, vệ sinh cá nhân, ăn sáng rồi bắt đầu những công việc của một ngày.
Vợ chồng Giáo sư Hàm bên 8 người con. |
Buổi sáng, cụ Vân chuẩn bị sẵn một ấm trà ngon, cùng chồng thưởng thức. Trong khi đó, giáo sư Hàm giở tờ báo mới ra đọc tin tức và giảng giải cho vợ những vấn đề phức tạp.
Cảnh tượng hai vợ chồng Giáo sư Hàm ngồi uống trà, đọc báo đầy bình yên, trở thành biểu tượng hạnh phúc của gia đình cho đến mãi sau này.
Sau đó, GS Hàm đạp xe đến trường, còn cụ Vân ở nhà bận rộn với cửa hàng bán vải vóc, quần áo.
'Từ lúc biết nhận thức, tôi chưa bao giờ thấy bố mẹ to tiếng với nhau dù chỉ một lần. Hai người sống rất hòa thuận, bình đẳng’, ông Minh nhớ lại.
Với cụ bà Trần Thị Vân, Giáo sư Hàm không chỉ là người chồng mà còn là người bạn tri kỷ, là điểm tựa tinh thần lớn. Sự ra đi đột ngột của GS Hàm như cú sốc lớn, khiến cụ Vân chao đảo.
‘Khi Toàn quốc kháng chiến nổ ra, bố mẹ tôi được dân quân tự vệ đưa đến đền Hàng Bạc. Từ nơi này, tất cả người tản cư sẽ được dân quân tự vệ hỗ trợ di chuyển ra vùng tự do bằng cách đi qua bãi đất dưới chân cầu Long Biên có lính Pháp chiếm đóng.
Dân quân tự vệ có chủ trương: Đàn bà đi trước, đàn ông đi sau. Cha mẹ tôi đành chia tay, để mẹ tôi đi trước và hẹn gặp nhau ở quê nhà. Thế nhưng, khi mẹ tôi về đến quê, ngóng trông nhiều ngày vẫn chưa thấy bóng dáng chồng đâu.
Đến khi có người báo tin, gia đình tôi mới biết, quá trình ra khỏi nội thành, cha tôi cùng nhóm dân quân tự vệ gặp phục kích của địch, bị bắn chết. Mặc dù vậy, suốt 9 năm kháng chiến chống Pháp mẹ con tôi vẫn hi vọng cha trở về.
Sau này, giải phóng Thủ đô, niềm tin đó mới thực sự dập tắt. Đến nay thi thể cha tôi vẫn không rõ ở đâu’, giọng đượm buồn, ông Dương Tự Minh nói.
Sau sự ra đi của chồng, cụ Vân tích cực tham gia các hoạt động xã hội. Giải phóng Thủ đô, phu nhân Giáo sư Hàm trở thành Ủy viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ Hà Nội.
Đi đâu, làm việc gì, cụ Vân không dùng tên riêng của mình mà xưng là bà Dương Quảng Hàm, như gợi nhớ về người chồng nổi tiếng của mình.
‘Một tuần trước khi mất, mẹ tôi đòi con đỡ ngồi dậy ra thắp hương cho cha nhưng tôi chỉ dạ vâng rồi quên bẵng đi. Đến giờ, tôi vẫn ân hận khi không giúp mẹ thực hiện tậm nguyện cuối đời đó’, ông Minh nghẹn ngào nói.
Vì một chức vụ của làng, hai gia tộc ở Hưng Yên đã mâu thuẫn thù hằn cho tới khi đám cưới của đôi trẻ diễn ra.
" alt="Cuộc hôn nhân của bà chủ chợ Đồng Xuân và hiệu trưởng trường Bưởi"/>Cuộc hôn nhân của bà chủ chợ Đồng Xuân và hiệu trưởng trường Bưởi
Trước khi tai nạn xảy ra, anh Weber đã bơi ra khu vực bên ngoài phòng ngủ, còn bạn gái ở bên trong. Họ cách nhau một tấm kính trong suốt.
Tại đây, du khách người Mỹ cầm theo tờ giấy để trong túi chống nước, với nội dung: “Anh không thể nín thở đủ lâu để nói về những gì anh yêu em. Mỗi ngày trôi qua, anh yêu em nhiều hơn nữa”. Và phía sau tờ giấy có ghi: “Em sẽ làm vợ anh chứ? Hãy lấy anh nhé”.
Tiếp đó, Weber mang theo chiếc nhẫn cầu hôn đưa ra trước mặt bạn gái. Anh dự định sẽ đeo nó vào tay cô khi ngoi lên khỏi mặt nước. Tuy nhiên điều này mãi mãi không xảy ra vì Weber chết đuối ngay sau đó.
Sau tai nạn kinh hoàng của người yêu, cô Antoine vẫn chưa hết bàng hoàng và còn nguyên nỗi đau. “Không một ngôn từ nào đủ để tôn vinh tâm hồn cao đẹp của anh. Anh là ánh sáng rực rỡ trong đời em. Sao anh không bơi lên, để nghe thấy câu trả lời từ em. Em sẽ đồng ý chứ, hàng triệu lần đồng ý. Em sẽ lấy anh”, cô viết.
Một quan chức ở Bộ ngoại giao Mỹ hôm 20/9 cho biết, họ đã nhận được thông tin về cái chết của một công dân Mỹ khi du lịch tại Tanzania. Người này cũng gửi lời chia buồn chân thành nhất tới gia đình nạn nhân, đồng thời cam kết sẽ cung cấp mọi hỗ trợ thích hợp.
Hiện nguyên nhân dẫn tới việc đuối nước của du khách người Mỹ đang được cơ quan chức năng điều tra làm rõ.
Ngày gặp anh Jacob Munro-Walker, chị Trần Trinh chỉ nghĩ đơn giản có cơ hội trau dồi tiếng Anh với người bản xứ, nào ngờ đó lại là mối tình định mệnh.
" alt="Du khách chết đuối khi cầu hôn bạn gái dưới nước"/>