Lĩnh vực hot đang “khát” nhân lựcNhững năm gần đây, các khối ngành thuộc lĩnh vực CNTT và thiết kế đồ họa đang là những khối ngành được nhiều học sinh và phụ huynh quan tâm. Theo thống kê ở Hà Nội có khoảng 20 trường ĐH đang đào tạo chuyên ngành ngành CNTT và hơn 10 trường đào tạo chuyên ngành thiết kế đồ họa.
Tuy nhiên lượng thí sinh đăng ký vào 2 ngành này luôn ở mức cao, ví dụ như ngành CNTT của trường ĐH Bách khoa Hà Nội năm 2020 có điểm chuẩn lên tới 29 điểm cho 3 môn thi xét tuyển. Đây cũng là 2 lĩnh vực “hot” trên thị trường tuyển dụng.
Thống kê của Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết, hiện nay nhu cầu tuyển dụng của lĩnh vực CNTT là khoảng 250.000 lao động. Trong khi đó, mỗi năm thị trường chỉ cung cấp khoảng 32.000 sinh viên tốt nghiệp CNTT và các ngành có liên quan đến công nghệ.
Nhằm mang lại cơ hội học tập dành cho học viên quan tâm đến các lĩnh vực lập trình và thiết kế đồ họa - truyền thông đa phương tiện, IT Plus Academy đã ký kết “Hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” với Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
|
PGS.TSKH Hoàng Đăng Hải - Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và ông Hoàng Văn Thắng - Giám đốc IT Plus Academy ký kết hợp tác |
“Hợp đồng hợp tác tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, cấp chứng chỉ các chương trình tin học ứng dụng” giữa IT Plus Academy và Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông gồm có 2 chương trình.
Chương trình đào tạo “Chuyên sâu - 2 năm” với các chuyên ngành: Lập trình ứng dụng, Thiết kế đồ họa - Truyền thông đa phương tiện, Quay, dựng phim và biên tập video, Thiết kế và diễn họa nội thất...
Chương trình đào tạo “Chuyên đề - 6 tháng” với các khóa học như: Thiết kế và lập trình web PHP chuyên nghiệp, Thiết kế đồ họa chuyên nghiệp, Lập trình ứng dụng di động Android, Lập trình Python, Lập trình Game Unity...
Điểm đặc biệt trong chương trình đào tạo được ký kết giữa 2 bên đó là sự cập nhật kiến thức liên tục theo yêu cầu thực tế của doanh nghiệp.
Doanh nghiệp “săn” nhân lực từ trước khi ra trường
Mô hình đào tạo của IT Plus Academy là “Học và làm theo dự án thực tế”. Trong đó, học viên sẽ đóng vai trò là trung tâm của quá trình daỵ học. Giảng viên là người hướng dẫn, người giúp đỡ học sinh, tạo môi trường thuận lợi cho các em trên con đường thực hiện dự án. Cuối cùng, sản phẩm của học viên sẽ được thẩm định bởi hội đồng giám khảo là những chuyên gia đến từ doanh nghiệp.
Do chương trình được cập nhật liên tục theo yêu cầu của doanh nghiệp, cũng như sự gắn kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ khâu đào tạo, thẩm định nên hiện tại IT Plus Academy nhận được nhiều lời đề nghị trước đối với các học viên chuẩn bị kết thúc chương trình học.
Năm 2020, IT Plus Academy đã ký kết hợp tác với hơn 60 doanh nghiệp trong các lĩnh vực lập trình và truyền thông đa phương tiện như: FPT Software, VCCorp, IZI Solusion, Gia Phạm, Telsoft, Vinicorp… để đón nhận học viên thực tập và làm việc sau khi ra trường.
|
Mô hình học thực tế tại IT Plus Academy (Học viên IT Plus thăm quan doanh nghiệp thực tế) |
Ông Hoàng Văn Thắng - GĐ IT Plus Academy chia sẻ: “Hiện tại nhu cầu tuyển dụng trong lĩnh vực CNTT là rất lớn, thị trường tuyển dụng luôn “khát” các nhân sự lành nghề. Nắm bắt được điều này, chương trình học của chúng tôi chú trọng vào thực hành và luôn cập nhật các kiến thức mới từ doanh nghiệp. Do đó rất nhiều đơn vị đã đến ký kết hợp tác với chúng tôi mong muốn nhận học viên ngay sau khi kết thúc chương trình học”.
IT Plus Academy được thành lập từ năm 2011 với nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ đào tạo nhân lực chất lượng cao ngành CNTT, “Các chương trình đào tạo CNTT” của IT Plus đã liên tiếp nhận được “Giải thưởng Sao Khuê” vào các năm 2017, 2018, 2019 và “Giải thưởng Chuyển đổi số 2019” cho sản phẩm, dịch vụ góp phần vào công cuộc Chuyển đối số quốc gia. Địa chỉ: Lô CC, khu đô thị Trung Hòa Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội (Tầng 2, Trung tâm đào tạo CNTT và Truyền Thông, Số 1 Hoàng Đạo Thúy, quận Thanh Xuân, Hà Nội) Website: itplus-academy.edu.vn. Điện thoại: 024 3754 6732 - 0966 205 643 Email: [email protected]. |
Ngọc Minh
" alt="Nhiều cơ hội việc làm cho học viên IT Plus Academy"/>
Nhiều cơ hội việc làm cho học viên IT Plus Academy
Theo đó, học phí năm học 2020-2021 cho các hệ đào tạo trúng tuyển nhập học năm học 2020-2021 như sau:Học phí hệ đại học:
Học phí ngành Y khoa: 6.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Răng Hàm Mặt: 7.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Phục hình Răng: 5.500.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Dược học: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học cổ truyền: 3.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Điều Dưỡng -Kỹ thuật Y học: 4.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học dự phòng: 3.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học
Học phí ngành Dinh dưỡng, Y tế công cộng: 3.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Đào tạo Sau đại học
Học phí đào tạo Thạc sĩ, Bác sĩ Nội trú, Bác sĩ chuyên khoa I:
Học phí ngành Y khoa: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Răng Hàm Mặt: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Dược học: 5.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học cổ truyền: 4.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Điều Dưỡng – Kỹ thuật Y học: 4.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành ngành thuộc Khoa Y tế công cộng: 3.500.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí đào tạo Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II:
Học phí ngành Y khoa: 6.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Răng Hàm Mặt: 6.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Dược học: 6.000.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí ngành Y học cổ truyền: 4.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Điều Dưỡng – Kỹ thuật Y học: 4.800.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
Học phí các ngành thuộc Khoa Y tế công cộng: 4.200.000 đồng/tháng x 10 tháng/năm học.
|
Sinh viên Trường ĐH Y Dược TP.HCM |
Với sinh viên tuyển sinh năm 2020-2021, trường trích 15% trên tổng thu học phí để chi học bổng với các mức từ 25-100% học phí. Tổng kinh phí là hơn 15 tỷ đồng. Trong đó, số tiền học bổng được chia cho các khoa như sau: Y khoa 4,08 tỷ đồng, Dược học 4,1 tỷ đồng, Răng-Hàm-Mặt 1,26 tỷ đồng, Y học cổ truyền 1,08 tỷ đồng, Điều dưỡng-Kỹ thuật Y học 3,5 tỷ đồng... Trong số 2.100 sinh viên được tuyển, sẽ có 800 sinh viên nhận được học bổng thuộc diện chính sách, học giỏi và có hoàn cảnh khó khăn.
Riêng với sinh viên nhập học từ năm 2019 trở về trước, học phí đối với hệ chính quy là: 1.430.000 đồng/tháng x 10 tháng, tức 14,3 triệu đồng/năm học.
Mức học phí áp dụng cho bậc đào tạo sau đại học là: 3.575.000 đồng/tháng x10 tháng, tức 35,75 triệu đồng/năm học.
Học phí với bậc cao học, BS chuyên khoa I, BS nội trú là: 2.145.000 đồng/tháng, tức 21,45 triệu đồng/năm học.
Đối với những sinh viên thuộc các khóa này, trường trích 10% khoản thu học phí cho quỹ học bổng UMP Foundation để hỗ trợ sinh viên, gồm Học bổng vượt khó và Học bổng khuyến học.
Ngoài ra trường tiếp tục tìm nguồn học bổng từ tổ chức và cá nhân, hỗ trợ sinh viên các khóa vay tiền ngân hàng và triển khai các hoạt động trợ giúp khác….
Lê Huyền
Toàn cảnh học phí Y-Dược năm 2020, cao nhất gần 200 triệu đồng
Học phí một số trường công lập đào tạo Y, Dược tại TP.HCM lên tới 88 triệu đồng/năm, còn ở phía Bắc chỉ tăng nhẹ tới mức 14,3 triệu. Trong khi đó, tại một số trường tư, học phí cho ngành này có thể lên tới gần 200 triệu đồng.
" alt="Trường ĐH Y Dược TP.HCM chính thức công bố học phí năm học mới"/>
Trường ĐH Y Dược TP.HCM chính thức công bố học phí năm học mới
- Chưa có một khảo sát chính thức thống kê số lượng giáo viên đang phải làm thêm nghề tay trái để trang trải cuộc sống. Nhưng đã có vài trăm lượt bình luận tích cực chia sẻ về công việc làm thêm của mình trong một “status” chạm đến nỗi buồn của họ trên một diễn đàn dành cho giáo viên.Cô giáo khi không đứng lớp thì... đứng bếp
|
Cô Liên đang chuẩn bị nấu một mẻ dầu dừa. Ảnh: Nguyễn Thảo |
Có mặt ở nhà cô giáo Trần Ngọc Liên lúc 1 giờ chiều ngày thứ Năm. Lúc này, cô Liên và chồng đang chuẩn bị nấu mẻ dầu dừa 40kg. Các công việc xay dừa, lọc lấy nước đã được hoàn thành vào buổi sáng. Buổi chiều, phải mất 4 tiếng ngồi khuấy liên tục thì mẻ dầu dừa mới được tách thành công thành 4 lít dầu.
Trong một trạng thái chia sẻ trên Facebook, cô Liên nói vui: “Khi không đứng lớp thì cô giáo làm gì? Xin thưa là đứng bếp!”
Cô Liên đứng bếp không phải để nấu ăn cho gia đình, mà để làm mứt, để nấu dầu dừa đem bán. Phòng khách nhà cô Liên có riêng một kệ tủ để trưng bày những sản phẩm mà cô Liên đang bán: dầu dừa, tinh bột nghệ, mầm đậu nành, mứt cam… Ngoài ra, trong tủ lạnh luôn có sẵn nem chua, bánh bột lọc để khách gọi là có.
“Cứ mùa nào thứ ấy, mình bán tạp nham đủ cả. Có thứ mình tự làm, có thứ lấy buôn về bán. Mình bán online, chủ yếu cho bạn bè, đồng nghiệp, người quen” – cô Liên chia sẻ.
Hiện tại, công việc “tay phải” của cô Liên là giáo viên dạy Văn ở Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyện quận Nam Từ Liêm.
Tốt nghiệp khoa Ngữ văn, Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, cô Liên đứng bục giảng đã được 14 năm, từng dạy qua 4 trường công lập, dân lập đủ cả. Hiện tại, cô Liên vẫn đang dạy hợp đồng, tuần dạy 16 tiết với mức thu nhập hơn 3 triệu đồng/ tháng.
“Năm ngoái tiền công dạy 1 tiết là 45 nghìn, năm nay tăng lên 50 nghìn. Bọn mình vẫn nói vui là 1 nghìn/ phút. Giá đó là đã cao hơn so với nhiều trường công lập khác. Bọn mình cũng có thể dạy tăng cường thêm mỗi tuần vài tiết ở trường nhưng cũng chỉ thêm được vài trăm nghìn một tháng. Thường thì mình không dạy thêm ở trường, có em nào cần phụ đạo hay ôn thi thì đến nhà cô, cô phụ đạo miễn phí”.
|
Cô Liên còn bán cả nem chua, bánh bột lọc... Ảnh: Nguyễn Thảo |
Tham gia vào câu chuyện, chồng cô Liên chia sẻ rằng môi trường giáo dục nhạy cảm, phức tạp. Hai vợ chồng thường nói với nhau, thay vì đi dạy thêm cũng chẳng thêm được bao nhiêu tiền thì chọn kiếm tiền bằng cách khác.
Mỗi tuần cô có tiết dạy trong 4 ngày, 3 ngày còn lại ở nhà. Đang mùa dừa, mỗi tuần cô Liên làm 2 mẻ dầu dừa để bán với giá 150 nghìn/100ml. Đến giáp Tết, cả nhà lại tập trung làm mứt dừa đủ các vị. “Năm ngoái mình bán được đến vài tạ mứt dừa thành phẩm” – cô Liên kể.
Hỏi về thu nhập từ bán hàng online, cô giáo dạy Văn cười bảo: “Vẫn nói vui là nghề tay trái nuôi nghề tay phải. Nếu chỉ trông chờ vào lương đi dạy thì không đủ sống, chưa kể nuôi 3 đứa con. Cũng có thời kỳ mình ‘chạy sô’ dạy hết trường này đến trường kia. Nếu để có mức thu nhập 10 triệu/ tháng từ đi dạy thì đi từ sáng đến tối, không còn thời gian nào cho gia đình. Còn bây giờ mình dạy ít nhưng bù lại, mỗi ngày đến trường là một ngày vui”.
|
Cô Liên cùng chồng nấu dầu dừa một tuần 2 mẻ. Ảnh: Nguyễn Thảo |
'Thà lấy công nhân còn hơn lấy giáo viên'
Sống ở thủ đô, cô Liên chọn bán hàng online để kiếm thêm thu nhập thì ở một ngôi trường làng ở tỉnh Hưng Yên, cô Hương chọn công việc tư vấn viên cho một hãng bảo hiểm.
Tốt nghiệp khoa Sư phạm Văn - Địa, Trường Cao đẳng Sư phạm Hưng Yên năm 2000, cô Hương trở thành giáo viên dạy Văn cấp 2 đã 18 năm nay.
“Thời kỳ của mình, mọi thứ vẫn còn dễ dàng. Thi đỗ trường sư phạm vẫn còn rất quý. Ra trường, mình được đi dạy ngay. 6 tháng sau được vào biên chế mà không phải đi cửa trước cửa sau gì. Công việc nói chung là rất thuận lợi, lương lên đều đặn, bây giờ đang chuẩn bị lên bậc 7. Nhưng 18 năm đi dạy, bây giờ lương mới được gần 7 triệu, trừ các khoản phí hàng tháng thì còn 6,3-6,4 triệu”.
“Ngày xưa mới ra trường, chị yêu nghề lắm,. Bây giờ cuộc sống khó khăn, nên dù vẫn yêu nghề nhưng vẫn phải dành thời gian làm những công việc khác để sống. Nếu như chỉ hít không khí mà sống được thì ai cũng yêu nghề cả. Nhưng mình có phải là thánh thần đâu. Còn con cái, gia đình…”
Chị Hương kể, cách đây 5 năm, chị đã tập tọe đi học nghề may để làm thêm ở nhà, nhưng công việc này chiếm rất nhiều thời gian nên chị nghỉ. Sau đó, chị bén duyên với nghề tư vấn viên bảo hiểm đã được 4 năm nay.
“Công việc này cũng vất vả nhưng không gò bó thời gian. Ngày thường thì đi dạy, cuối tuần thì làm bảo hiểm. Mình kiêm luôn cả việc đi thu phí khách hàng, nên có lương cứng 1,5 triệu/ tháng. Ngoài ra, thu nhập theo khả năng của mình. Những tháng hè, có thời gian làm, có tháng thu nhập tới 7-8 triệu/ tháng hoặc cao hơn. Nhưng những tháng bận ôn thi cho học sinh thì chỉ được 1,5-2 triệu”.
Chị Hương nói, từ khi có công việc làm thêm, tuy vất vả một chút nhưng có thêm thu nhập nuôi con, đầu tư thêm cho con học hành. Chồng chị cũng là viên chức, lương 4-5 triệu/ tháng. Nếu không đi làm thêm, thu nhập hai vợ chồng chỉ vỏn vẹn chục triệu, trong khi phải nuôi 2 đứa con – một đứa lớp 10, một đứa lớp 5.
Chị Hương thừa nhận, công việc “tay trái” đang là cứu cánh của kinh tế gia đình chị.
Dù ở thủ đô hay ở quê, cả chị Liên và chị Hương đều chia sẻ, việc giáo viên đi làm thêm bây giờ rất phổ biến. Người thì bán hàng online, người bán mỹ phẩm, bảo hiểm…
“Có bạn học Toán tin hệ đại học ra, bây giờ đi dạy thuê cho tiểu học. Tuần dạy 3-4 buổi, chiều về làm ở xưởng may, nhận lương theo sản phẩm. Có giáo viên trường mình ra trường 15 năm rồi, học lên đại học rồi, vẫn dạy hợp đồng, không dám lấy vợ. Có cô giáo dạy 10 năm chưa được vào biên chế, vẫn chưa chồng con gì”.
“Bây giờ lấy vợ người ta cũng chọn người có công việc ổn định. Thà lấy công nhân còn hơn lấy giáo viên. Các cô đi dạy lương 2-3triệu/ tháng thì không bằng lương công nhân. Chạy vào biên chế thì mất một số tiền rất lớn, nên nghề này khó lập gia đình kể cả nam lẫn nữ”.
Nhưng nhiều giáo viên vẫn chấp nhận dạy hợp đồng lương 2-3 triệu/ tháng, hè không có lương, chỉ vì tiếc công học hành. “Ngày xưa đi học thì giáo viên là nghề mơ ước, còn bây giờ nhiều giáo viên cảm thấy ân hận khi chọn nghề. Nếu được quyền chọn lại, cũng chưa chắc mình đã chọn nghề này”.
Không chỉ chuyện thu nhập, đa số giáo viên cảm thấy buồn về nghề của mình vì những áp lực và nỗi buồn khác. “Giáo dục gần đây nổi tiếng quá. Mặc dù mình không tham gia vào những câu chuyện đó, nhưng nó làm mình buồn. Mình thấy bị xúc phạm nhiều lắm”.
Chia sẻ về chuyện áp lực, thu nhập, chị Hương chua xót kết luận: “Ngày xưa mà biết như thế này thì chọn nghề khác cho con cái đỡ vất vả”.
Nguyễn Thảo
Tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS: "Cần có lộ trình"
Ban soạn thảo Dự án Luật Giáo dục sửa đổi cho biết sẽ tiếp tục thực hiện chính sách ưu tiên về lương nhà giáo và miễn học phí THCS vì đây là chính sách nhân văn, thể hiện sự quan tâm tới giáo dục.
" alt="Thu nhập giáo viên: Nghề tay trái nuôi nghề tay phải"/>
Thu nhập giáo viên: Nghề tay trái nuôi nghề tay phải