H'Hen Niê gặp gỡ Chris êphấnkhíchkhiđềnghịChrisHemsworthnóitiếngViệtra lịch âmHemsworth tại buổi ra mắt phim 'Extraction 2'
Hoa hậu H'Hen Niê, Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên và diễn viên Katleen Phan Võ là 3 người nổi tiếng đại diện cho Việt Nam dự buổi công chiếu phimExtraction 2tại Manila, Philippines.
Vốn hâm mộ tài tử Chris Hemsworth nên H'Hen Niê chủ động ra gần sân khấu sự kiện vốn là chỗ đứng của giới truyền thông chứ không phải KOLs để có thể nhìn thần tượng gần hơn.
Ngay khi có cơ hội phỏng vấn 'Thần Sấm' Thor, H'Hen Niê đã chớp cơ hội hướng dẫn tài tử sinh năm 1983 nói tiếng Việt: "Chris! Xin chào Việt Nam". Chris Hemsworth nghe không rõ nên yêu cầu H'Hen Niê nhắc lại và đã phát âm khá chuẩn câu này bằng tiếng Việt.
Tại sự kiện, khi thấy thần tượng xuất hiện trên sân khấu, H'Hen Niê ở dưới hú hét không ngừng. Cô giống như một người hâm mộ được gặp thần tượng chứ không phải người nổi tiếng đại diện cho truyền thông khu vực Đông Nam Á tới sự kiện ra mắt phim Extraction 2.
H'Hen Niê khi ở nhà đã chuẩn bị rất nhiều câu hỏi cho Chris Hemsworth nhưng thấy nam diễn viên cười và chăm chú nhìn mình thì H'Hen Niê lại quên mất phải nói gì. Cô thừa nhận "mê trai nên không nhớ gì hết trơn".
"Là một trong những đại diện Việt Nam tham dự sự kiện ra mắt phimExtraction 2lần đầu tiên trên thế giới với báo chí và những người nổi tiếng khác trong khu vực cùng cộng đồng fan Philippines, Hen vô cùng choáng ngợp. Vì không có nhiều thời gian nên Hen chỉ kịp hướng dẫn anh nói câu 'Xin chào Việt Nam'và sau đó thì ngất ngây luôn vì Chris nói tiếng Việt vô cùng dễ thương", H'Hen Niê nói.
3 người đẹp đại diện cho Việt Nam tại sự kiện
Trong bom tấn Extraction 2sẽ phát hành toàn cầu trên nền tảng Netflix vào 16/6 tới, Chris Hemsworth tiếp tục vào vai Tyler Rake. Sau khi thoát chết ngoạn mục qua những nhiệm vụ ở phần phim đầu tiên, Tyler Rake trở lại với vai trò là một lính đánh thuê bí mật người Úc, được giao nhiệm vụ đầy nguy hiểm khác: giải cứu gia đình đang bị tra tấn của một tên trùm xã hội đen người Gruzia tàn nhẫn khỏi một nhà tù.
Tại sự kiện ra mắt phim, Chris tiết lộ: “Có lẽ một trong những điều điên rồ nhất mà chúng tôi đã làm trong Extraction 2là để một chiếc trực thăng hạ cánh trên đoàn tàu đang di chuyển".
Chris Hemsworth là tâm điểm buổi ra mắt phim 'Extraction 2'
Chris Hemsworth khoả thân, khoe thân hình như tạc tượng trong 'Thor: Love and Thunder'Các fan của tài tử Chris Hemsworth cũng như Thần sấm mãn nhãn khi được chiêm ngưỡng thân hình của Thor trong trailer mới nhất của bom tấn 'Thor: Love and Thunder'.
Jane Park từng gặp nhiều khó khăn sau khi trúng số. Ảnh: @janeparkx.
Jane cũng từng công khai chia sẻ quan điểm về việc nâng độ tuổi chơi xổ số tối thiểu để bảo vệ người trẻ.
"Tôi từng muốn kiện Euro Millions vì đã trao giải thưởng quá lớn cho tôi khi tôi còn quá trẻ, khiến cuộc sống của tôi đảo lộn. Tuy nhiên, nhờ sự chú ý của truyền thông, thông điệp tôi muốn lan tỏa đã đến được với nhiều người nên tôi quyết định dừng việc kiện tụng lại".
Khi mới 17 tuổi, Jane trở thành người trẻ nhất trúng giải cao nhất xổ số Euro Millions. Giải thưởng đem lại cho cô 1 triệu bảng Anh (khoảng 1,18 triệu USD) và biến cô thành triệu phú sau một đêm. Trước đó, Jane chỉ là nhân viên tại một cửa hàng với mức lương 8 bảng Anh/giờ, sống trong căn nhà chật chội với mẹ.
Tuy nhiên, Jane nhanh chóng nhận ra mặt trái của việc trúng số khi còn quá trẻ.
"Đã có lúc tôi cảm thấy như thể tôi tự hủy hoại cuộc đời mình ở tuổi 17. Tôi từng ước giá như bản thân không trúng số", cô nói với BBC.
Jane đổi đời sau một đêm nhờ trúng số. Ảnh: PA.
Camelot - công ty điều hành giải thưởng Euro Millions - cho biết đã bổ nhiệm một ban tài chính và luật pháp hỗ trợ Jane quản lý tiền thưởng, gặp gỡ người trúng số khác tầm tuổi để trò chuyện. Tuy nhiên, các biện pháp không đạt được nhiều hiệu quả.
Jane nướng phần lớn tiền thưởng vào nhà đẹp, xe sang, quần áo, các chuyến du lịch và phẫu thuật thẩm mỹ. Cô cũng thường xuyên tổ chức tiệc tùng, từng lái xe trong tình trạng say xỉn và bị cảnh sát phạt. Năm 2017, việc dao kéo quá đà còn khiến Jane phải nhập viện vì nhiễm trùng huyết sau khi tu sửa vòng ba ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Bên cạnh đó, cuộc sống của nữ triệu phú trẻ tuổi luôn là tâm điểm săm soi của truyền thông, cộng đồng mạng khiến cô mệt mỏi, áp lực.
"Tôi liên tục bị người lạ xin tiền, từ những phụ huynh có con mắc bệnh nan y đến sinh viên nợ học phí. Tôi cũng được nhiều người cầu hôn, có khi mỗi tuần một lần nhưng tất cả chỉ quan tâm đến tiền của tôi", cô chia sẻ.
Sau thời gian khủng hoảng, Jane bán nhà, nhiều món đồ đắt tiền và trở về sống với mẹ. Cô cũng bắt đầu học cách đầu tư tiền khôn ngoan hơn.
"Sau gần 10 năm, cuộc sống của tôi đã tốt đẹp hơn. Tôi cảm giác nhiều người đợi ngày tôi phá sản, sạch tiền và trở thành người vô gia cư nhưng tôi sẽ không để điều đó xảy ra", cô nói với The Sun.
Ngày 19/8, người phát ngôn Bộ Văn hóa Truyền thông và Thể thao Anh cho biết vào năm 2021, cơ quan này đã thay đổi luật nhằm bảo vệ người trẻ khỏi nguy cơ từ cờ bạc và nâng độ tuổi tối thiểu của người chơi vé số từ 16 lên 18.
Mới đây, một người đàn ông tại Mumbai đã đệ đơn ra toà án gia đình xin ly dị vợ với lý do: Anh ta không thể đáp ứng được "ham muốn tình dục quá mức" của vợ nữa.
Theo tờ The Times of India, người chồng chán sex này đệ đơn ra tòa lần đầu từ hồi tháng một, phàn nàn rằng vợ mình "cứng đầu, đòi hỏi cao và quá độc đoán" trong chuyện ấy. Cũng theo người chồng này thì bà vợ đã liên tục "quấy rối" và yêu cầu chồng quan hệ suốt từ khi họ kết hôn (tháng 4/2012) đến nay.
Trước tòa, ông chồng khai rằng người vợ còn buộc anh ta phải uống thuốc tăng lực để tăng cường khả năng quan hệ và đe dọa sẽ tìm đến người đàn ông khác nếu như không được thỏa mãn. Mọi chuyện trở nên tồi tệ đến mức có lần người chồng đã phải nhập viện vì rối loạn tiêu hóa.
Người vợ không kháng án thành công tại tòa nên vụ ly dị đã được thông qua. Dù vậy, đây vẫn là một trong những vụ ly dị lạ lùng nhất mà người ta được biết trong thời gian gần đây.
Hôm trước nữa, mẹ tôi ở nhà mãi cũng buồn nên lân la đi ra chợ. Cái chợ chồm hổm cách nhà chừng trăm thước vốn là con hẻm bị chiếm dụng do vậy xe cộ vẫn lưu thông. Mẹ tôi đi đứng thế nào mà bị một thằng bé chạy xe đạp tông phải. Người quen thấy vậy chạy tới nhà gọi Thu Hiền ra đưa bà về. Thế là vợ tôi được dịp mắng xối xả: "Sao bà có mắt mà như đui mù vậy? Người tránh xe chớ có bao giờ xe tránh người?".
Thì đúng là mắt mẹ tôi có kém thật, gần tám mươi rồi chớ còn trẻ đâu mà bảo phải sáng mắt? Hôm đó mẹ tôi giận nên không chịu về. Bà bảo Thu Hiền phải gọi cho tôi. Thế là nàng dâu lại được dịp tru tréo: "Giời ơi là giời, con của mẹ còn phải đi làm kiếm tiền nuôi mẹ chớ có rảnh rỗi đâu mà hở một tí là gọi, hở một tí là mời!".
Thấy mọi người bu quanh đông quá, mẹ tôi đành phải lên xe cho con dâu chở về.
Chiều đó bác tổ trưởng dân phố mời tôi sang kể lại mọi chuyện rồi bảo: "Tôi biết anh chị là trí thức, làm ông này bà nọ nhưng cái cách mà chị nhà nói năng với bà cụ, tôi nghe không thủng lỗ tai". Tôi chỉ còn biết cúi mặt xin lỗi, hứa sẽ "góp ý" với vợ để sửa đổi. Tôi chưa kịp nói gì với vợ thì thằng con tôi đã méc: "Mẹ nói chuyện với con toàn kêu nội là con khỉ già". Chắc chắn thằng bé 8 tuổi không thể nói dối bởi nó chẳng có động cơ, mục đích gì cả, chỉ là phản ánh một cách trung thực, khách quan mọi việc.
Tôi quyết định góp ý với Thu Hiền. Nhưng tôi vừa mở miệng thì nàng đã chặn ngang: "Biết rồi, bà già lại thóc mách với anh chứ gì? Nói thật là em chịu hết nổi rồi, người đâu mà chỉ toàn gây phiền phức, đến ô shin mà còn không chịu được thì ở với ai được cơ chứ?".
Tôi nói với Thu Hiền rằng mẹ chỉ có một mình tôi, với tuổi của mẹ thì ngày gần đất xa trời cũng đã đến sát một bên, nếu mẹ có làm gì quá đáng thì cũng phải nín nhịn. Nhưng vợ tôi không chịu: "Thì em có làm gì đâu? Em chỉ nói để mẹ sửa đổi thôi mà?".
Nhưng mỗi câu nói của vợ tôi còn cay nghiệt hơn cả đòn roi. Tôi chẳng biết những thứ ấy nó xâm nhập vào người vợ tôi từ khi nào bởi lúc mới quen nhau, nàng có chanh chua, đanh đá thế đâu? Tôi biết khi tôi nói ra điều này, mọi người sẽ phản đối, sẽ cho rằng chắc chắn tôi và mẹ tôi phải thế này thế kia thì vợ tôi mới như vậy.
Thật lòng, rất nhiều lần tôi ngồi một mình và suy nghĩ rất nhiều. Tôi cố tìm xem mình có gây ra lỗi lầm gì với vợ, cha mẹ, anh chị em vợ hay không nhưng tuyệt nhiên, tôi không hề thấy mình có lỗi. Gia đình vợ tôi ở xa, một năm vợ chồng tôi về thăm vài lần; thỉnh thoảng tôi nhắc vợ gửi quà, gửi tiền về biếu cha mẹ vợ; đi công tác xa, mua cho mẹ ruột thứ gì thì tôi cũng mua cho cha mẹ vợ thứ ấy.
Hai vợ chồng đều đi làm nhưng công việc của tôi nhiều hơn nên chúng tôi đã thống nhất vợ tôi sẽ coi sóc chuyện trong nhà, còn tôi chủ yếu lo kinh tế. Tôi chưa bao giờ để vợ con thiếu thốn thứ gì. Thu Hiền muốn gì, tôi đều đáp ứng, vậy tại sao nàng cư xử quá tệ với mẹ tôi? Chẳng lẽ chỉ vì tôi không thể ngày nào cũng làm chuyện ái ân vợ chồng mà nàng bạc đãi mẹ tôi? Nhưng tôi làm sao có thể đáp ứng nhu cầu quá cao của vợ khi mà công việc kiếm sống gần như đã vắt cạn kiệt sức lực của tôi?
Giờ đây, mẹ tiếp tục nhắc lại yêu cầu vợ chồng tôi dọn ra ở riêng, giọng mẹ rất kiên quyết. Tôi không thể bỏ mẹ vì mẹ chỉ có một mình tôi. Nhưng tôi cũng không thể bỏ vợ bởi Thu Hiền dọa sẽ "cho cả thế giới biết anh là thằng yếu sinh lý" nếu tôi bỏ nàng.
Càng lo nghĩ, tôi càng thấy chẳng có lối ra. Càng nghĩ tôi lại càng yếu đến nỗi chẳng thể làm ăn được gì và vợ tôi thì lại có cớ lồng lộn cả đêm lẫn ngày...
Có sự đau đớn trong tiếng khóc thiết của nhân vật khi một người thân yêu ngừng thở trước mặt mình, nhưng đồng thời cũng có sự ngơ ngác khi nhìn người mình yêu thương chấp chới, rồi sau đó mất hút dưới màu nước biển xanh thẳm trong tầm nhìn… Cách nào cũng vậy, đều là sự bị động trước những cuộc ra đi không báo trước về sinh mệnh.
Nhưng mùa hè trong Vĩnh cửu không chỉ là mất mát, mà còn rất nhiều những tươi vui khi trở đi trở lại là những cảnh trẻ con rượt đuổi nhau trong khu vườn xanh lá ngập hoa. Tiếng cười con trẻ và cả sự ý nhị của những người lớn khi nằm cạnh nhau, ngồi cạnh nhau uống trà và đọc sách… Cuộc sống thảnh thơi nối tiếp như một sự bất tận.
Đạo diễn Trần Anh Hùng có chia sẻ, sự vĩnh cửu với ông chính là tình yêu của người đàn ông với người phụ nữ. Nối tiếp vào đó là đứa con ra đời. Và cứ thế tình yêu truyền thừa ấy đi qua tất cả mặc kệ thời gian…
Bộ phim, nói theo cách nào đó, giống như một cuốn gia phả của gia đình của người phụ nữ có tên là Valentine. Và nó được kể tiếp với sự xuất hiện của người con dâu Mathilde rồi tiếp diễn với cô bạn thân của Mathidle là Gabrielle.
Cái mùa hè bất tận trong Vĩnh cữu được neo giữ bởi câu chuyện của 3 người phụ nữ này. Mất mát và niềm vui đến với họ một cách tự nhiên, không ngắt quãng nhưng đồng thời nó cũng tạo ra sự tuyệt vọng về niềm tin bản thân ở đâu đó trong số những người thân yêu của họ. Để có người phải rời bỏ cuộc sống thường nhật hiến đời mình cho đức tin như không còn lựa chọn nào khác tốt hơn. Xong đến cuối cùng, chính con người đó cũng bị lạc loài với đức tin mà mình đã lấy nó làm đời sống.
Vĩnh cửu mang đạo diễn Trần Anh Hùng đến với một thể loại khác với tất cả những gì anh từng làm trước đó. Chính vì mỗi buổi sáng bước ra phim trường anh mới hình dung mình sẽ làm gì, với từng ấy diễn viên sẽ xuất hiện trong bối cảnh chứ không toan tính trước. Thế nên, sự sắp đặt cảm xúc vì thế mà hiện diễn rất rõ. Không hiểu sao, cảm giác của người viết khi xem những lúc chuyển cảnh trong phim thì cảnh sau luôn có một độ trễ nhất định từ 1-3 giây so với cảnh trước. Như thể là đạo diễn phải hô : “Diễn!” thì cảnh phim mới bắt đầu và diễn viên mới diễn.
Độ trễ này một phần cũng đến từ những góc máy mà nhà quay phim Lee Bin Ping tạo ra. Đặc biệt là với những cảnh nhân vật đi theo những lối hành lang của căn biệt thự rộng lớn mà họ sống. Tiêu biểu nhất cho quan điểm này chính là vào lúc gần cuối phim, người chồng của Mathilde đi dọc theo hành lang trong nhà, và nối tiếp từng bước đi ấy là cảnh những đứa trẻ con lần lượt bước vào phòng ngủ, từng căn phong một, từng nhóm trẻ một. Thứ tự rõ ràng, động tác gần giống nhau, biểu cảm cũng tương tự…
Bộ phim có quá nhiều cảm xúc, nhưng những cảm xúc đó để lộ sự sắp đặt của bàn tay đạo diễn. Kiểu như máy quay đi đến đâu thì diễn viên diễn đến đó. Có một sự chờ đợi trước khi bắt đầu thay vì là hãy cứ bắt đầu rồi sau đó máy quay sẽ xuất hiện. Vậy nên, nếu không phải là những diễn viên nổi tiếng (thứ sẽ tạo nên sự chú ý cho bộ phim bên cạnh tên tuổi của đạo diễn và nhà sản xuất) Audrey Tautou, Bérénice Bejo và Mélanie Laurent thì nếu là một dàn diễn viên khác cảm xúc về bộ phim cũng sẽ chịu sự thay đổi rất ít.
Phim của Trần Anh Hùng luôn đẹp và thậm chí là đẹp đến độ duy mỹ. Tuy nhiên, cái đẹp của 10 năm trước và 10 năm sau đã khác, thậm chí là chỉ cần cách vài năm đã khác. Cái khác này không chỉ phụ thuộc vào sự phát triển của công nghệ làm phim mà còn là sự phát triển về tư duy và nhận thức của một nhà làm phim hiện đại.
Phim ra mắt khán giả Việt Nam từ 9/9
Đạo diễn đã mất 6 năm để làm được Vĩnh cửu. Nghĩa là có khoảng gần 2.000 ngày bộ phim ấy đã được chiếu trong đầu của anh trước khi nó xuất hiện trên màn ảnh rộng bằng những thước phim sống động. Một thời gian dài, đủ dài để Vĩnh cửu đạt đến độ hoàn hảo của một bộ phim nghệ thuật với một đạo diễn kỹ tính như Trần Anh Hùng…
Ai cũng có lý do của riêng mình. Việc các liên hoan phim Cannes 2016, Venice 2016- hai nơi đã từng vinh danh tên tuổi của đạo diễn Trần Anh Hùng- không nhận phim Vĩnh cửu cũng không phải là không có cơ sở. Khi với lịch sử lâu đời của Liên hoan phim cùng các thành viên ban tuyển chọn, ban giám khảo nổi tiếng trong nghề… Chắn chắn chúng ta không nên chủ quan nhận định rằng họ thiếu tầm để phải bỏ lỡ một tuyệt tác.
Vĩnh cửu là một bộ phim về cảm xúc. Xin phép được nhắc lại một lần nữa về điều đó. Và đã là cảm xúc thì không có khuôn thước nào có thể định giá được… Chỉ là cảm xúc ấy có đạt đến điểm mà đạo diễn phim mong đợi và có đạt đến điểm mà khán giả nói chúng mong đợi, chứ không riêng gì những khán giả đã yêu thích Trần Anh Hùng.
Việt Phong" alt="Vĩnh cửu và sự nhẫn nại của cảm xúc sắp đặt!"/>