Tin bóng đá 4
MU bán Sanchez lấy tiền mua Jadon Sancho MU chuẩn bị bán Alexis óngđátỷ giá đô laSanchez vào mùa hè này. HLV trưởng Solskjaer quyết định bán chân sút Chile để nhường chỗ cho Jadon Sancho. Theo Independent, thuyền trưởng người Na Uy muốn đưa ngôi sao Borussia Dortmund đến Old Trafford vào mùa hè, nhưng sẽ cần khoảng 100 triệu bảng để thương vụ có thể xảy ra. Để có thêm ngân sách ký Sancho, Solskjaer đã bật đèn xanh cho Alexis Sanchez ra đi. Sancho sẽ chơi cùng Rashford và Martial để làm thành bộ ba tấn công của MU mùa tới. Dù mới 19 tuổi nhưng Sancho được đánh giá rất cao, có thể chơi đa năng trên hàng công, sở hữu tốc độ mạnh mẽ. Sancho chính là một trong những nhân tố quan trọng để Dortmund đang đua tốc độ ngôi vô địch Bundesliga mùa này với Hùm xám Bayern. Real Madrid đại tu, thanh lý 7 hợp đồng Real Madrid với sự trở lại của Zinedine Zidane chuẩn bị làm một cuộc đại tu vào mùa hè này. Theo tiết lộ của chuyên gia Eduardo Inda trên El Chireduito, đội bóng Hoàng gia Tây Ban Nha ngoài mua sắm mạnh tay thì sẽ tiễn 7 ngôi sao ra đường. "Real Madrid có kế hoạch bán Isco, người không có được sự ưu ái của Hội đồng quản trị và phần còn lại của phòng thay đồ Bernabeu. Họ phải kiếm tiền. Man City, thông qua trợ lý HLV Mikel Arteta đã giải quyết cho cầu thủ này. Trong danh sách còn có Jame Rodriguez vì Bayern Munich sẽ không trả tiền cho anh ấy nữa. Một cầu thủ khác mà Real Madrid và Zidane sẽ bán là Gareth Bale. Họ cũng sẽ xây dựng đội hình mà không có Theo Hernandez. Real Madrid cũng có kế hoạch cho mượn Dani Ceballos và Brahim Diaz. Ngoài ra, Lucas Vazquez cũng được xem xét (bán)". L.HMU sẵn sàng bán Sanchez để gom tiền tậu Jadon Sancho Bale và Isco, những cái tên được cho trong danh sách Real Madrid bán vào hè này
相关推荐
-
Siêu máy tính dự đoán Aston Villa vs West Ham, 23h30 ngày 26/1
-
Ảnh minh họa. (Nguồn: avira.com)
Hàng không là một trong những ngành chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất của đại dịch COVID-19. Sau một năm 2020 đáng quên, ngành hàng không đã rục rịch tái khởi động và nhiều người đang háo hức trở lại các sân bay nhờ những nỗ lực đẩy mạnh tiêm vaccine trên toàn cầu.
Tạm gác lại nỗi lo về đại dịch còn diễn biến phức tạp và chỉ nhìn về tương lai khi hoạt động bay quốc tế phục hồi: sẽ có rất nhiều điều thay đổi với ngành hàng không trong một thế giới hậu COVID-19.
Một yếu tố được chú ý hàng đầu trong thời điểm này là những rủi ro về bảo mật dữ liệu liên quan đến việc đi lại, khi hành khách sẽ cần thêm nhiều giấy tờ, thông tin cho việc di chuyển trong giai đoạn hậu đại dịch. Đó là vì sao hành khách cần chú ý tới “dấu chân kỹ thuật số” (digital footprint) của mình.
Dòng chảy dữ liệu ngày một lớn
Ngay từ trước đại dịch, hoạt động bay đã có mối liên hệ chặt chẽ với các vấn đề về bảo mật dữ liệu.
Theo nghiên cứu của công ty tư vấn an ninh mạng Mine, trung bình khoảng 7 dịch vụ có thể dễ dàng truy cập dữ liệu của hành khách, bao gồm các hãng hàng không, dịch vụ cho thuê xe, khách sạn, nhà hàng, dịch vụ giao thông công cộng, mạng wifi nội bộ...
Giờ đây, khi các cơ quan chức năng ban hành thêm những hướng dẫn liên quan tới đại dịch, con số trên có thể sẽ còn tăng lên để bao gồm các cơ quan y tế và giám sát kiểm dịch.
Ngoài các thông tin cá nhân và tình hình tài chính, hành khách cũng được yêu cầu cung cấp các dữ liệu về sức khỏe thông qua các ứng dụng trực tuyến và tài liệu số hóa.
Liên minh châu Âu (EU) đã công bố thông tin mới liên quan đến Chứng nhận kỹ thuật số về COVID-19 của mình. Các quốc gia khác như Israel đã sử dụng các ứng dụng "Hộ chiếu COVID-19" để đảm bảo rằng du khách không gây rủi ro nhiễm bệnh cho cư dân.
Các hãng hàng không cũng đang thử nghiệm các ứng dụng cho phép hành khách chia sẻ hồ sơ tiêm chủng, kết quả xét nghiệm COVID-19 và khai báo y tế.
Nếu cách đây chỉ 2 năm, ý tưởng về việc chia sẻ thông tin sức khỏe với các công ty du lịch hoặc thậm chí các nhà hàng để đặt bàn sẽ khiến du khách phẫn nộ. Thì ngày nay, đa phần trong số đó đồng ý chia sẻ thông tin này.
Cuộc khảo sát của công ty Mine cho thấy 91% du khách thoải mái khi sử dụng Hộ chiếu sức khỏe kỹ thuật số. Song 93% bày tỏ lo ngại về cách các loại thông tin này được lưu trữ và sử dụng khi số vụ tấn công mạng nhằm chiếm đoạt dữ liệu sức khỏe người dùng đang gia tăng.
Những nỗi lo có cơ sở
Những lo ngại liên quan đến việc giao dữ liệu cho các công ty hàng không không hề vô căn cứ khi ngành này đã có nhiều bê bối về vi phạm bảo mật dữ liệu.
Ví dụ, British Airways bị Văn phòng Ủy viên Thông tin (ICO) phạt khoản tiền kỷ lục 20 triệu bảng (khoảng 27,8 triệu USD) sau khi thông tin cá nhân của hơn 400.000 nhân viên và khách hàng đã bị rò rỉ.
Hay mới đây vào tháng Năm, Air India cũng bị phạt khi để lộ dữ liệu nhạy cảm về 4,5 triệu khách hàng - bao gồm thông tin liên lạc, chi tiết thẻ tín dụng, hộ chiếu và thông tin chuyến bay.
Tuy nhiên, các hãng hàng không không phải là mối lo ngại duy nhất. Khi các nhà hàng và khách sạn địa phương có quyền truy cập vào thông tin chăm sóc sức khỏe của du khách, họ ít có khả năng triển khai những biện pháp bảo mật đủ mạnh so với các hãng hàng không. Điều này dẫn tới nguy cơ tạo ra những lỗ hổng lớn trong việc bảo mật dữ liệu khách hàng.
Tự bảo vệ trong thế giới hậu Covid-19
Trong một thế giới hậu đại dịch còn nhiều rủi ro, thay vì chờ đợi các hãng hàng không tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh dữ liệu, biện pháp hữu hiệu nhất dành cho các du khách nằm trong tay họ: học cách làm chủ dữ liệu của chính mình.
Một khi hoạt động vận tải đường không được mở lại hoàn toàn, kỹ năng quản lý và duy trì quyền kiểm soát “dấu chân kỹ thuật số” sẽ quan trọng hơn bao giờ hết đối với các hành khách. Họ cần nhận thức được giá trị cũng như rủi ro mỗi khi cung cấp các thông tin cá nhân.
Hành khách chờ làm thủ tục tại sân bay quốc gia Ronald Reagan ở Arlington, Virginia, Mỹ, ngày 22/4/2021. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Một số lời khuyên dành cho du khách sử dụng vận tải đường không trong tương lai:
Lựa chọn các doanh nghiệp quen thuộc, có độ đáng tin cậy thay vì những cái tên mới lạ. Tuy các thương hiệu lớn cũng có những vụ vi phạm, nhìn chung họ vẫn có các tiêu chuẩn bảo mật cao hơn.
Nếu thông tin được yêu cầu cung cấp mang tính nhạy cảm, hành khách cần chú ý xem liệu công ty có lịch sử bảo mật dữ liệu tốt không.
Nếu cần chia sẻ một số thông tin nhất định với một công ty, hành khách hãy xóa chúng ngay sau khi hoàn tất đăng ký hoặc khi kỳ nghỉ kết thúc.
Thường xuyên theo dõi các công ty có quyền truy cập vào dữ liệu của mình.
Thế giới vẫn đang loay hoay điều chỉnh với những thay đổi sau đại dịch, và tin tặc luôn tìm cách tận dụng bất kỳ điểm yếu nào trong giai đoạn nhạy cảm. Đó là vì sao hành khách cần nâng cao cảnh giác và tỉnh táo về thông tin cá nhân hơn bao giờ hết.
(Theo Vietnam+)
Hãng hàng không giá rẻ làm lộ thông tin 9 triệu khách hàng
Hôm 19/5, EasyJet thông báo vừa hứng chịu cuộc tấn công mạng nghiêm trọng từ thế lực “vô cùng tinh vi”.
" alt="Tự bảo vệ dấu chân kỹ thuật số trong ngành hàng không hậu đại dịch">Tự bảo vệ dấu chân kỹ thuật số trong ngành hàng không hậu đại dịch
-
Đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương kiêm Phó Trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương.
Ngày 5/12, đồng chí Lê Minh Hưng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương kiêm Phó trưởng ban thường trực Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 đã ký công văn về triển khai nhiệm vụ tổng kết Nghị quyết 18 để các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị trực thuộc Trung ương nghiên cứu đề xuất sắp xếp, hoàn thiện tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Công văn đã nêu rõ các nhiệm vụ và ngày hoàn thành từng nhiệm vụ.
Thực hiện chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm về thời gian tổ chức Hội nghị Trung ương (dự kiến giữa tháng 2/2025) và kỳ họp Quốc hội bất thường (dự kiến cuối tháng 2/2025); để bảo đảm thời gian tiến hành tổ chức Đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XIV của Đảng, Ban Chỉ đạo yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị khẩn trương thực hiện một số nội dung sau:
Về những nội dung thực hiện ngay (thuộc thẩm quyền của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị)
Đối với các cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương
Các ban Đảng Trung ương chủ trì xây dựng đề án: rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan, đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); rà soát các ban chỉ đạo do cơ quan, đơn vị là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); kết thúc hoạt động của các tạp chí, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Tạp chí Cộng sản; chủ trì, phối hợp với Tạp chí Cộng sản, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các tạp chí, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao (hoàn thành trước ngày 15/12/2024).
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì xây dựng đề án: kết thúc hoạt động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Báo Nhân Dân (hoàn thành trước ngày 15/12/2024); chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương về Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Báo Nhân Dân, Ban Tổ chức Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương hiện nay, bảo đảm thuận lợi trong việc chuyển giao.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan thực hiện việc chuyển giao và tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận, phê bình văn học nghệ thuật Trung ương, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương; phối hợp sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của các hội đồng nêu trên (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); chủ trì, phối hợp với Bộ Nội vụ, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận tổ chức và sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Học viện Hành chính Quốc gia hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Báo Nhân Dân chủ trì xây dựng đề án: kết thúc hoạt động của Truyền hình Nhân Dân, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 15/12/2024); chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của Báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Đề án sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); chủ trì sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Nhân Dân; (5) Phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương sắp xếp, tinh giản biên chế cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Báo Điện tử Đảng Cộng sản hiện nay.
Tạp chí Cộng sản chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, các ban Đảng Trung ương thực hiện việc chuyển giao, tiếp nhận chức năng, nhiệm vụ của các tạp chí của các ban Đảng Trung ương; phối hợp thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và biên chế của các tạp chí hiện nay (hoàn thành trước ngày 31/12/2024); Xây dựng đề án sắp xếp tinh gọn các ban, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của đơn vị mình (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe Trung ương, chuyển nhiệm vụ về Ban Tổ chức Trung ương, Bộ Y tế và một số bệnh viện Trung ương; đề xuất phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương hiện nay (hoàn thành ngày 15/12/2024).
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tham mưu Bộ Chính trị quyết định: Chủ trương chuyển chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Lý luận Trung ương về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Chủ trương kết thúc hoạt động của Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương; Sửa đổi, bổ sung các quy định có liên quan của Bộ Chính trị, Ban Bí thư để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy, bố trí cán bộ, tinh giản biên chế (hoàn thành trước ngày 15/1/2025).
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tham mưu Ban Bí thư quy định: Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy trực thuộc đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng ủy Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước; Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy cơ quan Đảng, đoàn thể, hội đồng nhân dân, tư pháp cấp tỉnh; chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác và quy chế làm việc mẫu của đảng ủy chính quyền cấp tỉnh (hoàn thành trước ngày 15/01/2025).
Phối hợp tham mưu bố trí cán bộ theo thẩm quyền quản lý tại cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy.
Phối hợp các cơ quan liên quan rà soát các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết.
Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Cán sự Đảng Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan đề xuất phương án xử lý các trụ sở, tài sản, cơ sở vật chất của các cơ quan thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ
Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương: Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Ban Chỉ đạo về việc tổng kết thực hiện Nghị quyết 18 của Chính phủ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành: Nghị quyết của Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, chuyển nhiệm vụ về: Bộ Tài chính, các bộ chuyên ngành và các cơ quan liên quan; quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc giải thể Ủy ban Giám sát Tài chính Quốc gia, chuyển nhiệm vụ về Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan; các quy định pháp luật để sắp xếp 2 đại học quốc gia; 2 viện hàn lâm khoa học; sửa đổi, bổ sung các quy định pháp luật quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ làm cơ sở sắp xếp các cơ quan, đơn vị như: Ban Quản lý Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục thi hành án dân sự, Tổng cục Quản lý thị trường, Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước các tỉnh, thành phố…; sửa đổi, bổ sung các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (không thực hiện sắp xếp theo gợi ý, định hướng của Bộ Chính trị) theo hướng rà soát chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc của từng bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan trực thuộc Chính phủ.
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Thông tấn, Truyền hình VOV, Truyền hình VTC, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam; sắp xếp các cơ quan báo chí của các bộ, ngành (hoàn thành trước ngày 15/01/2025); Nghị định quy định về chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy (hoàn thành trước ngày 20/12/2024); Chuyển giao chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy Học viện Hành chính Quốc gia về Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ rà soát, kết thúc hoạt động các ban chỉ đạo do Chính phủ thành lập (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Đối với các cơ quan thuộc Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương (trước ngày 31/12/2024) trước khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành các quy định để: Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy, biên chế của các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Văn phòng Quốc hội; Kết thúc hoạt động của Viện Nghiên cứu lập pháp, chuyển chức năng, nhiệm vụ về các cơ quan liên quan của của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội; Quy định không bố trí chức danh ủy viên thường trực, ủy viên chuyên trách tại Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội; các ủy ban của Quốc hội có chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, đại biểu Quốc hội chuyên trách và đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm;
Kết thúc hoạt động của Truyền hình Quốc hội, chuyển chức năng, nhiệm vụ liên quan về Đài Truyền hình Việt Nam (hoàn thành trước ngày 31/12/2024);
Chuyển các vụ chuyên môn của Văn phòng Quốc hội về trực thuộc các Uỷ ban của Quốc hội[5], các ban của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp vụ, cấp phòng (hoàn thành ngay sau khi sắp xếp các ủy ban của Quốc hội). Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Văn phòng Quốc hội chủ trì sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Truyền hình Quốc hội hiện nay; rà soát, sắp xếp, tinh gọn ban thư ký.
Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đảng đoàn hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đảng đoàn tổ chức chính trị-xã hội ở Trung ương, Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các Đảng đoàn và tổ chức đảng hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Xây dựng đề án: Sắp xếp lại các cơ quan báo, tạp chí trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ theo hướng sáp nhập, kết thúc hoạt động của một số báo, tạp chí không thật sự cần thiết; Rà soát, sắp xếp tinh gọn đầu mối cấp ban, cấp phòng, đơn vị, tổ chức trực thuộc; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của các cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị-xã hội[6] (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Rà soát các ban chỉ đạo do tổ chức mình là cơ quan thường trực, đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư kết thúc hoạt động (chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ thực sự cần thiết) (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các tổ chức, cơ quan liên quan nghiên cứu mô hình tổ chức đoàn tại các đảng bộ mới trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước ngày 31/12/2024).
Những nội dung chuẩn bị báo cáo Ban Chấp hành Trung ương
Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Trung ương xây dựng đề án sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan dự thảo, trình Bộ Chính trị ban hành quy định mới về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của cơ quan mới; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/01/2025).
Ban Đối ngoại Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Ngoại giao, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao, một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Đối ngoại Trung ương, Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội hiện nay (hoàn thành trước 15/1/2025).
Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương, Bộ Nội vụ, Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội: Xây dựng đề án mẫu thành lập đảng bộ trực thuộc Trung ương và các đảng ủy trực thuộc; Dự thảo quy định mẫu chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác của đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập; đảng ủy ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, doanh nghiệp… trực thuộc đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập; Dự thảo quy định mẫu quy chế làm việc của đảng ủy trực thuộc Trung ương (hoàn thành trước 06/12/2024); chủ trì xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương; phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/01/2025); Cơ quan tham mưu, giúp việc của các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập và các đảng ủy cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng trực thuộc các đảng ủy trực thuộc Trung ương; dự kiến gồm có 4 cơ quan: Ban tổ chức, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban tuyên giáo - dân vận, văn phòng cấp ủy (riêng các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập thì Ban Tuyên giáo-Dân vận bao gồm cả trung tâm bồi dưỡng chính trị).
Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng Đề án lập Đảng bộ các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020-2025 (Đồng chí ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư làm bí thư đảng ủy; đồng chí Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng làm phó bí thư thường trực đảng ủy; có thể bố trí 1 phó bí thư chuyên trách); dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước (hoàn thành trước 15/1/2025).
Các Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Tòa án Nhân dân Tối cao, Ban Cán sự Đảng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao; dự thảo các quyết định thành lập các đảng bộ Tòa án Nhân dân Tối cao, Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao trực thuộc Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao nhiệm kỳ 2020 - 2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Tòa án Nhân dân Tối cao, Đảng ủy Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao (hoàn thành trước 15/1/2025).
Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối doanh nghiệp Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 15/01/2025).
Ban Cán sự Đảng Chính phủ Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối doanh nghiệp Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ; lập Đảng bộ Chính phủ trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Chính phủ nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Chính phủ; chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng các bộ, cơ quan ngang bộ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp; lập đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ trực thuộc Đảng ủy Chính phủ; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Chính phủ chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy bộ, cơ quan ngang bộ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, các cơ quan liên quan xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy các bộ, cơ quan ngang bộ; Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các bộ, cơ quan ngang bộ theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/01/2025 để trình Trung ương).
Đảng đoàn Quốc hội chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Quốc hội; lập Đảng bộ Quốc hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Quốc hội; chỉ đạo Kiểm toán Nhà nước chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Kiểm toán Nhà nước; lập Đảng bộ Kiểm toán Nhà nước; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Quốc hội chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy bộ Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của Đảng ủy Kiểm toán Nhà nước; Chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng phương án sắp xếp, sáp nhập, giải thể các ủy ban của Quốc hội theo nội dung gợi ý, định hướng về sắp xếp tổ chức bộ máy đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Kết luận số 09-KL/TW của Ban Chỉ đạo Trung ương (trình Bộ Chính trị cho ý kiến trước 15/1/2025 để trình Trung ương).
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, lập Đảng bộ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội trực thuộc Trung ương; đề xuất Bộ Chính trị chỉ định Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội nhiệm kỳ 2020-2025; dự thảo quy định của Bộ Chính trị về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy (bao gồm cả chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan tham mưu, giúp việc), mối quan hệ công tác, quy chế làm việc của Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội.
Chỉ đạo Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với Đảng ủy khối các cơ quan Trung ương và các cơ quan liên quan xây dựng đề án kết thúc hoạt động của đảng đoàn các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ; lập các đảng bộ (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ trực thuộc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội; đề xuất Bộ Chính trị, Ban Bí thư cho chủ trương trước khi Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư đảng ủy (chi bộ) Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ nhiệm kỳ 2020-2025; chủ trì, phối hợp với Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Văn phòng Trung ương xây dựng dự thảo quy chế làm việc của đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị-xã hội, đảng ủy (chi bộ) các hội quần chúng do Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ (đối với những nơi hiện nay có đảng đoàn) (hoàn thành trước 15/01/2025).
Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 22-QĐ/TW, ngày 28/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/01/2025).
Ban Tổ chức Trung ương chủ trì tham mưu bổ sung, sửa đổi Quy định số 24-QĐ/TW, ngày 30/7/2021 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Bộ Chính trị trước ngày 15/01/2025); Tham mưu Ban Chỉ đạo xây dựng, hoàn thiện Báo cáo tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18; Tờ trình của Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương; dự thảo Nghị quyết (Kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương (trình Bộ Chính trị trước ngày 31/01/2025); Trình Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương sửa đổi Chỉ thị số 35-CT/TW, ngày 14/6/2024 về đại hội đảng bộ các cấp, tiến tới đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và phương hướng công tác nhân sự; Chủ trì, tham mưu Bộ Chính trị trình Ban Chấp hành Trung ương về công tác nhân sự theo thẩm quyền.
Về những nội dung chuẩn bị để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư sau khi có nghị quyết (kết luận) của Ban Chấp hành Trung ương
Đối với các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc Trung ương, cơ quan, đơn vị của Đảng ở Trung ương:
Ban Tổ chức Trung ương thực hiện các nhiệm vụ sau:
Chủ trì, tham mưu hoàn thiện Quy định thi hành Điều lệ Đảng (bổ sung, sửa đổi), Nghị quyết (Kết luận) của Hội nghị bất thường của Ban Chấp hành Trung ương dự kiến giữa tháng 02/2025 (trình Bộ Chính trị ngay sau Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương).
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình: Bộ Chính trị ban hành quyết định kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng Chính phủ, Đảng đoàn Quốc hội, Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương, Đảng bộ Khối Doanh nghiệp Trung ương; thành lập các đảng bộ và chỉ định ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy: Chính phủ, Quốc hội, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Đảng bộ Các cơ quan Đảng, cơ quan tư pháp Trung ương, Văn phòng Chủ tịch nước nhiệm kỳ 2020 - 2025 (trình Bộ Chính trị trước ngày 01/3/2025); Ban Bí thư ban hành quyết định kết thúc hoạt động của các đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng ở Trung ương, đảng đoàn các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ và cho chủ trương kết thúc hoạt động của Ban Cán sự Đảng, đảng đoàn, các đảng bộ khối cấp tỉnh; cho chủ trương để cấp ủy trực thuộc Trung ương chỉ định ban thường vụ, bí thư, phó bí thư các đảng ủy (chi bộ) ở các cơ quan, đơn vị, tổ chức hiện nay có đảng đoàn, Ban Cán sự Đảng theo thẩm quyền (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).
Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu, trình Bộ Chính trị ban hành: Quyết định thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, mối quan hệ công tác của ban mới trên cơ sở sáp nhập Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương; đề xuất sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Dân vận Trung ương hiện nay (hoàn thành trước 1/3/2025); Quyết định kết thúc hoạt động của Ban Đối ngoại Trung ương, chuyển các nhiệm vụ chính về Bộ Ngoại giao; một phần công việc về Văn phòng Trung ương Đảng (hoàn thành trước 1/3/2025).
Chủ trì tham mưu Bộ Chính trị, Ban Bí thư sắp xếp, bố trí cán bộ diện Trung ương quản lý.
Hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế, mối quan hệ công tác các cơ quan tham mưu, giúp việc các đảng ủy trực thuộc Trung ương mới thành lập (trình Ban Bí thư trước ngày 1/3/2025).
Tham mưu bổ sung, sửa đổi Hướng dẫn số 01-HD/TW, ngày 28/9/2021 của Ban Bí thư một số vấn đề cụ thể thi hành Điều lệ Đảng; rà soát bổ sung, sửa đổi, ban hành mới các quy định, hướng dẫn của Bộ Chính trị, Ban Bí thư có liên quan để thực hiện sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy sau khi Ban Chấp hành Trung ương bổ sung, sửa đổi quy định thi hành Điều lệ Đảng (trình Ban Bí thư trước ngày 31/3/2025).
Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với Ban Tổ chức Trung ương và các cơ quan liên quan tham mưu Bộ Chính trị ban hành quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, mối quan hệ công tác của Văn phòng Trung ương Đảng sau khi Ban Đối ngoại Trung ương kết thúc hoạt động (hoàn thành trước 1/3/2025).
Đối với khối Chính phủ,Ban Cán sự Đảng Chính phủ(hoặc Đảng ủy Chính phủ sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Trình Quốc hội (kỳ họp bất thường vào cuối tháng 02/2025): (1) Ban hành Nghị quyết của Quốc hội về việc thành lập, giải thể một số bộ (trước ngày 28/02/2025); (2) Xem xét việc sửa đổi, bổ sung các luật: Luật Tổ chức Chính phủ, Luật tổ chức chính quyền địa phương, các văn bản luật liên quan sau khi Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị cho chủ trương về sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy (trước ngày 28/02/2025).
Ban hành các nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của từng bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) (trước ngày 15/3/2025).
Lãnh đạo, chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ (đối với các bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện sắp xếp theo Nghị quyết/Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương) hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, sắp xếp tinh gọn các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).
Đối với các cơ quan của Quốc hội và Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Đảng đoàn Quốc hội (hoặc Đảng ủy Quốc hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ sau:
Tổ chức kỳ họp bất thường của Quốc hội vào cuối tháng 02/2025 để xem xét sửa đổi, bổ sung các luật có liên quan và công tác nhân sự theo thẩm quyền của Quốc hội (trước ngày 28/02/2025).
Hoàn thiện sắp xếp tinh gọn các Ủy ban của Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các vụ, đơn vị, tổ chức trực thuộc Văn phòng Quốc hội (hoàn thành trước ngày 15/3/2025).
Đối với Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
Đảng đoàn Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Đảng đoàn Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam (hoặc Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội sau khi được lập) lãnh đạo, chỉ đạo sửa đổi, bổ sung các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước có liên quan (hoàn thành trước ngày 28/02/2025).
Tổ chức thực hiện
Các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị, trực tiếp là người đứng đầu tập trung chỉ đạo, khẩn trương triển khai quyết liệt các nhiệm vụ, bảo đảm các cơ quan, đơn vị, tổ chức sau sắp xếp hoạt động thông suốt, hiệu lực, hiệu quả ngay, không để gián đoạn công việc, không để bỏ trống địa bàn, lĩnh vực, không để ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường của cơ quan, đơn vị, tổ chức và xã hội.
Phân công cụ thể trách nhiệm triển khai xây dựng các nhiệm vụ về sắp xếp, giải thể, sáp nhập cơ quan, đơn vị theo đúng kế hoạch, tiến độ; định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện nhiệm vụ, đề án về Ban Chỉ đạo (qua Ban Tổ chức Trung ương) trước 15 giờ thứ 6 hằng tuần.
Ban Tổ chức Trung ương giúp Ban Chỉ đạo thường xuyên theo dõi, nắm tình hình, tham gia ý kiến (khi cần thiết) trong quá trình triển khai các bước xây dựng, thực hiện đề án, nhiệm vụ của các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan, đơn vị bảo đảm đúng tiến độ, nội dung định hướng, gợi ý và chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo.
" alt="Trung ương và Quốc hội dự kiến họp đầu năm 2025 về tinh gọn bộ máy">Trung ương và Quốc hội dự kiến họp đầu năm 2025 về tinh gọn bộ máy
-
Ngày nay nhiều khi một sinh viên được “vị nể” trong khu trọ không phải bởi bảng điểm chói lòa hay thành tích hoạt động phong trào mà bởi “tửu lượng” đong bằng lít.
Nhậu kiểu sinh viên
11h đêm, dãy quán nhậu ốc nóng, mực nướng, chân gà vỉa hè đầu đường Lê Đức Thọ dẫn vào sân vận động quốc gia Mỹ Đình vẫn chan chát tiếng cụng ly. Tại đây, từ 5 giờ chiều trở về đêm là “điểm hẹn” khá xôm tụ, trong đó, có nhiều khách nhậu là SV. Không chỉ riêng SV nam mà còn các SV nữ cũng tham gia nhậu để “khẳng định mình cũng chẳng kém giới mày râu”. Một nam sinh viên mặt phừng phừng, đỏ tía giọng méo mó tuyên bố: "Hôm nay là sinh nhật tao, tất cả không say không về, mai thi thì mặc mai thi". Ngồi bàn bên cạnh, chúng tôi được bà chủ rỉ tai: "Đám này cứ có vụ gì là chúng nó kéo nhau ra đây nhậu đến khuya, đuổi cũng không về”.
Hàng ngàn lý do được các bạn sinh viên đưa ra để cùng nhau chén tạc chén thù và chuyện sinh viên đi nhậu cũng lắm bi hài...
Giải thích cho tần suất nhậu 4 lần/tuần của mình, Tùng, SV ĐH Xây dựng cho biết: “Đi nhậu để thư giãn sau những giờ phút căng thẳng trên giảng đường ấy mà! Học hành bây giờ cũng mệt mỏi lắm, đi nhậu với anh em cho nó thoải mái, lấy hứng để hôm sau còn học tiếp chứ!”.
“Hội nhậu” của Tùng có gần chục nam SV. Khi đi nhậu, món không thể thiếu đương nhiên là chai rượu đục ngàu được các chủ quán giới thiệu là “rượu nếp quê hảo hạng”. Đồ nhắm cũng còn tuỳ “túi tiền” mà gọi. Thành thói quen rồi, nhưng bạn nhậu của Tùng vẫn phải giải thích cho rõ ngọn ngành vì sao phải thường xuyên đi nhậu: “Bọn mình học Cầu đường, sau này đi công trường suốt mà không biết uống rượu thì cũng hơi mệt đấy. Thế nên từ bây giờ đã phải “luyện công” rồi!”.
Cũng có những lí do mà chính bạn trong hội của Tùng cũng không sao cắt nghĩa nổi cho rõ ràng: “Đã là SV mà không biết uống rượu thì … còn gì là SV đúng chất nữa!?”. Chính vì thế mà đa số SV coi uống rượu là để … thể hiện “đẳng cấp”!?
Chị Tân, chủ một quán rượu bình dân gần KTX Bách Khoa trên phố Tạ Quang Bửu đã gần 10 năm nay, cho biết: “ SV nhậu tối ngày, không lúc nào quán vắng khách”.
Nhiều nhóm sinh viên sẵn sàng nhào vô bàn nhậu mà không cần biết tới lý do. Cứ định kỳ hàng tuần, nhóm bạn của Long (Thái Bình) lại sum họp tại nhà trọ “làm bữa kết thúc tuần”. Nam vô tửu như kỳ vô phong - phải có chén rượu thì "vào chuyện" mới được xôm tụ - Long phân trần!
Nữ sinh viên cũng “trăm phần trăm”
Trong một quán nhậu trên đường Nguyễn Trãi, một nhóm bạn gồm ba trai, ba gái đang ngồi với nhau “hò dô” uống rượu tưng bừng. Mọi con mắt đều đổ dồn về phía họ bởi những tiếng bắt nhịp chúc tụng và cạn ly đều do các cô gái chủ trì. Thỉnh thoảng, tiếng nói lanh lảnh của một trong ba cô gái đó lại vang lên khi ép các anh chàng uống rượu: “Anh uống với em hết chén này làm quen nha... "Bắc Cạn" đi... Bọn em uống rượu không biết say là gì đâu.
“Con gái bây giờ uống rượu, nhậu nhẹt và quậy phá tưng bừng không còn là chuyện lạ nữa rồi.” – Sơn, sinh viên ĐH Thủy Lợi nói.
" alt="Cuối năm sinh viên nhậu... thả cửa">1001 lý do để sinh viên . . . nhậu. Cuối năm sinh viên nhậu... thả cửa
-
Nhận định, soi kèo Burnley vs Leeds United, 3h00 ngày 28/1: Khó thắng
-
Nhà thơ Hữu Thỉnh phát biểu tại Hội thảo khoa học Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam sáng ngày 10/12. Ảnh: Đức Huy.
Theo PGS.TS Đỗ Hồng Quân - Chủ tịch Liên hiệp các Hội VHNT Việt Nam - chân dung bộ đội Cụ Hồ là nguồn cảm hứng bất tận cho các thế hệ văn nghệ sĩ. Suốt nhiều thập kỷ, anh bộ đội cụ Hồ vẫn trở đi trở lại trong các tác phẩm, từ văn học, nhiếp ảnh, điện ảnh cho tới sân khấu.
“Hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ là kết tinh phẩm chất cao quý của người lính: dũng cảm, hy sinh, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Đây còn là biểu tượng của lòng yêu nước, chủ nghĩa nhân văn cao cả, tình đoàn kết, gắn bó keo sơn Quân - Dân, khát vọng Độc lập - Tự do”, PGS.TS Đỗ Hồng Quân phát biểu tại Hội thảo khoa học "Văn học nghệ thuật với đề tài lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam". Hội thảo diễn ra sáng ngày 10/12 tại Hà Nội.
Từ những ngày đầu chống Pháp, qua cuộc kháng chiến chống Mỹ và cho đến thời kỳ đổi mới, hình tượng này luôn được khắc họa một cách chân thực và đầy cảm xúc.
Nhà thơ Hữu Thỉnh nhận định: “Những tác phẩm viết về bộ đội Cụ Hồ, dù trải qua bao năm tháng, vẫn mãi có sức sống vượt thời gian. Chúng không chỉ là hành trang tinh thần cho thế hệ kháng chiến, mà còn truyền cảm hứng cho những thế hệ mai sau”. Đây chính là minh chứng rõ ràng cho sự trường tồn của các giá trị nhân văn mà hình tượng người lính mang lại.
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Đức Huy.
Trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, những tác phẩm như Đồng chícủa tác giả Chính Hữu, Tây Tiếncủa nhà thơ Quang Dũng đã để lại dấu ấn trên văn đàn. Hình ảnh người lính gian khổ, vượt qua khó khăn với tinh thần lạc quan đã được khắc họa chân thực. Đến thời kỳ chống Mỹ, lớp nhà văn trẻ như Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh tiếp tục làm phong phú thêm hình tượng bộ đội Cụ Hồ. Tác phẩm Bài thơ về tiểu đội xe không kínhcủa Phạm Tiến Duật với lời thơ giản dị nhưng mạnh mẽ đã thể hiện được khí thế hào hùng của người lính trẻ trên đường ra trận.
Không chỉ thơ ca, hình tượng bộ đội Cụ Hồ còn xuất hiện trong tiểu thuyết và truyện ngắn. Các nhà văn như Nguyễn Thi, Lê Lựu đã xây dựng hình tượng người lính không chỉ trong chiến đấu mà còn trong cuộc sống đời thường. Họ là những con người mang trái tim lớn và tinh thần tiên phong trên hành trình phá bỏ những định kiến xã hội.
Một yếu tố quan trọng làm nên sức sống lâu bền của hình tượng bộ đội Cụ Hồ chính là sự gần gũi và tính nhân bản. Những người lính được khắc họa với cả điểm mạnh và yếu, nhưng vượt lên tất cả là lòng yêu nước và tinh thần hy sinh vì độc lập dân tộc. “Những tác phẩm về người lính không chỉ là câu chuyện của quá khứ, mà còn là bài học cho tương lai, là lời nhắc nhở rằng hòa bình hôm nay được đánh đổi bằng máu và nước mắt”, nhà thơ Hữu Thỉnh nhấn mạnh.
Văn học Việt Nam đã và đang tiếp tục làm sống dậy hình tượng bộ đội Cụ Hồ trong bối cảnh mới. Những tác phẩm gần đây không chỉ tái hiện hình ảnh người lính qua các cuộc chiến mà còn khai thác sâu hơn về cuộc sống và tâm tư của họ sau chiến tranh. Điều này góp phần khẳng định rằng hình tượng bộ đội Cụ Hồ vẫn mãi là nguồn cảm hứng bất tận, kết nối các thế hệ trong hành trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Với ý nghĩa lịch sử và giá trị nhân văn sâu sắc, hình tượng bộ đội Cụ Hồ sẽ trường tồn mãi trong lòng bạn đọc và trở thành một phần không thể thiếu trong di sản văn học dân tộc.
Đọc được sách hay, hãy gửi review cho Tri Thức - Znews
Bạn đọc được một cuốn sách hay, bạn muốn chia sẻ những cảm nhận, những lý do mà người khác nên đọc cuốn sách đó, hãy viết review và gửi về cho chúng tôi. Tri Thức - Znews mở chuyên mục “Cuốn sách tôi đọc”, là diễn đàn để chia sẻ review sách do bạn đọc gửi đến qua Email: [email protected]. Bài viết cần gửi kèm ảnh chụp cuốn sách, tên tác giả, số điện thoại.
Trân trọng.
" alt="Sức sống vượt thời gian của hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ">Sức sống vượt thời gian của hình tượng anh bộ đội Cụ Hồ
- 最近发表
-
- Nhận định, soi kèo AVS Futebol vs Gil Vicente, 3h15 ngày 28/1: Khó cho tân binh
- Công an đã xác định danh tính người phụ nữ vừa lái xe vừa hát karaoke
- Ngày 20/11 Tuyên dương các giáo viên tiêu biểu của Hà Nội năm 2017
- Điểm chuẩn Trường ĐH Sư phạm TP.HCM 2019
- Soi kèo phạt góc Barca vs Valencia, 03h00 ngày 27/1
- Lý do cặp vợ chồng Hà Nội quyết định hiến tạng của con gái vừa mất
- Thủ tướng chỉ đạo mới về dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM
- Nhiều trường đại học đã bội thu thí sinh nhập học
- Nhận định, soi kèo Damac vs Al Ittihad, 21h05 ngày 27/1: Niềm tin cửa trên
- 5 cách tăng cường bảo mật cho dữ liệu của bạn
- 随机阅读
-
- Nhận định, soi kèo Havadar SC vs Zob Ahan Esfahan, 19h30 ngày 27/1: Chủ nhà chìm sâu
- Tổng thống Pháp đổi điện thoại sau vụ phần mềm gián điệp Pegasus
- Sinh viên hoa hậu Tiểu Vy đi muộn trong lễ khai giảng
- Cô giáo biến lớp học mầm non thành sân khấu ca nhạc, khiêu vũ
- Nhận định, soi kèo Al Hazem vs Al Batin, 19h45 ngày 27/1: Khách thất thế
- Các trường phải lạm thu để 'mua' quyền tự chủ
- 'Lời nói của gia sư khiến giáo viên THPT chúng tôi chạnh lòng'
- Hơn 1/3 dân số trong độ tuổi 18
- Nhận định, soi kèo Al
- Học sinh lớp 1 'tự nguyện' đóng 300 nghìn bồi dưỡng giáo viên
- Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm sau đào tạo nghề ở huyện Thanh Trì cao
- Thí sinh trên 22 điểm vẫn bị đánh trượt đại học vì trường cố tình nâng điểm chuẩn
- Nhận định, soi kèo Mohun Bagan vs Bengaluru FC, 21h00 ngày 27/1: Tin vào cửa trên
- Sắp thương mại hóa 5G, nhà mạng vẫn trăn trở mô hình kinh doanh mới
- Hiếu PC cấp thiết khuyên người dùng từ bỏ nền tảng nhắn tin hàng đầu hiện nay
- Chồng đi công tác, vợ gọi điện thoại kiểm tra 30 phút/lần
- Nhận định, soi kèo Namdhari vs Sreenidi Deccan, 14h30 ngày 28/1: Cửa trên thất thế
- Quảng Bình: Tạm đình chỉ hai cô giáo để trẻ mầm non tử vong trong giờ học
- Cô giáo vượt qua nhiều biến cố của đời để theo nghiệp đã chọn
- iPhone 16 Pro có đáng để chờ?
- 搜索
-
- 友情链接
-