Ngôi nhà toàn gỗ quý của ông chủ giàu có ở Bình Dương
Nhà cổ Trần Văn Hổ
Chủ nhân của cả ba ngôi nhà trên là anh em ruột thịt của dòng họ Trần. Vào cuối thế kỷ 19,ôinhàtoàngỗquýcủaôngchủgiàucóởBìnhDươtin boóng đá dòng họ Trần ở Bình Dương thuộc hàng danh gia vọng tộc. Con cháu họ Trần có rất nhiều người đỗ đạt, thành danh, giàu có.
Ba ngôi nhà được xây dựng vào khoảng cuối thập niên 1890 hiện là những di tích nổi tiếng nằm gần nhau trong khu vực chợ Thủ: nhà cổ Đốc phủ Đẩu, nhà cổ Xã Tề, nhà cổ Trần Công Vàng. Hai trong 3 nhà đã được công nhận là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Nhà cổ Trần Văn Hổ còn được gọi là nhà cổ Đốc phủ Đẩu. Phía trước có hòn non bộ án ngữ theo phong thủy. |
Theo lời kể của các cụ già, khu vực này ngày trước vốn là bến thuyền. Ông tổ của dòng họ Trần là Trần Công Tính sinh năm 1805 làm nghề đóng thuyền. Ông sinh được 3 người con trai là Trần Văn Miên, Trần Văn Long và Trần Văn Lân.
Những người anh em họ Trần tiếp tục nối nghiệp cha trong đó ông Trần Văn Lân làm nghề buôn gỗ. Gỗ khai thác trên rừng thả xuống dòng sông Sài Gòn trôi về đây nhập vào trại cưa, xưởng mộc.
Cũng nhờ vào nghề này, điều kiện xây dựng của 3 ngôi nhà trên có phần dễ dàng hơn. Các loại danh mộc được tập trung về. Hàng trăm người có mặt ở bến sông chuyển gỗ lên bờ. Thợ mộc được thuê từ các tỉnh miệt ngoài vào. Do chưa có các thiết bị máy móc hiện đại nên thợ phải làm thủ công khiến thời gian xây dựng ngôi nhà mất đến 3 năm.
Chúng tôi ghé vào nhà cổ Đốc phủ Đẩu số 18 Bạch Đằng. Nhà ở mặt tiền đường ngó ra sông. Ông Mai Văn Tới, nhân viên Ban Quản lý di tích cho biết nguyên nhà này của ông Trần Văn Lân, xây dựng năm 1890 đến năm 1893 thì hoàn thành.
Ông Lân vốn là người am hiểu thiên văn địa lý nên đã cho xây một hòn non bộ trước nhà nhằm giải tỏa ánh nắng chói chang từ trên cao chiếu thẳng xuống dòng sông, mang nhiều điều không tốt hắt vào nhà. Ông Lân ở được vài năm thì qua đời. Ngôi nhà được chuyển giao cho con là ông Trần Văn Hổ (tự Đẩu) là một đốc phủ sứ (tương đương chủ tịch tỉnh bây giờ) thời Pháp thuộc.
Chân dung ông Trần Văn Hổ (1881 - 1957). |
Ông Tới cho biết thêm, nhà được xây dựng theo hình chữ Đinh nhưng sau nhiều biến cố, căn nhà bị hư hại một phần. Hiện nhà chỉ còn lại 3 gian 2 chái với 6 hàng cột tròn từ trước ra sau, mỗi hàng là 6 cột được kê toàn bộ trên đá tảng, nền lát gạch tàu.
Phía bên trái ngôi nhà có 3 cửa thông ra ngoài. Hai bên hông và mặt hậu của ngôi nhà xây tường gạch. Mái lợp ngói âm dương phủ kín rêu phong… Vật dụng trong nhà tuy có thất lạc đôi chút nhưng cơ bản vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của sinh hoạt thời xa xưa.
Một chút bùi ngùi
Gian giữa nhà thờ là nơi thờ cúng rất trang nghiêm. Từ ngoài nhìn vào, gian bên trái thờ họ nội và bên phải thờ họ ngoại. Trên mỗi bàn thờ đều có tranh thờ với tên gọi là 'Hạc Toán' (tuổi Hạc), bức bên đề 'Qui Linh' (rùa thiêng). Hai bên là câu đối.
Gian thờ. Ở giữa thờ tổ tiên, bên trái thờ họ nội bên phải thờ họ ngoại. |
Hình thức bài trí thờ cúng và trang trí các bao lam, cửa vòng, liễn đối, hoành phi được chạm khắc tinh vi. Bên trong nhà, ở lớp cửa thứ 2, những chạm trổ, những câu đối thể hiện được cảnh phồn hoa của chốn cung đình. Những khung cửa, bên trên chạm hình ảnh tứ thời với mai, lan, cúc trúc bên dưới là câu đối rất hài hòa sinh động.
Ông Mai Văn Tới bên câu đối viết kiểu chữ 'Chân lư' – một loại chữ mà ông cho rằng đến nay ít ai đọc được. |
Ông Trần Văn Lân vốn là người tinh thông Hán tự, ông giỏi địa lý, kiến trúc nên trong ngôi nhà của ông mang rất nhiều nét đặc trưng văn hóa phương Đông.
Phía sau nhà là phòng ngủ. Bên nam bên nữ mỗi bên đều có tấm phản gỗ. Trên hai cửa phòng có mấy chữ Hán: Ngự dược, Diên phi (cá nhảy, diều bay: Có ý mong thi đậu hoặc thăng quan lên chức). Ngoài ra, còn có một phòng để tấm phản lớn được ông Tới giải thích là tấm phản ăn. Ngày xưa ít ai ngồi bàn mà thường trải chiếu trên phản và mọi người ngồi lên để ăn.
Tấm phản dùng để ngồi ăn khi có tiệc. |
Chúng tôi bước ra ngoài. Phía sau 2 ngôi mộ được xây bằng đá kiên cố. Đây là mộ phần của chủ nhân ngôi nhà. Bà nằm bên trái, ông bên phải. Tấm bia trên mộ ông có dòng chữ: Cụ Trần Văn Hổ tự Đẩu, Đốc phủ sứ thượng hạng, Ngũ đẳng bửu tinh kim khánh, sinh 16/6/1881, T. Bình Điền, L. Phú Cường, Thủ Dầu Một.
Sau 1975, hệ phái ông Trần Văn Lân không còn ai ở Việt Nam nên ngôi nhà được Ban Quản lý di tích Bình Dương quản lý. Năm 1993, ngôi nhà được công nhận là Di tích quốc gia.
2 ngôi mộ của chủ nhân ngôi nhà được xây bằng đá kiên cố. |
Hiện nay, nhà cổ Trần Văn Hổ được xây tường rào bảo vệ. Ban Quản lý di tích Bình Dương đã có nhiều cố gắng trong công tác bảo tồn những ngôi nhà cổ này. Tuy nhiên, điều mong mỏi nhất của bà con là chính quyền cũng nên có một giải pháp thỏa đáng để có thể công nhận di tích nhà cổ Xã Tề - ngôi nhà duy nhất trong 3 ngôi nhà chưa được công nhận - lọt bên trong chợ Thủ, cách đó không xa...
(Còn tiếp)
5 ngôi nhà cổ trăm tuổi ở miền Tây hút du khách check-in
Ngoài những miệt vườn sai trĩu quả, chợ nổi bán nhiều loại nông sản, miền Tây còn thu hút du khách bởi những biệt thự cổ mang nét kiến trúc pha trộn văn hoá Đông Tây.
(责任编辑:Ngoại Hạng Anh)
下一篇:Nhận định, soi kèo Ohod Medina vs Abha, 20h10 ngày 3/2: Tin vào Abha
- Trong tháng 7, doanh số của phân khúc sedan cỡ B tăng mạnh, từ 2.863 chiếc vào tháng trước lên 4.184 chiếc, mức tăng 46%. Hầu hết các mẫu xe trong phân khúc có mức bán tăng, nhưng không đồng đều về tỷ lệ." alt="Doanh số sedan cỡ B tháng 7/2024: Vios bán bằng City và Accent cộng lại" />
- Bỏ học, đục cửa, khoét tường… theo đuôi ngựa
Cách đây ít năm, khi đến nghĩa trang Bình Hưng Hòa (phường Bình Hưng Hòa A, quận Bình Tân, TP.HCM), người ta vẫn thấy bóng dáng những ngựa đua lực lưỡng lấp ló sau các dãy mộ san sát nhau.
Ngày còn sống, “vua ngựa” Năm Gò Công ngậm ngùi “lùa” bầy “chiến mã” vào góc nghĩa trang chờ trường đua Phú Thọ mở cửa trở lại. Ảnh: Nguyễn Sơn Thời điểm ấy, mỗi buổi sáng, người dân sống bên rìa nghĩa trang vẫn nghe thấy tiếng ngựa hí vang trời. Chúng là đàn “chiến mã” tạo nên tên tuổi của ông “vua ngựa đua” Năm Gò Công.
Bây giờ, những thanh âm ấy trở thành ký ức và niềm khắc khoải của anh Nguyễn Phước Danh (con trai ông Năm Gò Công). Anh Danh cho biết, cha anh tên thật là Nguyễn Văn Tường, người gốc Gò Công, tỉnh Tiền Giang, vừa mới mất cách đây không lâu.
Ông Tường có hơn 70 năm kinh nghiệm nuôi, huấn luyện và cung cấp ngựa cho trường đua Phú Thọ. Ông nuôi, huấn luyện loài động vật này từ khi còn là một cậu bé “ăn chưa no lo chưa tới”.
Ông mê ngựa đến nỗi từng bỏ học, đục cửa, khoét tường trốn ra khỏi nhà chỉ để được đi theo đuôi con ngựa của người đánh xe ngựa thồ. Lớn hơn một chút, ông cãi cha mẹ, từ chối học nghề bác sĩ để ở nhà nuôi ngựa.
Trải qua nhiều thăng trầm, năm 1989, khi trường đua Phú Thọ (TP.HCM) hoạt động trở lại, ông quyết định mở lò luyện ngựa đua và sớm trở thành ông vua không ngai trong nghề.
Nương náu trong nghĩa trang, bầy ngựa hay sống tạm bợ trong những chiếc chuồng rách nát. Ảnh: Nguyễn Sơn Cho đến nay, nhắc đến vua ngựa Năm Gò Công, những ai từng đam mê môn thể thao đua ngựa đều ngả mũ kính phục. Giới trong nghề nhận định, ngựa của Năm Gò Công không chỉ đẹp mã mà còn có sức bền, sức rướn, dẻo dai khác lạ. Ông có thể nhận biết một con ngựa hay ngay từ khi chúng mới lọt lòng.
Đặc biệt, ông có bài thuốc bí truyền giúp ngựa đua vượt qua những chấn thương, bệnh tật để có sức bền khó ngờ.
Thời hoàng kim của mình, ông sở hữu hơn 30 “chiến mã” luôn giật giải cao mỗi khi tung vó trên đường đua như: Hồng Yến 1, Hồng Yến 2, Triệu Hồng Ngọc, Triệu Yến Linh… Tuy nhiên, khi trường đua đóng cửa, những “chiến mã” từng là ánh hào quang của ông bỗng chốc trở thành gánh nặng.
Ngựa không được đua, ông không có tiền để nuôi. Nghề hay hết thời, ông ngậm ngùi thuê mấy công đất ở góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa làm nơi chăm ngựa.
Nghề nuôi ngựa đua lụi tàn
Dẫn phóng viên đi xem con ngựa cuối cùng còn sót lại nơi từng là “đại bản doanh” của những “chiến mã”, anh Danh nói: “Cha tôi quý ngựa và mê nghề lắm. Khi trường đua đóng cửa, ông buồn vô cùng. Thời điểm đó, nhiều lò luyện ngựa bán ngựa, treo cương bỏ nghề. Riêng cha tôi thà bán nhà, bán đất chứ không chịu bán ngựa”.
Anh Danh, con trai “vua ngựa đua” day đứt khi phải bán đàn ngựa, bỏ nghề luyện ngựa đua. Ảnh: Nguyễn Sơn. “Thiếu kinh phí chăm sóc bầy ngựa, ông thuê đất, đóng chuồng tạm bợ tại góc nghĩa trang Bình Hưng Hòa. Hằng ngày, ông ở đây cùng bầy ngựa và nuôi hy vọng một ngày nào đó trường đua sẽ mở cửa trở lại”, anh Danh cho biết.
Thế nhưng, đến tận những ngày cuối đời, điều ông Năm Gò Công mong mỏi vẫn không thành hiện thực, trường đua chưa được mở lại. Không thể đợi thêm, ông ôm theo niềm tiếc nuối nghề hay lụi tàn về cõi vĩnh hằng.
Anh Danh nói, nuôi một con ngựa thường đã khó, chăm sóc, huấn luyện một con ngựa đua còn khó và tốn kém bội phần. Cơm áo gạo tiền, ngựa đua không còn đất dụng võ, các con ông bán dần đàn ngựa để trang trải cuộc sống.
Những chuồng trại nuôi ngựa khi xưa giờ trở thành chỗ nuôi dê, nhốt gà. Anh Danh tâm sự, cuộc sống khó khăn, dù rất xót xa nhưng anh và các anh em của mình đành buông bỏ nghề nuôi ngựa đua.
Anh vẫn sống bám rìa nghĩa trang nhưng không còn chăm ngựa nữa. Anh chuyển sang nuôi gà, nuôi dê để phù hợp với thời thế.
Cố với tay để vuốt ve đầu con ngựa đã lộ vẻ già yếu, anh Danh cười buồn, nói: “Đây là con ngựa cuối cùng ở đây. Nó tên Triệu Yến Linh, từng là con ngựa nổi tiếng, đua thắng nhiều giải. Nó già yếu rồi”.
“Vì đua quá sức nên gây giờ chân nó phù lên. Vài hôm nữa, nó cũng không còn ở đây. Người ta gửi tiền mua nó rồi, tôi chỉ đang chăm giúp lúc họ chưa đến bắt thôi. Từ nay, ở đây không còn ngựa đua nữa”, anh Danh lộ rõ sự tiếc nuối.
Như để tìm lại thêm chút ký ức về thời hoàng kim của cái nghề nuôi ngựa đua của gia đình, anh chỉ tay về phía dãy nhà tạm bợ, xập xệ bên rìa nghĩa trang. Anh nói: “Trước đây, nhà tôi nuôi ngựa dọc theo dãy nhà này cho đến hết phần đất nghĩa trang. Giờ thì hết rồi”.
Hết thời, những chuồng ngựa giờ trở thành nơi thả gà, nhốt dê. Ảnh: Nguyễn Sơn Nói xong, anh thở dài và phân trần, ai cũng tiếc và buồn khi phải bán đi bầy ngựa, bỏ luôn cái nghề đã đem lại danh tiếng cho gia đình.
Thế nhưng, là ngựa đua mà không được đua thì khác gì làm tướng không được đánh trận. Nuôi chỉ khiến ngựa cuồng chân, thêm gánh nặng kinh tế nên con cái ông Năm Gò Công cắn răng bán lần hồi những con ngựa tốt.
“Vào thế phải bán nhưng chúng tôi không bán ngựa thịt mà bán cho các khu du lịch, đoàn làm phim… Như thế, chúng tôi cảm thấy đỡ xót xa phần nào. Dù vậy, giá ngựa vẫn rẻ lắm. Hết thời, ngựa đua, ngựa kéo, ngựa thịt cũng như nhau mà thôi”, anh Danh chua chát nói.
Ông Phạm Văn Thành, cán bộ phòng Kinh tế - Môi trường phường Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM cho biết: “Đã rất lâu phường không còn hộ nào nuôi ngựa. Số ngựa được nuôi trong nghĩa trang Bình Hưng Hòa cũng không còn. Trước đó và bây giờ, phường cũng không nghe người dân phản ánh việc người dân nuôi ngựa trong nghĩa trang gây ảnh hưởng đến vệ sinh, cảnh quan môi trường”.
Cụ ông 95 tuổi hoàn thành mục tiêu đạp xe 100.000 dặm
Cụ Bob Mettauerđược cả nước Mỹ biết đến với biệt danh: Bicycle Bob (tạm dịch là cụ già Bob chuyên đạp xe đạp). Ở tuổi 95, cụ đã hoàn thành mục tiêu đạp xe 100.000 dặm của mình.
" alt="Kết buồn 'vua ngựa' Năm Gò Công: Cùng chiến mã sống rìa nghĩa trang Sài Gòn" /> - Theo kế hoạch của UBND quận 7, điều kiện để tham dự bài khảo sát là học sinh cư trú hoặc hoàn thành chương trình tiểu học ở các trường thuộc quận, đạt 9 điểm trở lên ở môn Tiếng Việt, Toán lớp 5.
Đề khảo sát do Phòng Giáo dục và Đào tạo quận xây dựng, dự kiến gồm cả trắc nghiệm và tự luận.
Phần trắc nghiệm là những câu hỏi tiếng Anh về khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và thường thức đời sống, thời gian làm bài 30 phút. Phần tự luận trong 60 phút, gồm ba phần: Năng lực tiếng Anh (đọc hiểu, viết bằng tiếng Anh); Toán học và tư duy logic; Đọc hiểu và làm văn.
Cấu trúc này tương tự đề khảo sát vào lớp 6 trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa các năm trước.
Trường THCS Nguyễn Hữu Thọ hiện theo mô hình tiên tiến, hội nhập quốc tế. Sĩ số lớp không vượt quá 35 học sinh, ba khoản thu chính là học phí, phí mô hình tiên tiến và các khoản theo thỏa thuận (bán trú, xe đưa đón).
Nếu không trúng tuyển, học sinh được sắp xếp vào học lớp 6 tại trường THCS công lập khác.
- Cố vấn y khoa của chương trình - bác sĩ gia đình Hoàng Thị Ngọc sẽ cùng SunMate đến thăm khám và tư vấn cho các gia đình có người thân gặp vấn đề về đi lại, bài tiết cần sử dụng tã hỗ trợ.
Thấu hiểu những vấn đề cha mẹ lớn tuổi đang gặp phải, giúp họ yên tâm tận hưởng cuộc sống, “Điều con muốn làm” kỳ vọng sẽ là cầu nối, giúp bậc làm con trao tặng đến thành viên lớn tuổi trong gia đình món quà sức khỏe ý nghĩa.
2 số đầu tiên của chương trình đã đem đến những câu chuyện vừa đời thường, vừa cảm động, lan tỏa thông điệp yêu thương cho cộng đồng.
Số đầu tiên kể về một người mẹ đã hơn 100 tuổi rất minh mẫn và đẹp lão. Niềm vui của bà là thay đồ đẹp, làm dáng một chút khi có khách, được con gái út đưa ra hiên nhà xem hoa cỏ mỗi ngày. Đã 20 năm nay, cuộc sống của 2 mẹ con cứ bình dị trôi qua như thế.
Cô Hoàng - người con gái chia sẻ: “Nói về mẹ tôi, cả một đời lo cho họ hàng con cái, giúp đỡ mọi người rất nhiều. Nay mẹ tôi đã 101 tuổi rồi, chúng tôi xác định chăm cho mẹ hết sức hết lòng, cho mẹ cảm thấy vui vẻ.”
BS Ngọc tới thăm khám sức khỏe cho bà Hải đã 101 tuổi.
Số thứ 2 là câu chuyện tình đã hơn 50 năm của một cặp vợ chồng già ở TP.HCM.“Ba má tôi năm nay người 93, người 83 tuổi rồi nhưng ba tôi vẫn gọi má là “cục vàng” - lời giới thiệu của chị Lan về cha mẹ của mình.
Sau cơn bạo bệnh, bà yếu hẳn đi nhưng ông vẫn bình tĩnh chăm sóc, yêu thương và vỗ về bà như mấy chục năm qua. Ông vẫn xoa đầu, vuốt tóc bà như khi tóc bà còn dài và đen nhánh.
Ông bảo: “Hai vợ chồng suôn sẻ nhất là từ trước tới nay là không có gây lộn, thành ra trìu mến từ hồi cưới tới giờ, chứ không phải mới đây. Chứ mình cũng biết, nhiều khi bà cực, mình làm gì bà ấy giận bà ấy la mình, mình chỉ cười rồi tránh đi.” Với ông, niềm vui và hạnh phúc là khi ở tuổi thất thập cổ lai hy vẫn có bà bên cạnh và có con cháu quây quần.
“Ba má tôi năm nay người 93, người 83 tuổi rồi nhưng ba tôi vẫn gọi má là cục vàng”. Chị Lan tâm sự: “Mình nghĩ mình chăm cha mẹ mình sao thì sau này con mình chăm mình y như vậy”. Đó là cách nối dài sự liên kết trong gia đình, để sự ấm áp yêu thương lan tỏa mãi.
Đây cũng là kỳ vọng của chương trình "Điều con muốn làm" khi kết nối con cái và cha mẹ gần nhau hơn, để người lớn tuổi có được sức khỏe và sự an vui trong tình yêu thương của mọi thành viên trong gia đình.
Chương trình "Điều con muốn làm" diễn ra từ 15/08 - 30/09/2020, SunMate sẽ cùng bác sĩ phòng khám đa khoa SIM Med đến nhà khám sức khoẻ cho cha mẹ bạn đồng thời tư vấn cho bạn cách để chăm sóc cho cha mẹ tốt nhất, phù hợp nhất với hoàn cảnh cũng như tình trạng sức khỏe của cha mẹ bạn.
Đăng ký tham dự tại: http://dieuconmuonlam.sunmate.com.vn/
(Nguồn: SunMate)
" alt="‘Điều con muốn làm’" /> - Theo thống kê của Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ Chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến cuối tháng 10, thị trường ghi nhận gần 157.000 tài khoản mở mới trong một tháng. Số này góp phần đưa tổng lượng tài khoản trong thị trường lên 9 triệu.
Nhà đầu tư cá nhân trong nước chiếm hơn 8,9 triệu tài khoản, tăng khoảng 156.500 tài khoản. Lũy kế 10 tháng, số tài khoản của nhóm này tăng 1,73 triệu, tức mỗi tháng bình quân có 173.000 tài khoản mở mới.
Thị trường mất 4 tháng để tăng từ 8 triệu lên mốc 9 triệu tài khoản. Tốc độ mở mới ngang với giai đoạn cuối 2021 và đầu 2022 - lúc thị trường vào xu hướng tăng giá (uptrend) kéo dài.
Tuy nhiên, chứng khoán hiện nay kém tích cực hơn. Giai đoạn trước, chỉ số VN-Index tăng mạnh lên vùng giá 1.500 điểm, thanh khoản "bùng nổ" khi thường xuyên ghi nhận trên tỷ USD, có phiên vượt 40.000 tỷ đồng. Còn thời điểm này, chứng khoán quẩn quanh 1.250-1.270 điểm, thanh khoản dưới 20.000 tỷ đồng suốt gần 5 tháng qua.
Trung thu tại Việt Nam được xem như ngày Tết của thiếu niên, nhi đồng. Ảnh minh họa.
Tại Việt Nam, tết Trung thu hay còn gọi là ngày Tết thiếu nhi, được tổ chức vào ngày Rằm tháng Tám (âm lịch) hằng năm. Thế nhưng, không phải ai cũng biết về nguồn gốc và ý nghĩa từ xa xưa của ngày lễ.
Giải thích vấn đề này, ông Nguyễn Hùng Vĩ - nhà nghiên cứu văn học dân gian, nguyên giảng viên trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) cho hay, con người từ xa xưa bằng kinh nghiệm và quan sát tự nhiên thấy trong vòng xấp xỉ 30 ngày đêm thì có 1 ngày trăng tròn. Đồng thời, người ta thấy trong 1 năm có 12 lần trăng như vậy và trong đó có 1 lần trăng tròn hơn tất cả những lần trăng tròn khác.
Khi đó, con người chưa biết cách tính quỹ đạo của mặt trăng, mặt trời nên người ta quan sát xung quanh, cứ đến ngày ánh trăng tròn nhất, sáng nhất, trời mát… thì đi ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, ca hát và thậm chí là đi kiếm ăn trong ngày đó. Và lâu dần thành thói quen.
Sau đó, các hệ thống tín ngưỡng và tập tục, đặc biệt là tôn giáo ra đời, người ta dựa vào đó để tạo ra lễ tiết.
Người phương Đông sử dụng lịch âm dương (hay còn gọi là âm lịch) nên lấy trăng tròn làm mốc. Họ thấy vào mùa thu (tháng Tám âm lịch) trăng thường tròn nhất nên lấy ngày Rằm tháng Tám làm lễ Trung thu.
Khi Việt Nam hội nhập vào nền tảng văn hóa châu Á thì có tết Trung thu. Các nước sử dụng âm lịch như Việt Nam, Trung Quốc, Hàn Quốc, Singapore… đều có tết Trung thu.
Từ những lễ tiết như vậy, mỗi nơi sáng tạo ra một số truyền thuyết về nguồn gốc ra đời để giải thích cho nhau hiểu vì sao lại như thế. Ở Việt Nam có các sự tích như Hậu Nghệ - Hằng Nga, sự tích chú Cuội…
“Sáng tạo theo truyền thuyết đó là nghệ thuật thì chúng ta nên tôn trọng tác phẩm nghệ thuật dân gian ấy, chứ đó không phải khoa học”, ông Vĩ nói.
Chuyên gia văn hóa Nguyễn Hùng Vĩ nói thêm, thời kỳ chưa có tôn giáo, Trung thu mang ý nghĩa đó là ngày trăng sáng nhất, mọi người ra khỏi nơi cư trú để giao lưu, nhảy múa, hát ca, gia tăng tinh thần cộng đồng.
Từ khi trở thành nghi lễ, lễ hội, Trung thu mang nhiều ý nghĩa khác nhau. Trước hết, ngày tết Trung thu là để con người đoàn viên với nhau, ra tăng sự đoàn kết. Tiếp theo đó là hướng đến trăng (hay còn gọi là Tết trông trăng) và hướng đến truyền thuyết cổ xưa về trăng để không quên gốc gác của mình.
Cuối cùng, Trung thu là dịp để mọi người vui chơi, giải trí, hướng đến cuộc sống an lành, tương lai tốt đẹp hơn. Đây mới là giá trị chính của tết Trung thu.
Tại Việt Nam, theo ông Vĩ, tết Trung thu gần với ngày Tết độc lập (2/9/1945), cũng Trung thu năm 1945, Bác Hồ gửi thư cho thiếu nhi. Do đó, tết Trung thu Việt Nam hướng đến thiếu niên, nhi đồng một cách mạnh mẽ, thậm chí ở Việt Nam còn gọi tết Trung thu là tết Thiếu nhi.
Việt Nam cũng có 1 bài hát “Rước đèn ông sao” ra đời năm 1956 của nhạc sĩ Phạm Tuyên. Bài hát mang bản sắc Việt Nam và bản sắc cách mạng.
Tất cả những thứ trên đối với chuyên gia Nguyễn Hùng Vĩ đó là một thành quả, một biểu tượng về mặt văn hóa của riêng Việt Nam.
Về mâm cỗ Trung thu, theo ông Vĩ, thường có các loại bánh hình mặt trăng, các bánh hình con vật, tò he, các con vật bằng bưởi, hoa trái. … Mâm cỗ cũng là mâm cúng gia tiên, cúng Phật… tùy theo phong tục của mỗi tôn giáo.
Bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam
Để quý độc giả tiện theo dõi, VietNamNet xin giới thiệu bài cúng Rằm tháng 8 theo Văn khấn cổ truyền Việt Nam.
" alt="Nguồn gốc và ý nghĩa sâu sắc của tết Trung thu không phải ai cũng biết" />
- ·Siêu máy tính dự đoán Chelsea vs West Ham, 3h00 ngày 4/2
- ·Tại sao máy bay Concorde có thể đạt tốc độ siêu thanh?
- ·Núi Bà Đen
- ·3 rich kid châu Á ly hôn, lận đận trong tình yêu
- ·Nhận định, soi kèo Dibba Al
- ·VinFast VF 7 ra mắt Việt Nam, giá từ 850 triệu đồng
- ·Chuyến tàu dẫn đến nơi tận cùng Trái Đất
- ·Một doanh nghiệp trả cổ tức đậm dù giá cổ phiếu 'chỉ bằng cốc trà đá'
- ·Nhận định, soi kèo Al Talaba vs Duhok, 18h00 ngày 4/2: Tiếp tục bất bại
- ·Chồn nhân bản sinh con thành công
Swiatek (trái), Muchova (phải) nhận danh hiệu tại Roland Garros 2023 (Ảnh: GI).
Muchova khởi đầu có chút chệch choạc khi mất break ở game đầu tiên giao bóng. Swiatek nhanh chóng nắm bắt thời cơ bứt phá và gia tăng áp lực lên đối thủ. Có thêm break thứ hai ở game 8, tay vợt người Ba Lan thắng dễ dàng 6-2 trong set đầu tiên.
Kịch bản cũ lặp lại ở set hai, Swiatek lại dẫn trước 3-0 sau khi có break ở game 2, nhưng lần này Muchova không chấp nhận đầu hàng. Tay vợt người CH Séc vùng lên, đòi break thành công ở game 5.
Sau đó thêm break ở game 9, Muchova mở ra cơ hội thắng set 2, dẫu vậy Swiatek đòi break thành công ở game 10. Đáng tiếc, nhà đương kim vô địch đơn nữ vẫn bất ổn trong khi cầm giao bóng. Để mất break ở game 11, Swiatek không còn cơ hội sửa sai khi Muchova chơi tốt trong game 12 và ấn định chiến thắng 7-5.
Muchova lật ngược thế cờ khi gỡ hòa tỷ số set 1-1, tay vợt người CH Séc bước vào set cuối với lợi thế tâm lý. Có break ở game đầu tiên, Muchova không thể bứt phá khi Swiatek đòi break ở game 4. Muchova một lần nữa giành lợi thế khi bẻ game vượt lên dẫn 4-3, tuy nhiên sau đó là ba game bất ổn của tay vợt hạng 43, cô để Swiatek lội ngược dòng thắng 6-4.
Sau khi bảo vệ thành công ngôi vô địch, Swiatek vẫn rất khiêm tốn, cô phát biểu: "Xin lỗi vì khiến mọi người khó chịu. Tôi sẽ cố gắng làm tốt hơn. Tôi thực sự hạnh phúc vì bây giờ chúng tôi có thể cảm thấy hài lòng và ăn mừng".
"Tôi thích ở đây. Về cơ bản, đây là địa điểm yêu thích của tôi trong lịch thi đấu"
Swiatek bước sang tuổi 22 tuổi chỉ 10 ngày trước, nhưng cô sớm trở thành tay vợt nữ vĩ đại của Roland Garros. Swiatek cùng với Monica Seles và Naomi Osaka là ba tay vợt nữ trong kỷ nguyên Mở giành chiến thắng trong bốn trận chung kết Grand Slam đầu tiên của họ.
Swiatek là người trẻ nhất kể từ Seles giành được các danh hiệu liên tiếp tại Roland Garros. Cô cũng là tay vợt trẻ nhất giành danh hiệu Grand Slam thứ tư kể từ khi Serena Williams đăng quang tại US Open 2002.
Ba lần đăng quang Roland Garros của Swiatek bằng thành tích trọn đời của Margaret Court, Arantxa Sanchez Vicario, Seles và Williams, thành tích của cô chỉ kém các có các cựu tay vợt Chris Evert, Steffi Graf và Justine Henin.
" alt="Iga Swiatek bảo vệ thành công ngôi vô địch Roland Garros" />- Người thừa kế 2 tỷ USD
Kim Lim (sinh năm 1991) là con gái duy nhất của tỷ phú Singapore - Peter Lim (67 tuổi), người có tài sản khoảng 2 tỷ USD vào năm 2019 và là chủ của CLB bóng đá Tây Ban Nha Valencia.
Kim Lim sở hữu nhan sắc kiêu sa. Cô nổi tiếng thông minh, xinh đẹp, có tài kinh doanh và hưởng thụ cuộc sống xa hoa không kém gì các nàng công chúa trên thế giới.
Rich kid 9X từng học ngành Quản trị kinh doanh và Marketing tại trường nội trú Queenswood ở Hertfordshire (Anh). Cô khẳng định, trong tương lai cô sẽ kế nghiệp cha và mở rộng hoạt động kinh doanh của gia đình.
Kim Lim gây chú ý trong giới nhà giàu châu Á và mạng xã hội khi sở hữu kho đồ hiệu khổng lồ cùng những bữa tiệc dát vàng.
9X Singapore gây chú ý trên mạng xã hội với bộ sưu tập hàng hiệu khổng lồ. Mỗi khi di chuyển, Kim Lim thường sử dụng chuyên cơ hoặc khoang hạng nhất của máy bay dân dụng. Gia đình cô sở hữu bộ sưu tập siêu xe hoành tráng nhưng cô không lái xe mà sử dụng tài xế riêng.
Mối tình đình đám với con trai vua sòng bài
Kim Lim từng có mối tình đẹp với Mario Ho - con trai ông trùm Casino - Stanley Ho (Hà Hồng Sân) ở Macau (Trung Quốc).
Kim Lim và con trai vua sòng bài Macau từng có chuyện tình đình đám. Mario có thành tích học tập đáng nể. Năm 11 tuổi, anh đoạt giải trong cuộc thi toán học thế giới, được ưu ái gọi là thiên tài toán học. Anh cũng giành huy chương vàng Olympic Toán học thế giới 5 năm liền.
Sau khi tốt nghiệp trung học, anh chàng được hai trường đại học hàng đầu thế giới là đại học Oxford và đại học MIT (Mỹ) mời nhập học. Năm 2016, Mario Ho chọn đại học MIT. Anh là thạc sĩ tài chính trẻ nhất trong lịch sử của trường.
Thuở mặn nồng của cả hai. Tháng 1/2016, Kim Lim và Mario Ho bắt đầu hẹn hò. Khi còn mặn nồng, cặp đôi thường xuyên đăng ảnh tình tứ lên trang cá nhân.
Nhiều người hi vọng, họ sẽ có đám cưới cổ tích nhưng cuối cùng cả hai chia tay trong im lặng. Nay, Mario Ho đã lập gia đình với Ming Xi - người mẫu nội y.
Ly hôn chồng sau 3 năm chung sống
Sau khi chia tay Mario Ho, tháng 2/2017 Kim Lim vội vã đăng ký kết hôn cùng bạn trai Kho Bin Kai (30 tuổi).
Cả hai lên kế hoạch tổ chức đám cưới vào đầu năm 2018. Tuy nhiên, hôn lễ phải hoãn lại khi cô mang thai và sinh con đầu lòng.
Kim Lim bên con đầu lòng. Hai người được trợ lý của Kim Lim mai mối. Lần đầu họ gặp nhau tại Thái Lan và nhanh chóng quyết định kết hôn sau 6 tháng gặp gỡ.
Kim Lim thường xuyên đăng tải ảnh chồng con lên mạng xã hội với lời lẽ đầy hạnh phúc.
Kim Lim làm mẹ đơn thân sau 3 năm hôn nhân. Đến năm 2019, Kho Bin Kai phải hầu tòa vì đánh bạc. Chồng của Kim Lim được cho tại ngoại vào cuối tháng 8/2019, sau khi đóng 25.000 USD tiền phạt.
Sau lùm xùm này, Kim Lim lặng lẽ gỡ hết ảnh của chồng. Năm 2020, cô thông báo đã ly hôn chồng sau 3 năm chung sống.
Chia sẻ với trang Icon Singapore, Kim Lim tiết lộ, cô và chồng đã ly thân được 1 năm. "Cả hai thấy không còn hòa hợp trong cuộc sống chung. Thay vì cố chấp cho một cuộc hôn nhân không hạnh phúc, tại sao không để cho cả hai bên theo đuổi tự do của riêng mình?", Kim Lim nói.
Gia đình hạnh phúc một thời của CEO 9X. Người thừa kế 9X cũng khẳng định, quyết định chia tay này không phải là một sự bốc đồng.
Lim cho biết thêm, cô và chồng là những người đối lập nhau. Trong khi Lim nói nhiều, thích ăn sashimi, thời trang và là một người có ảnh hưởng trên mạng xã hội, Kai lại trầm tính, ăn mặc giản dị, không thích mạng xã hội và chỉ ăn đồ nấu chín.
Kim Lim đang tiếp quản công việc của người cha giàu có. Lim chia sẻ rằng khi cô yêu cầu ly hôn, Kai đã lặng lẽ chấp nhận. Giờ đây, Lim đang dồn hết tâm sức vào công việc kinh doanh các trung tâm làm đẹp.
Từ ái nữ của tỷ phú giàu có ở Singapore, Kim Lim trở thành CEO thành đạt, sở hữu công ty ăn nên, làm ra.
Những ái nữ tài năng, thừa kế khối tài sản khủng của các tỷ phú thế giới
Ái nữ của các tỷ phú thế giới không chỉ thừa kế khối tài sản lớn mà còn sở hữu nhan sắc và tài năng vượt trội.
" alt="Con gái tỷ phú Singapore xinh đẹp, thông minh nhưng tình duyên lận đận" /> - Tôi và vợ bằng tuổi. Năm nay đều bước sang tuổi 34. Chúng tôi có hai con gái, một cháu 4 tuổi, một cháu hơn 1 tuổi. Hai vợ chồng đều từ nông thôn ra thành phố học tập và lập nghiệp nên cuộc sống khá khó khăn.
Trong giờ hành chính, tôi đi làm việc nhà nước. Hết giờ, tôi chạy xe ôm đến tận 11h đêm, kiếm thêm tiền chi tiêu. Mỗi ngày, kiếm được bao nhiêu, tôi đưa hết cho vợ, chỉ giữ tiền đổ xăng.
Vợ tôi là người phụ nữ chịu thương chịu khó. Hết giờ làm, cô ấy chăm lo cho 2 đứa nhỏ và bán hàng online.
Nhờ đó, sau 4 năm tích cóp, vợ chồng tôi cũng mua được một căn hộ chung cư trả góp.
Vợ tôi nói, chúng tôi phải cố gắng thêm 5 năm nữa thì mới trả hết nợ mua nhà. Tôi cũng cố hết sức. Có ngày, tôi đi chạy xe từ lúc 4h sáng. Hơn 7h tôi về nhà tắm gội, thay quần áo rồi đến cơ quan làm việc. Chiều 5h, tôi lại thay đồ ra bến xe bắt khách.
Ở quê, bố mẹ tôi không có lương. Thu nhập chỉ trông vào 8 sào ruộng nhưng ông bà chưa bao giờ đòi hỏi chúng tôi phải chu cấp.
Tôi và vợ cũng không gửi biếu bố mẹ đồng nào kể từ khi chúng tôi lấy nhau. Vậy nhưng, hàng tháng, bố mẹ vẫn gửi gạo, trứng, rau, gà, vịt … lên cho con cháu.
Vợ tôi cảm động lắm. Cô ấy bảo tôi, khi nào vợ chồng bớt khó khăn, sẽ quan tâm, chăm sóc cho bố mẹ nhiều hơn.
Tôi cũng đồng ý với vợ như thế. Đợt vừa rồi, mẹ tôi bị ốm, phải nằm viện. Vợ chồng tôi về chăm mẹ nhưng cũng chỉ góp sức chứ không thêm nếm với bố mẹ đồng nào.
Vậy mà, cách đây ít ngày, tôi tình cờ mở điện thoại của vợ thì đọc được tin nhắn anh trai gửi cho cô ấy nói rằng, đã nhận được tiền cô ấy gửi cho bố.
Tò mò, tôi mở xem lịch sử giao dịch ngân hàng thì phát hiện, tháng nào vợ tôi cũng chuyển vào tài khoản của anh ấy 1 triệu đồng.
Bố vợ tôi có 5 người con. Mấy năm nay, ông bị tai biến, bà đã mất nên ông ở với con trai cả. Tuy nhiên, ông có lương quân đội khá cao. Với mức lương ấy, lại sống ở quê, ông không những đủ chi tiêu cho bản thân mà còn có thể bao ăn cho cả nhà anh vợ.
Thế mà, vợ tôi lại bên trọng bên khinh. Cô ấy giấu tôi, đều đặn gửi tiền cho bố đẻ nhưng lại tỏ ra khó khăn để không phải quan tâm đến bố mẹ chồng.
Hôm qua, sau mấy ngày bực bội, tôi quyết định nói chuyện với vợ về việc này và yêu cầu cô ấy giải thích.
Không ngờ, cô ấy làm ầm ĩ. Cô ấy nói rằng, bố mẹ nuôi cô ấy ăn học, khôn lớn. Nay cô ấy mới cho bố được mấy đồng mà tôi đã hạnh họe…
Tôi đã nói, tôi không hạnh họe nhưng đã là vợ chồng, tôi cần một sự rõ ràng. Hơn nữa, đối với bố mẹ hai bên thì cần có sự công bằng.
Cô ấy bảo tôi, bố cô ấy ốm, sống chẳng được bao lâu trong khi bố mẹ tôi còn trẻ, khỏe, còn nhiều thời gian (bố mẹ tôi năm nay ngoài 60 tuổi, còn bố cô ấy đã 70 tuổi) nên cô ấy quan tâm đến bố trước cũng là chuyện thường.
Sau cuộc cãi vã ấy, cô ấy đòi ly hôn vì không chấp nhận được tính nhỏ nhen, ích kỷ của tôi.
Tôi thực sự không hiểu mình đã sai ở đâu. Mong mọi người hãy tư vấn giúp tôi.
Tôi xin cảm ơn.
Thu nhập 10 triệu/tháng, bạn trai tôi vẫn muốn làm đám cưới
Thu nhập mỗi tháng chỉ được 10 triệu đồng nhưng bạn trai tôi nằng nặc đòi làm đám cưới. Anh ra tối hậu thư: "Không kết hôn thì chia tay".
" alt="Chồng nổi điên trước bí mật của vợ trong điện thoại" /> - Ngày 10 tháng 6 năm 1990, khi cơ trưởng Tim Lancaster và cơ phó Alistair Atcheson của hãng hàng không British Airways điều khiển chuyến bay từ sân bay Birmingham (Anh) tới Malaga (Tây Ban Nha), một sự cố kinh hoàng đã xảy ra ở độ cao 5.300 mét.
Tiếp viên Nigel Ogden lúc ấy bất đắc dĩ đã trở thành người hùng.
Trước khi tai nạn xảy ra, Ogden bước vào buồng lái để mang trà cho 2 phi công. Ngay khi anh quay bước, chiếc kính chắn gió bị lỗi đã bung ra khỏi bu-lông, khoét một lỗ lớn trên chiếc máy bay đang bay với vận tốc 400km/giờ.
“Tôi vừa bước ra, khi tay tôi còn đang vịn tay nắm cửa thì có một tiếng nổ lớn. Cánh cửa bị thổi bay ra khỏi tay tôi”, Ogden nhớ lại.
“Tôi đã nghĩ: Chúa ơi. Đó là một quả bom!”
“Tôi xoay lại và nhìn thấy kính chắn gió phía trước buồng lái đã biến mất. Còn Lancaster thì bị kéo ra khỏi dây an toàn. Tất cả những gì tôi nhìn thấy là chân anh ấy”.
Hình ảnh được dựng lại. Ảnh: NatGeo Tiếp viên Ogden, lúc ấy 36 tuổi vô cùng hoảng sợ. Nhưng anh đã mạo hiểm mạng sống của mình để lao ra kéo chân cơ trưởng.
“Tôi nhảy qua cột điều khiển và túm lấy eo anh ấy. Chiếc áo của anh ấy bị bung ra phía sau. Cả cơ thể bị uốn cong lên, vắt lên đầu máy bay”.
Hai chân của cơ trưởng cũng bị mắc kẹt, làm mất kết nối của hệ thống lái tự động. Cửa máy bay lúc ấy đang nằm trên bộ điều khiển, khiến máy bay lao xuống với tốc độ 400km/giờ, xuyên qua một số khu vực có lưu lượng máy bay đi lại đông đúc nhất trên thế giới.
“Mọi thứ đều bị hút ra ngoài, thậm chí cả bình oxy cũng bay ra và suýt làm vỡ đầu tôi”.
Sau vài phút cố kéo chân của cơ trưởng lại, Ogden bắt đầu cảm thấy mình cũng có thể bị bay ra ngoài.
Lúc ấy, một tiếp viên khác đã chạy đến sau lưng anh, nắm lấy thắt lưng quần của Ogden để ngăn việc anh bị cuốn lên phía trên. Đồng nghiệp này cũng lấy dây thắt ngang vai của cơ trưởng để quấn quanh Ogden.
“Thật may mắn là cơ phó Alistar vẫn đang thắt dây an toàn. Nếu không thì anh ấy cũng sẽ bị cuốn ra ngoài”.
Hình ảnh được dựng lại. Khi Ogden bắt đầu kiệt sức, một tiếp viên khác đã chạy đến, ôm lấy chân cơ trưởng cùng anh.
Phần chân của cơ trưởng được gỡ ra khỏi bộ điều khiển, giúp bật lại chế độ lái tự động.
“Tôi vẫn ôm lấy Lancaster, nhưng rồi tay tôi yếu dần. Tôi đã nghĩ rằng mình sẽ mất anh ấy, nhưng anh ấy vẫn gập người hình chữ U quanh cửa sổ”.
Máu từ mũi và một bên đầu của cơ trưởng Lancaster chảy ra vì mặt anh bị va chạm với cửa sổ. “Kinh hoàng nhất là đôi mắt của anh ấy mở to. Tôi sẽ không bao giờ quên cảnh tượng đó cho đến khi tôi chết”.
Ogden kể, khi anh không thể cầm cự được nữa, một đồng nghiệp đã tới giúp. “Lúc ấy, có ai đó nói rằng ‘chúng ta phải để anh ấy đi’. Nhưng tôi đã trả lời ‘tôi sẽ không bao giờ làm điều đó’”.
“Tôi không thể đối mặt với gia đình anh ấy, đưa cho họ chiếc hộp và nói rằng: ‘Đây là những gì còn lại của chồng chị’”.
Vả lại, nếu Ogden thả trôi cơ thể của cơ trưởng, rất có thể nó sẽ làm mắc kẹt cánh hoặc động cơ máy bay.
Rất may mắn, đồng nghiệp của Ogden đã giữ được cơ trưởng Lancaster cho tới khi máy bay hạ cánh khẩn cấp ở Southampton.
Cơ trưởng Lancaster (đứng) và cơ phó Atcheson (giữa). Cơ trưởng Lancaster bị gãy xương nghiêm trọng và tê cóng cơ thể, nhưng anh vẫn sống sót sau thử thách kinh hoàng. Tất cả 81 hành khách đều không có ai bị thương.
Sự cố kính chắn gió sau đó được xác định là do lỗi của công ty sản xuất ở Birmingham.
Sau tai nạn, Ogden xin nghỉ làm tiếp viên để làm việc cho một tổ chức xã hội chuyên đi làm từ thiện. Cơ trưởng Lancaster phục hồi sau chấn thương và vẫn tiếp tục bay 5 tháng sau đó.
Nữ hành khách khiến phi công bị cấm bay vĩnh viễn lộ ảnh quá khứ gây sốc
Một phi công Trung Quốc đã bị cấm bay vĩnh viễn sau khi đưa nữ hành khách vào buồng lái, gây lo ngại về an toàn hàng không. Và danh tính của nữ hành khách này đang được tìm kiếm rất nhiều trong những ngày gần đây.
" alt="Phút giành giật sự sống hiếm có của cơ trưởng bị hút khỏi máy bay 30 năm trước" />
- ·Soi kèo góc Juventus vs Empoli, 18h30 ngày 2/2
- ·Chứng khoán hôm nay 1/11: Nhóm bluechip kéo VN
- ·Người trúng xổ số lo sợ tương lai, dè chừng người quen
- ·Hai tiếp viên hàng không Vietjet vào bán kết Hoa hậu Việt Nam 2020
- ·Soi kèo góc MU vs Crystal Palace, 21h00 ngày 2/2
- ·Hơn 4.300 học sinh tranh suất vào lớp 6 trường Trần Đại Nghĩa
- ·Cặp đôi chi tiền sang nước ngoài chụp ảnh cưới, về mang giấu vội
- ·Nội dung đề thi vào lớp 6 ba trường ở Thủ Đức
- ·Nhận định, soi kèo Valencia vs Celta Vigo, 22h15 ngày 2/2: Cơ hội cho Bầy dơi
- ·Chồng làm đám cưới tiền tỷ với vợ mới nhưng kỳ kèo từng đồng nuôi con