Nhận định, soi kèo AZ Alkmaar vs Feyenoord, 21h30 ngày 5/4: Ca khúc khải hoàn


相关文章
- 、
-
Soi kèo góc MU vs Man City, 22h30 ngày 6/4 -
5 năm trước, thông tin ông Nguyễn Lương Thông (SN 1959 - Ý Yên, Nam Định) kiếm được 12 tỷ/năm nhờ tái chế lốp cao su cũ thành các sản phẩm, xuất khẩu đi nước ngoài được nhiều người biết đến. Sự thực về lão nông kiếm 12 tỷ/năm nhờ tái chế lốp cao su cũChúng tôi tìm về nhà người đàn ông này, hi vọng được nghe ông chia sẻ về câu chuyện khởi nghiệp.
Con ngõ dẫn vào nhà ông đất đá mấp mô. Nhà xưởng nằm im lìm, hai vợ chồng ông Thông ra ngồi trước cổng hóng gió.
“Năm nay vướng dịch Covid -19 nên hàng đi chậm, con trai tôi cũng chuyển xưởng sản xuất sang nơi khác lâu rồi”, ông Thông lý giải chuyện xưởng không có ai làm việc.
Ông Nguyễn Lương Thông. Khởi nghiệp với lốp cao su cũ
Ông Thông đi bộ đội, tham gia chiến đấu ở chiến trường Tây Ninh, Đông Nam Bộ. Năm 1976, ông ra quân, về quê lấy vợ và gắn bó với nghề nông.
Quanh năm bươn chải với đồng áng, nuôi gà vịt, cuộc sống của gia đình ông chỉ tạm bợ qua ngày. Gần 30 năm trước, ông cùng con trai út ra Hà Nội học nghề đóng giày dép cao su, hi vọng có thêm nghề, trang trải cuộc sống.
Sau 4 năm, hai cha con quay về quê, mở tiệm đóng dép. Lúc này, ông quen biết chủ một doanh nghiệp trong TP.HCM.
Sản phẩm tái chế từ lốp cao su của ông Thông được xuất khẩu sang thị trường châu Âu. Người ta đưa ông một số sản phẩm làm từ cao su như: Giỏ đựng rác, xô, chậu và các mặt hàng phục vụ cho nông nghiệp, đặt ông gia công thử.
Các sản phẩm ông làm vượt mong đợi của khách. Họ mang mẫu sang châu Âu triển lãm. Từ đây, các đơn hàng liên tục đến với hai cha con.
Công việc tay trái không ngờ trở thành nghề chính, nuôi sống gia đình. Số lượng đơn hàng ngày càng lớn, ông Thông đầu tư mở rộng sản xuất, thuê thêm người làng đến làm. Giai đoạn cao điểm, xưởng nhà ông Thông có khoảng 20 - 30 lao động.
Ngoài con trai út, vợ và người con trai lớn của ông cũng tham gia sản xuất. Ông dựng xưởng ngay trên mảnh đất của gia đình.
Nguyên liệu sản xuất chính là lốp xe ô tô cũ, thay vì tốn chi phí đưa đi xử lý lốp như 1 loại rác thải, qua bàn tay của cha con ông Thông, chúng được tái chế thành những chiếc giỏ xinh xắn, xô, chậu, giá treo gương…
Mỗi kg lốp, người thu mua phế liệu chỉ trả vài nghìn đồng. Thế nhưng, khi được ông Thông tái chế, chúng có giá trị kinh tế cao hơn.
Chiếc giỏ được ông Thông làm từ cao su. Vợ ông Thông chia sẻ: “Các sản phẩm tái chế làm hoàn toàn thủ công. Công đoạn vất vả nhất là thục lốp”. Bà cho biết, thục lốp là bóc tách các miếng cao su dày thành nhiều mảnh mỏng. Độ mỏng tùy theo yêu cầu của sản phẩm.
Công việc này tốn nhiều sức, đòi hỏi sự khéo léo. Nếu không cẩn thận, cả miếng cao su có thể bị hỏng. Lương nhân công làm việc này dao động từ 200 nghìn đồng - 300 nghìn đồng/ngày công.
Sau công đoạn bóc tách cao su, ông Thông làm sạch rồi bắt đầu các công đoạn làm ra sản phẩm mới.
Sản phẩm là chiếc túi đan, thợ sẽ cắt miếng cao su thành các sợi có kích thước như nhau và đan giống như mây tre. Với sản phẩm thùng đựng rác, túi đựng đồ… sau khi dựng khung, ông khâu lại bằng chỉ cước dày và bắn ghim.
Mỗi sản phẩm hoàn thiện, có mức giá dao động từ 40 nghìn đồng - 80 nghìn đồng. Tuy nhiên, có những sản phẩm đắt hơn do tốn nhiều công.
Sự thật về thu nhập 12 tỷ/năm
Theo ông Thông, những năm trước, đơn hàng nhiều nhưng sau khi trừ đi các khoản nguyên liệu đầu vào, nhân công, thu nhập của gia đình ông cũng chỉ đủ chi tiêu sinh hoạt chứ không giàu.
Trước thông tin mình kiếm được tiền tỷ mỗi năm, ông mỉm cười nói: “Từ ngày làm đồ gia dụng từ cao su, kinh tế nhà tôi khá hơn xưa nhưng thông tin tôi kiếm được 12 tỷ/năm là không đúng. Nếu có tiền, chúng tôi đâu phải ở căn nhà cũ như thế này”.
Xưởng sản xuất trước cửa nhà ông Thông nay đã vắng người làm. Chỉ tay vào căn nhà nhỏ, có bờ tường loang lổ phía sau xưởng sản xuất, ông Thông khẳng định, nhiều năm nay, gia đình ông vẫn ở trong căn nhà cũ. Ông bà có dự định xây lại cho khang trang nhưng điều kiện kinh tế chưa cho phép.
Vợ ông Thông là nhân công đắc lực trong xưởng tái chế cao su. Giọng có phần không vui, ông nói: “Giờ gia đình tôi bám trụ với công việc tái chế lốp xe nhưng nhìn chung chỉ đủ ăn. Năm nay, vướng dịch bệnh, đơn hàng không xuất đi được nên sản xuất cầm chừng. Tôi tuổi cao, túc tắc hỗ trợ hai con, thu nhập chính của hai vợ chồng tôi vẫn từ vài sào ruộng”.
Bà 78 tuổi gây sốt nhờ khả năng nhảy múa, xoạc chân
Ngay khi mới 14 tuổi, Bà Wang Biyun đã tham gia vào đoàn hát và nhảy múa Hàng Châu. Bà tiếp tục thực hiện niềm đam mê này trong hơn 60 năm.
"> -
Ngày của Mẹ (tên tiếng Anh: Mother’s Day) là một ngày lễ truyền thống của nhiều quốc gia, được quy định là ngày Chủ nhật thứ 2 của tháng Năm. Vì thế mỗi năm, Ngày của Mẹ sẽ rơi vào các ngày khác nhau. Nguồn gốc đặc biệt Ngày của MẹNgày của Mẹ - Mother‘s Day chính thức được ra đời gắn liền tên tuổi của hai phụ nữ Mỹ là bà Ann Maria Reeves Jarvis và con gái Anna Marie Jarvis.
Vào năm 1870, bà Julia Ward Howe - một công dân Hoa Kỳ đã đưa ra 'Bản Tuyên Ngôn Ngày Hiền Mẫu' (The Mother's Day Proclamation).
Đây là lời kêu gọi đầu tiên nhằm tôn vinh những người mẹ. Nó đã ảnh hưởng mạnh mẽ đến bà Ann Maria Reeves Jarvis - một phụ nữ sống ở Bang West Virginia (Hoa Kỳ).
Bà Ann Maria Reeves Jarvis đã lập ra một nhóm có tên gọi 'Ngày của tình Mẹ' chỉ với mong muốn gắn kết lại tình cảm gia đình vốn bị chia cắt bởi nội chiến.
Sau khi nhóm của Ann Maria Reeves được thành lập, bà muốn tổ chức một ngày kỉ niệm hàng năm để ghi nhớ kỉ niệm về những người mẹ, nhưng không may, bà mất trước khi biến tâm nguyện này thành hiện thực.
Con gái của bà - Anna Jarvis đã nối tiếp lời của mẹ. Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, Anna Jarvis đã tổ chức lễ kỷ niệm Ngày của Mẹ (Mother’s Day) đầu tiên tại nhà thờ Andrews Methodist Church vào năm 1908. Cô mang 500 đóa hoa cẩm chướng đến tặng cho từng người mẹ tham dự thánh lễ tại Nhà thờ Thánh Andrew, nơi mẹ cô từng dạy học khi xưa.
Cùng với lễ kỷ niệm riêng của Anna Jarvis, các gia đình đã tụ tập tại nhiều điểm tổ chức sự kiện này ở quê hương của Jarvis ở Grafton, West Virginia và nhiều thành phố khác.
Vào ngày 8/5/1914, Tổng thống Mỹ - Woodrow Wilson ký một nghị quyết ấn định ngày Chủ nhật thứ 2 của tháng Năm là Ngày của Mẹ, chính thức công nhận Ngày của Mẹ là một trong những ngày lễ kỷ niệm quan trọng của công dân nước này.
Ở Việt Nam, bên cạnh ngày 8/3 hay 20/10, lễ Vu Lan báo hiếu thì Ngày của Mẹ cũng được nhiều người hưởng ứng.
Vào ngày này, những người con sẽ dành tặng mẹ của mình những lời chúc, món quà để bày tỏ tình yêu và lòng biết ơn.
Nam Phương
Ngày của Mẹ 2023 là ngày nào?
Ngày của Mẹ không có ngày cố định cụ thể, thường được tổ chức vào ngày Chủ nhật thứ 2 của tháng 5."> -
Ngày 9/8, đám cưới của chú rể Quốc Hưng, 30 tuổi, và cô dâu Hồng Nhung (cùng ở Hà Giang) nhận được nhiều lời chúc phúc từ mọi người. Trong khi Hưng cao 1,3m, cân nặng bằng đứa trẻ lên 10, Nhung cao hơn chồng một cái đầu, nặng gần gấp đôi. Đám cưới cổ tích ở Hà Giang của chàng trai 1,3mDo tình hình dịch bệnh, ngày vui của đôi uyên ương được tổ chức đơn giản, với sự góp mặt của gia đình và người thân thiết.
Hưng là kỹ sư công nghệ thông tin. Anh mắc bệnh bẩm sinh liên quan đến tuyến yên nên ngoại hình không phát triển bình thường. Tuy vậy, chàng trai Hà Giang không đầu hàng số phận, luôn nỗ lực học tập, làm nhiều công việc để kiếm sống.
Do tình hình dịch bệnh, ngày vui của Quốc Hưng - Hồng Nhung được tổ chức đơn giản, với sự góp mặt của gia đình và người thân thiết.
Năm 2012, Hưng tốt nghiệp cử nhân Công nghệ thông tin, Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội. Sau đó, anh về quê mở một cửa hàng nhỏ để lập nghiệp.
Chia sẻ với Zing về mối lương duyên với vợ, Hưng nhớ lại: “Tôi thấy bản thân nhỏ bé, yếu ớt nên từng không nghĩ sẽ lấy được vợ. Để đến được với nhau, vợ chồng tôi từng cố gắng rất nhiều để thuyết phục gia đình nhà ngoại”.
Hưng kể, anh và bà xã quen nhau nhờ sự mai mối của bạn bè. Sau đó, cả hai bắt đầu gặp gỡ, trò chuyện mỗi ngày.
Về phía Nhung, cô cho hay mình trúng "tiếng sét ái tình" ngay từ lần đầu tiên thấy chàng trai nhỏ người nhưng tài giỏi, độc lập.
Khi Nhung chủ động thổ lộ tình cảm, Hưng có cảm xúc lẫn lộn. Anh vui vì bản thân cũng thầm mến Nhung từ lâu, song buồn vì sợ không đem lại hạnh phúc cho cô, gia đình phản đối.
Tuy nhiên, tình cảm hai người dành cho nhau ngày một lớn. Nhung ngày nào cũng hỏi han, nấu ăn, dành sự quan tâm cho chàng trai mình thích. Còn Hưng cũng chủ động hơn với tình yêu này. Đôi trẻ quyết định công khai mối quan hệ và cùng nhau thuyết phục gia đình.
“Nhung cao 1,55 m, cân nặng gần gấp đôi tôi. Cô ấy xinh đẹp, làn da trắng, đôi mắt hiền hậu, chăm chỉ. Gia đình Nhung muốn tìm cho con gái một người chồng tương xứng. Vì thế, khi ra mắt nhà gái, nhìn thân hình tôi nhỏ bé, họ ra sức ngăn cản. Khi đó, tôi đã nói: 'Con không bằng người ta nhưng con hứa sẽ lo cho Nhung cuộc sống đầy đủ'".
Quốc Hưng - Hồng Nhung được mọi người ngưỡng mộ nhờ chuyện tình cổ tích.
Cuối cùng, cảm động trước sự quyết tâm và tình cảm của Hưng và Nhung, gia đình nhà gái đã đồng ý cho đôi trẻ tổ chức đám cưới.
“Đám cưới của hai vợ chồng như câu chuyện cổ tích có thật. Tôi muốn cảm ơn vợ đã vượt qua bao lời dị nghị để ở cạnh, bầu bạn với tôi. Khó có lời nào để diễn tả trọn vẹn niềm hạnh phúc của chúng tôi lúc này”, Hưng rạng rỡ nói.
Chia sẻ về dự định sắp tới, Hưng cho biết sẽ vay vốn ngân hàng để đầu tư và mở rộng công việc kinh doanh.
Lấy phó giám đốc người Pháp, cô gái Việt ngày nào cũng đòi về nước
Anh Bastien phải lòng chị Hạnh – nhân viên nhà hàng ở Nha Trang ngay từ cái nhìn đầu tiên khi sang Việt Nam du lịch.
">