“Cò” tung chiêu cam kết 3-6 tháng sang tay có ngay tiền tỷKhác với nhiều năm, ngay sau Tết Nguyên đán 2021, thị trường bất động sản (BĐS) đã khá nhộn nhịp thậm chí ghi nhận tại nhiều địa phương thời gian qua xuất hiện hiện tượng giá đất tăng nóng tạo ra những cơn sóng sốt đất khó tin. Cục bộ một số nơi tăng 2-3 lần chỉ trong 1 – tháng.
Đi theo những cơn sốt đất, môi giới cũng dịch chuyển theo sóng đầu tư đi tỉnh, ra các vùng ven đô như Hoà Lạc, Ba Vì, Hoà Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang…
Tại Hoà Bình, khu vực hồ Đồng Chanh, xã Lương Sơn, tỉnh Hòa Bình thời gian qua cũng rộ lên việc sốt đất với thông tin về dự án nghỉ dưỡng của Tập đoàn Dầu khí chuẩn bị xây dựng giai đoạn 2. Cùng với đó là cảnh quan hồ Đồng Chanh thích hợp để đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng khi giá đất đang trên đà tăng mạnh.
 |
Con đường đất dẫn vào khu vực hồ Đồng Chanh nơi được giới thiệu gần ngay dự án lớn, khu vui chơi giá đất đang trên đà tăng mạnh |
Theo lời giới thiệu của môi giới địa phương đi qua con đường đất chúng tôi đến khu vực hồ Đồng Chanh. Theo môi giới này đất quanh khu vực hồ giờ cũng không còn nhiều. Chỉ tay vào một lô đất đã được xây bao quanh tường đá môi giới cho biết đây là một trong những lô đất đẹp nhất nhì ở đây với vị trí nằm sát hồ. Lô đất rộng hơn 4.000m2, trong đó có hơn 400m2 đất thổ cư được chia thành 2 sổ đỏ đang được bán với giá 5 triệu đồng mỗi m2.
“Lô đất này ở sát hồ sắp có đường lớn 8m chạy qua lại gần ngay khu vực dự án lớn đang chuẩn bị xây dựng giai đoạn 2 khách có nhu cầu đầu tư thì không nên bỏ qua lô này. Thời gian qua em đã giới thiệu cho nhiều khách mua ở đây có người chỉ vừa đặt cọc chưa làm thủ tục đã sang tay thu ngay 200 triệu” – môi giới vừa nói vừa chỉ tay về khu đất của dự án đang có vài chiếc máy ủi san nền, phía xa xa một khu đất khác môi giới cho biết sẽ mọc lên khu vui chơi giải trí.
Trong khi môi giới đang thuyết phục chúng tôi đặt cọc 2 tỷ cho lô đất 20 tỷ này thì một môi giới khác sau cuộc điện thoại đến và thông báo lô đất đã có khách Thanh Hoá “chốt” giá ngay trong chiều sẽ ra đặt cọc.
 |
Lô đất hơn 4.000m2 được môi giới giới thiệu tăng giá từng ngày nếu khách không đặt cọc "chốt" nhanh |
“Ở đây giá đất thay đổi theo giờ, sáng một giá chiều lại một giá khác nên nếu khách không nhanh là mất cơ hội. Anh chị cứ suy nghĩ nếu đặt cọc luôn em sẽ từ chối khách hàng Thanh Hoá” – môi giới thuyết phục.
Còn theo người dân địa phương cách đây vài năm đất ở đây chủ yếu chỉ là nơi nuôi thả trâu bò, giá đất chỉ vài ba trăm nhưng dân địa phương cũng ít mua bán.
"Gần đây thấy có nhiều người về hỏi đất khu vực hồ Đồng Chanh này, đi dọc đường cũng thấy có nhà đang xây nhưng có ở hay không thì không biết. Quanh đây trước cũng có người từ Hà Nội về đây mua đất xây nhà nhưng ít khi xuất hiện giờ đang thấy rao bán" - một người dân địa phương cho biết.
 |
Đất quanh hồ Đồng Chanh nhiều khu vực người dân địa phương vẫn chăn thả trâu bò, quây mặt hồ nuôi thả vịt |
Rời khu vực hồ Đồng Chanh, môi giới tiếp tục đưa chúng tôi qua một lô đất khác cách đó khoảng hơn 1km trong làng. Lô đất 3.200m2 vẫn ngổn ngang gạch đá, cỏ mọc được rao bán với giá 2,4 triệu/m2.
“Lô đất này thì em đảm bảo chỉ 3-6 tháng có thể bán sang tay cho anh chị. Anh chị không cần làm gì cả chỉ cần xây lên tường bao nhìn lô đất vuông vắn là đã có thể lên giá bán 3 triệu/m2" – môi giới nói giọng chắn chắn.
Không chỉ quanh hồ Đồng Chanh, khu vực xã Hoà Sơn cũng được giới thiệu là giá đất có biến động mạnh trong thời gian gần đây. Theo quảng cáo của môi giới, khu vực này tăng giá bởi nằm "sát vách" thị trấn Xuân Mai, nhưng có giá mềm hơn. Các lô đất có giá dao động từ 1,6-5 triệu đồng/m2, chủ yếu bán các lô có diện tích hơn 1.000m2, gồm cả đất thổ cư và đất vườn.
Theo môi giới tới mỗi lô đất đều được giới thiệu về khả năng đầu tư tốt, giá đất lên nhanh từ 5-6 triệu lên 7- 8 triệu thậm chí lên 10 triệu chỉ tính theo ngày, theo tuần nhiều khi sáng một giá, chiều một giá chỉ cần khách đặt cọc môi giới sẽ tìm khách bán sang tay là có lãi ngay.
 |
Lô đất trong làng môi giới cam kết sang tay cho khách chỉ trong từ 3-6 tháng, không cần làm gì chỉ cần xây tường bao đã "nhảy" giá |
Trao đổi về giá đất khu vực hồ Đồng Chanh, ông Hoàng Văn Thống, Chủ tịch UBND xã Nhuận Trạch, huyện Lương Sơn cho biết: Hồ Đồng Chanh thuộc địa bàn ba xã quản lý bao gồm Nhuận Trạch, Cư Yên và Liên Sơn.
Ông Thống thừa nhận có việc rao bán đất quanh khu vực hồ Đồng Chanh với giá gấp 2-3 lần mức giá năm ngoái.
“Tuy nhiên, thực tế không có chuyển nhượng, số lượng giao dịch gần như không có, giá cao chỉ do môi giới” – ông Thống nói.
Cũng theo vị lãnh đạo xã quanh khu vực này chỉ có 2 dự án nghỉ dưỡng đã được phê duyệt. Một dự án chuẩn bị làm giai đoạn 2, một dự án cũng đang xây dựng nhưng chưa mở bán.
“Việc xây dựng khu công viên, vui chơi, sân tennis... ở khu vực hồ Đồng Chanh theo quảng cáo của môi giới là không đúng, đây chỉ là chiêu thổi phồng giá đất của môi giới” – ông Thống khẳng định và khuyến cáo người dân có nhu cầu mua bán đất trong khu vực nên tìm hiểu liên hệ với cơ quan quản lý xã sẵn sàng cung cấp thông tin cho người dân tránh việc môi giới thổi giá ăn chênh.
Rao bán biệt thự "trên giấy"
Cùng với những cơn sốt đất, thổi giá từ năm 2020 đến nay tại nhiều địa phương cũng xảy ra tình trạng nhiều dự án bán “chui” dự án trên giấy, “bán lúa non” khi dự án chưa đủ các điều kiện pháp lý. Có dự án chưa xây dựng hạ tầng vẫn chỉ là đồng ruộng mênh mông cũng được rao bán, môi giới hoạt động rầm rộ ngay tại dự án.
Hay tại huyện Lương Sơn, Hoà Bình nơi thu hút nhiều nhà đầu tư với cơn sốt đất thời gian qua, trên thị trường xuất hiện nhiều thông tin rao bán dự án Legacy Hill (tên gọi khác là Khu đô thị sinh thái và dịch vụ Cửu Long). Theo thông tin từ các sàn môi giới, dự án Legacy Hill Hòa Bình do Công ty TNHH MTV Bất động sản Hasky Hòa Bình (thuộc Tập đoàn An Thịnh) làm chủ đầu tư. Dự án có diện tích gần 60ha, mật độ xây dựng 35% với 587 căn biệt thự và 69 căn shophouse, 2 khối nhà cao tầng với khoảng 300 căn hộ khách sạn.
Giá bán biệt thự tại dự án Legacy Hill Hòa Bình được môi giới giới thiệu dao động từ 10-15 triệu/m2. Thanh toán được chia làm 8 đợt.
Để tạo niềm tin tới khách hàng, môi giới còn được cung cấp nhiều thông báo chuyển tiền qua ngân hàng, số tiền 100 triệu đồng/thông báo với nội dung: Đặt cọc căn hộ tại dự án Legacy Hill. Số tiền trên lần lượt chuyển vào tài khoản của các doanh nghiệp: Công ty CP Bất động sản AHS, số tài khoản...011; Tài khoản của Công ty TNHH An Thịnh Homes, số TK...688.
 |
Rao bán "biệt thự trên giấy" dự án Legacy Hill Hòa Bình thời gian qua khi chưa xong hạ tầng |
Trong khi đó, trao đổi với báo chí, lãnh đạo phòng Tài chính huyện Lương Sơn cho biết, dự án Legacy Hill chưa được bán và huy động vốn. Chủ đầu tư dự án trên là Công ty TNHH MTV Bất động sản Hasky Hòa Bình, huyện chưa bao giờ làm việc với Tập đoàn An Thịnh. Vị này cũng cho biết, trên địa bàn huyện không có một sàn bất động sản nào đăng ký và được cấp phép bán dự án đó. Các sàn rao bán đều nằm ngoài địa phương và không phát hiện giao dịch.
Đánh giá về việc giá đất tăng nóng, ông Nguyễn Văn Đính, Tổng Thư ký Hội môi giới Bất động sản Việt Nam cho rằng, việc này cản trở rất mạnh việc kêu gọi, thu hút đầu tư chính thống vào các địa phương bởi tăng giá đất kéo theo hàng loạt các chi phí khác tăng theo, đặc biệt là chi phí đền bù giải phóng mặt bằng… Như vậy, việc phát triển kinh tế địa phương nơi có sốt đất là khó có thể xảy ra.
Theo ông Đính, việc giá đất tăng nóng, sốt đến khó tin sẽ gây ra nhiều hệ quả đến việc phát triển kinh tế, xã hội của các địa phương như hút nguồn lực của các nhà đầu tư cả nước lao vào vòng xoáy tăng giá đất đai, làm giảm nguồn lực đầu tư phát triển sản xuất ở nhiều ngành, lĩnh vực khác của quốc gia.
Hội đề nghị cần gắn trách nhiệm của lãnh đạo địa phương đối với các hiện tượng sốt đất, đồng thời quản lý chặt chẽ các đối tượng tham gia chuỗi rao, chào bán, tổ chức giao dịch …. trên địa bàn. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương cần cung cấp đầy đủ thông tin về chủ trương phát triển kinh tế, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Cùng với đó, chính quyền đẩy mạnh việc phát hiện và xử lý hoạt động tung tin thất thiệt, gây ảnh hưởng đến thị trường, đặc biệt là những tin tức tạo dựng làm sốt đất, bất ổn ở địa phương.
Bộ Xây dựng tham mưu Thủ tướng chỉ đạo xử nghiêm đầu cơ thổi giá đất Đánh giá về thị trường BĐS năm 2020 và 2 tháng đầu năm 2021, Cục Quản lý nhà và thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) thừa nhận có hiện tượng giới đầu cơ BĐS lợi dụng các yếu tố như chuẩn bị quy hoạch đô thị, chuẩn bị xây dựng các công trình hạ tầng, mở rộng đô thị...gây nhiễu loạn thông tin để "thổi giá" nhằm thu lợi bất chính. Bộ Xây dựng cũng cho biết, trong thời gian tới Bộ sẽ tham mưu Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát thị trường BĐS, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các hành vi, đối tượng lợi dụng thông tin (quy hoạch, nâng cấp đơn vị hành chính, chủ trương đầu tư các dự án hạ tầng kỹ thuật lớn đặc biệt là về hệ thống đường giao thông,…) để làm giá, đẩy giá bất động sản lên cao nhằm thu lợi bất chính. |
Huỳnh Anh

Nóng ruột lao vào cơn sốt đất, tiền tỷ chôn cứng đua nhau tháo chạy
Trong những năm qua, số lần sốt đất ảo diễn ra ngày càng nhiều. Việc chỉ tập trung vào hưởng lợi từ việc lên giá đất mà không chú trọng đến tăng giá trị thặng dư từ lao động sản xuất sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế.
" alt="Thực hư chuyện sốt đất"/>
Thực hư chuyện sốt đất
Phần lớn các tờ báo mạng tại Việt Nam đều chưa có được nguồn từ độc giả. Ảnh: Trọng ĐạtPhần lớn các tờ báo mạng Việt Nam chưa có nguồn thu từ người dùng với tư cách độc giả. Với đơn vị duy nhất thu tiền từ người đọc báo là trang Vietnamplus của Thông tấn xã Việt Nam, dù chưa có số liệu thống kê chính thức, số tiền thu từ độc giả chắc chắn chỉ chiếm phần nhỏ trong tổng nguồn thu của báo.
Đây là một nghịch lý của báo chí Việt Nam bởi thu phí người đọc báo online đang là xu thế chung của báo chí thế giới. Theo Báo cáo Global Digital Subscription của Mạng lưới truyền thông toàn cầu (FIPP), số lượng thuê bao đọc báo điện tử đã tăng gấp đôi trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019.
Kết quả khảo sát của Viện nghiên cứu Báo chí Reuters cũng cho thấy, 50% lãnh đạo các cơ quan báo chí tại 32 quốc gia kỳ vọng việc thu phí báo điện tử sẽ là nguồn thu chính trong thời gian tới.
Làm sao để thu tiền từ người đọc báo online?
Nhà báo Hồ Quang Lợi - Phó Chủ tịch thường trực Hội Nhà báo Việt Nam cho rằng, báo chí phải bảo vệ bản quyền của mình mới đảm bảo được việc thu phí, từ đó mới có nguồn thu.
Nếu tiếp tục tình trạng đọc báo online miễn phí như hiện nay, báo chí rất khó tồn tại chứ chưa nói đến phát triển. Do vậy, Hội Nhà báo mong muốn trở thành trung tâm kết nối để bảo vệ tốt hơn nữa bản quyền báo chí, nhất là các tác phẩm được phát hành trên các báo điện tử.
 |
Nhà báo Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ bàn về câu chuyện thu phí người đọc báo online. Ảnh: Trọng Đạt |
Theo nhà báo Lê Xuân Trung - Phó Tổng biên tập báo Tuổi trẻ, muốn thu phí bạn đọc, các cơ quan báo chí cần làm được tối thiểu 3 việc khó.
Thứ nhất là làm sao phát triển được các nội dung thu được tiền. Đó phải là nội dung mà người đọc thực sự quan tâm.
Thứ 2 là làm sao để có được công nghệ thanh toán tiện lợi cho người đọc báo.
Nếu thanh toán qua tài khoản viễn thông, tỷ lệ ăn chia giữa người làm báo và nhà mạng hiện là 30-70. Đây là tỷ lệ đang dùng chung không chỉ cho báo chí mà cho tất cả các nhà cung cấp dịch vụ nội dung số. Điều này cần được giải quyết bằng cách cân đối lại tỷ lệ ăn chia, tiến tới sẽ cá thể hoá tuỳ theo từng nhà cung cấp nội dung.
Với điều thứ 3, báo chí phải trả lời được câu hỏi rằng mình có sẵn sàng trở thành một doanh nghiệp hay không? Khi đó, bạn đọc sẽ là khách hàng, những người làm báo phải tôn trọng khách hàng của mình như một doanh nghiệp thực thụ.
Bên cạnh đó, thay vì cấp ngân sách, Chính phủ và các địa phương nên đặt hàng báo chí thực hiện các nhiệm vụ tuyên truyền theo các chủ đề, sự kiện lớn. Những đơn vị này cũng nên tiên phong bằng cách trở thành chính khách hàng, thuê bao trả tiền của các cơ quan báo chí.
Mô hình kinh tế mới nào cho báo chí?
Để giảm sự phụ thuộc vào quảng cáo, báo chí cần đa dạng hóa nguồn thu. Kinh nghiệm của thế giới cho thấy, ngoài nguồn thu từ quảng cáo và độc giả online, còn nhiều nguồn thu khác mà báo chí có thể khai thác.
Một trong những hình thức kiếm tiền phổ biến của báo chí toàn cầu là đại diện truyền thông (agency). The New York Times - một trong những tờ báo lớn nhất thế giới có một bộ phận riêng để sản xuất nội dung quảng cáo với tên gọi T-Brand Studio.
Thực tế cho thấy, các cơ quan báo chí hiểu người dùng, có nhiều kỹ năng xử lý nội dung hoàn toàn có thể đứng ra trở thành một công ty truyền thông quảng cáo.
 |
Nhiều công nghệ mới đang được thế giới ứng dụng nhằm thay đổi bộ mặt của các cơ quan báo chí. Ảnh: Trọng Đạt |
Tại Việt Nam, nhiều cơ quan báo chí cũng đã đa dạng hóa nguồn thu bằng việc đứng ra tổ chức các sự kiện. Đó có thể là các sự kiện mang tính chuyên ngành, các buổi gala gặp mặt kết nối người dùng với thương hiệu,...
Thậm chí, các tòa soạn có thể tổ chức các sự kiện và kiếm về doanh thu từ việc bán vé. Hiện nay, nhiều người trẻ sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm các sự kiện của cơ quan báo chí.
Thương mại điện tử cũng là một cách mà những người làm báo có thể kiếm tiền. Điều này được thực hiện bằng cách phối hợp với các sàn thương mại điện tử. Một đường link trỏ tới nơi bán sẽ hiện ra cùng với các nội dung có liên quan trên mặt báo. Tòa soạn báo nhờ thế sẽ được hưởng hoa hồng.
Cấp phép thương hiệu là một hướng đi mà nhiều tờ báo có thể quan tâm. Điều này giống với việc nhượng quyền thương hiệu cho một tổ chức khác để lấy đó làm tên gọi cho một dòng sản phẩm mới.
Trên thế giới, tờ Washington Post là minh chứng sinh động cho việc bán hệ thống cms của mình cho các cơ quan báo chí khác. Tờ báo này thậm chí kỳ vọng có thể thu về 100 triệu USD mỗi năm từ việc bán cms trong vòng 3 năm tới. Đây cũng là cách để những cơ quan báo chí có hệ thống lớn, hoạt động trơn tru kiếm ra tiền từ chính bộ máy của mình.
Ngoài những hình thức kể trên, còn rất nhiều mô hình kinh doanh khác mà báo chí có thể khai thác như môi giới dữ liệu, đầu tư, bán nội dung đã xuất bản,... Không quan trọng là hình thức nào, việc đa dạng hóa nguồn thu sẽ giúp báo chí Việt Nam phát triển và bớt phụ thuộc vào nguồn thu quảng cáo.
Trọng Đạt

Vì sao khó thu tiền người đọc báo online?
Báo mạng bị thiệt hại lớn bởi thói quen “dùng chùa' của người thụ hưởng dịch vụ. Nhưng để thu phí người đọc online, các báo điện tử cũng lại phải chia tới 70% doanh thu của mình cho đơn vị cung cấp dịch vụ thanh toán.
" alt="Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?"/>
Mô hình kinh tế nào cho báo chí Việt Nam?