您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文
Nhận định, soi kèo Radomlje vs Nafta, 23h00 ngày 8/4: Khách tự tin
Ngoại Hạng Anh63941人已围观
简介 Hoàng Ngọc - 08/04/2025 11:40 Nhận định bóng ...
Tags:
相关文章
Nhận định, soi kèo Arsenal vs Real Madrid, 2h00 ngày 9/4: Khó lường
Ngoại Hạng AnhChiểu Sương - 07/04/2025 22:37 Cúp C1 Châu Âu ...
阅读更多Nữ tỷ phú biến rác thành 'vàng', hiện sở hữu khối tài sản 155.000 tỷ đồng
Ngoại Hạng AnhNhớ lại thời gian đầu khởi nghiệp bà Nhân tâm sự, ngoài khó khăn tài chính còn bị đối tác lừa dối thậm chí phải chịu cả sự đe dọa của nhà buôn. Ngoài ra, tiếng Quảng Đông của bà khá hạn chế nên kém tự tin khi giao tiếp với đối tác.
Quá trình biến rác thành 'vàng'
Việc tái chế giấy vụn phức tạp, thời gian đầu bà Nhân đích thân giám sát vừa để cải thiện chất lượng vừa kiểm soát lượng rác thải ra môi trường. Không dừng lại ở việc tái chế giấy bà Nhân bắt đầu nghĩ đến sản xuất. Do đó, năm 1988, bà thành lập công ty giấy Trung Nam ở Đông Quan.
Bà Trương Nhân - nữ hoàng ngành giấy của Trung Quốc sở hữu khối tài sản ròng 45 tỷ NDT (154.545 tỷ đồng). Ảnh: Baidu Nhờ sự nỗ lực của bà Nhân, sau vài năm công ty đứng vững trên thị trường trở thành nhà máy sản xuất giấy số 1 Trung Quốc. Nhiều đối tác nước ngoài lúc này mong muốn hợp với bà Nhân. Năm 1990, bà Nhân thành lập công ty thứ 2 Trung Nam Holdings ở Mỹ mục đích là tìm nguồn nguyên liệu để tái chế thành bao bì cho hàng tiêu dùng ở Trung Quốc.
Với thành công này, năm 1996, bà Nhân về Trung Quốc xây dựng chuỗi dây chuyền sản xuất và tái chế giấy nhà máy Nine Dragons. Đến năm 2005, Nine Dragons giành vị trí số 1 trong nước, thứ 2 châu Á và thứ 8 thế giới về sản phẩm bao bì giấy. Giá trị thị trường của công ty lúc đó ước tính khoảng 2,5 tỷ NDT (8.500 tỷ đồng).
Năm 2010, Nine Dragons được niêm yết cổ phiếu tại Hong Kong với giá trị thị trường là 38 tỷ NDT (130.505 tỷ đồng). Ngay sau đó, bà Nhân trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc với khối tài sản 27 tỷ NDT (92.727 tỷ đồng).
Cuối năm 2022, khối tài sản ròng bà Nhân sở hữu ước tính khoảng 42 tỷ NDT (144.242 tỷ đồng). Sau 36 năm, gắn bó với ngành công nghiệp sản xuất và tái chế giấy, đến nay, bà Nhân sở hữu khối tài sản ròng 45 tỷ NDT (154.545 tỷ đồng) trở thành nữ tỷ phú tự thân giàu nhất Trung Quốc.
Tiết lộ bí quyết thành công, nữ hoàng ngành giấy cho biết: "Dự báo được thị trường trước các đối thủ cạnh tranh. Ngoài ra, muốn dẫn đầu phải vượt qua bài kiểm tra về năng lực sản xuất và chất lượng". Để đạt được thành tựu này, nữ tỷ phú Trương Nhân không tách rời sự chăm chỉ và kiên trì.
Bà Nhân tin rằng, thành công của bản thân gắn liền với sự ủng hộ của người dân. Do đó, bà luôn cố gắng tìm cách báo đáp xã hội. Ngoài vai trò là doanh nhân nổi tiếng, bà còn là nhà từ thiện, nhiều lần góp mặt trong danh sách của tạp chí Forbes. Tâm sự với truyền thông vấn đề này, bà cho rằng: "Trao đi cho xã hội là trách nhiệm của chúng tôi".
Tỷ phú ngành giáo dục vay tiền mẹ khởi nghiệp, hiện khối tài sản 320.000 tỷTRUNG QUỐC - Vay tiền dưỡng già của mẹ để khởi nghiệp, sau hơn 20 năm, chàng trai nghèo Lý Vĩnh Tân thành tỷ phú giàu nhất ngành giáo dục ở Trung Quốc với khối tài sản 94,5 tỷ NDT (323.879 tỷ đồng).">...
阅读更多GS Đặng Vạn Phước đề xuất thay đổi cách xét giáo sư, phó giáo sư ngành Y
Ngoại Hạng AnhSau một năm không suôn sẻ với nhiều đơn thư, tố cáo về chất lượng các bài đăng báo quốc tế để xét giáo sư, phó giáo sư, năm nay việc xét giáo sư, phó giáo sư ngành Y học tương đối thuận lợi. Trong 57 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề xuất, thì có 52 ứng viên được Hội đồng Giáo sư ngành Y thông qua, và tất cả đều được tín nhiệm ở vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước. GS Đặng Vạn Phước, Chủ tịch Hội đồng Giáo sư ngành Y, cho rằng năm nay các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y học không bị phản biện về đăng tải các bài báo khoa học trên các tạp chí săn mồi, tạp chí không chính thống. Lý do là ngay từ đầu, Hội đồng Giáo sư ngành Y học đã có một bộ phận xem xét rất kỹ vấn đề này và trong quá trình xét duyệt, nếu ứng viên nào có công bố trên những tạp chí này sẽ bị gạt ra ngay.
Tuy nhiên một vấn đề mà các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y năm nay vấp phải là khai số bài đăng báo quốc tế trong những năm cuối quá nhiều. Hội đồng Giáo sư ngành Y đã yêu cầu các ứng viên này giải trình, sau đó xem xét và thấy rằng “chấp nhận được”. Đến vòng xét của Hội đồng Giáo sư Nhà nước cũng không vấn đề gì.
GS Phước cho biết sẽ có một số đề xuất mới trong đợt xét GS, PGS năm 2022. Những yếu tố như hội nhập quốc tế, chất lượng các bài báo, nghiêm khắc với gian lận, tất cả hội đồng sẽ siết chặt để đi vào quỹ đạo. Các ứng viên có ý định khi công bố cũng có ý thức nhìn rõ vấn đề này.
Tuy nhiên, vấn đề nổi cộm hiện nay là không thể đồng nhất giữa 28 ngành xét GS, PGS. Không thể yêu cầu ngành Y cũng như ngành Giao thông vận tải và ngay cả trong ngành Y cũng không có sự đồng nhất khi có những chuyên ngành công bố quốc tế tương đối thuận lợi nhưng có những chuyên ngành công bố quốc tế rất khó. Nếu không thay đổi thì những chuyên ngành khó dần dần sẽ không có ứng viên, dẫn tới chuyện không có phó giáo sư, giáo sư thì không thể có lớp kế cận.
Đề xuất đổi tiêu chí xét PGS, GS ngành Y như thế nào?
Trao đổi với VietNamNet, GS Đặng Vạn Phước nhấn mạnh trong ngành y công bố khoa học không dễ. Có những chuyên ngành rất khó như nghiên cứu lâm sàng, đòi hỏi nhà nghiên cứu mất rất nhiều công sức. Thế nhưng những tổng kết nghiên cứu khi đưa đi công bố quốc tế thì các tạp chí khoa học không thích vì cần thêm y học cơ sở, hay những minh chứng về sinh học phân tử, xét nghiệm, xét nghiệm như thế nào, mới có giá trị khoa học và mới được đăng tải. Còn nếu chỉ tổng kết lâm sàng, chữa hàng trăm bệnh nhân, mổ rất nhiều, những kinh nghiệm khéo tay khi mổ…thì rất khó đăng tải trên tạp chí khoa học và thường bị từ chối.Mặt khác đối với công bố quốc tế, mức độ chấp nhận đăng của các tạp chí có uy tín càng ngày càng ít. Những tạp chí này đi sâu vào các cơ chế sinh học phân tử, như nói chữa tốt thì trước khi mổ là gì và sau khi mổ xong, theo dõi 5 năm, 10 năm sau như thế nào. Những đòi hỏi này càng ngày càng lớn chính là khó khăn của Việt Nam.
Trong khi đó, hiện có một số nghiên cứu mới, cụ thể như Covid-19, chỉ làm xét nghiệm phân tử, tổng kết lâm sàng thì lại đăng tải rất dễ dàng vì đây là vấn đề thời sự. Ngoài ra các tạp chí khoa học có chỉ số Impact factor (IF- chỉ số ảnh hưởng) khác nhau, nên việc công bố còn phụ thuộc vào xu hướng khoa học, chứng cứ, hay thời sự. Do vậy để đưa ra một tiêu chuẩn chung cho ngành Y là khó bởi yêu cầu “tạp chí quốc tế có uy tín” dường như rất khó với những người nghiên cứu như khám bệnh, chữa bệnh, mổ..
GS Đặng Vạn Phước (bên trái) trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên Khoa Y, ĐH Quốc gia TP.HCM (Ảnh: VNUHCM) Theo GS Đặng Vạn Phước, nếu để những nghiên cứu lâm sàng được đăng tải trên các tạp chí quốc tế có uy tín, thì phải thiết kế những nghiên cứu này, bên cạnh lâm sàng phải có sự hỗ trợ của sinh học phân tử… đây không phải chuyện dễ và là rào cản của các nhà nghiên cứu Việt Nam hiện nay.
“Chúng tôi ủng hộ xu hướng tiệm cận với thế giới, nhưng với Việt Nam hiện tại là hơi khó. Nhưng khó không có nghĩa không làm được”- GS Đặng Vạn Phước nói. GS Đặng Vạn Phước cũng nhìn nhận, hiện có một số nhà nghiên cứu trẻ đã tiếp cận khá tốt, nhưng không thể cào bằng trong ngành Y.
“Chúng tôi cũng sợ mai kia có một số ngành khó quá, không thể công bố được thì những nhà nghiên cứu trẻ không có cách nào để đăng tải trên tạp chí quốc tế có uy tín như vậy sẽ cản trở họ”.
Theo GS Đặng Vạn Phước, những tạp chí trong nước từ trước đến nay rất tốt, có giá trị, thì có thể nâng giá trị điểm của những tạp chí này lên. Các nhà nghiên cứu nếu không có bài báo quốc tế thì có thể đăng tải ở những tạp chí trong nước và những đăng tải này phải nâng cao, kiểm định chất lượng (các bài báo chuyên ngành) để có đường tham gia xét GS, PGS”.
“Chuyện ngành Y bàn để có các GS, PGS có những học vị để tiếp nối trong đào tạo. Trong ngành Y ngoài có tay nghề thì cần có trình độ để đào tạo, nghiên cứu, chữa bệnh. Nếu chỉ thực hành hàng ngày mà không điều kiện nghiên cứu thì mai mốt sẽ không có lớp kế cận. Thực sự nhiều chuyên ngành đã không còn lớp kế cận như tâm thần, pháp y…và tới lúc nào đó sẽ hiếm”- GS Phước nói.
Theo GS Đặng Vạn Phước, việc này cần nghiên cứu kỹ để vừa đảm bảo chất lượng, hội nhập nhưng cũng mở đường đều, để có đường có các GS, PGS kế cận, tiếp nối. Những vị lớn tuổi sẽ về hưu, mất đi, do vậy cần có các lớp khác để chủ trì các cơ sở đào tạo, đặc biệt là khi các trường tư phát triển, nếu không có học vị, học hàm thì không thể đảm bảo tiêu chuẩn giảng dạy.
Chủ tịch Hội đồng GS ngành Y cũng nhấn mạnh, hiện Hội đồng GS ngành Y gần như là những người đầu ngành, nên khi xét duyệt đồng nghiệp đã nắm được trình độ, chứ không chỉ xét trên hồ sơ không. Vì vậy ngay trong ngành Y phải khuyến khích được việc hội nhập quốc tế, nhưng cũng khuyến khích được các chuyên ngành khó đăng tải bài báo quốc tế có uy tín, có điều kiện tham gia xét PGS, GS, bởi có một PGS thì đến 5-10 năm sau mới có 1 GS.“Việc xét duyệt PGS, GS là không khó nếu các nhà nghiên cứu không chộp giật mà cố gắng, đàng hoàng, hồ sơ đầy đủ, liêm chính, rõ ràng thì cũng đàng hoàng nhận các học vị. Liêm chính không chỉ thể hiện qua các công bố khoa học mà còn là vấn đề đạo đức, trong y khoa là y đức”- ông Phước nói.
Lê Huyền
52 ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư ngành Y học
Chia sẻ với VietNamNet, GS.TS Đặng Vạn Phước, cho hay tất cả các ứng viên giáo sư, phó giáo sư ngành Y mà Hội đồng Giáo sư ngành này đã đề xuất đều được thông qua.
">...
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Al Jubail vs Jeddah, 22h40 ngày 8/4: Cửa trên thất thế
- 17.000 tỷ xây mới trụ sở 13 bộ ngành sau di dời
- Danh sách các trường đại học công lập xét tuyển bổ sung
- Ukraine bắt giữ người đàn ông cải trang thành phụ nữ để trốn ra nước ngoài
- Nhận định, soi kèo Igdir vs Istanbulspor, 21h00 ngày 8/4: Đứt mạch thắng lợi
- Mỹ tìm thấy máy bay và hành khách mất tích cách đây 17 năm
最新文章
-
Nhận định, soi kèo Nữ Áo vs Nữ Hà Lan, 23h15 ngày 8/4: Đắng cấp vượt trội
-
Bình Dương chú trọng đầu tư cho giáo dục. Ảnh: Ngọc Á Phúc đáp nội dung này, đại diện Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Dương cho biết, UBND tỉnh đang thực hiện Công văn số 5449/UBND-KT ngày 5/11/2020 về việc thứ tự ưu tiên đầu tư xây dựng các trường học trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.
Theo danh mục, có tổng 174 công trình gồm: 28 công trình mầm non, 67 công trình tiểu học, 58 công trình trung học cơ sở (THCS), 18 công trình trung học phổ thông và 3 công trình giáo dục thường xuyên. Trong đó, có nhiều công trình xây mới, xây mới thay thế, nâng cấp mở rộng…
Đến tháng 11/2024, công tác đầu tư theo Công văn số 5449/UBND-KT đã triển khai được 66/174 công trình gồm: 9 trường mầm non, 23 trường tiểu học, 24 trường THCS và 9 trường THPT.
Theo danh mục thứ tự ưu tiên, địa bàn TP. Tân Uyên có 25 trường, hiện có 2 trường hoàn thành, 4 trường đã có chủ trương đầu tư và còn 19 công trình tiếp tục thực hiện trong giai đoạn tiếp theo (giai đoạn 2025 - 2030).
Trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư 2025 vừa qua, Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng họp với UBND các huyện, thành phố và thống nhất với Sở Giáo dục & Đào tạo đưa 27 công trình GDĐT chuẩn bị đầu tư vào năm 2025. Các địa phương có các công trình cấp thiết sẽ đưa vào thực hiện trong giai đoạn này.
Đối với việc trang bị cơ sở vật chất, đại diện Sở Giáo dục & Đào tạo tỉnh Bình Dương cũng thông tin thêm, địa phương đã triển khai đề án "Củng cố, tăng cường, phát triển nguồn nhân lực và cơ sở vật chất ngành giáo dục tỉnh Bình Dương giai đoạn 2024 -2025, định hướng đến năm 2030". Đây là đề án đã được UBND tỉnh thông qua. Hiện Sở Giáo dục & Đào tạo đang hoàn thiện một số nội dung theo chỉ đạo để Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh trình Ban Thường vụ và Thường trực Tỉnh ủy.
Trong đề án, thực hiện đầu tư trang thiết bị gồm: phòng họp trực tuyến ở mỗi trường gồm các cấp học, phòng học trang bị màn hình tương tác (50% số phòng học ở các cấp học phổ thông), phòng học STEM, đồ chơi ngoài trời đối với mầm non. Bên cạnh đó, hàng năm các cơ sở giáo dục cũng đã xây dựng dự toán mua sắm trang thiết bị bổ sung trong việc giảng dạy và học tập.
Đầu tư trang thiết bị Chương trình Giáo dục phổ thông 2018 cho cả ngành giáo dục - đào tạo với kinh phí hơn 1.200 tỷ, Sở Giáo dục & Đào tạo đã đăng ký bố trí vốn đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030 để thực hiện. Do các năm vừa qua chưa được bố trí nguồn vốn để đầu tư thực hiện.
Đồng thời, công tác tuyển dụng tuyển dụng viên chức ngành giáo dục - đào tạo được Sở Giáo dục & Đào tạo thực hiện căn cứ vào các văn bản quy định của Chính phủ, Bộ Nội vụ, UBND tỉnh và văn bản hướng dẫn của Sở Nội vụ Cụ thể, từ năm học 2021-2022, Sở Nội vụ tham mưu UBND tỉnh giao UBND cấp huyện thực hiện tuyển dụng viên chức ngành giáo dục - đào tạo thuộc UBND cấp huyện quản lý, Sở Giáo dục & Đào tạo tuyển dụng viên chức cho các đơn vị trực thuộc Sở.
Đối với các đơn vị trực thuộc Sở, hàng năm, Sở Giáo dục & Đào tạo đã chủ động xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức và thực hiện đúng quy trình, thủ tục của công tác tuyển dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây, công tác tuyển dụng gặp khó khăn do thiếu nguồn dự tuyển. Do đó, sau khi Sở Giáo dục & Đào tạo thực hiện công tác tuyển dụng, các đơn vị trực thuộc Sở thực hiện hợp đồng giáo viên ngắn hạn, thỉnh giảng giáo viên để đáp ứng nhu cầu về đội ngũ giáo viên theo quy định của Bộ Giáo dục & Đào tạo.
Trong năm học 2024 - 2025, Sở Giáo dục & Đào tạo Bình Dương đã tuyển dụng 61 giáo viên. Số lượng giáo viên còn thiếu so với định mức của Bộ Giáo dục & Đào tạo là 93 người. Hiện nay, đối với các bộ môn thiếu nguồn tuyển dụng, sở đang tích cực xây dựng chế độ thu hút, tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh để đáp ứng nhu cầu nhân lực của địa phương.
Ngô Huyền
" alt="Bình Dương ưu tiên đầu tư cho giáo dục">Bình Dương ưu tiên đầu tư cho giáo dục
-
Nguyễn Thu Loan vừa tốt nghiệp chương trình thạc sĩ ngành Giảng dạy tiếng Anh (TESOL) tại Trường Đại học Hull, Anh. Khi bắt tay vào luyện kỹ năng Nghe của bài thi IELTS, Loan cũng mắc phải “sai lầm kinh điển” là không để ý đến việc phát âm, vì thế mỗi lần nghe một nội dung mới thường cảm thấy rất chật vật. “Phát âm chuẩn là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến mức độ nghe hiểu, nhưng trước đây em thường chỉ chú trọng đến từ vựng và ngữ pháp”, Loan nói.
Ngoài ra, việc không “ngâm mình” trong ngôn ngữ này thường xuyên cũng khiến Loan gặp khó khi không thể nghe ra các từ, dù đó đều là những từ quen thuộc.
Để cải thiện điều này, ban đầu Loan cũng lựa chọn cách nghe thụ động thông qua việc tải đầy bộ nhớ những video, tài liệu, phim bằng tiếng Anh vào máy tính, điện thoại. Thời gian đầu cô hào hứng nghe, nhưng lâu dần cảm thấy “oải” vì tài liệu nhiều vô kể. Có khoảng trên 90% video, bộ phim được Loan lưu về rồi lại... để đó.
“Việc có quá nhiều tài liệu khiến em cảm thấy không biết nên bắt đầu từ đâu. Nhận ra điều này, em quyết định bỏ hết và chuyển sang chỉ nghe podcast, tức buộc tai mình phải nghe và chỉ tập trung vào việc này thay vì đọc phụ đề như trong các video hay xem hình ảnh trên phim”.
Quãng thời gian tìm tòi, nghe rất nhiều podcast cũng khiến Loan tìm ra một podcast “ruột” để luyện nghe với các nội dung bản thân thấy hứng thú. Vì vậy, cô gần như không bỏ sót bất cứ tập nào.
“Something You Should Know là một podcast em theo dõi từ 4 năm trước. Nội dung của podcast này xoay quanh những sự thật thú vị trong cuộc sống, chẳng hạn: “Tại sao sự chịu đựng trong cuộc sống đôi khi là cần thiết”; “Sức mạnh của việc không chắc chắn”; “Tại sao chúng ta luyến tiếc những điều trong quá khứ” hoặc những kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau như tài chính, thời gian, sức khoẻ, công việc… Các khách mời trong podcast đều là những những chuyên gia hoặc nhà nghiên cứu đến từ nhiều trường đại học hàng đầu trên thế giới, vì thế có các góc nhìn khá thú vị”, Loan nói.
Theo dõi những podcast này không chỉ giúp Loan trau dồi thêm khả năng nghe mà còn tìm ra được nhiều ý tưởng mới cho phần Nói và Viết trong bài thi IELTS.
Bên cạnh việc nghe, Loan cũng kiên trì với việc luyện chép chính tả một số đoạn ngắn trong podcast để bản thân “nhạy” hơn với các nối âm, nuốt âm hay biến âm. Theo Loan, phương pháp chép chính tả sẽ rèn cho mọi người sự cẩn thận, tăng sự tập trung do phải nghe rất kỹ, kể cả những âm “s, ed” và những loại âm đuôi khác. Nhờ thế, thói quen nghe âm đuôi sẽ dần hình thành và sau một thời gian trở thành phản xạ.
“Quả thực, việc nghe chủ động kèm chép chính tả đã giúp em cải thiện khả năng tiếng Anh rất nhanh, từ cách phát âm, tăng thêm từ vựng hay ngữ pháp”, Loan chia sẻ. Nhờ vậy, Loan đã đạt 8.5 IELTS Listening trong lần thi đầu tiên và 9.0 trong lần gần đây.
Loan vừa đạt 9.0 IELTS Listening. Từ những trải nghiệm của mình, Loan cho rằng để cải thiện kỹ năng Nghe, điều quan trọng đầu tiên người học cần làm là phải chuẩn hoá cách phát âm, vì điều đó sẽ khiến việc nghe trở nên dễ dàng hơn. Cách dễ nhất để “chuẩn hóa phát âm” chính là học thông qua các video của giáo viên bản ngữ dạy từng âm trong bảng phiên âm IPA.
Ngoài ra, việc kiên trì chép chính tả, đặc biệt đối với những người mới bắt đầu, chính là “lối tắt” để nâng cao kỹ năng này. Thay vì nghe thụ động như xem phim, nghe nhạc, việc chép chính tả sẽ “bắt” tai phải nghe từng từ, từng âm để viết xuống chuẩn xác.
Theo Loan, hiện nay, có rất nhiều website để người học luyện nghe và chép chính tả, chẳng hạn ESL fast, trang web cung cấp lượng lớn tài liệu miễn phí, nội dung đa dạng gồm truyện ngắn, bài luận, các đoạn hội thoại. Hầu hết các tài liệu đều có bản ghi âm và transcripts phục vụ cho việc nghe – chép. Hay Listen a minute, trang web có các bài nghe khoảng 1 phút với đa dạng chủ đề, từ vựng cơ bản sẽ phù hợp cho những người bắt đầu...
“Việc lựa chọn nguồn nghe chuẩn, tìm được những nội dung bản thân yêu thích, hứng thú và nghe đều đặn hàng ngày chắc chắn sẽ giúp kỹ năng nghe cải thiện rõ rệt”, Loan nói.
Trường nào xét tuyển học bạ ngành Kế toán?Nhiều trường đại học tại Hà Nội xét tuyển học bạ vào ngành Kế toán. Hầu hết các trường có thời hạn nộp hồ sơ đến giữa tháng 6." alt="Đạt 9.0 IELTS Listening nhờ việc chăm chỉ nghe podcast">Đạt 9.0 IELTS Listening nhờ việc chăm chỉ nghe podcast
-
Ảnh minh họa: YT Tôi hoảng sợ nói: “Mẹ ơi, con thực sự không muốn lấy vợ, con thích con trai”. Mẹ mở to mắt nhìn tôi, vẻ mặt khó tin, một lúc lâu sau mới lắp bắp hỏi: "Sao có thể như vậy được? Con chắc đang đùa mẹ đúng không? Con là con một đấy nhé …".
Tôi thở dài và nghiêm túc thừa nhận mình là người đồng tính, tôi biết mẹ khó có thể chấp nhận nhưng đây là sự thật, tôi xin mẹ hãy hiểu cho tôi. Mẹ tôi bị sốc nặng, bà bật khóc dữ dội và nhất định không chấp nhận điều này.
Bà nói đây là một việc đáng xấu hổ và bà không cho phép nó xảy ra.
Nhìn mẹ khóc mãi không thôi, lòng tôi đau thắt. Tôi vội chạy đến ôm mẹ an ủi, rằng tôi biết mẹ mong tôi lấy vợ sinh con để tiếp tục cuộc sống gia đình, nhưng tôi thực sự không thể kiểm soát được trái tim mình.
Tôi chỉ thích con trai thôi và tôi chỉ hạnh phúc khi được sống thật với con người mình. Tôi xin lỗi và tôi hứa dù thế nào đi chăng nữa, tôi cũng sẽ là đứa con ngoan của mẹ, tôi sẽ làm việc tốt, sống tốt và khiến mẹ tự hào.
Thế nhưng, mẹ tôi vẫn không lay chuyển, bà thất thần đi về phòng khóa trái cửa lại, không chịu ăn uống gì làm tôi vô cùng lo lắng.
Mãi đến ngày hôm sau, khi tôi năn nỉ rất lâu bên ngoài, bà mới mở cửa cho tôi vào. Mẹ tôi mắt đỏ hoe, dáng vẻ tiều tụy vô cùng. Tôi quỳ sụp dưới chân mẹ, nắm tay mẹ xin lỗi, mong mẹ hiểu cho tôi.
Một lúc sau, bà thở dài nói rằng, là một người mẹ, tất nhiên bà mong tôi có thể hạnh phúc. Tuy nhiên, tôi phải hiểu đồng tính là điều đáng xấu hổ và không thể tồn tại trong gia đình tôi. Bà mong tôi suy nghĩ lại và thử mở lòng yêu các cô gái.
Cho dù tôi phân bua, giải thích đến cỡ nào, mẹ vẫn không suy chuyển. Cuối cùng bà tuyên bố, kể cả tôi không yêu được phụ nữ thì cũng phải cố gắng kết hôn. Bằng mọi giá, tôi phải sinh được con nối dõi dòng tộc trước, rồi sau đó làm gì thì làm. Bởi tôi là con một và đó là nghĩa vụ không thể trốn tránh.
Nếu tôi muốn bà chấp nhận, muốn được sống thật với bản thân thì cứ mang cháu đích tôn về cho bà đi đã rồi hãy tính… Sau đó, bà lạnh lùng đuổi tôi ra khỏi phòng. Bà nói tôi nhất định phải làm theo lời bà, nếu không muốn chứng kiến bà chết.
Tôi lặng người không nói nên lời. Tôi hiểu nỗi lòng của mẹ cũng như trách nhiệm của mình. Thế nhưng, tôi thực sự không thể yêu phụ nữ, càng không muốn làm khổ bất kỳ cô gái vô tội nào.
Chưa kể, tôi đã có bạn trai rồi và tôi không muốn người ấy phải đau lòng.
Lòng tôi ngổn ngang như tơ vò, từ nhỏ tôi đã mất bố, chỉ có mẹ là duy nhất đối với tôi. Thế nên tôi không bao giờ muốn mẹ phải buồn khổ, huống chi là cái chết. Tôi nên làm gì bây giờ, xin mọi người cho tôi lời khuyên?
Độc giả giấu tên
Đường hoàn lương của thầy giáo đồng tính, mắc bệnh thế kỷ
34 tuổi, Quý có một cuộc đời bi quẫn như thể được gom lại từ nhiều mảnh đời bất hạnh khác nhau trên thế gian này." alt="Tôi là đồng tính nam, mẹ vẫn bắt sinh cháu đích tôn cho bà">Tôi là đồng tính nam, mẹ vẫn bắt sinh cháu đích tôn cho bà
-
Nhận định, soi kèo nữ Israel vs nữ Bulgaria, 18h00 ngày 8/4: Đối thủ yêu thích
-
Tôi không lúc nào yên lòng khi mẹ già hiu quạnh ở quê. Ảnh minh họa: PX Hồi tháng 6/2024, chúng tôi đã sắp xếp cho mấy đứa nhỏ về nghỉ hè và thăm ngoại. Thế nhưng, lễ Vu Lan không về bên mẹ, tôi thấy buồn và cảm giác mình có lỗi.
Biết hôm nay mẹ chuẩn bị mâm cỗ cúng Rằm, tôi thấp thỏm trong lòng, cứ vài phút lại nhìn vào điện thoại, xem camera ở quê.
Con cháu không về, mâm cúng cũng đơn giản hơn nhưng không thiếu con gà, đĩa xôi. Mẹ tôi thắp nhang, rồi ra trước hiên ngồi nhìn về phía đường lớn.
Chắc là mẹ đang ước con cháu sẽ về bất ngờ như các clip cảm động mà mẹ từng xem trên mạng.
Chờ mãi vẫn không có phép màu xảy ra, mẹ tôi lủi thủi vào nhà. Bà từ tốn bày gà luộc, xôi,… ra chiếc chiếu ăn cơm.
Mẹ tôi lấy một ít xôi vào chén, rồi đặt thêm cái đùi gà lên trên. Mẹ nhìn về phía camera một lượt như gọi con cháu ở xa ăn cơm với mình.
Mẹ tôi cầm đùi gà lên, chuẩn bị đưa vào miệng thì bỗng dưng dừng lại. Bà lấy tay áo lau nước mắt.
Tôi thấy màn hình điện thoại của mình nhòe dần. Tôi hít một hơi thật sâu, nén nỗi buồn trong lòng và gọi cho mẹ.
Điện thoại đổ một hồi chuông, mẹ tôi đã bắt máy. Tôi chưa kịp chào thì mẹ vội nói: “Mẹ nhớ thằng Bon quá! Giờ này mà Bon ở đây, bà ngoại cho ăn đùi gà”.
Tôi chết lặng, không nói nên lời. Bên kia đầu dây, mẹ tôi khóc thút thít. Tôi động viên mẹ cố gắng đừng buồn nhiều sẽ sinh bệnh. Tôi hứa sẽ sắp xếp thời gian đưa Bon về chơi với ngoại nhiều hơn.
Cúp máy, tôi thấy mình tệ quá. Tôi lại nói dối mẹ rồi. Dù tôi rất muốn nhưng làm sao lời hứa ấy thành hiện thực.
Nước mắt chảy xuôi, tôi rồi phải lo cho con, thời gian dành cho mẹ cứ ít dần. Nghĩ vậy, lòng tôi lại buồn vời vợi, lạc lõng với xung quanh đang rộn tiếng nói cười.
Độc giả Mỹ Anh
Văn khấn Rằm tháng 7 năm 2024 chuẩn và đầy đủ nhất
Dưới đây là bài văn khấn Rằm tháng 7 âm lịch theo sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam" của NXB Văn hóa Thông tin." alt="Rằm tháng 7 con cháu không về, mẹ tôi ăn đùi gà mà rơi nước mắt">Rằm tháng 7 con cháu không về, mẹ tôi ăn đùi gà mà rơi nước mắt