Thành lập từ năm 2008 nhưng vài năm gần đây Hợp tác xã (HTX) Suối Giàng, Yên Bái mới bắt đầu hoạt động hiệu quả, trung bình mỗi năm thu hoạch 500 tấn chè tươi, tương ứng với 100 tấn chè khô.
Năm 2019, HTX đầu tư phần mềm để quản lý, nhờ đó, công việc của bà Lâm Thị Kim Thoa, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Giám đốc HTX thuận tiện hơn, bởi chỉ cần truy cập phần mềm sẽ biết ngay số đơn hàng bán ra và giá trị thu về, thay vì phải cộng trừ thủ công như trước.
|
Hầu hết các hộ dân trên Tà Xùa có chè đều tham gia HTX Suối Giàng |
Đây là bước đi chuyển đổi số đơn giản như lời bà Thoa thừa nhận.
“Chúng tôi rất cần có một phần mềm quản lý chung, tích hợp nhiều hạng mục, từ quản lý vùng nguyên liệu, quản lý nhân sự cho đến thanh toán, quyết toán, bán hàng… để có sự đồng bộ”, bà Lâm Thị Kim Thoa nói.
Tuy nhiên, chủ của HTX này đã luôn lo lắng về năng lực triển khai, nguồn tài chính, thủ tục hành chính và nhất là hành lang pháp lý trong “số hoá” các dữ liệu phải an toàn, bảo mật.
“Từ kinh nghiệm thực tế sau 3 năm ứng dụng phần mềm bán hàng, nếu để HTX “tự bơi” sẽ không thể có chuyển đổi số thực chất và toàn diện, cần sự hỗ trợ của Nhà nước về nhân lực, công nghệ, môi trường số”, bà Thoa bày tỏ.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 6 vừa qua, cả nước có hơn 26.000 HTX với tổng số 6,8 triệu thành viên và 2,5 triệu lao động; trong đó HTX nông nghiệp chiếm tới 66%.
Các HTX đang đóng vai trò quan trọng đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế, tạo việc làm, an sinh xã hội. Mô hình HTX nông nghiệp với cách thức tổ chức sản xuất mới sáng tạo, ứng dụng khoa học kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất đã ngày càng nhiều lên.
Tuy vậy, đa số các HTX ở quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu, năng lực tài chính và quản trị yếu. Kết quả khảo sát về thực trạng, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số do Liên minh HTX Việt Nam phối hợp Tổ chức Oxfam thực hiện hồi tháng 4 và 5 vừa qua tại 153 HTX nông nghiệp cho thấy, hầu hết các nơi đều nhận thức được tầm quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, nhưng mức độ ứng dụng còn thấp.
Cụ thể, theo thang điểm từ 1 - 5, mức độ ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành chỉ đạt 1,98 - 2,82; trong hoạt động sản xuất là 1,55 - 2,48; trong xúc tiến thương mại từ 1,88 - 2,52 (tức chỉ đạt mức yếu, kém).
Trước thực trạng yếu kém và yêu cầu đòi hỏi của thực tiễn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang nghiên cứu xây dựng chương trình hỗ trợ chuyển đổi số trong doanh nghiệp, HTX và hộ kinh doanh giai đoạn 2021 – 2025 để hỗ trợ các đối tượng này chuyển đổi số.
Với thông tin này, bà Lâm Thị Kim Thoa kỳ vọng việc ứng dụng công nghệ số của HTX tới đây sẽ thuận lợi hơn, qua đó giúp gia tăng giá trị cho HTX cũng như từng thành viên.
Tạo môi trường phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số
Chuyển đổi số cũng là một trong các chủ đề nghị sự của Uỷ ban Kinh tế Đại hội đồng Liên Nghị viện Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (AIPA) lần thứ 42 đang diễn ra, do Brunei chủ trì.
Theo đó, AIPA 42 đang thảo luận tập trung về việc tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN thông qua thúc đẩy số hóa các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa, nhất là trong bối cảnh tác động tiêu cực chưa từng có của đại dịch Covid-19 theo đề xuất của Brunei và Malaysia, nhằm để thông qua một Nghị quyết của AIPA về “Thúc đẩy ASEAN số có tính bao trùm nhằm nâng cao năng lực cho doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ, vừa và tăng cường hội nhập kinh tế ASEAN”.
Qua phiên thảo luận ngày 24/8, Nghị viện các nước thành viên AIPA bày tỏ cần tích cực thúc đẩy và ủng hộ Chính phủ các nước ASEAN triển khai các chương trình, kế hoạch và chiến lược về số trong ASEAN, cũng như tăng cường hợp tác với các đối tác, các tổ chức quốc tế để đẩy mạnh kết nối hạ tầng kỹ thuật số, bảo đảm hệ sinh thái kỹ thuật số bao trùm, rút ngắn khoảng cách số. Đoàn đại biểu Nghị viện các thành viên AIPA cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN.
Việc thảo luận và chuẩn bị các bước tiến tới thông qua Nghị quyết này là sự tiếp nối Nghị quyết được thông qua tại Ủy ban Kinh tế trong khuôn khổ AIPA-41 do Việt Nam là nước chủ nhà vào năm ngoái về “Vai trò của Nghị viện trong thúc đẩy gắn kết và phục hồi kinh tế ASEAN sau dịch bệnh Covid-19”.
Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đề nghị Nghị viện các nước hoàn thiện cơ sở pháp lý và chính sách hướng tới hài hòa hóa hội nhập kinh tế, phục hồi xanh và bao trùm tại khu vực ASEAN, ưu tiên kết nối, đặc biệt là kết nối tiểu vùng, vùng sâu và vùng xa, nhằm đạt được mục tiêu hội nhập tại các ngành kinh tế có tính dẫn dắt cho quá trình hội nhập kinh tế tổng thể khu vực ASEAN.
|
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ |
Trước đó, tại phiên họp toàn thể vào đầu giờ chiều 23/8, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có bài phát biểu tập trung nhiều vào nội dung này. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: “Nhận thức rõ về tầm quan trọng của việc tăng cường kết nối số, thu hẹp khoảng cách số giữa các quốc gia, các vùng, miền nhằm đảm bảo phát triển đồng đều, bền vững trong ASEAN. Đề nghị AIPA tích cực hỗ trợ Chính phủ các nước ASEAN đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan thúc đẩy kết nối số, phổ cập số ở các khu vực kém phát triển, trong đó có các tiểu vùng của ASEAN, trong khuôn khổ Kế hoạch tổng thể về Kết nối ASEAN (MPAC) 2025, Kế hoạch công tác thực hiện Sáng kiến Hội nhập ASEAN (IAI) giai đoạn IV”.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng đề nghị cần khuyến khích các nguồn lực xã hội để phát triển hệ sinh thái số thông qua hình thức hợp tác công-tư, tạo môi trường vườn ươm doanh nghiệp để phát triển doanh nghiệp số, doanh nghiệp khởi nghiệp số. Đặc biệt, cần tạo điều kiện lồng ghép triển khai khung phục hồi tổng thể ASEAN vào các kế hoạch của từng quốc gia hỗ trợ doanh nghiệp tăng cường đổi mới, sáng tạo và chuyển đổi số nhằm ổn định và phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Trong khi đó, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Samdech Heng Samrin cho rằng, kế hoạch Tổng thể chuyển đổi số ASEAN 2025 đóng vai trò “đầu tàu” nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao năng lực tự cường và sức cạnh tranh. Trưởng đoàn Campuchia đề nghị cần bảo đảm quá trình chuyển đổi số bao trùm, hợp tác đa phương trong quản trị số hoá và tăng cường các quy định nhằm bảo đảm chuyển đổi số.
Chủ tịch Hạ viện Indonesia Puan Maharani đề nghị các nghị viện AIPA cần hợp tác nhằm tăng cường khả năng tiếp cận internet đối với tất cả mọi người dân, nhất là những vùng sâu, vùng xa, khu vực nông thôn và giảm thiểu sự chia rẽ số hoá; hợp tác nhằm nâng cao nguồn nhân lực, kỹ năng tận dụng công nghệ kỹ thuật số; hợp tác trong xây dựng, ban hành các chính sách nhằm bảo đảm kết nối kỹ thuật số và bảo đảm an toàn trong các hoạt động số hoá như an ninh mạng, an toàn dữ liệu cá nhân; hợp tác thúc đẩy đổi mới – sáng tạo.
Với một khu vực có mức độ tin cậy và đoàn kết chính trị cao, thị trường lớn, dân số trẻ và nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, chuyển đổi số đi kèm với tạo lập môi trường số và bảo đảm an ninh mạng sẽ tạo ra không gian rộng mở cho phát triển bền vững và rút ngắn thời gian và trình độ phát triển với các khu vực khác trên thế giới và giữa các khu vực trong nội khối ASEAN.
Thành Vũ
Chủ tịch Quốc hội: Xây dựng nền kinh tế số kịp thời ứng phó với dịch Covid-19
Đại dịch Covid-19 đặt ra những yêu cầu cấp bách trong đổi mới quản trị đất nước, trong đó có yêu cầu về chuyển đổi kỹ thuật số, xây dựng nền kinh tế số nhằm kịp thời ứng phó với đại dịch.
" alt="Chuyển đổi số phải toả tới từng góc khuất"/>
Chuyển đổi số phải toả tới từng góc khuất
Tân Uyên - nhiều tiềm năng phát triểnTân Uyên là một thị xã nằm ở phía đông tỉnh Bình Dương, gồm 12 phường xã với tổng diện tích là 19.175,72 ha. Thị Xã Tân Uyên có con sông Đồng Nai bắc ngang và sở hữu vị trí địa lý kết nối được hầu hết các tỉnh thành trong khu vực: Phía Đông giáp huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai với ranh giới là sông Đồng Nai. Phía Tây giáp thành phố Thủ Dầu Một và thị xã Bến Cát. Phía Nam giáp các thị xã Dĩ An, Thuận An. Phía Đông Nam giáp thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Phía Bắc giáp huyện Bắc Tân Uyên. Với vị trí địa lý đặc thù trong khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam, Tân Uyên đang được định vị phát triển trở thành một trung tâm lưu chuyển hàng hóa liên vùng xuyên suốt vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
|
Thị Xã Tân Uyên được đánh giá có nhiều tiềm năng phát triển mạnh mẽ |
Hiện tại, Tân Uyên được công nhận là đô thị loại III trực thuộc tỉnh Bình Dương với thế mạnh kinh tế - xã hội là ngành Công nghiệp - Dịch Vụ. Trong cơ cấu kinh tế của Tân Uyên, tỷ trọng công nghiệp chiếm đến 70,8%, thương mại - dịch vụ chiếm 27%. Giá trị sản xuất công nghiệp tăng bình quân mỗi năm trên 12%, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng trên 18%/năm. Trên địa bàn huyện Tân Uyên có 895 doanh nghiệp trong nước với tổng vốn đăng ký 9.265 tỷ đồng và 546 doanh nghiệp nước ngoài với tổng vốn 3,659 tỷ USD.
Tân Uyên vào “tầm ngắm”
Ông Trần Khắc Thạch - Chủ tịch Hiệp hội BĐS Bình Dương, nhận định: “Tân Uyên đang là một trong những địa phương phát triển năng động và xây dựng được môi trường thu hút vốn đầu tư tốt nhất tại Bình Dương.”Hiện tại, Tân Uyên đang được tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở hạ tầng giao thông vận tải nhằm đạt đô thị loại II trong năm 2020. Một số công trình tiêu biểu như: nâng cấp mở rộng tuyến đường ĐT.743; Xây dựng cầu vượt tại Vòng xoay An Phú; Xây dựng cầu vượt tại Ngã tư 550; Tuyến giao thông Mỹ Phước - Tân Vạn kết nối các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Tuyến Metro số 3B kéo dài từ Ngã 6 cộng hòa - Hiệp Bình Phước. Đặc biệt, tuyến đường giao thông huyết mạch Quốc lộ 13 nâng cấp từ 6 lên 8 làn đường sẽ là đòn bẩy hạ tầng quan trọng để nâng tầm BĐS khu vực nơi đây. Sắp tới, các công trình như đường 30-4, tuyến phố đi bộ phường Uyên Hưng, đường ĐH 406, Công viên Uyên Hưng… cũng sẽ được hoàn thiện.
|
Thị xã Tân Uyên tập trung nhiều khu công nghiệp - đây là “chất liệu” hoàn hảo để nâng bước BĐS khu vực |
Điều này tạo cơ hội cho Tân Uyên phát huy được thế mạnh vốn có, nhận được nhiều sự đầu tư trong nước nước và nước ngoài, tạo động lực rất lớn thị thị trường BĐS khu vực này tăng tốc phát triển. Tân Uyên còn được ví như “nam châm” hút lao động bởi địa bàn thị xã sở hữu nhiều khu công nghiệp như KCN Nam Tân Uyên, KCN Tân Uyên, KCN Tân Hiệp, KCN Uyên Hưng và KCN Phú Chánh. Theo các chuyên gia, nhà đầu tư, BĐS Tân Uyên gắn liền với hoạt động và phát triển của các khu công nghiệp trên địa bàn.
BĐS khu vực phát triển
Nhờ đòn bẩy của kinh tế, hạ tầng khu vực, mặt bằng giá trị BĐS của Tân Uyên đang tăng nhanh, một số địa phương trong thị xã như Phường Tân Phước Khánh tiếp tục thiết lập mặt bằng giá BĐS mới khoảng 18-20 triệu/m2. Nhiều tên tuổi địa ốc lớn đã bắt đầu đánh dấu sự hiện diện của mình tới khu vực này.
Theo khảo sát, so với giai đoạn 2017, giá trị BĐS khu vực này đã tăng từ 30-50% tùy thuộc vào từng vị trí, quy hoạch đồng bộ của dự án, dòng tiền đầu tư vẫn đang tiếp tục đổ về đây tìm kiếm cơ hội. Sự thay đổi rõ rệt này cũng là điều dễ hiểu, bởi giá trị BĐS luôn luôn tăng theo quy hoạch hạ tầng và phát triển kinh tế - xã hội.
Lệ Thanh
" alt="Lên đô thị loại II, Tân Uyên thành điểm nóng đầu tư BĐS?"/>
Lên đô thị loại II, Tân Uyên thành điểm nóng đầu tư BĐS?