Tờ New York Times nhận định, sau nhiều năm, các đồng minh bắt đầu giảm bớt trông mong ở Mỹ và không còn tin tưởng nhiều vào chủ nhân Nhà Trắng như trước, một số thậm chí còn "quay lưng". |
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang chịu sức ép từ nhiều phía |
Bằng chứng mới nhất là quyết định của Thủ tướng Đức Angela Merkel không tham dự hội nghị G7, sự kiện mà Tổng thống Trump nôn nóng tổ chức ở Washington trong tháng 6 nhằm chứng tỏ dịch bệnh đang bị đẩy lui và thế giới đang dần trở lại bình thường.
Bà Angela Merkel viện dẫn mối đe dọa virus vẫn còn hiện diện. Tuy nhiên, một quan chức cấp cao của Đức giấu tên nói rằng nữ Thủ tướng có nhiều lý do để từ chối.
Trước hết, bà Merkel tin rằng những chuẩn bị ngoại giao chưa đầy đủ. Bà không muốn là một phần của màn phô diễn chống Trung Quốc. Bà cũng phản đối ý tưởng của ông Trump mời Tổng thống Nga Vladimir Putin, và bà không muốn bị coi là can thiệp vào chính trị nội bộ của Mỹ.
Bên cạnh đó, bà Merkel cũng bị sốc trước quyết định bất ngờ mới đây của ông Trump khi rút Mỹ khỏi Tổ chức Y tế thế giới.
Kể cả người phụ trách chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell Fontelles, cũng không ngại ngần bày tỏ châu Âu "sốc" trước vụ cảnh sát Mỹ giết George Floyd. Ông lên án sự "lạm quyền và vũ lực", kêu gọi Mỹ hãy hành động với "sự tôn trọng đầy đủ luật pháp và nhân quyền".
Sự chia rẽ giữa Tổng thống Mỹ và các đồng minh ở châu Âu ngày càng giãn rộng và tình trạng bạo loạn mấy ngày qua càng khiến sức ép mà ông phải đối mặt tăng cao.
Hôm 1/6, ông Trump gọi điện cho người đồng cấp Nga Vladimir Putin để bàn về virus corona chủng mới, thương mại và "tiến trình hướng tới họp G7". Theo Điện Kremlin, ông Trump đã mời ông Putin tới dự cuộc họp. Vị tổng tư lệnh Mỹ cũng gọi cho Tổng thống Brazil Jair Bolsonara.
"Tất cả cho thấy mức độ mất liên lạc của ông Trump với các đồng minh", báo trên dẫn lời Julianne Smith, một cựu quan chức Mỹ thời cựu Tổng thống Barack Obama. "Ông ấy đang cố gắng tìm kiếm bạn bè ở những nơi khác, điều đó cho thấy mối quan hệ với các đồng minh truyền thống rất tệ".
Trước kia, ông Trump không hề để tâm tới quan điểm của các đồng minh về những vấn đề như Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran, hiệp ước khí hậu Paris, hoặc hiệp ước Bầu trời Mở. Và giờ ông tiếp tục khiến họ ngạc nhiên với quyết định về WHO.
Tuy nhiên, ông Trump không hề nao núng. Trước sự phản đối của một số thành viên G7 như Anh và Canada về việc mời Nga tái gia nhập, ông Trump quyết định hoãn họp G7 trong tháng 6, nói khối này đã "lỗi thời và không đại diện chính xác những gì đang diễn ra trên thế giới".
Ông bày tỏ ý định mời thêm Nga, Hàn Quốc, Australia và Ấn Độ tới hội nghị G7 mở rộng dự kiến vào mùa thu năm nay.
Về quyết định cắt đứt quan hệ với WHO, Tổng thống Mỹ viện dẫn cách thức tổ chức này xử lý Covid-19 và không thực hiện những cái cách mà ông nêu ra trong thư gửi Tổng giám đốc Tedros Adhanom Ghebreyesus từ trước đó. Ông cáo buộc WHO bị Trung Quốc "gây áp lực".
Đối với tình hình trong nước, ông không kêu gọi người biểu tình bình tĩnh, mà đổ lỗi cho phe Dân chủ, và thúc giục các thị trưởng và thống đốc "mạnh tay hơn" với kẻ quá khích. Ông đe doạ sẽ can thiệp bằng "quyền lực không giới hạn của quân đội", thậm chí gợi ý những người ủng hộ ông hãy xuống đường phản đối biểu tình.
"Tôi có một thông điệp gửi tới tất cả các bạn: Tội ác và bạo lực đang dày vò đất nước của chúng ta sẽ sớm kết thúc", ông Trump tuyên bố.
Trên thực tế, nhiều người cũng đã lên tiếng bênh vực Tổng thống, yêu cầu phe Dân chủ cũng như truyền thông phải chịu trách nhiệm cho những gì đang xảy ra ở các thành phố Mỹ hiện nay.
Thanh Hảo
" alt="Tình cảnh 'tứ bề thọ địch' của ông Trump"/>
Tình cảnh 'tứ bề thọ địch' của ông Trump
|
Tàu ngầm tấn công USS Seawolf ở cửa ngõ biển Barents. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Đây là những hình ảnh công khai đầu tiên về mẫu tàu ngầm lớp Seawolf trong 5 năm qua. Theo Sputnik, nhà chức trách Mỹ không nói rõ mục đích công bố ảnh USS Seawolf ở cửa ngõ vùng biển Barents, nhưng cho biết tàu ngầm xuất hiện ở nơi này để bổ sung các khả năng tác chiến dưới biển của hải quân Mỹ ở châu Âu, cũng như chứng minh nước này tiếp tục "cam kết bảo đảm an ninh hàng hải và sự răn đe khắp khu vực".
|
Những bức ảnh đầu tiên về tàu ngầm USS Seawolf do Hải quân Mỹ công bố trong 5 năm qua. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Hiện Mỹ chỉ có 3 tàu ngầm lớp Seawolf, vốn được thiết kế ban đầu nhằm thay thế vai trò chủ lực của các tàu ngầm tấn công nhanh lớp Los Angeles. Song, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, ngoài việc bị cắt giảm mạnh về đầu tư, những tàu ngầm có khả năng hoạt động siêu im lặng này, kể cả dưới các lớp băng dày của Bắc cực, nhận thêm nhiệm vụ thu thập tin tình báo.
|
Cận cảnh tàu ngầm USS Seawolf. Ảnh: Hải quân Mỹ |
Chuyên trang quân sự The Drive đưa tin, USS Jimmy Carter, tàu ngầm anh em với USS Seawolf đã được trang bị một bộ phận thu tín hiệu đặc biệt gắn trên cột buồm, giúp phát hiện nhiều loại tín hiệu điện từ, bao gồm cả liên lạc radar và vô tuyến. Tàu cũng có một khoang đặc biệt phục vụ triển khai các đơn vị lính đặc nhiệm SEAL, máy bay không người lái dưới nước và thậm chí có thể mang theo thiết bị giúp tiếp cận hệ thống cáp thông tin liên lạc dưới đáy biển. Song, hiện chưa rõ những cải tiến tương tự đã được thực hiện với USS Seawolf hay chưa.
Giới quan sát lưu ý, sự hiện diện của bất kỳ tàu hải quân Mỹ nào ở biển Barents cũng là điều "xưa nay hiếm". Chuyến thăm của USS Seawolf do đó có thể được coi là tín hiệu cảnh báo gửi đến Nga, nước đã lên lịch tổ chức nhiều cuộc tập trận trong những ngày tới ở vùng biển này và khu vực lân cận.
Tuấn Anh
Lý do Mỹ - Trung không đối đầu quân sự
Trung Quốc được tin đang dùng tuyệt chiêu của đô vật Nhật Antonio Inoki trong trận đấu với nhà vô địch quyền Anh hạng nặng thế giới Mohammed Ali để ứng phó với Mỹ, nước có tiềm lực quân sự mạnh nhất thế giới hiện nay.
" alt="Hải quân Mỹ bất ngờ tiết lộ ảnh tàu ngầm tấn công bí mật"/>
Hải quân Mỹ bất ngờ tiết lộ ảnh tàu ngầm tấn công bí mật