Đó là thông tin do Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đưa ra tại Diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19” ngày 18/6.Chia sẻ kinh nghiệm về hoạt động trong giai đoạn dịch Covid-19, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, Bộ GD-ĐT nhanh chóng điều chỉnh kế hoạch năm học và tinh giản nội dung chương trình giảng dạy.
Đặc biệt, ngành giáo dục đặc biệt chú ý đến chuyển đổi kỹ thuật số và phương pháp giảng dạy.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chia sẻ kinh nghiệm chuyển đổi số trong giáo dục tại diễn đàn chính sách trực tuyến Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á với chủ đề “Giáo dục trong thế giới hậu Covid-19”. |
Dạy học trực tuyến được triển khai trên cả nước, giáo viên được khuyến khích chia sẻ tài nguyên trực tuyến. Học sinh thuộc nhóm yếu thế, hoặc không thể truy cập các thiết bị công nghệ số để học tại nhà được quan tâm đặc biệt.
“Giáo viên đã phát triển các bài học, phát trên hơn 28 kênh truyền hình trong cả nước để đảm bảo “tiếp tục việc học” cho tất cả học sinh trong thời gian nghỉ ở nhà. Giáo viên thậm chí còn mang tài liệu học tập trực tiếp đến nhà học sinh”, ông Nhạ nói.
Về việc mở lại trường học sau Covid-19, ông Nhạ nhấn mạnh 3 khía cạnh mà Việt Nam đã làm tốt.
Trước hết, đó là việc đảm bảo chất lượng học tập để bù lại thời gian giãn cách xã hội cho tất cả học sinh. Đặc biệt, có phương án để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi quan trọng khác.
Tiếp đến, có giải pháp cho những trường hợp khó khăn, đặc thù. Những học sinh không quay trở lại trường học, hoặc những em quay lại trường nhưng không bắt nhịp được với việc học được chú ý đặc biệt.
“Đối với những trường hợp này, chúng tôi xây dựng kế hoạch riêng với sự tham gia và phối hợp của học sinh và phụ huynh”, ông Nhạ chia sẻ.
|
Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ thông tin về chuyển đổi số trong giáo dục |
Cuối cùng, ông Nhạ cho rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra cơ hội để thúc đẩy chuyển đổi kỹ thuật số trong giáo dục. Hiện nay, Bộ GD-ĐT đang tập hợp các video clip được thực hiện bởi giáo viên trong thời gian qua để tạo thành một kho tài liệu số trực tuyến. Kho học liệu này cũng sẽ được dịch sang Tiếng Anh để chia sẻ với giáo viên và học sinh các nước.
Diễn đàn chính sách Bộ trưởng Giáo dục Đông Nam Á được tổ chức trực tuyến và thu hút 16.000 người theo dõi. Diễn đàn được tổ chức nhằm bàn các giải pháp quản lý hệ thống giáo dục trong thời gian gián đoạn do Covid-19, cũng như giai đoạn tiếp theo.
Hải Nguyên
Dự kiến tựu trường ngày 1/9, không dạy trước khai giảng
Ông Nguyễn Hữu Độ, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ này đang dự kiến ngày tựu trường năm học mới sớm nhất là ngày 1/9, nhằm kéo dài thời gian nghỉ hè cho học sinh.
" alt="Bộ Giáo dục xây dựng kho học liệu số từ các bài giảng thời Covid"/>
Bộ Giáo dục xây dựng kho học liệu số từ các bài giảng thời Covid
TS Nguyễn Trần Trác, nguyên giảng viên Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Hơn 50 năm trước ông là sinh viên của trường này - lúc đó là Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn. Nghỉ hưu, TS Trác định cư ở Úc với thú vui điền viên, nhưng ký ức của ông về những ngày còn là sinh viên sư phạm và ngày đầu tiên nhận nhiệm sở đi dạy vẫn còn nguyên vẹn.Theo thầy Trác, thời điểm đó, nhiều thanh niên sau khi qua bậc Tú tài (tốt nghiệp 12) bước vào con đường sư phạm với lòng nhiệt thành. Còn các nữ sinh, đặc biệt ở các tỉnh rất thích được làm cô giáo.
|
Thầy Trác (bên phải) ngày còn là Sinh viên trường Sư phạm |
Tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm sẽ được về giảng dạy tại một trường Trung học đệ nhị cấp (Trường THPT phổ thông) với chỉ số lương là 470 đồng (tính ra, lương tháng của sinh viên Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn mới ra trường là 7400 đồng). Trong khi tốt nghiệp các trường đại học khác nếu được bổ nhiệm thì chỉ số lương là 430 đồng.
Vì thế, ngày đó rất khó để đỗ vào Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn.
Ở Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn, bên Khoa học có 4 ban: Toán, Vật lý, Hoá học, Vạn vật. Bên Văn chương thì có các ban: Việt-Hán, Sử học, Địa lý, Anh văn, Pháp văn.
"... Anh Nguyễn Trần Trác là Tiến sỹ đệ tam cấp Vật lý. Điểm đặc biệt mà tôi- một thanh niên trẻ vừa rời ghế giảng đường ở miền Bắc cảm nhận đối với các anh/ chị là sự chỉn chu trong công việc và cuộc sống từ ăn mặc đến giảng dạy, sự cẩn thận trong giao tiếp, sự quan tâm rất kín đáo với đồng nghiệp, sự chia sẻ những ngày đất nước còn khó khăn"-PGS Nguyễn Kim Hồng, nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. "Nguyễn Trần Trác là người thầy có trách nhiệm và thích nghi ngay với cơ quan mới, được cử làm Phó khoa. Tôi thấy anh là người làm việc nghiêm túc, giảng dạy có trách nhiệm, uy tín trong đồng nghiệp" - Nhà giáo Hoàng Lan, nguyên Chủ tịch Công đoàn, nguyên Trưởng khoa Vật lý, Trường ĐHSP TP HCM. |
Trong ký ức của thầy Trác, trường Sư phạm ngày ấy gồm hai dãy nhà cổ 3 tầng xây từ thời Pháp, vốn là của Trường trung học Pétrus Ký (nay là Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong) nhường lại. Dãy phía ngoài dành cho các lớp Toán và Khoa học. Dãy phía trong dành cho các lớp Văn chương và Ngoại ngữ Anh, Pháp. Ở giữa hai dãy là khoảng sân rộng với bãi cỏ quanh năm xanh tốt và hai hàng cổ thụ rợp bóng mát. Khoảng sân trường này đã chứng nhân cho bao nhiêu tình cảm thời sinh viên ngày ấy.
Phong trào sinh viên rất mạnh
Thầy Trác dự thi tuyển vào Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn năm 1963, ngành Lý- Hoá.
Theo trí nhớ của thầy Trác, số người dự tuyển ngành này năm đó khoảng 750, nhưng chỉ có 35 người trúng tuyển. Trong đó, một số học sinh mới xong Tú tài và một số đông khác là sinh viên đã học ở các trường đại học khác. Một nửa lớp là người miền Bắc, còn lại miền Trung và Nam. Sinh viên mỗi người một tính, đa dạng nhưng thống nhất.
“Chúng tôi được học bổng 1.000 đồng/tháng, trong 12 tháng mỗi năm học. Học bổng này tạm đủ với đời sống sinh viên vì ngày ấy một tô phở chỉ khoảng 5 đồng. Một tô hủ tíu thì có giá 3 đồng”- thầy Trác nhớ.
Trong ký ức, thầy Trác bảo mình thuộc loại sinh viên nghèo, ngày ngày tới trường bằng chiếc xe đạp mua bằng tiền học bổng từ năm Đệ nhất ở trung học. Trong khi đó vài bạn trong lớp sang thì đi học bằng xe gắn máy của Pháp hay Đức. Các bạn ở tỉnh lên Sài Gòn xin vào ở ký túc xá. Cũng có vài bạn đi dạy thêm để kiếm thêm chút tiền.
Cũng theo thầy Trác, ngày ấy phong trào sinh viên rất mạnh. Đầu năm học việc bầu vào ban đại diện sinh viên ở các trường đại học rất sôi động. Sau đó các ban đại diện sinh viên của các trường sẽ họp lại để bầu ra ban đại diện của Tổng hội sinh viên Sài Gòn. Tiếng nói của sinh viên có vai trò khá mạnh và đôi khi có tính quyết định.
Giáo sinh sư phạm ngày ấy học gì?
Năm thứ nhất ở Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn, lớp thầy Trác toàn sinh viên trúng tuyển là nam, chỉ có 1 nữ sinh ở lại từ khoá trước và đó là bông hồng duy nhất của lớp.
|
Nghỉ hưu hiện thầy Trác định cư ở Úc |
Học ngành Sư phạm Lý- Hoá, năm thứ nhất sinh viên ban học theo chứng chỉ MPC (Toán Lý Hoá) ở Trường ĐH Khoa học Sài Gòn. Sinh viên ban Toán thì học theo chứng chỉ MG (Toán đại cương)…
Theo thầy Trác, lúc này tiếng Pháp đang được dùng nhiều và có nhiều giáo sư người Pháp sang giảng dạy, nên các sách tham khảo cho sinh viên hầu hết bằng tiếng Pháp. Trong thư viện của trường luôn đặt cố định một cuốn từ điển Pháp ngữ lớn để sinh viên tham khảo.
Năm thứ hai, sinh viên học chứng chỉ Vật lý đại cương. Giáo sư người Việt và người Pháp cùng nhau phụ trách môn học nên học bằng Tiếng Việt và Tiếng Pháp.
“Năm đó môn Nhiệt học và Nhiệt động lực học do một giáo sư agrégée (thạc sĩ tốt nghiệp ngôi trường nổi tiếng École Normale Supérieure của Pháp) giảng khiến những sinh viên vốn học chương trình trung học Tiếng Việt như chúng tôi ghi chép bài giảng mệt đứt hơi”- thầy Trác nhớ.
Ở năm học này sinh viên học lý thuyết về phương pháp giảng dạy và bắt đầu thực tập giảng dạy tại chỗ ngay tại Trường ĐH Sư phạm. Một bạn lên giảng với học sinh giả định là các bạn sinh viên trong lớp và được theo dõi, nhận xét, đánh giá. Nhiều bạn lần đầu lên giảng dù trước mặt toàn bạn bè quen biết nhưng vẫn bị khớp, mồ hôi chảy từng giọt…
Lên năm thứ ba, sinh viên học chứng chỉ Hoá học đại cương tại Trường ĐH Khoa học Sài Gòn. Ngoài ra, sẽ học thêm các môn Giáo dục đối chiếu, Lịch sử Sư phạm… Lúc này, sinh viên bắt đầu dạy thực tập tại các lớp Đệ nhất cấp (lớp 6 đến lơp 9) ở các trường trung học trong thành phố.
“Đi thực tập ở các trường thì hào hứng vì được dạy trong môi trường thực của lớp học. Mỗi nhóm thực tập 5-6 sinh viên và một thầy hướng dẫn đi theo để đánh giá. Tới ngày dạy nhóm được xe hơi của trường đưa tới trường trung học. Bạn nào lên giảng hôm đó thì một bạn còn lại đóng vai trò phụ tá”.
Lên năm thứ tư, sinh viên được học chứng chỉ Cơ học thuần lý- chứng chỉ thứ tư để lấy bằng cử nhân giáo khoa Lý-Hoá. “Nếu lấy bốn chứng chỉ chuyên ngành Lý và Hoá nhưng không đúng thì chỉ được gọi là cử nhân tự do, đi làm trong Chính phủ lương cũng thấp hơn một bậc” – thầy Trác kể.
Năm học này sinh viên được thực tập tại các lớp Đệ nhị cấp (lớp 10 đến 12) nhưng thực tế các trường chỉ cho sinh viên thực tập giảng dạy ở lớp Đệ tam (lớp 10). Có trường cho sinh viên dạy thực tập ở lớp Đệ nhị (lớp 11), còn lớp Đệ nhất (lớp 12) chẳng bao giờ sinh viên ĐH Sư phạm được “mon men” thực tập.
Ngày nhận nhiệm sở bồi hồi như ngày đầu tiên đi học
Thầy Nguyễn Trần Trác nhớ trước ngày làm lễ tốt nghiệp sẽ một danh sách các trường trung học đệ nhị có nhu cầu giáo viên Lý- Hóa để sinh viên tìm hiểu.
Năm thầy Trác tốt nghiệp, trong danh sách nhiệm sở gần nhất là Trường Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương. Nhiệm sở xa nhất ở Long Xuyên (An Giang). Có trường ở nơi đô hội sầm uất đông vui nhưng cũng có trường ở các huyện xa buồn hiu hắt và kém an ninh, dù vậy mọi người đều sẵn sàng lên đường nhận công tác.
Ngày tổ chức lễ trao chứng chỉ tốt nghiệp, từng sinh viên được gọi lên theo thứ tự tốt nghiệp để chọn nhiệm sở theo danh sách đã đưa về trường. Ai đỗ cao được chọn trước ai đỗ thấp hơn thì chọn sau.
Đầu năm học 1967-1968 thầy Trác về nhận nhiệm sở ở Trường THCS Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, Tiền Giang.
“Buổi đầu tiên tới nhiệm sở tôi cũng rung động như cậu bé ấy trong ngày đầu tiên đi học của Thanh Tịnh. Buổi sáng hôm ấy chiếc xe Minh Chánh khởi hành tại bến xe Pétrus Ký Sài Gòn, đưa tôi và một anh bạn cùng lớp đi theo Quốc lộ 4 đi nhận nhiệm sở. Khi xe qua thị xã Tân An tới Trường Trung học Tân An (Long An) nằm một mình bên quốc lộ, giữa ruộng lúa bạn đi cùng tôi xuống nhận nhiệm sở. Tôi giơ tay chào bạn, chiếc xe tiếp tục lăn bánh tới Trường Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho. Tại đây tôi đã có một thời gian dài dạy học với biết bao nhiêu vui buồn của một thuở mới ra trường”- thầy Trác bồi hồi.
TS Nguyễn Trần Trác sinh năm 1945. Năm 1968 tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Sài Gòn - nay là Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. Sau đó ông về giảng dạy tại Trường THCS Lê Ngọc Hân, Mỹ Tho, Tiền Giang. Năm 1972 ông tốt nghiệp Tiến sĩ đệ tam cấp Vật lý. Năm 1994, TS Nguyễn Trần Trác trở thành giảng viên chính của Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. TS Nguyễn Trần Trác đã tham gia nghiên cứu và biên soạn một số sách và tài liệu dạy học như: Giáo trình Quang học, Cơ học Lượng tử (Trường ĐHSP TP. HCM); Phương pháp giải toán Quang- Nguyên tử-Hạt nhân (NXB Giáo Dục, TP. HCM); Toán Quang Lý - Nguyên tử (NXB ĐH Quốc Gia Hà Nội); Toán Quang - Vật lý Hạt Nhân (NXB Trẻ, TPHCM - tái bản lần 5);Toán Cơ học (NXB Trẻ, TP. HCM - tái bản lần 5); Toán Điện xoay chiều (NXB Trẻ, TP. HCM - tái bản lần 5). |
Lê Huyền
Thầy giáo đến từng nhà và hát để gọi học sinh đi học
Thầy Đào Văn Mượt đã thể hiện một bài hát bằng 2 thứ tiếng mà theo thầy là cách thầy thường dùng để làm quen, trước khi đi vào thuyết phục các gia đình cho con em đi học.
" alt="Ký ức ngày đầu đi dạy cách đây 50 năm của thầy giáo Sài Gòn"/>
Ký ức ngày đầu đi dạy cách đây 50 năm của thầy giáo Sài Gòn
Tôi là giáo viên, lấy chồng đã 10 năm. Chồng tôi công tác bên ngành luật, tính tình gia trưởng nhưng tôi biết dung hòa nên cuộc sống hôn nhân khá hạnh phúc.Hơn nữa, tôi nhận được sự tin tưởng của bố chồng. Mọi việc lớn, bé trong nhà, bao giờ ông cũng tìm tôi chia sẻ đầu tiên.
Mẹ chồng mất sớm, bố chồng tôi “gà trống nuôi con” từ lúc con út mới lên 3 tuổi. Suốt mấy chục năm, ông dành hết thời gian chăm sóc, nuôi dạy hai con trưởng thành, không nghĩ đến việc lập gia đình.
|
Ảnh: N.D |
Bố chồng từng tâm sự với tôi, ông có 2 cậu con trai, nếu đi bước nữa, người ta không thương con mình, sợ các con bị áp lực, dễ sinh tính ngang ngược, hư hỏng. Ông chấp nhận cảnh “giường đơn, gối chiếc”, mặc kệ họ hàng mai mối.
Các con xây dựng gia đình, ông lại tất bật chăm cháu. Tôi sinh 3 đứa con, lần nào ông cũng giặt giũ, cơm nước mang vào bệnh viện.
Thời kỳ cháu ăn dặm, ông nghiên cứu sách vở, xem món nào phù hợp với cháu để mua về nấu. Ông tỉ mỉ, có khi còn khéo hơn con dâu.
Tôi làm dâu xa quê nhưng chưa bao giờ thấy tủi thân hay buồn phiền. Vợ chồng những lúc va chạm, ông đứng ra hòa giải.
Một năm trước, bố chồng tôi gặp lại mối tình đầu thời cấp 3. Tình cũ không rủ cũng tới, hai người họ hay gặp gỡ, tâm sự giải khuây. Tinh thần bố chồng tôi thoải mái, vui vẻ hơn.
Họ chỉ đơn thuần là đi uống nước, tặng nhau mấy món quà nho nhỏ. Nhưng lần nào gặp, bố cũng nhờ tôi là giúp bộ quần áo, đánh xi giày, tâm thế háo hức như thể mới biết yêu.
Chồng tôi tỏ ra khó chịu khi biết bố có bạn gái. Anh quan điểm, người có tuổi không nên yêu, như thế làm mất hình ảnh đẹp trong mắt các cháu. Người đời dị nghị không hay.
Ban đầu anh mỉa mai, nói nặng nhẹ vài câu nhưng sau anh gọi điện thẳng cho bác gái kia nói nặng lời.
Em trai chồng tôi ngược lại, ra sức ủng hộ, vun vén cho bố. Em bảo, ông lấy vợ, vừa có người bầu bạn, vừa chăm sóc nhau.
Bố chồng tôi buồn vì hành xử của con trai lớn, mấy ngày bỏ ăn uống, chỉ nằm trong phòng thở dài. Đến lúc, tôi giấu chồng, đón bác gái sang thăm, ông mới tươi tỉnh, ăn hết bát cháo.
Tôi nhìn cảnh đấy mà ứa nước mắt. Tuổi già thường phải đối mặt với nỗi cô đơn khi một nửa yêu thương không còn bên mình, khi con cháu đã trưởng thành.
Việc có người phụ nữ cùng ông bầu bạn, chia sẻ vui buồn trong cuộc sống là nhu cầu hoàn toàn chính đáng. Các con không có quyền gì cấm cản.
Sau tháng ngày căng thẳng, hai người họ muốn về chung một nhà. Tôi âm thầm ủng hộ. Chồng tôi nghe bố thông báo sẽ lấy vợ thì sốc nặng. Anh hất đổ bát cơm, yêu cầu bố hủy hôn.
Chồng tôi không chấp nhận người phụ nữ khác bước vào nhà. Anh nói, nếu bố cố tình lấy, anh sẽ phá đám cưới. Em trai chồng ở riêng, sang khuyên nhủ anh vài câu nhưng chồng tôi bỏ ngoài tai.
Bố chồng tôi tâm trạng não nề, cả đời ông vì con, thương con, giờ con trai ngăn cản, ông không dám lấy vợ. Ông bảo: “Với bố, các con là thứ quý giá nhất. Bố không muốn đánh đổi”.
Hàng ngày, tôi nhìn ông lặng lẽ, ít trò chuyện nên thương cảm. Trong đầu tôi chợt lóe lên ý định táo bạo.
Tôi gọi em chồng đến, đề xuất kế hoạch, tổ chức đám cưới cho bố khi chồng tôi vắng nhà. Lúc chồng tôi về, mọi chuyện đã xong, anh sẽ phải chấp nhận.
Hai chị em làm 4 mâm cơm mời họ hàng đến dự, thuê chiếc xe đón dâu. Ngày cưới, ông rơi nước mắt, thắp nén nhang cho vợ cả, xin phép tái hôn.
Vài ngày sau, chồng tôi về, anh tức giận, quát tháo ầm ĩ, đổ vào đầu tôi bao ngôn từ nặng nề. Vợ chồng chiến tranh lạnh 1 tuần, tôi định mọi chuyện qua đi, anh nguôi nguôi sẽ làm lành.
Vậy mà, chồng bắt tôi ký đơn ly hôn. Anh nói, không thể chấp nhận hành động của vợ. Chồng cho rằng, đó là tội lỗi tày trời với vong linh người mẹ đã khuất của anh.
Giờ cuộc hôn nhân của tôi đang bế tắc. Tôi phải làm sao đây?
Mẹ lên chăm con gái đẻ, thông gia nói như xát muối vào lòng
Chứng kiến con gái mới đẻ 10 ngày phải xách xô nước lau nhà, tôi chạy lại đỡ, không ngờ bà thông gia nói một câu như xát muối vào lòng.
" alt="Cô giáo bị bạn đời ly hôn vì tổ chức lễ cưới cho bố chồng"/>
Cô giáo bị bạn đời ly hôn vì tổ chức lễ cưới cho bố chồng