Ban đầu, tôi tưởng đây là ảnh chế, không ai có thể điên rồ đến mức ấy. Điên rồ ở chỗ tự nhận có những chức danh như Chủ tịch Hội đồng, Đại sứ trọn đời, Chủ nhiệm câu lạc bộ…, của các tổ chức rất lạ. Đọc tên những tổ chức đó thấy ngay sự lủng củng, từ ngữ cũng không có hàm nghĩa gì cả, thậm chí còn hơi buồn cười.
Nói thật, tôi cho rằng không chỉ là thói háo danh thường tình quá đà mà có một chút… hậu Covid. Đành rằng, nghệ sĩ đôi khi có lúc hoang tưởng, lãng mạn, thậm xưng, bốc giời… nhưng… trong thơ thôi chứ mạo nhận ngần ấy chức danh kể trên giữa một sự kiện được tổ chức hoành tráng thì đó là một bệnh. Căn bệnh này không gây nguy hiểm gì cho ai ở tuổi trưởng thành, nhưng sẽ có hại cho con trẻ, và hại cho những người nông nổi, tưởng rằng thơ là như thế.
Có người nói: Người dân được phép làm những gì pháp luật không cấm, vì thế bà Tống Thu Ngân có thể làm những điều bà ấy muốn. Dĩ nhiên rồi, pháp luật không cấm bà ấy tự nhận là nhà thơ khi đã xuất bản 6 tập thơ và tập thứ 7 đang viết, nhưng nếu bà không đưa ra được các căn cứ về các chức danh và sự hiện hữu của các tổ chức kể trên, thì bà vi phạm vào điều đưa thông tin giả, giả danh, mạo nhận.
Hơn nữa, đại diện Đài Tiếng nói Việt Nam cho biết: “VOV không bảo trợ cho sự kiện này. Gần đây, có rất nhiều sự kiện tuỳ tiện sử dụng logo của VOV với danh nghĩa là đơn vị bảo trợ. Chúng tôi đang yêu cầu các bộ phận chức năng điều tra, có biện pháp phù hợp nhằm bảo vệ thương hiệu, uy tín, danh dự của Đài".
Tôi nghĩ, những thông tin ghi trên phông nền có thể do chính bà Tống Thu Ngân cung cấp cho đơn vị tổ chức sự kiện, có thể là do nhà tổ chức sự kiện tự đưa lên để gây chú ý. Nhưng là ai thì người đó cũng phải chịu trách nhiệm. Đưa thông tin giả là vi phạm pháp luật!
Tôi có tìm đọc một số bài trên mạng được cho là thơ của bà Tống Thu Ngân và không nhận xét hay dở. Bà Ngân có quyền gọi đó là thơ, là tác phẩm, có quyền xuất bản, thậm chí có quyền nhận mình là nhà thơ, là đại thi hào, bà càng tự nhận bao nhiêu thì tài năng của bà càng được phơi bày ra bấy nhiêu.
Người đọc tinh ý cũng chẳng vì những đơn vị nào đó vinh danh bà mà thấy thơ bà hay hơn nó vốn có. Nhưng đơn vị nào vinh danh bà đi kèm các thông tin về chức danh không có và không đáng tin thì người đọc cũng cười luôn đơn vị đó, nó chẳng có ý nghĩa gì cả. Nhưng nếu đơn vị đó thuộc nhà nước quản lý thì chắc hẳn phải chịu sự lên án của xã hội và của luật pháp.
Tại Covid chăng?
Trong báo cáo, Trung tâm chống sự căm ghét kỹ thuật số và Liên đoàn chống phỉ báng đều chỉ ra số lượng nội dung thù địch trên Twitter đã tăng vọt từ khi Musk điều hành. Cụ thể, theo Trung tâm chống sự căm ghét kỹ thuật số, lượng sử dụng các từ lóng hàng ngày trung bình tăng gấp 3 lần trong năm nay, lượng sử dụng các từ xấu nhằm vào người đồng tính nam, chuyển giới lần lượt tăng 58% và 62%.
Còn theo Liên đoàn chống phỉ báng, nội dung bài Do Thái tăng trong khi việc kiểm duyệt các bài đăng như vậy lại giảm.
Cả hai đều cảnh báo trước những gì họ quan sát trên Twitter, một trong các nền tảng có ảnh hưởng nhất thế giới. Liên đoàn chống phỉ báng mô tả đây là “tình huống rắc rối” có thể trở nên tồi tệ hơn do thiếu nhân lực kiểm duyệt.
Các báo cáo được đưa ra chỉ vài giờ sau khi tài khoản Twitter của rapper Kanye West bị đình chỉ. West đăng ảnh vi phạm chính sách của “chim xanh”.
Imrad Ahmed, CEO Trung tâm Chống lại sự căm ghét kỹ thuật số, cho rằng, Musk đã gửi tín hiệu cho mọi loại phân biệt chủng tộc, kỳ thị phụ nữ và kỳ thị đồng tính. “Môi trường an toàn cho sự thù ghét là môi trường thù địch với những người tử tế”, ông Ahmet nhận xét. Ông so sánh, “ai muốn ngồi trong một quán café hay quán rượu, nơi những kẻ điên cuồng đang la hét những lời tục tĩu và cố chấp”.
Chiều ngày 2/12, Musk phản hồi một bài báo của New York Times về nghiên cứu này khi đăng tweet “sai sự thật hoàn toàn”, mà không nêu rõ khía cạnh nào ông phản đối. Sau đó, ông nhắc lại tuyên bố về “số lần hiển thị nội dung thù địch” (impression) “tiếp tục giảm” ngay từ những ngày đầu ông mua lại Twitter.
Ông chủ mới của Twitter nói, công ty sẽ chia sẻ dữ liệu về phát ngôn thù địch hàng tuần từ nay trở đi. Musk liên tục bày tỏ mong muốn thu hồi nhiều chính sách kiểm duyệt nội dung cũ của nền tảng. Ông báo hiệu chỉ cấm các phát ngôn kích động bạo lực hoặc phạm luật.
Chẳng hạn, tỷ phú thu hồi quy định thông tin sai sự thật về Covid-19 và dự định ân xá cho những người từng bị Twitter cấm trước đây.
Theo Liên đoàn chống phỉ báng, những thay đổi này đã ảnh hưởng đến sự gia tăng của phát ngôn thù địch trên Twitter. Việc những kẻ cực đoan quay lại nền tảng có thể khiến nội dung cực đoan, sai sự thật lan truyền mạnh hơn, cùng với đó là quấy rối người dùng.
(Theo CNN)
" alt=""/>Nội dung thù địch tăng mạnh sau khi Elon Musk tiếp quản Twitter