Ngày 1/9,ácminhthôngtinTrườngChuVănAnĐăkLăktổchứcthilạichohọcsinhvùngdịclip bong da UBND tỉnh Đắk Lắk có văn bản giao Sở GD&ĐT xác minh thông tin trường THPT Chu Văn An tổ chức thi lại cho học sinh vào ngày 24-25/8. Tham gia kỳ thi có học sinh tại xã Cư Êbur, TP Buôn Ma Thuột (địa bàn vùng dịch đang thực hiện Chỉ thị 16 kể từ 0h ngày 24/8).
UBND tỉnh Đắk Lắk yêu cầu Sở GD&ĐT khẩn trương kiểm tra, xác minh nội dung và xử lý theo quy định.
Một học sinh trường THPT Chu Văn An (ngụ xã Cư Êbur) cho biết sáng 24/8, nam sinh đến trường để tham gia thi lại môn Ngữ Văn.
Thời điểm này, xã Cư Êbur thực hiện Chỉ thị 16 nên khi ra đường nam sinh này bị lực lượng kiểm soát dịch chặn lại hỏi lý do.
Trường THPT Chu Văn An bị tố tổ chức cho học sinh thi lại trong mùa dịch. Ảnh: T.D.
“Khi bị yêu cầu dừng lại để kiểm tra, em có trình bày mình đi thi lại thì được tạo điều kiện cho qua chốt. Việc thi lại khi địa bàn em đang có nhiều ca bệnh cộng đồng khiến cả gia đình rất lo lắng. Không hiểu vì sao trường lại tổ chức thi lại trong thời điểm này”, học sinh này nói.
Trao đổi với phóng viên, bà Huỳnh Thị Kim Huệ, Hiệu trưởng trường THPT Chu Văn An khẳng định đợt thi này hoàn toàn không có học sinh tại xã Cư Êbur.
Theo bà Huệ, những học sinh trong địa bàn giãn cách trường đều có thông báo đến tận học sinh và giáo viên chủ nhiệm sẽ cho thi vào đợt 2.
"Thời điểm tổ chức thi lại, trường nằm trong địa bàn thực hiện Chỉ thị 15 và căn cứ vào công văn hướng dẫn của sở. Mỗi đợt thi thì chỉ có 5 em, đảm bảo giãn cách tuân thủ 5K. Trường tôi chỉ có 30 lượt mà giãn thành 3 ngày thi, những hình ảnh minh chứng tôi đã gửi và báo cáo lên sở hết rồi”, vị hiệu trưởng nói.
Một lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk, cho biết đơn vị đã nhận được văn bản của UBND tỉnh và sẽ thành lập tổ công tác xác minh việc trường THPT Chu Văn An tổ chức thi lại cho cả học sinh vùng dịch.
“Khi có kết quả, sở sẽ có báo cáo gửi UBND tỉnh để có hướng xử lý”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Đắk Lắk nói.
Weibo còn có cả những tài khoản chuyên viết điếu văn online cho người chết. Ảnh: Weibo.
Ngoài phạm vi Trung Quốc, các công ty công nghệ lớn như Facebook, Twitter và Google đã đưa ra các hướng dẫn rõ ràng về việc xử lý tài khoản của người dùng đã qua đời. Ví dụ, Facebook cho phép bạn chỉ định người “thừa kế” để chăm sóc tài khoản, tuy vậy, người này không thể đăng nhập hoặc đọc tin nhắn của tài khoản đó. Còn mạng xã hội Twitter thậm chí chỉ chấp nhận các yêu cầu xoá tài khoản của người chết.
Tình hình ở Trung Quốc còn phức tạp hơn.
Trên Weibo, nhiều người dùng nói rằng họ muốn tài khoản của mình bị xoá sau khi lìa đời, hơn là được coi sóc bởi người khác, có lẽ vì những lo ngại về quyền riêng tư.
“Nếu tôi chết, xin hãy giúp tôi huỷ kích hoạt tất cả những tài khoản của mình, như thể tôi chưa từng đến thế giới này trước đây”, một người đã bình luận trên Weibo và nhận được 3.200 lượt thích.
Tuy nhiên, rất ít nền tảng mạng xã hội Trung Quốc có các quy trình để người dùng thể hiện mong muốn của mình. Weibo chỉ đơn giản nói rằng các thành viên trong gia đình có thể nộp đơn để yêu cầu xoá tài khoản của một người, bằng cách cung cấp bằng chứng rằng họ đã chết. Điều khoản người dùng của mạng xã hội này rất mạnh trong việc bảo vệ tài khoản khỏi sự xâm nhập của người lạ, nhưng không đề cập gì đến đến trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, điều cư dân mạng Trung Quốc quan tâm nhiều hơn là ví tiền điện tử của họ sẽ đi về đâu. Ước tính rằng 583 triệu người, khoảng 70% dân số, đang thanh toán bằng smartphone của họ. Gia đình có thể thừa kế tiền trong tài khoản trực tuyến của người thân đã qua đời, nhưng còn các khoản nợ thì sao?
Trang SCMPđã liên hệ với người phát ngôn của Alibaba và Tencent, song không nhận được phản hồi. Các phóng viên trang này cũng cố gắng liên lạc với dịch vụ khách hàng trực tuyến của WeChat, và người đại diện chỉ cung cấp một mẫu đơn trực tuyến mà các thành viên trong gia đình có thể điền vào để yêu cầu chuyển tiền.
Dịch vụ Alipay cũng áp dụng những giải pháp tương tự khi cho biết một người có thể được chỉ định thụ hưởng số dư tài khoản. Và nếu có nợ, thì người này cũng chịu trách nhiệm cho khoản nợ đó.
Đánh giá từ những cuộc thảo luận, có vẻ cư dân mạng Trung Quốc đang tìm kiếm câu trả lời rõ ràng hơn về cách thức những di sản kỹ thuật số của họ được xử lý. Khi dân số đông đảo của Trung Quốc đang ngày càng mở rộng và có xu hướng già hoá, câu hỏi này sẽ còn là một vấn đề nổi cộm của xã hội.
Và để kết luận cho thực trạng tài khoản chết trong xã hội số ngày nay, một người dùng Weibo đã bình luận: “Xin hãy khắc địa chỉ ID Weibo lên bia mộ của tôi, cảm ơn”.
" alt="Tài khoản Facebook và các app khác sẽ thế nào nếu chủ nhân qua đời?"/>
Hình ảnh dòng người xếp hàng chờ mua sản phẩm mới của Apple không còn là điều quá lạ lẫm. Ảnh:Peter Kash.
Ngay cả khi chiếc iPhone XS Max được bán ra với mức giá khởi điểm ngất ngưởng 1.099 USD, vẫn có hàng nghìn người khắp thế giới sẵn sàng xếp hàng xuyên đêm để có được “đặc ân” sở hữu chiếc điện thoại mới nhất của Apple trong năm 2018. Ma lực hấp dẫn của công ty này là không thể chối cãi.
Và cứ thế, doanh số hàng năm của Apple đạt mức 265 tỷ USD, iPhone trở thành thiết bị di động thành công nhất trong lịch sử. Và mỗi tháng 9, lượng iPhone bán ra vẫn đều đặn như cách một chiếc đồng hồ vận hành. Tất cả chỉ dừng lại khi người dùng tự hỏi: “Tại sao tôi lại cần một chiếc iPhone mới?”
Không còn lý do để nâng cấp
Thực tế, chỉ có số ít người dùng iPhone quan tâm đến chế độ chụp ảnh Chân dung hoặc mức cấu hình rất mạnh mà Apple trang bị. Với đa số, việc lướt Facebook và xem tin nhắn Messenger trên iPhone XS Mas, hay X, hay 7 và 8, thậm chí là iPhone 6, đều hoàn toàn giống nhau.
Báo Wall Street Journalhồi 2018 dẫn nguồn từ một nghiên cứu của Hyla Mobile, cho thấy thời gian trung bình để người dùng nâng cấp điện thoại là khoảng 3 năm. Năm nay, con số đó đã tăng lên 4.
Song ngoài mục đích sử dụng, iPhone còn là một món đồ trang sức để người dùng thể hiện mức độ khá giả của mình.
Theo những nhà nghiên cứu từ Đại học Chicago, trong những năm 1990, những món đồ thể hiện sự giàu có của một người Mỹ là máy rửa bát, lò sưởi và của garage có tính năng mở tự động. Còn ngày nay, những thứ đó là hộ chiếu và một chiếc iPhone hoặc iPad. Một báo cáo đã chứng minh rằng nếu một người sở hữu các thiết bị Apple, thì 70% anh ta có thu nhập cá nhân ở mức cao.
Nhưng nhu cầu thể hiện đó chỉ hiệu quả nếu Apple chịu đổi mới thiết kế của mình mỗi năm. Thực tế cho thấy công ty đang ngày càng lười biếng sáng tạo. Kiểu dáng của iPhone 6 tồn tại suốt 4 năm, trong khi những tin đồn cho thấy năm 2019 này, Apple vẫn sẽ giữ nguyên những gì hãng đã làm với iPhone X từ 2 năm trước.
Bốn thế hệ iPhone liên tiếp hầu như không có sự khác biệt về thiết kế. Ảnh: Forbes.
Mất doanh thu vào tay iPhone cũ
Người dùng bắt đầu không còn mong muốn nâng cấp iPhone, nhưng Apple vẫn mong muốn kiếm thêm nhiều tiền. Và điều gì đến cũng đến: Giá iPhone tăng không tưởng!
Bản thấp nhất của iPhone đã tăng dần từ 649 USD, đến 699 USD và đạt mức 749 USD. Riêng mẫu iPhone XS Max đắt nhất có giá lên tới 1.499 USD, ngang ngửa một chiếc MacBook Pro cấu hình trung bình.
Giá iPhone cao đến mức người dùng kháo nhau "bán thận" để mua. Ảnh: Reddit.
Mức giá cao đó chính là mấu chốt của mọi vấn đề. Nó đánh động và buộc khách hàng phải cân nhắc khi mua máy. Nếu bạn sở hữu một căn nhà và nó mất giá theo thời gian vì xuống cấp, thì mảnh đất bên dưới vẫn có thể giữ nguyên giá trị ban đầu hoặc thậm chí tăng thêm. iPhone không như vậy, nó sẽ mất giá liên tục và là khoản đầu tư kém bền vững.
Trang nghiên cứu thương mại công nghệ musicMagpie đã chỉ ra trung bình iPhone mất 45% giá trị ban đầu sau 12 tháng bán ra. Con số này với Samsung là 62% và 81% với Google. Chiếc iPhone X đã đạt kỷ lục là chiếc iPhone ít mất giá nhất vởi chỉ 32%.
iPhone X là chiếc điện thoại giữ giá tốt nhất mà Apple từng sản xuất. Ảnh: Apple.
Điều này có ý nghĩa rằng người dùng vẫn có thể bán lại chiếc iPhone của mình với giá cao. Sự hấp dẫn này khiến nguồn cung iPhone cũ tăng mạnh trong những năm gần đây.
Như đã nói trên, đối với những người muốn trải nghiệm những tính năng mới nhưng eo hẹp về tài chính, iPhone second-hand là lựa chọn tối ưu. Và cứ thế, người ta đổ xô đi mua, lượng cầu cũng từ đó tăng theo.
Kết quả là một thị trường iPhone cũ đầy sôi động. Tại Việt Nam, cơn sốt iPhone second-hand bắt đầu từ đợt hàng iPhone 5C khoảng 2 năm trước, bản lock Nhật với mức giá chỉ 1,2 triệu (iPhone lock cũng là một phân khúc hấp dẫn khác). Cho đến hiện tại, người dùng Việt đã cởi mở hơn nhiều khi cân nhắc chọn các thiết bị Apple cũ.
Trên các trang thương mại điện tử quốc tế, có thể dễ dàng tìm thấy các mẫu iPhone mới nhất với mức giá rẻ. Phạm vi lựa chọn là rất rộng kèm nhiều mức giá khác nhau, tuy vậy, thị trường này không hề mang lại cho Apple một xu lợi nhuận nào. Thậm chí còn cản bước công ty trong việc phân phối những sản phẩm mới.
Nói cách khác, Apple đang tự tuyên chiến với chính mình. iPhone năm nay càng tốt bao nhiêu, thế hệ ra mắt vào năm sau sẽ càng khó bán bấy nhiêu.
Tổng hoà những yếu tố thời gian sử dụng thiết bị ngày càng được kéo dài cùng với thị trường iPhone cũ đang mở rộng, cho thấy Apple đang phải đối diện với một thử thách lớn hơn trong việc đảm bảo doanh số bán máy của mình. Nhất là khi iPhone chiếm tới 60% tổng doanh thu của Apple.
Tiếp tay cho “kẻ địch”
Apple không coi đây là một thử thách, thực tế, công ty còn đẩy mạnh để quá trình này xảy ra dễ dàng hơn.
“Chúng tôi cần đảm bảo những sản phẩm làm ra sẽ có độ bền cao và dùng được lâu nhất có thể”, bà Lisa Jackson, phó giám đốc mảng môi trường của Apple, nói trong sự kiện ra mắt iPhone XS: “Chúng tôi ra mắt iOS 12 để cải thiện hiệu năng trên các thiết bị cũ. Nhờ vậy người dùng có thể tiếp tục sử dụng chúng lâu hơn nữa”.
Bà Lisa Jackson trên sân khấu của sự kiện ra mắt iPhone XS hồi năm ngoái. Ảnh: Apple.
Rõ ràng Apple đang khuyến khích người dùng giữ thiết bị lâu hơn. Năm 2018, công ty giảm giá thay pin cho khách hàng xuống chỉ còn 29 USD. Theo nhà phân tích Mark Moskowizt ở thời điểm đó, Apple có thể thiệt hại 10,3 tỷ USD và “khoảng 30% khách hàng sẽ không mua iPhone mới trong năm nay”.
Những tiên đoán của Mark phần nhiều đã thành sự thật. Thay vì mua một chiếc điện thoại mới và tốn bộn tiền, người dùng chỉ cần thay pin, hiệu năng chắc chắn sẽ được cải thiện. Bên cạnh đó, trong khi điện thoại Android thường chỉ nhận cập nhật trong 2 năm sau khi bán ra, thì Apple lại hào phóng hỗ trợ người dùng rất lâu dài, mà kỷ lục là chiếc iPhone 5S ra mắt từ năm 2013 vẫn nhận được bản iOS 12 mới nhất.
Những điều Apple đang thực hiện đã cung cấp cho khách hàng những ưu đãi hậu mãi tuyệt vời. Nhưng tại sao Apple lại chấp nhận lỗ, có phải vì công ty không biết cách kinh doanh? Không hẳn.
Giá trị thật của những chiếc iPhone
"Vậy giá bán iPhone nên là bao nhiêu? Chúng tôi đã nghĩ rất nhiều về điều đó vì chiếc điện thoại này có thể làm được quá nhiều thứ..."
Steve Jobs nói trong buổi ra mắt iPhone 2G
Steve Jobs trong buổi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên đã đặt câu hỏi: “iPhone được định giá nhờ yếu tố gì?”. Câu trả lời của cố CEO Apple lúc bấy giờ là vì iPhone có khả năng làm được nhiều tác vụ, từ gửi mail, nghe nhạc, xem phim...
Đó là một thiết bị vô cùng đa năng, sự sáng tạo đột phá đã giúp Apple mạnh dạn gắn tag giá 499 USD cho sản phẩm điện thoại đầu tiên của mình.
Hơn một thập kỷ sau, Táo Khuyết dường như gặp khó khăn nhiều hơn trong việc sáng tạo. Một phần do thị trường smartphone hiện tại đã bão hoà, các thiết bị đạt đến mức hoàn hảo nhất trong mức độ giới hạn công nghệ của mình. Vốn là một công ty cầu toàn và quan trọng sự chỉn chu, Apple cũng không vội chạy theo những xu hướng chưa phát triển hoàn chỉnh hiện nay như màn hình gập.
Vậy trong giai đoạn này, giá trị từ những chiếc iPhone trong chiến lược kinh doanh của Apple là gì? Làm sao họ có thể sinh lời khi không bán được thiết bị mới?
Dù là mới hay cũ, bất cứ người dùng iPhone nào cũng phải tải hoặc mua app từ kho ứng dụng App Store. Sau đó là cách dịch vụ Apple Music, Apple Video, iCloud, News... danh sách vẫn còn được kéo dài khi đầu năm nay, Apple đã giới thiệu thêm dịch vụ stream game Arcade và thẻ tín dụng Apple Card.
Apple Card là vũ khí tối thượng để trói người dùng vào hệ sinh thái Apple. Ảnh: Apple.
Với ngày càng nhiều dịch vụ, đặc biệt liên quan đến nhà ở và tài chính, Apple đang muốn trói người dùng vào hệ sinh thái của mình. Một khi đã “vào bẫy”, người dùng hầu như không thể thoát ra được, việc chuyển đổi và rất bất tiện và mất thời gian.
iPhone cũng là bước đệm để người dùng mua thêm iPad, Apple Watch và AirPods. Một khảo sát từ CNBC cho thấy có đến hai phần ba dân số Mỹ hiện nay sở hữu ít nhất một sản phẩm đến từ Apple.
Thậm chí nếu người dùng không bỏ tiền cho bất cứ phần cứng hoạt phần mềm nào khác ngoài iPhone, họ vẫn đang đóng góp một khoản doanh thu nhất định cho Apple. Google, cho ví dụ, phải trả hơn 9 tỷ đô mỗi năm chỉ để trở thành trình tìm kiếm mặc định của chúng ta. Chín tỷ, số tiền nhiều đến mức bằng GDP của cả quốc gia Haiti cộng lại.
Khi có được người dùng nghĩa là các hãng công nghệ có quyền kiểm soát thông tin khách hàng, và ở thời đại này, thông tin đồng nghĩa với tiền. Hãy nghĩ đến những hợp đồng quảng cáo, những mối lợi từ việc cung cấp thông tin khách hàng cho những công ty nghiên cứu thị trường & hành vi khách hàng,…
Apple đang thực hiện cuộc “đại cải cách” cho mình. Chiếc iPhone từ thiết bị sinh lời chính, đem lại nguồn doanh thu trực tiếp cho công ty, nay lại trở thành vật trung gian mà qua đó, Apple có thể kiếm tiền bằng những dịch vụ - tiện ích đi kèm.
iPhone sẽ về giá trị ban đầu hay Apple thành công ty dịch vụ?
Thực tế, Apple cần cả hai để tồn tại. iPhone vẫn cần những thay đổi tích cực để tiếp tục tồn tại. Nhưng trong thời gian chờ thành tựu công nghệ đáp ứng được những ý tưởng, kinh doanh dịch vụ là phương án bền vững và hiệu quả.
Quá trình này không hề dễ dàng, nhưng thực tế thị trường cho thấy những toan tính của Apple là hợp lý. Công nghệ phát triển rất nhanh chóng, smartphone đang trên đà tăng trưởng nhưng không có gì đảm bảo người dùng sẽ nâng cấp điện thoại sau mỗi 2 năm sử dụng. Apple không thể chỉ dựa vào doanh số phần cứng để tồn tại.
Chờ đón "One more thing" từ Apple trong tương lai. Ảnh: Mashable.
Việc sử dụng một thiết bị điện thoại lâu dài cũng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường sống xung quanh. Apple đang làm tốt công việc kéo dài thời gian sử dụng máy nhiều nhất có thể, và sau đó là tái chế, một cái kết trong mơ cho bất kỳ thiết bị điện tử nào.
Năm nay và thậm chí là năm sau, có thể những sản phẩm của Apple vẫn tương đối ở mức “dậm chân tại chỗ”. Nhưng người dùng có quyền đòi hỏi Apple phải sáng tạo hơn và đó là mong muốn chính đáng.