Những năm qua, game show bùng nổ trở thành một thế lực, bệ đỡ giúp nhiều diễn viên trẻ nổi tiếng. Hàng loạt gương mặt diễn viên hài được khán giả yêu thích nhờ game show như Minh Dự, Huỳnh Lập, Quang Trung, Tuấn Dũng, Quốc Khánh...Trong đó, nhiều nghệ sĩ từng lăn lộn nhiều năm với sân khấu, nhưng phải chờ đến các chương trình truyền hình, họ mới thật sự tỏa sáng như Trấn Thành, Thu Trang, Nam Thư, Lâm Vỹ Dạ...
Diễn viên hài từng chạy 16 show/ngày
Trước đó, vào thập niên 1990 đến đầu những năm 2000, sân khấu hài được coi là thế lực ở thị trường giải trí miền Nam. Giai đoạn này, hài kịch nở rộ với số lượng diễn viên và nhóm hài đông đảo. Tên tuổi, vị trí của diễn viên hài được tôi luyện từ chính các sân khấu, tụ điểm. Có thể kể tới những tên tuổi đình đám như Bảo Quốc, Duy Phương, Tấn Beo...
|
Nhóm hài Tấn Beo từng rất đắt show. |
Đạo diễn Lê Quốc Nam, thành viên chủ chốt của nhóm hài Đen Trắng, cho hay: "Sân khấu hài TP.HCM từng có giai đoạn vô cùng sôi động. Người dân miền Nam thích hài, thích giải trí. Thời hưng thịnh, ở TP.HCM có các tụ điểm gồm Trống Đồng, 126, Sở thú, Đầm Sen, Suối Tiên.. diễn hài mỗi đêm.
Ngoài ra, còn có 10 quán bar, cà phê đều dành thời gian cho nghệ sĩ tấu hài. Riêng sân khấu 135 Hai Bà Trưng là tụ điểm diễn hài chính. Mỗi ngày ở đây diễn ba suất. Vào dịp Tết, ngày diễn 5-6 suất. Đến 0h30, sân khấu vẫn còn bán vé suất cuối cùng".
Lê Quốc Nam kể vào dịp Tết, anh và các nhóm hài có tiếng ở TP.HCM chạy 14 -16 show diễn trong ngày. Mỗi ngày, diễn viên hài bắt đầu làm việc từ 10h sáng cho đến gần 1h khuya. Lịch làm việc xuyên suốt trong mười ngày đầu năm âm lịch.
Theo đạo diễn, cát-xê của diễn viên hài ngày trước không có sự phân biệt thứ bậc mạnh mẽ như hiện tại. Cụ thể, giữa các nhóm hài hạng A và B chỉ hơn nhau 100.000 - 200.000 đồng.
"Mỗi show diễn, nhóm hài thường nhận được 400.000 đồng. Nếu nhóm chỉ có hai thành viên, cát-xê sẽ giảm hơn một chút. Vì vậy, chúng tôi làm việc điên cuồng ngày đêm, nhưng thu nhập không cao. Trong số các diễn viên hài, ai may mắn thì có nhà, đủ ăn tiêu, chứ không giàu có như các em trẻ hiện nay", Lê Quốc Nam nói.
Diễn viên hài trẻ chuyển hướng kiếm thu nhập
Trái với cảnh chạy show không kịp thở trước đây, hiện nay, diễn viên hài chủ yếu diễn kịch dài trên sân khấu. Một số khác chọn cách nghỉ diễn, về quê quây quần bên gia đình như Xuân Nghị.
|
Nghệ sĩ hài trẻ hiện nay chủ yếu đóng kịch trên sân khấu. |
Chia sẻ với Zing, Minh Dự, Hồng Trang, BB Trần, Hải Triều cho biết họ diễn kịch xuyên suốt mùa Tết Nguyên đán tại sân khấu Thế giới Trẻ. Hoài Linh, Nam Thư, Anh Đức, Thu Trang, Tiến Luật... diễn vở Xuân này em lấy chồngở nhà hát Bến Thành.
Minh Dự tâm sự show diễn tại các tụ điểm như công viên Đầm Sen, Suối Tiên không còn nhiều như trước. "Tôi mới nhận vài show thôi. Nhưng với tình hình dịch bệnh, không biết trước điều gì", nam diễn viên hài nói.
Lịch diễn sân khấu giảm, nghệ sĩ hài phải tìm cách khác để cân bằng thu nhập, ổn định cuộc sống. Minh Dự, Hải Triều, BB Trần... tỏ ra nhanh nhạy tiếp cận công nghệ thông tin, mạng xã hội. Họ sản xuất video hài, web drama trên mạng xã hội, kênh cá nhân. Đây là những kênh không chỉ giúp họ quảng bá tên tuổi, mà con gia tăng thu nhập.
Minh Dự thú nhận nhờ khoản thu này, thu nhập trong năm 2020 của anh không bị giảm. Trong khi đó, Hồng Trang cũng cân bằng được chi phí khi nhóm hài của cô tạm dừng hoạt động, show diễn bị cắt giảm.
Không còn sân khấu, hài kịch sẽ "chết"?
Nhìn nhận thực trạng của hài kịch miền Nam, đạo diễn Lê Quốc Nam cho rằng loại hình nghệ thuật này đang chết dần. Theo anh, việc diễn viên hài không có show diễn không chỉ do ảnh hưởng của dịch Covid-19, mà nguyên nhân chính là sân khấu bị thu hẹp nhiều.
"Quá trình đô thị hóa đã biến những khu đất ở trung tâm vốn dành cho sân khấu bị chuyển đổi công năng. Mặt bằng sân khấu giờ đây người ta kinh doanh vũ trường, tiệc cưới, quán cà phê. Các tụ điểm diễn hài tấp nập của ngày trước giờ đã đóng cửa. Bây giờ, diễn viên hài đa số chỉ để đáp ứng cho game show", đạo diễn cho hay.
|
Vài năm trở lại đây, Hoài Linh thường đóng kịch Tết. |
Nguyên nhân khác khiến sân khấu hài đóng cửa là do thói quen xem kịch của người dân thay đổi. Trước đây, giới trẻ thích hẹn hò, làm quen và giải trí khi cùng nhau xem kịch. Hiện tại, cả thế giới có thể thu nhỏ trong chiếc điện thoại thông minh.
"Họ có thể xem kịch, giải trí hoặc theo dõi bất kỳ nghệ sĩ nào mình yêu thích trên mạng. Họ có thể xem bất cứ thời gian nào lúc rảnh mà không cần phải bỏ cả một buổi tối tới sân khấu", Lê Quốc Nam cho biết thêm.
Trước sự thay đổi của xã hội, nghệ sĩ trẻ có thể ứng biến, thích nghi với hoàn cảnh. Họ tham gia game show, làm web drama, nhận quảng cáo. Thu nhập của họ không hoàn toàn dựa vào sân khấu chính thống.
Với các nghệ sĩ hài đã thành danh, họ dường như xa lạ với mạng xã hội, không được mời game show. Vì thế, Lê Quốc Nam cho biết thực trạng đau lòng: "Nhiều nghệ sĩ hài gạo cội bây giờ không có việc làm. Họ đa số ở nhà, cuộc sống khó khăn. Một số người phải chấp nhận cảnh đi diễn tiệc đám cưới, đám giỗ mới có thể tồn tại. Họ không thể tiếp cận công nghệ như các em trẻ. Và nếu có tiếp cận được, họ cũng không có kinh phí tự sản xuất".
Theo Zing
Thành Lộc: Miệng tôi lanh lợi trên sân khấu chứ không thể ngồi bán hàng online
"Tôi rất thán phục các bạn nghệ sĩ có duyên bán hàng vì tôi không thể làm chuyện đó, không biết làm. Miệng tôi chỉ có thể lanh lợi trên sân khấu chứ nếu để ngồi bán hàng thì chắc chắn không được', anh nói.
" alt="Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt"/>
Diễn viên hài miền Nam thất nghiệp khi sân khấu đóng cửa hàng loạt
Vừa qua, 99 viên chức hạng IV của sáu nhà hát trực thuộc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã nhận được khoản trợ cấp khó khăn vì dịch Covid-19 của chính phủ. Mỗi cá nhân được hỗ trợ 3,71 triệu đồng.Xung quanh chính sách hỗ trợ nghệ sĩ, dư luận đưa ra những ý kiến trái chiều. Một số trường hợp được cho là không thuộc diện khó khăn thực sự nhưng lại có tên trong danh sách (theo đúng quy định) như diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương...
Chính sách có sự bất cập và cần điều chỉnh
Trao đổi với Zing, PGS.TS Bùi Hoài Sơn, đại biểu Quốc hội, Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội, cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ trong giai đoạn này là cần thiết và kịp thời. Song, ông Sơn cũng bày tỏ một số trường hợp được trợ cấp vừa qua chưa đúng đối tượng.
"Khi dịch Covid-19 bùng phát, văn hóa nghệ thuật là một trong những lĩnh vực phải dừng đầu tiên và sẽ phục hồi cuối cùng. Trong thời gian dài, họ không có việc làm. Quan tâm các văn nghệ sĩ gặp khó khăn cũng là một cách thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng trong việc không bỏ ai lại phía sau vào giai đoạn này. Việc hỗ trợ giúp họ có thêm tinh thần, cuộc sống ổn định hơn để tiếp tục làm nghề", ông Sơn phát biểu.
|
PGS.TS Bùi Hoài Sơn cho rằng chính sách hỗ trợ nghệ sĩ khó khăn vì Covid-19 cần thay đổi. Ảnh: Hải Nam. |
Ông nhấn mạnh: "Mục tiêu của chính sách là hỗ trợ những trường hợp khó khăn. Vì vậy, mong muốn của chúng ta là gói hỗ trợ đến đúng người để phát huy hiệu quả cao nhất. Thực tế, nhiều nghệ sĩ đã bày tỏ sự xúc động khi nhận trợ giúp.
Tuy nhiên, rõ ràng chúng ta cũng thấy có những trường hợp chưa đúng đối tượng như trường hợp của diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương và một số nghệ sĩ khác. Tức là họ không ở mức khó khăn nhưng vẫn nằm trong đối tượng được hưởng chính sách".
Từ trường hợp Hồng Đăng, Thanh Hương được nhận trợ cấp, PGS-TS Bùi Hoài Sơn cho rằng chính sách còn tồn tại bất cập, quy định cứng nhắc và cần được điều chỉnh. Theo ông, gói hỗ trợ này nên mở rộng đối tượng, thay vì chỉ dành cho viên chức hạng IV như hiện tại.
"Thực tiễn rất đa dạng. Khi chính sách không bao phủ được thực tiễn thì phải điều chỉnh để phù hợp hơn. Theo tôi, chính sách không nên chỉ áp dụng đối với viên chức mức lương hạng IV. Nhiều hoàn cảnh khác đang gặp khó khăn như những nhân viên hậu đài chẳng hạn.
Ngoài ra, nghệ sĩ hoạt động tự do cũng cần được nhận khoản trợ giúp theo cách nào đó. Theo tôi, ngành văn hóa có thể hình thành một kênh liên lạc, kênh thông tin để nghệ sĩ có tiếng nói của mình".
Về giải pháp thay đổi để chính sách trợ cấp đảm bảo đúng đối tượng, đại biểu Quốc hội Bùi Hoài Sơn đề xuất các nhà hát, hội nghệ sĩ trực tiếp rà soát và lên danh sách. "Không nên máy móc, chỉ xác định một nhóm đối tượng để trợ giúp" - ông Sơn nhấn mạnh.
Nhiều hoàn cảnh khó khăn chưa được giúp
NSND Trung Hiếu, Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội, đồng tình rằng có những điểm trong quy định cần được điều chỉnh để phù hợp thực tế. Trung Hiếu cho biết khi gửi danh sách diễn viên hạng tư lên Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội theo đúng quy định, anh cũng gửi kèm kiến nghị từ phía nhà hát, mong muốn nhân viên hậu đài được hỗ trợ.
"Nhà hát còn nhiều trường hợp khó khăn hơn như anh em hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang, hóa trang... Lương của họ chỉ trên dưới 3 triệu đồng hoặc 1,5 triệu đồng. Họ cũng rất cần được hỗ trợ lúc này. Khi tôi gửi đề xuất, Sở phản hồi rằng sẽ có cuộc họp và kiến nghị lên Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch", Giám đốc Nhà hát Kịch Hà Nội chia sẻ.
|
Nhiều nghệ sĩ gặp khó khăn khi các nhà hát phải đóng cửa, không có hoạt động. Ảnh minh họa: Quỳnh Trang. |
Theo NSƯT Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long, gói hỗ trợ nghệ sĩ cần được mở rộng đối tượng. Bởi cuộc sống của những nhân viên hậu đài, kỹ thuật, âm thanh, ánh sáng, phục trang... còn khó khăn hơn diễn viên.
"Để một tập thể được thăng hoa, những người đứng sau cánh gà rất quan trọng. Cuộc sống của họ khổ hơn diễn viên vì không có cơ hội kiếm thêm thu nhập bên ngoài. Họ trông đợi vào tiền lương cơ bản và khoản bồi dưỡng hàng đêm. Nhưng bây giờ, nhà hát hoàn toàn không có lịch diễn", Tấn Minh bày tỏ.
Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long nêu ý kiến: "Tôi nghĩ không nên phân biệt viên chức hạng ba hay hạng tư, vì lương khởi điểm không chênh lệch quá nhiều. Nhiều trường hợp viên chức hạng ba cũng khó khăn, lương trên dưới 3 triệu đồng".
Trao đổi với Zing, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho biết Bộ đã tiếp nhận những ý kiến trái chiều liên quan đến chính sách hỗ trợ nghệ sĩ gặp khó khăn vì dịch Covid-19.
Ông cho rằng nghệ sĩ được nhận tiền hỗ trợ là đúng, hợp lý. Trường hợp của diễn viên Hồng Đăng, Thanh Hương chỉ là cá biệt.
"Trường hợp Hồng Đăng, Thanh Hương được trợ cấp nghệ sĩ gặp khó khăn là cá biệt. Khi thấy hồ sơ đủ là Sở cấp mà không kiểm tra kỹ càng", ông Tạ Quang Đông nói.
Theo zingnews.vn
Bộ Văn hóa nói về trợ cấp 3,7 triệu đồng cho nghệ sĩ khó khăn vì dịch
Thứ trưởng Tạ Quang Đông cho biết Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cứng nhắc khi xét duyệt hồ sơ của các nghệ sĩ được nhận tiền trợ cấp.
" alt="Thanh Hương, Hồng Đăng được hỗ trợ 3,7 triệu là chưa đúng đối tượng"/>
Thanh Hương, Hồng Đăng được hỗ trợ 3,7 triệu là chưa đúng đối tượng