Một quan chức cấp cao của Ấn Độ chỉ ra rằng, nhiều ứng dụng của Tencent và Alibaba đã được đổi máy chủ để che giấu quyền sở hữu. Chúng hiển thị dữ liệu được lưu trữ ở các khu vực như Hồng Kông hoặc Singapore, nhưng cuối cùng sẽ được chuyển đến các máy chủ ở Trung Quốc.
Nhiều người cho rằng nguồn cơn của động thái này do căng thẳng giữa hai nước láng giềng trong một cuộc tranh chấp biên giới kéo dài. Ấn Độ và Trung Quốc có chung đường biên giới dài 3.488 km dọc theo dãy Himalaya. Sau khi bùng nổ trong một cuộc giao tranh năm 2020, hàng nghìn binh lính, xe tăng và súng pháo của cả hai nước vẫn tập trung ở đây, sẵn sàng chiến đấu khi có lệnh.
Google cho biết: “Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, chúng tôi đã thông báo cho các nhà phát triển bị ảnh hưởng và tạm thời chặn quyền truy cập vào các ứng dụng trên Play Store ở Ấn Độ”. Phía Tencent, Alibaba hiện chưa đưa ra bình luận nào.
Đây không phải lần đầu tiên Ấn Độ có động thái này. Vào năm 2020, nước này đã cấm tổng cộng khoảng 224 ứng dụng Trung Quốc chia ra làm 3 đợt. Đợt 1 diễn ra vào tháng 6 gồm 59 ứng dụng phổ biến bị cấm như TikTok, Shareit, WeChat, Helo, Likee, UC News, Bigo Live, UC Browser, ES File. Explorer và Mi Community. Đợt 2 diễn ra vào tháng 9, gỡ xuống 118 ứng dụng. Đợt cuối cùng vào tháng 11 với 43 ứng dụng.
Theo App Annie, Ấn Độ là thị trường lớn nhất trên toàn cầu về lượt cài đặt ứng dụng. Năm ngoái, quốc gia Nam Á này đạt hơn 25 tỷ lượt tải xuống. Sau khi Ấn Độ từ chối thu hồi lệnh cấm đối với TikTok, ByteDance công ty mẹ của ứng dụng đã sa thải phần lớn nhân viên ở Ấn Độ và gần đây đã đóng cửa hoạt động kinh doanh công nghệ giáo dục tại nước này.
Hương Dung(Tổng hợp)
Nhằm bảo vệ dữ liệu nhạy cảm cho người dân Mỹ, chính quyền Tổng thống Biden sẽ buộc một số ứng dụng Trung Quốc phải thực hiện các biện pháp cứng rắn hơn để bảo vệ thông tin cá nhân nếu họ muốn ở lại thị trường Mỹ.
" alt=""/>Ấn Độ cấm cửa 54 ứng dụng của Trung QuốcLà một trường đại học duy nhất trực thuộc Bộ TT&TT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông là một trong các trường đào tạo nguồn nhân lực ICT hàng đầu của cả nước với 25.000 sinh viên ở 2 cơ sở đào tạo tại Hà Nội và TP.HCM.
Bên cạnh những ngành đào tạo chủ lực về CNTT, Viễn thông, Điện - Điện tử, thời gian qua, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đã liên tục mở các ngành, chương trình đào tạo mới để phát triển nguồn nhân lực phục vụ cách mạng công nghiệp 4.0, chuyển đổi số. Đặc biệt, Học viện đang nhanh chóng xúc tiến thành lập khoa Trí tuệ nhân tạo nhằm đáp ứng nhu cầu và xu thế phát triển của xã hội.
Với việc ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và VinAI kỳ vọng sẽ sử dụng hiệu quả lợi thế và nguồn lực của mỗi bên để cùng hướng đến mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động, đảm bảo phù hợp với chiến lược và định hướng phát triển của 2 đơn vị.
Theo biên bản ghi nhớ hợp tác được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Hoài Bắc, Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và Tiến sĩ Bùi Hưng Hải, Tổng Giám đốc VinAI ký kết ngày 13/6, VinAI sẽ hỗ trợ Học viện trong định hướng và xây dựng chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạo bậc đại học và sau đại học, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của xã hội; Đồng thời, hỗ trợ PTIT trong nghiên cứu khoa học chuyên sâu và chuyển giao công nghệ lĩnh vực trí tuệ nhân tạo.
Bên cạnh đó, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông sẽ phối hợp với VinAI tổ chức các chương trình thăm quan, hội thảo khoa học về AI cũng như đào tạo nhân tài AI cho xã hội.
Tổng Giám đốc VinAI Bùi Hải Hưng khẳng định: VinAI sẽ tích cực đồng hành cùng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông để nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Qua các hoạt động hợp tác phong phú và thiết thực như hội thảo, thực tập, VinAI muốn mang lại cho các sinh viên những trải nghiệm thiết thực trong nghiên cứu và ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Đồng quan điểm, Giáo sư, Tiến sĩ Từ Minh Phương, Chủ tịch Hội đồng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông đánh giá: Việc ký biên bản ghi nhớ hợp tác với VinAI về nghiên cứu, đào tạo trí tuệ nhân tạo sẽ góp phần nâng cao tính thực tiễn của chương trình đào tạo, giúp sinh viên Học viện tiếp cận doanh nghiệp ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường. Từ đó, chuẩn bị tốt hành trang kiến thức và kỹ năng cần thiết, đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp sau khi tốt nghiệp.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Phạm Văn Cường, Phó Trưởng khoa CNTT 1, Trưởng Lab AI của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cho biết thêm, chuyên ngành trí tuệ nhân tạo thuộc Chương trình đào tạo Kỹ sư CNTT chất lượng cao đã được Học viện mở từ năm 2020.
“Trí tuệ nhân tạo là chuyên ngành mới và khó so với mặt bằng kiến thức chung và khá “kén” sinh viên. Với 29 sinh viên đầu tiên theo học chuyên ngành này cùng hơn 600 sinh viên CNTT của Học viện sẽ ra trường vào tháng 3/2025, chúng tôi hy vọng rằng sẽ đáp ứng một phần nhu cầu về nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo của các doanh nghiệp”, Phó Giáo sư Phạm Văn Cường cho hay.
" alt=""/>PTIT và VinAI hợp tác xây dựng chương trình đào tạo trí tuệ nhân tạoVới bệnh nhân sốt xuất huyết, bác sĩ phải vừa chạy ECMO vừa thay máu, lọc máu liên tục, kiểm soát về đông máu hàng giờ. Bệnh nhân được lọc máu liên tục 12 lần, thay huyết tương cấp cứu 14 lần với tổng thể tích huyết tương thay thế là 56 lít, tương đương 280 đơn vị máu tươi.
Đồng thời, phải mất đến 47 ngày chăm sóc, điều trị tích cực, bệnh nhân mới có thể thoát khỏi "cửa tử” sốt xuất huyết.
Trước đó, Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cũng thông tin về một bệnh nhi tái mắc sốt xuất huyết khiến men gan tăng lên 100 lần. Đó là một bé gái tại tỉnh Cà Mau chuyển lên TP.HCM sau 4 ngày điều trị tại địa phương. Bệnh nhi mắc bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia và đã từng mắc sốt xuất huyết Dengue vào năm 2018.
Sau khi nhập viện, xét nghiệm cho thấy men gan của bệnh nhi tăng cao hơn 10 lần. Bé dần rơi vào hôn mê, vàng da, gan to kèm men gan tiếp tục tăng cao hơn 100 lần so với bình thường.
Các bác sĩ Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc đã hỗ trợ hô hấp cho trẻ, chống phù não, điều trị suy gan cấp, lọc máu liên tục, truyền máu và chế phẩm máu. Tuy nhiên, diễn biến vẫn xấu đi, các bác sĩ quyết định thay huyết tương thể tích lớn kết hợp với lọc máu liên tục để thay thế chức năng gan và ổn định chức năng đông máu.
Khi đó, tình hình mới được cải thiện, bé thoát chết ngoạn mục.
PGS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 cảnh báo, nhiều trẻ mắc sốt xuất huyết nặng đã nhập viện vì trụy tim mạch, suy đa tạng. Trong đó, suy gan cấp nặng gây hôn mê gan, xuất huyết nặng có thể dẫn đến tử vong.
Nguy cơ bùng dịch lớn trong năm 2022
Bác sĩ Lê Hồng Nga, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM nhận định, bệnh sốt xuất huyết hiện đang tăng không chỉ ở TP.HCM mà còn ở nhiều tỉnh, thành phía Nam. Một số quốc gia trên thế giới cũng đang cảnh báo về bệnh này. Từ nay đến cuối năm có thể xảy ra dịch lớn nếu không có giải pháp ngăn chặn.
Trong 5 tháng đầu năm 2022, TP.HCM ghi nhận 11.722 trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết, tăng 66,5% với cùng kỳ năm 2021. Số ca nặng là 209 ca, tăng gấp 7 lần so với cùng kỳ năm 2021.
Thông thường chu kỳ của một đợt dịch sốt xuất huyết bùng phát mạnh là từ 3-4 năm. Lần gần đây nhất, năm 2019, Việt Nam có hơn 300.000 ca bệnh, riêng TP.HCM có khoảng 65.000 ca.
Ngay từ đầu năm 2022, các chuyên gia Viện Pasteur TP.HCM đã cảnh báo về nguy cơ bùng dịch. Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM lý giải, trong 2 năm qua cộng đồng không có miễn dịch. Ngoài ra, do tập trung chống dịch Covid-19, người dân và các cấp chính quyền có sự lơ là với phòng sốt xuất huyết.
“Nhiều tình huống trẻ tử vong không kịp trở tay. Do đó, khi trẻ sốt liên tục 48 giờ phải đưa đến cơ sở y tế ngay để được chẩn đoán và điều trị sớm”, bác sĩ Khanh nói.
Ông cảnh báo, bệnh cũng đang có khuynh hướng chuyển dịch tỷ lệ mắc từ trẻ em sang người lớn, trẻ lớn. Trong đó, tỷ lệ người lớn bị sốt xuất huyết khá cao, chuyển biến nặng. Mỗi người có thể mắc sốt xuất huyết nhiều lần do virus Dengue gây bệnh có 4 type cùng lưu hành tại Việt Nam.
Cũng trong đầu năm nay, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lưu ý số ca bệnh sốt xuất huyết đã tăng "30 lần trong vòng 50 năm qua" và cảnh báo dịch bùng phát ở những khu vực mới. Thời điểm này, Singapore, Indonesia, Malaysia và các quốc gia châu Mỹ cũng đang đối mặt với tình hình dịch ngày một căng thẳng. Năm 2019, thế giới đã trải qua một mùa sốt xuất huyết kỷ lục với 5,2 triệu ca bệnh.
Biện pháp phòng bệnh truyền thống và hiệu quả nhất hiện vẫn là lật úp các vật dụng chứa nước không sử dụng, không để lăng quăng sinh sôi sẽ không có sốt xuất huyết.
Linh Giao