Video highlights Al Ahli 0-1 Al Nassr
Ghi bàn: Ronaldo (68' pen)
Ảnh: Reuters
Video highlights Al Ahli 0-1 Al Nassr
Ghi bàn: Ronaldo (68' pen)
Ảnh: Reuters
TS Nguyễn Chí Hiếu từng được biết tới là cựu sinh viên giỏi nhất nước Anh năm 2004, theo kết quả của Hội đồng khảo thí A-level; top 100 sinh viên xuất sắc thế giới năm 2006 do Viện Giáo dục quốc tế IIE bình chọn. Anh lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Stanford (Mỹ) và từng là thủ khoa MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) tại Đại học Oxford (Anh).
Tại buổi tọa đàm với chủ đề “Khai phóng tài năng: Áp lực hay đôi cánh cho con”do Trường Phổ thông Liên cấp Olympia tổ chức mới đây, TS Hiếu một lần nữa chỉ ra những mặt trái của việc luyện thi cũng như những ảnh hưởng tiêu cực từ áp lực về thành tích.
Thành tích không phải là thứ quan trọng nhất đối với một đứa trẻ
TS Hiếu cho biết, rất nhiều phụ huynh hiện nay đang kỳ vọng quá nhiều vào một đứa trẻ. Có những phụ huynh khi con vừa hoàn thành xong học kỳ I của năm lớp 1 đã vội vã đi săn tìm thầy cô luyện thi vào các trường chuyên cấp 2. Hay khi con còn chưa viết tròn chữ, họ đã tìm hỏi về việc thi Starters, Movers.
Thậm chí, bản thân anh gặp không ít phụ huynh có con mới chỉ học lớp 5, lớp 6, nhưng đã tính đến chuyện chuẩn bị cho con đi du học.
Theo TS Hiếu, điều này không khác gì chuyện luyện thi đại học, nhưng được bắt đầu ngay từ khi trẻ còn nhỏ và nhân lên trong suốt 12 năm phổ thông. Do đó, bản thân anh không lấy làm lạ khi có những học sinh dù mới học lớp 6, lớp 7, nhưng luôn cảm thấy không thích học nữa hoặc không tìm được động lực học tập.
“Tất cả những điều đó dẫn đến việc, khi bước chân vào trường đại học, học sinh thậm chí không biết mình có thực sự thích ngành học đó hay không. Chúng cũng không biết mình muốn gì, mình là ai”, anh Hiếu chia sẻ.
TS Nguyễn Chí Hiếu
Gần 20 năm đồng hành cùng học sinh ở các độ tuổi khác nhau, TS Hiếu nhận thấy, có những học sinh đạt điểm trung bình rất cao, có đủ IELTS, SAT và rất nhiều huy chương, giải thưởng, nhưng “phần lõi bên trong” lại quá mong manh, dễ vỡ. Do đó, dù đỗ vào các ngôi trường đại học hàng đầu, nhưng những học sinh này lại không thể trụ được trong môi trường ấy, không phải vì không có khả năng học tập, mà vì không có đủ bản lĩnh và sự vững vàng.
Nhưng ngược lại, có những bạn đạt IELTS 6.5 – 7.0, thành tích học tập không hẳn là kết quả mà nhiều phụ huynh mong đợi, tung hô; đỗ vào một trường đại học không phải top đầu, nhưng những học sinh ấy lại thực sự hạnh phúc và thành công ở đại học, ra trường cũng vào làm tại nhiều công ty công nghệ hàng đầu như Facebook, Google.
TS Hiếu cho rằng, điều đó có thể thấy, điểm số, thành tích không hẳn là một điều kiện tiên quyết. Trong nhiều trường hợp, đó đôi khi không phải là thứ quan trọng nhất đối với một đứa trẻ.
Luyện thi không giúp trẻ thành công
Có một thực tế, đến 94% người Mỹ vẫn tin rằng các trường đại học hàng đầu là nơi cần hướng đến và phải được đến. Nếu không vào được các trường đại học này sẽ là một thất bại.
Tuy nhiên, trong một khảo sát với 500 công ty hàng đầu thế giới, 90% lãnh đạo, các chủ doanh nghiệp, CEO đều cho rằng, 4 năm đại học chưa thực sự chuẩn bị cho sinh viên đầy đủ kỹ năng để bước ra ngoài thế giới. Bởi thực tế, rất nhiều sinh viên bước ra trường đều không có năng lực tự nghiên cứu, năng lực giao tiếp, năng lực phản biện và sáng tạo.
Với những con số ấy, TS Hiếu cho rằng, không thể đi theo cách luyện thi với niềm tin rằng, những đứa trẻ sẽ đi du học và thành công.
Anh Hiếu cũng chỉ ra, hiện nay, 80% việc học của học sinh trong trường trung học vẫn chỉ là học gạo, học kiến thức và ghi nhớ, trong khi những kiến thức ấy giờ đây có thể Google rất nhanh. Ngược lại, có không ít những kiến thức cơ bản trong cuộc sống, học sinh lại phải Google mới có thể tìm ra đáp án.
Cũng vì việc dạy chỉ ở trên bề mặt nên học sinh không hiểu bản chất vấn đề. “Ví dụ, hết thời phổ thông, tôi vẫn không hiểu được lượng giác là gì mặc dù đi thi tốt nghiệp môn Toán đạt điểm tuyệt đối. Sau này, tôi mới nhận ra cách học như thế càng ngày càng không ổn. Nó làm cho học sinh nhớ được các công thức nhưng lại không thể ứng dụng được.
Đôi khi, học sinh cũng không biết phương trình bậc hai để làm gì trong cuộc sống. Hay khi các bạn học tiếng Anh, ngữ pháp rất tốt, hỏi thì động từ nào cũng gọi được tên, nhưng đưa một bài viết và yêu cầu phá cách ngữ pháp thì học sinh không dám. Bởi vì, các em biết phải làm như thế này mới được 10 điểm và không dám làm khác đi”, TS Hiếu nói và cho rằng, cách học như vậy sẽ làm học sinh đi thụt lùi so với tốc độ phát triển của thế giới.
Thế giới đang tìm gì?
TS Hiếu cho hay, điều các nhà tuyển dụng cần tìm kiếm ở một người không phải những kiến thức trong sách vở mà là khả năng giao tiếp hiệu quả thông qua văn viết và văn nói.
“Học 12 năm ở Việt Nam, hầu hết học sinh chỉ làm ngữ pháp và viết theo những cấu trúc có sẵn để được điểm cao. Do đó, có những bạn thi IELTS viết được 7.0, nhưng khi được yêu cầu viết một bài thơ hay tản văn lại không thể làm nổi, do không biết… cấu trúc viết thế nào. Khả năng viết và giao tiếp hiệu quả chính là kỹ năng mà các nhà tuyển dụng và giáo sư đại học cho rằng, sinh viên hiện nay đang thiếu trầm trọng nhất”.
Thứ hai là kỹ năng làm việc nhóm và khả năng lãnh đạo. Theo TS Hiếu, thế hệ gen Z và gen Alpha lớn lên trong một xã hội mà họ chính là những công dân số, do đó sự tương tác giữa người với người hạn chế hơn. Điều này dẫn đến khả năng phối hợp và làm việc nhóm của thế hệ này có thể chưa thực sự tốt do chủ yếu tương tác với máy.
Tuy nhiên, đây không chỉ là hạn chế của riêng thế hệ này. Anh Hiếu nhớ lại thời điểm khi mình còn học tại Oxford. Trong học kỳ đầu tiên, khi chỉ học và làm những bài thi, trong top 20 của trường có tới 18 sinh viên là người châu Á. Nhưng đến học kỳ 2, sau khi hoàn thành hết những học phần nền tảng, chuyển đến phần thực tập và làm dự án theo nhóm, trong top 20 khi ấy rơi rớt chỉ còn 5 người. Do đó, anh cho rằng, khả năng làm việc nhóm cũng là một kỹ năng cần phải trang bị từ sớm, ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường.
Điều thứ 3 thế giới cần tìm kiếm, nhưng thế hệ ngày nay đang gặp phải rào cản chính là tư duy đa chiều, sáng tạo và phản biện. TS Hiếu cho rằng, điều này xuất phát từ việc 90% đề thi ngày nay, kể cả SAT, không phát triển tư duy phản biện và sáng tạo cho học sinh. Khi làm đề, học sinh chỉ cần nắm được kỹ thuật giải để chọn đáp án đúng. Do đó, việc luyện thi sẽ khiến một đứa trẻ luôn nghĩ làm sao để trả lời đúng và nhanh nhất thay vì dám phá bỏ lối mòn để thỏa sức sáng tạo.
Và cuối cùng, một điều mà trong thời buổi này rất cần, nhất là trong một xã hội ngày càng phức tạp, đó là đạo đức, độ tin cậy và tác phong chuyên nghiệp.
TS Hiếu cho rằng, giáo dục giờ đây cần phải lấp đầy những “khoảng trống” ấy ngoài việc dung nạp kiến thức cho học sinh. Có như vậy, học sinh mới có thể bắt kịp tốc độ vận hành và thay đổi của thế giới.
Thúy Nga
Trước xu hướng tuyển sinh đại học bằng chứng chỉ IELTS, người “sốt cao” hơn cả chưa chắc đã là những thí sinh tương lai mà lại là phụ huynh.
">Nhà cầm quân 58 tuổi khẳng định ông vẫn tin tưởng Quang Hải có thể chơi tốt hơn trong thời gian tới, và mong rằng tiền vệ 25 tuổi cần nỗ lực và kiên nhẫn.
"Tôi tin vào Quang Hải, tin vào tiềm năng của cậu ấy. Quang Hải có tố chất, đặc biệt là ở những đường chuyền quyết định. Nhưng trong bóng đá hiện đại ở châu Âu, chừng đó là không đủ. Tôi phải nghĩ về sự cân bằng trong đội hình",HLV Tholot nói.
HLV trưởng Pau FC nói về sự nỗ lực của Quentin Daubin, Erwin Koffi và Jean Lambert Evans để làm gương cho Quang Hải. Chiến lược gia người Pháp khẳng định mình sẽ quan tâm nhiều hơn nữa tới Quang Hải trong thời gian tới.
Với những phát biểu trên, cho thấy HLV Didier Tholot và Pau không hề "bỏ rơi" Quang Hải, thậm chí còn tạo mọi điều kiện để tiền vệ sinh năm 1997 thích nghi với đội bóng.
Đây là một điều thuận lợi với Quang Hải. Tuy nhiên, tiền vệ tuyển Việt Nam phải đau đầu với quyết định có về nước tham dự AFF Cup 2022 hay không, bởi anh sẽ mất ít nhất 4 trận cùng Pau. Trong chia sẻ mới đây, Quang Hải thể hiện quyết tâm về nước, nhưng sẽ phải được Pau đồng ý.
Lịch thi đấu của Quang Hải tại Pau 2022/23 mới nhất: Cạnh tranh suất đá chínhTiền vệ Nguyễn Quang Hải chính thức đầu quân cho CLB Pau FC của Pháp. Xin gửi tới quý độc giả lịch thi đấu của Pau FC mùa giải 2022/23 tại Ligue 2.">Cụ thể, ở thể thức Cờ chớp của giải đấu này, trong 9 ván, Minh Quang thắng 6, hoà 2 và chỉ thua 1 ván, qua đó giành được 7 điểm. Ở giải này, Mình Quang đối đầu với 4 Đại kiện tướng và có thành tích ấn tượng khi xuất sắc thắng 3 và hòa 1.
Sau 9 ván, có 4 kỳ thủ được 7 điểm gồm Minh Quang, Cao Sang, Hoàng Sơn và Trường Sơn, nhưng kỳ thủ 17 tuổi xếp đầu và giành Huy chương Vàng vì hơn hệ số.
Trần Đăng Minh Quang - kỳ thủ vô địch nội dung Cờ chớp tại giải vô địch quốc gia năm 2022 và bố Trần Đăng Chung. |
Anh Trần Đăng Chung, bố của Minh Quang nói kết quả này thực sự là món quà xứng đáng sau bao nỗ lực, cố gắng của con trai.
“Tôi cũng có phần bất ngờ bởi bảng đấu có sự góp mặt của nhiều kỳ thủ mạnh, có cả các kỳ thủ mạnh nhất Việt Nam”.
Tuy nhiên, anh Chung cho rằng, kết quả ngày hôm nay cũng dễ hiểu nếu theo dõi những bước tiến của con ở những giải đấu gần đây.
Minh Quang từng tham gia Giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc từ năm 6 tuổi và đến nay đã chơi cờ được 11 năm.
Năm 7 tuổi, Minh Quang đã giành được Huy chương Vàng quốc gia lứa tuổi trẻ ở thể thức Cờ nhanh. Và cũng kể từ đó đến nay, năm nào thành tích cũng dày đặc. |
Quang đến với cờ vua hoàn toàn tình cờ. Thuở bé, do con quá hiếu động, vợ chồng anh Chung tính cho con học cờ vua đơn giản để rèn luyện tính kiên nhẫn, đỡ nghịch ngợm.
“Khi cháu 5 tuổi, một người bạn nước ngoài của vợ tôi có tặng Quang một bộ cờ vua bằng gỗ. Cháu biết đến cờ vua từ đó.
Giai đoạn đó cũng có một câu lạc bộ cờ vua thuê địa điểm trường mầm non mà con theo học. Hai vợ chồng quyết đăng ký cho con tham gia và còn nói vui với nhau rằng mục đích chỉ cần con chịu khó ngồi yên được 15 phút mà không cầm quân cờ ném đi đã là thành công”, anh Chung nhớ lại.
Tuy nhiên, anh chị không ngờ, khi vào học, con lại thích thú với bộ môn này.
“2 tháng sau khi bắt đầu chơi cờ, con đã thể hiện năng khiếu và sự vượt trội khi có thể đánh thắng các anh chị lớn hơn, thậm chí cả những anh, chị đã học lâu năm. Thấy con có năng khiếu, các thầy cô mới ngỏ ý đào tạo nâng cao cho con và cuộc sống gắn với cờ vua của con cũng bắt đầu từ đó”, anh Chung kể.
Cũng từ thời điểm đó, Minh Quang say mê với cờ vua đến nỗi quên ăn quên ngủ. “Hồi 5-6 tuổi, con thường chơi cờ với tôi, nhưng cứ thua là khóc, cu cậu đánh đến khi nào thắng mới chịu đi ngủ. Còn nếu chưa, cứ nài nỉ thêm ván nữa. Nhiều lần, mình phải nhường thế cờ, giả thua thế cờ để được nghỉ sớm”.
Thế nhưng, việc này cũng chẳng diễn ra quá lâu. “Đến tầm con 7 tuổi, mình gần như không có cửa thắng nữa”, anh Chung cười.
“Tầm tuổi đó, có những ván đấu với tôi, khi số quân cờ trên bàn còn nguyên, mới thay đổi vị trí của một vài quân, con đã nói bố thua rồi. Mình cũng chẳng hiểu thua ở đâu và rồi sau vài nước đúng là mình thua thật”.
Vào những ngày nghỉ, Quang có thể chơi cờ từ sáng đến tối nếu bố mẹ không nhắc việc ăn, ngủ.
“Có lần sang nhà một người bác chơi, con cứ đi nài từng người một thách đấu. Cứ soạn bàn cờ bày ra trước mặt, thậm chí xếp cờ cho cả hai bên, mời bằng được mọi người chơi.
Cách đây vài năm, khi con đã lớn hơn, tôi cũng không nhắc nhở nhiều nữa. Con tự sắp xếp thời gian học hành, tập luyện. Cứ ngồi bên máy tính, rồi phân tích, đánh cờ trên mạng. Có hôm đến 1-2h đêm, tôi phải sang bắt đi ngủ mới thôi”.
Đến năm 7 tuổi, Minh Quang đã giành được Huy chương Vàng quốc gia lứa tuổi trẻ ở thể thức Cờ nhanh.
Từ cậu bé từng nài nỉ từng người đấu cờ vua ngày nào, Minh Quang dần chinh phục những thành tích ở các giải đấu lớn các cấp. |
Kể từ đó tới nay Minh Quang tiếp tục gặt hái thành công ở nhiều giải đấu. Đáng chú ý là HCV giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc U7, U9, U11; HCV giải vô địch cờ vua trẻ Đông Nam Á U8, U10 và U12.
Tham gia giải vô địch cờ vua trẻ Châu Á năm 2017, Quang giành HCB; năm 2018 giành HCĐ.
Đặc biệt, năm 2019, Minh Quang đã giành trọn 6 huy chương gồm: 1 HCV, 2 HCB cá nhân và 2 HCV, 1 HCB đồng đội giải vô địch cờ vua trẻ Châu Á tại Sri Lanka.
Năm 2021, em tiếp tục vô địch giải trẻ quốc gia U17; giành HCV cờ nhanh giải vô địch đồng đội quốc gia; giành HCĐ cá nhân cờ nhanh giải cờ vua Vận động viên xuất sắc toàn quốc 2021.
Và giờ đây là tấm HCV cờ chớp giải vô địch quốc gia năm 2022.
Minh Quang là học trò của Đại kiện tướng quốc tế Bùi Vinh. |
Nói về việc học của con, anh Chung cho biết, mỗi tuần, ngoài học văn hóa tại trường, Quang có 4 buổi tối học cờ với thầy giáo.
Lớp cờ thường kết thúc vào 8h30 và 9h giờ tối Quang mới có mặt tại nhà. Lúc này, em mới tranh thủ học văn hóa, chuẩn bị bài vở cho ngày mai.
Say mê cờ vua, nhưng kết quả học tập của Quang cũng rất tốt khi ở kỳ thi vào lớp 10, em trúng tuyển Trường THPT Yên Hòa - một trong những ngôi trường lấy điểm chuẩn cao nhất của Hà Nội.
“Quan điểm của vợ chồng tôi là không giới hạn đam mê, sở thích lành mạnh của con. Tuy nhiên, chúng tôi cũng ra điều kiện với con rằng vẫn phải đảm bảo kết quả học văn hóa tốt. Rất vui, từ bé dù phân tâm và dành nhiều thời gian tập luyện, thi đấu cờ vua nhưng mấy năm liền là học sinh giỏi và đều thuộc top trong lớp, trước khi trúng tuyển vào THPT Yên Hòa”.
Anh Chung chia sẻ thêm: “Để đến được ngày hôm nay, điều may mắn của Quang được theo học những người thầy tâm huyết. Đó là HLV quốc tế Lương Trọng Minh và đặc biệt, người trực tiếp huấn luyện và chỉ đạo cháu tại các giải đấu lớn là Đại kiện tướng quốc tế Bùi Vinh - Chủ nhiệm CLB Cờ vua Kiện tướng tương tai. Cùng đó là sự quan tâm, động viên và tạo điều kiện về mặt thời gian của các thầy cô Trường THPT Yên Hòa cho con vừa được theo đuổi đam mê, vừa học tập tốt”.
Tự nhận ít khi khen trước mặt con, nhưng anh Chung nói luôn âm thầm tìm cách động viên con vượt khó khăn.
“Tôi tin con sẽ hiểu khi biết vào các buổi tối, bố thường cứ phải lê la ở quán trà đá trên đường Trịnh Hoài Đức chờ con học. Hay sự quan tâm, chăm sóc từng bữa ăn, giấc ngủ khi con đi đấu giải”.
Một trong những kỷ niệm anh Chung vẫn nhớ mãi đó là năm Quang 7 tuổi, thi đấu tại Giải vô địch cờ vua trẻ toàn quốc U7.
“Tôi ôm ba lô ngồi trên khán đài quan sát con. Nhưng khoảng cách khá xa, tôi không thể nhìn rõ ván cờ. Trận đấu diễn ra khoảng 1 tiếng đồng hồ. Quá lo lắng, tôi đành bỏ ra ngoài gọi 1 cốc cà phê dù không uống nổi. Tôi lại vào trong. Sau đó tôi lại ra ngoài gọi 1 cốc cà phê khác. Cứ như vậy, tôi gọi 3 cốc cà phê nhưng không uống nổi ngụm nào. Đến lần cuối cùng tôi vào, phía dưới sân, một vị HLV của Quang nhìn bàn cờ và đưa tay báo ký hiệu chiến thắng về phía tôi. Tôi hiểu, như vậy, Quang đang ở thế thắng".
Một kỉ niệm khác mà anh Chung vẫn nhớ, là ở tuổi 13 con vẫn có thể bật khóc vì một ván cờ không như ý, dù chỉ là giao lưu.
Đối thủ “đáng gờm” của Quang lúc đó là một kỳ thủ hơn 1 tuổi, Quang thua cuộc trong hầu hết các ván đấu.
“Trong một giải đấu, Quang gặp lại đàn anh và thua ở ván thứ 6 (trong số 8 ván). Lần đó, con bật khóc ngay trên bàn cờ. Tôi đợi con rửa mặt cho tỉnh táo và bảo: ‘Không việc gì phải khóc. Thắng thua trong thể thao là điều hết sức bình thường’.
Khi đó, Quang nói: ‘Đặt địa vị bố vào con, cứ gặp anh ấy là thua, bố có buồn không?’. Tôi đưa cho con 2 phương án giải quyết: Con nên nghỉ chơi cờ, như thế con sẽ không còn gặp lại anh ấy và không bao giờ thua nữa. Phương án 2 là con phải học, phải rèn luyện để không bị thua nữa. Tôi nói thế vì tôi biết con bị áp lực tâm lý’, anh Chung nói.
Gia đình là hậu phương vững chắc của kỳ thủ Trần Đăng Minh Quang. |
Theo đuổi cờ vua, anh Chung cho rằng con trai của mình được được rèn luyện tư duy, bản lĩnh, tính kiên trì, tỉ mỉ và đặc biệt làm việc gì cũng có kế hoạch, có tổ chức.
“Các công việc trong cuộc sống cũng như ván cờ, muốn thành công phải có chiến lược, lập kế hoạch từng bước. Tôi nghĩ khi có ý tưởng, có kế hoạch thì sau này kể cả con làm công việc gì đi chăng nữa cũng sẽ rất hữu ích”.
Con cũng điềm tĩnh, kiên nhẫn hơn nhiều. “Trước đây con là đứa trẻ rất hiếu thắng, nhưng giờ đây con cũng điềm đạm hơn và nhận thức rằng, không phải trong mọi cuộc chơi, mình đều có thể giành chiến thắng”.
Những ngày này, Minh Quang đang tiếp tục thi đấu ở thể thức Cờ tiêu chuẩn ở giải vô địch quốc gia trên bước đường thỏa niềm đam mê của mình. Em đặt mục tiêu sẽ trở thành một Đại kiện tướng trong tương lai. Tuy nhiên, song song với đó, Minh Quang cho hay, sẽ cố gắng hoàn thành tốt chương trình THPT để có thể trúng tuyển vào một trường đại học mong muốn.
Thanh Hùng
Mới 9 tuổi, cậu bé Đầu Khương Duy (sinh năm 2011, quận Hà Đông, Hà Nội) vừa đạt các tiêu chuẩn được phong kiện tướng quốc gia ở môn Cờ vua.
">