Điều trị 6 năm chưa hết bệnh Đó là hoàn cảnh của chị Nguyễn Thị Yến (sinh năm 1977 ở ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) khi mắc phải căn bệnh ung thư vú từ năm 2012.
Sáu năm nay, chị Yến luôn sống trong nỗi sợ hãi, thấp thỏm vì không biết mình có kiếm đủ tiền để chữa bệnh hay không. Năm 2013, chị phát hiện ra bệnh. Bác sĩ đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, điều trị bằng hóa chất trong 1 năm thì chuyển sang điều trị tái khám mỗi tháng 1 lần, chị mừng rỡ được đoàn tụ với chồng con.
|
Sau 6 năm, chị Yến đã kiệt quệ phải vay nợ lãi chữa bệnh |
Mặc dù sau khi điều trị xong, chị Yến còn mắc nợ của người thân và bạn bè tới 60 triệu đồng, nhưng bởi có thể đi làm kiếm tiền, chị vẫn cảm thấy vui. Hai vợ chồng chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm trả dần từng khoản nợ. Số tiền này không phải trả thêm lãi nên sau 3 năm, chị đã trả được gần hết 50 triệu đồng.
Một kế hoạch tươi sáng hiện lên trước mắt. Vợ chồng chị bàn tính sau khi trả hết nợ sẽ gom tiền sửa lại căn nhà. Trớ trêu thay, ước mơ giản dị chưa thực hiện được thì căn bệnh quái ác đã tái phát. Những cơn đau nhức chân kéo đến hàng đêm khiến chị Yến mất ngủ. Càng ngày, dấu hiệu càng tăng nặng.
|
Gia đình chị thuộc diện nghèo của địa phương |
Lần tái khám cuối năm 2018, bác sĩ thông báo chị Yến buộc phải tiếp tục nằm viện điều trị. Nghe đến phác đồ cũng giống như lần trước, chị không còn giữ nổi bình tĩnh, định bỏ cuộc. Nhờ sự động viên của gia đình, chị mới quay trở lại bệnh viện. Mặc dù vậy, tất cả mọi người đều không biết chắc việc điều trị sẽ đi tới đâu, bởi họ phải vay lãi, thậm chí cả lãi ngày mới có thể trang trải.
Ăn mắm kho cũng không đủ tiền
Không chỉ mình chị Yến mắc bệnh hiểm, mấy năm nay anh Lý Văn Lương, chồng chị bị thoái hóa cột sống. Hầu như tháng nào anh cũng phải mua thuốc về uống. Công việc phụ hồ nặng nhọc, sức khỏe kém, làm được vài ngày anh lại phải nghỉ. Cô con gái lớn của anh chị nghỉ học, đi lột tôm thuê mỗi ngày kiếm vài chục ngàn phụ cha mẹ mua gạo mắm. Hai cha con làm vắt sức cũng không đủ sinh hoạt phí của cả nhà.
Bữa cơm của gia đình khốn khổ ấy thường chỉ có bát mắm kho và rau luộc, kiếm được gì thì ăn nấy. Có khi những người xung quanh thương tình cho con cá. chút thịt thì chị Yến mới có cái bồi dưỡng.
|
Làm sao để có được 40-50 triệu để chữa bệnh là một điều rất khó đối với gia đình chị Yến. |
Ngoài lao động chân tay kiếm tiền, vợ chồng chị Yến không còn nguồn thu nhập gì khác. Cuộc sống vốn khó khăn nay lại càng bi đát hơn. Hiện tại chị đã vay ngân hàng 30 triệu đồng và vay ngoài 30 triệu.
“Tôi chữa được tới đâu tính tới đó thôi chứ giờ có tiền đâu mà tính. Ông xã cũng đau hoài mà vẫn cố chịu. Ổng cũng chẳng dám nghỉ lâu, đau quá mua thuốc uống thuốc ít bữa bớt bớt làm tiếp. Làm còn lo cho bé đang học lớp 4 nữa, chứ giờ không lẽ cho nó bỏ giữa chừng.
Mỗi lần tôi đi bệnh viện một mình, bác sĩ cho về ít ngày mà tôi ở luôn hành lang bệnh viện cho đỡ tốn. Nếu thời gian điều trị như lần trước thì còn phải có 40-50 triệu nữa. Làm gì ra bây giờ có ngần đó hả anh?”, chị nói.
Cơ hội chữa bệnh cho chị Nguyễn Thị Yến đang dần khép lại. Lúc này, chị cần lắm những tấm lòng hảo tâm ra tay giúp đỡ.
Đức Toàn
Mọi đóng góp xin gửi về: 1. Gửi trực tiếp: anh Lý Văn Lương, ấp Bào Kè, xã Lương Thế Trân, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau) SĐT: 0948 787 503 2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2019.049 (chị Nguyễn Thị Yến) Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội - Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER - The currency of bank account: 0011002643148 - Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM - Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam - SWIFT code: BFTVVNV X - Qua TK ngân hàng Viettinbank: Chuyển khoản: Báo VietNamnet Số tài khoản: 114000161718 Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa - Chuyển tiền từ nước ngoài: Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch - Address: 183 Nguyễn Lương Bằng, quận Đống Đa, Hà Nội - Swift code: ICBVVNVX126 3. Hoặc trực tiếp báo VietNamNet: - Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436 |
Cần gấp 140 triệu đồng cứu sản phụ viêm cơ tim, mổ bắt con khẩn cấp
Níu tay bác sĩ, anh nói như van xin. “Bác sĩ ơi xin hãy cứu vợ em. Em còn hai đứa con nhỏ. Cứu cô ấy, thiếu tiền em sẽ kiếm trả nợ dần. Cô ấy mà có chuyện gì chắc em cũng không sống nổi…”.
" alt="Vay “bạc nóng” chữa bệnh, người phụ nữ cầu cứu"/>
Vay “bạc nóng” chữa bệnh, người phụ nữ cầu cứu
Nguy hiểm rình tập từ các “tử huyệt” chung cưChiều tối 28/2, một bé gái khoảng 2 tuổi trèo qua lan can rồi treo lơ lửng ở ban công căn hộ tầng 12A (tầng 13 – PV) tại chung cư số 60B, đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) và rơi xuống dưới. Rất may, lúc này anh Nguyễn Ngọc Mạnh (31 tuổi, huyện Đông Anh, Hà Nội) kịp đỡ được khi cháu bé tuột tay rơi xuống nên bé chỉ bị thương, không nguy hiểm đến tính mạng.
Chứng kiến cảnh này qua clip của một cư dân tòa chung cư bên cạnh ghi lại nhiều người không khỏi hoảng sợ đến thót tim. Thực tế đã có không ít vụ việc trẻ rơi từ ban công, cửa sổ, lô gia nhà chung cư xuống gây tử vong.
|
Chung cư số 60B, đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nơi xảy ra vụ việc |
Tháng 5/2017, một bé trai 5 tuổi ở nhà cùng mẹ trong một căn hộ trên tầng 17 một chung cư ở Văn Quán, Hà Đông, Hà Nội đã leo lên ghế rồi trèo qua cửa sổ lan can, rơi xuống đất tử vong tại chỗ.
Tháng 7/2018, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP.HCM) tiếp nhận bé gái 4 tuổi rơi từ tầng 7 của chung cư xuống đất trong tình trạng đa chấn thương. Bé gái ở nhà cùng mẹ ra ban công chơi và trèo qua lan can rơi xuống đất.
Tháng 3/2019, sự việc xảy ra ở tòa nhà Rice City, khu đô thị Linh Đàm, Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, một bé trai 4 tuổi đang chơi đùa ngoài khu vực ban công tầng 3, thì bất ngờ rơi xuống đất, bất tỉnh. Tuy đã được đưa đi cấp cứu ngay sau đó, nhưng do vết thương quá nặng, cháu bé đã tử vong trước khi nhập viện.
Trao đổi với PV VietNamNetvề vấn đề này, chuyên gia Lê Văn Thịnh, nguyên Trưởng phòng Quản lý chất lượng công trình xây dựng 1, Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng (Bộ Xây dựng) cho biết, thực tế đã có nhiều vụ việc đau lòng, đã có rất nhiều lời cảnh báo nhưng nhiều gia đình có con nhỏ vẫn chủ quan. Theo ông Thịnh ban công, lô gia và cửa sổ căn hộ chính là các “tử huyệt” của nhà chung cư cần được đặc biệt lưu ý.
|
Hình ảnh bé gái 3 tuổi treo lơ lửng ở ban công (Ảnh lớn); Cận cảnh thiết kế ban công chung cư nơi xảy ra vụ việc (Ảnh nhỏ) |
“Theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam số 05:2008 “Nhà ở và công trình công cộng - an toàn sinh mạng và sức khoẻ” do Bộ Xây dựng ban hành, lô gia của các công trình nhà ở, cơ quan, trường học… từ 9 tầng trở lên phải đảm bảo độ cao tối thiểu là 1,4m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải cấu tạo không cho trẻ em dễ trèo qua và không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm, lan can phải có cấu tạo khó trèo; khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không được lớn hơn 0,1m... Tuy nhiên, hiện nay không ít khu nhà ở chung cư không đảm bảo chấp hành đúng quy định trên” – ông Thịnh nói.
Ông Thịnh cũng chỉ ra rằng, ngay trong khu vực lô gia cũng cần chú ý khi nhiều gia đình kê máy giặt quá gần lan can ban công trẻ nhỏ có thể bám theo cửa ngang máy giặt trèo qua ban công cũng rất nguy hiểm.
Không chỉ ở khu vực lô gia, cửa sổ tại nhiều chung cư cũng thiết kế thiếu an toàn. Theo đó, cửa sổ được thiết kế thành 2 ô ở dưới là cửa kính chết ở trên là cửa đóng mở chữ A hoặc cửa trượt đẩy ra sát mặt ngoài của tường cho nên có bậu cửa sổ khoảng cách từ dưới đất lên bậu cửa sổ trẻ con có thể trèo lên được. Đặc biệt nhiều gia đình kê sát giường vào cửa sổ trẻ nhỏ có thể trèo từ giường lên bậu cửa sổ càng dễ dàng hơn và chui qua cửa chữ A rơi ra ngoài.
|
Lô gia chung cư từ 9 tầng trở lên phải cao tối thiểu là 1,4m. Đối với công trình có trẻ em dưới 5 tuổi sử dụng, lan can phải không có lỗ hổng đút lọt quả cầu đường kính 100mm, khoảng cách thông thủy giữa các thanh đứng không được lớn hơn 0,1m... |
“Tôi cũng phải nói thêm rằng, nếu như chủ đầu tư đã không có tâm làm công trình chưa đảm bảo an toàn thì chính bản thân người dân phải bảo vệ an toàn cho mọi thành viên trong gia đình. Việc lắp đặt lưới an toàn tại ban công, lan can căn hộ không phải là việc gì quá tốn kém, hay khó khăn” – ông Thịnh nhấn mạnh.
Không thể quản lý kiểu “mắt nhắm, mắt mở”
Chuyên gia Lê Văn Thịnh cho rằng, về mặt quy định đã có quy chuẩn, tiêu chuẩn được ban hành tuy nhiên thực tế thực hiện vẫn còn nhiều bất cập và phải truy rõ trách nhiệm của từng đơn vị, từng khâu thực hiện. Đối với chung cư số 60B, đường Nguyễn Huy Tưởng (quận Thanh Xuân, Hà Nội) nơi xảy ra vụ việc cần kiểm tra, làm rõ các thông số kỹ thuật tại ban công, lô gia...đã đúng quy chuẩn tiêu chuẩn quy định? Từ đó làm rõ trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan liên quan.
“Đánh giá vấn đề an toàn tại công trình chung cư cao tầng trách nhiệm đầu tiên là nhà thầu thiết kế không nắm được quy chuẩn, thiết kế không đảm bảo an toàn quy chuẩn, tiêu chuẩn theo quy định. Tiếp đến là trách nhiệm từ cơ quan thẩm định thiết kế. Đã là cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đến an toàn tính mạng thì phải kiểm soát được những vấn đề an toàn như vậy mới sinh ra thẩm định thiết kế của nhà nước. Thẩm định mà không phát hiện được thì đừng thẩm định nữa” – ông Thịnh thẳng thắn nêu vấn đề.
|
Không chỉ ở khu vực lô gia, cửa sổ tại nhiều chung cư cũng thiết kế thiếu an toàn nhiều gia đình kê sát giường vào cửa sổ trẻ nhỏ có thể trèo từ giường lên bậu cửa sổ càng dễ dàng hơn và chui qua |
Cũng theo ông Thịnh, nhà thầu thi công cũng phải chịu trách nhiệm. Nếu nhận thấy điều gì không đúng quy định quy chuẩn, thiếu an toàn thì phải đề nghị chủ đầu tư gọi nhà thầu thiết kế đến để điều chỉnh. Và nhà thầu giám sát thi công xây dựng cũng có vai trò và trách nhiệm. Tư vấn giám sát là cánh tay nối dài của chủ đầu tư thì phải phát hiện được những gì sai sót của thiết kế, của thi công mà yêu cầu chủ đầu tư phải điều chỉnh thế mới cần tư vấn giám sát. Nhưng vị chuyên gia cho rằng bây giờ tư vấn giám sát cũng có nhiều hạn chế về kinh nghiệm, thiếu kiến thức.
“Trách nhiệm cuối cùng là cơ quan chuyên môn quản lý nhà nước về xây dựng thuộc Bộ Xây dựng hoặc Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố kiểm tra công tác nghiệm thu công trình. Nhìn vào quy trình trên có thể thấy, khâu đầu là cơ quan quản lý nhà nước về mặt thẩm định thiết kế và khâu cuối cùng then chốt là kiểm tra công tác nghiệm thu công trình cũng là cơ quan nhà nước thực hiện" - ông Thịnh đánh giá.
Từ đó ông Thịnh cho rằng điều mấu chốt là cơ quan quản lý nhà nước. Nếu không đảm bảo quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn thì phải kiên quyết không nghiệm thu, không cho công trình đưa vào sử dụng.
"Không thể quản lý theo kiểu mắt nhắm mắt mở cho qua bởi đây là liên quan đến vấn đề an toàn sinh mạng con người. Tôi cũng phải nhắc lại rằng chính người dân cũng cần tự bảo vệ gia đình mình. Việc sử dụng ban công, lô gia, đặc biệt ở những gia đình có con nhỏ, cần được mỗi cá nhân, gia đình quan tâm hơn nữa không kê bàn, giường gần cửa sổ, chú ý đặt để đồ vật, máy giặt tại khu vực ban công, lô gia. Ban công, lô gia... cần làm lưới an toàn để tránh những tai nạn đáng tiếc” – ông Thịnh nói.
Hồng Khanh
Toàn cảnh vụ bé 2 tuổi rơi từ tầng 12A chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng
Bé gái 2 tuổi rơi từ tầng 12A của chung cư 60B Nguyễn Huy Tưởng (Thanh Xuân, Hà Nội) đã được anh Nguyễn Ngọc Mạnh cứu sống thần kỳ.
" alt="Bé gái rơi từ tầng 12A lỗ hổng từ các tử huyệt chung cư"/>
Bé gái rơi từ tầng 12A lỗ hổng từ các tử huyệt chung cư