您现在的位置是:Giải trí >>正文
Vertu bất ngờ đóng cửa nhà máy, chính thức dừng hoạt động
Giải trí1人已围观
简介Việc dừng sản xuất của hãng điện thoại danh tiếng Vertu liên quan đến khoản nợ 128 triệu USD của thư...
Việc dừng sản xuất của hãng điện thoại danh tiếng Vertu liên quan đến khoản nợ 128 triệu USD của thương hiệu này.
Choáng ngợp với Nokia 3310 phong cách Nga - Mỹ,ấtngờđóngcửanhàmáychínhthứcdừnghoạtđộ24 bóng đá giá 2.500 USDTags:
相关文章
Soi kèo góc Las Palmas vs Osasuna, 3h00 ngày 25/1
Giải tríPhạm Xuân Hải - 24/01/2025 05:25 Kèo phạt góc ...
【Giải trí】
阅读更多Hà Nội tiêm vaccine sởi miễn phí cho trẻ 1
Giải tríKế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng, chống dịch sởi, do UBND TP Hà Nội ban hành ngày 23/9. Nguồn vaccine do Bộ Y tế cung ứng, triển khai tại gần 580 phường, xã, thị trấn toàn thành phố. Chiến dịch đặt mục tiêu: trên 95% trẻ 1-5 tuổi chưa tiêm chủng hoặc tiêm chưa đủ mũi, được tiêm một mũi vaccine phòng sởi - rubella. Nhân viên y tế nguy cơ cao mắc sởi cũng được chủng ngừa miễn phí nhằm tăng hiệu quả dự phòng.
Thành phố sẽ tổ chức điểm tiêm tại trạm y tế, trường mầm non, mẫu giáo, các điểm tiêm lưu động tùy thực tế. Đối tượng tiêm không bao gồm: người đã tiêm vaccine chứa thành phần sởi, rubella trong vòng một tháng trước chiến dịch; người hoàn thành phác đồ tiêm phòng sởi.
...
【Giải trí】
阅读更多Công bố 20 đề cử Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2020
Giải tríHội đồng xét chọn Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2020.
Dự họp hội đồng có các ủy viên hội đồng xét chọn giải thưởng thuộc các ban, đơn vị, T.Ư Đoàn, cơ quan báo chí truyền thông, các đơn vị thuộc các bộ, ban, ngành.
152 đề cử từ 44 đơn vị
Báo cáo Hội đồng về công tác chuẩn bị xét chọn Giải thưởng GMTVNTB 2020, nhà báo Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong, Phó Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, cho biết, năm 2020 nhận được 152 hồ sơ hợp lệ từ 44 đơn vị gửi về. Trong 152 có 110 nam, 42 nữ; dân tộc thiểu số: 13; Phật giáo: 4; Công giáo: 2; học hàm cao nhất: Giáo sư tập sự (1); Phó Giáo sư (2); học vị cao nhất: Tiến sĩ (18), Thạc sĩ (9); nhiều tuổi nhất: 35 tuổi (9 đề cử); nhỏ tuổi nhất: 12 tuổi (2 đề cử).
Nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết, Giải thưởng GMTVNTB 2020 có 152 đề cử thuộc 10 lĩnh vực: Học tập; nghiên cứu khoa học – sáng tạo; lao động sản xuất; kinh doanh – khởi nghiệp; quản lý hành chính nhà nước; quốc phòng; an ninh trật tự; thể dục thể thao; văn hóa nghệ thuật; hoạt động xã hội.
Căn cứ hồ sơ và công tác thẩm định, phân tích, đánh giá, Thường trực Hội đồng Giải thưởng GMTVNTB năm 2020 đề xuất danh sách 25 đề cử tiêu biểu trên 9 lĩnh vực để Hội đồng xét chọn tại cuộc họp Hội đồng lần thứ nhất. Tiêu chí để chọn các đề cử: Hồ sơ hợp lệ; thành tích của các đề cử trong năm 2020; các phần thưởng và hình thức tôn vinh trong năm 2020 và những năm trước; mức độ tác động và truyền cảm hứng xã hội, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Sáng tạo, lan tỏa mạnh mẽ
Nhà báo Phùng Công Sưởng cho biết thêm, năm 2020, thế giới, trong đó có Việt Nam, chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh COVID-19, khiến hầu hết hoạt động, chương trình giao lưu, ngoại giao nhân dân, học tập, thi đấu thể thao, mang tầm quốc tế thường niên bị gián đoạn, khiến nhiều cá nhân, tổ chức bị hạn chế về cơ hội phát triển và toả sáng. Các đề cử Giải thưởng GMTVNTB năm 2020 cũng vì thế ít có sự lan toả hơn những năm trước; thành tích quốc tế cũng bị bó hẹp đáng kể.
“Tuy nhiên, trong số 152 đề cử GMTVNTB năm 2020 được các tỉnh, thành Đoàn, các cơ quan bộ, ban, ngành, các thường trực Giải thưởng của T.Ư Đoàn gửi về, vẫn có rất nhiều cá nhân tiêu biểu, sáng tạo vượt khó và có sức lan toả mạnh mẽ trong cộng đồng”, nhà báo Phùng Công Sưởng nhấn mạnh.
Tại buổi họp Hội đồng lần thứ nhất, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn Nguyễn Anh Tuấn, Chủ tịch Hội đồng Giải thưởng, đề nghị các ủy viên hội đồng cùng phân tích, thảo luận, cho ý kiến và bỏ phiếu kiến chọn ra 20 đề cử tiêu biểu vào vòng bình chọn trực tuyến để lấy ý kiến rộng rãi trong đoàn viên, thanh niên, nhân dân cả nước.
Nhà báo Lê Xuân Sơn, Tổng Biên tập báo Tiền Phong, Giám đốc Quỹ Hỗ trợ Tài năng trẻ Việt Nam, Ủy viên thường trực Hội đồngGMTVNTB 2020 phát biểu ý kiến.
Các thành viên Hội đồng tập trung thảo luận đánh giá, so sánh thành tích của từng đề cử trong từng lĩnh vực để chọn ra gương mặt tiêu biểu nhất.
Tại buổi họp, ngoài đề cử của cơ quan thường trực Giải thưởng, các thành viên hội đồng đề cử thêm các ứng cử tiêu biểu, xuất sắc khác.
Sau một buổi làm việc đầy trách nhiệm, khách quan, công tâm, Hội đồng xét chọn giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2019 đã bỏ phiếu kín chọn ra 20 đề cử thuộc 9 lĩnh vực (lĩnh vực Quản lý hành chính nhà nước không có đề cử) vào vòng bình chọn trực tuyến.
Vòng bình chọn trực tuyến các đề cử GMTVNTB năm 2020 sẽ thực hiện trên một hệ thống bình chọn duy nhất, địa chỉ: www.tainangtrevietnam.vn.
Họp Hội đồng lần thứ hai Giải thưởng GMTVNTB năm 2020 dự kiến diễn ra vào tháng 3/2021.
Lễ Tuyên dương GMTVNTB năm 2020 và kỷ niệm 25 năm Giải thưởng GMTVNTB dự kiến diễn ra vào ngày 22/3/2021.
Danh sách 20 đề cử GMTVNTB năm 2020 vào vòng bình chọn trực tuyến:
STT
Họ và tên
Lĩnh vực
1
Ngô Quý Đăng
Học tập
2
Đoàn Lê Hoàng Tân
NCKH – Sáng tạo
3
Bùi Thanh Nghị
Lao động sản xuất
4
Trần Anh Tú
Lao động sản xuất
5
Phạm Ngọc Anh Tùng
Kinh doanh – Khởi nghiệp
6
Trần Việt Hải
Quốc Phòng
7
Lê Thừa Văn
Quốc Phòng
8
Nguyễn Trung Đức
An ninh trật tự
9
Tống Văn Đông
An ninh trật tự
10
Nguyễn Văn Quyết
Thể dục thể thao
11
Nguyễn Văn Đương
Thể dục thể thao
12
Hoàng Thị Yến
Văn hóa nghệ thuật
13
Hoàng Tuấn Anh
Hoạt động xã hội
14
Vũ Trọng Đại
NCKH – Sáng tạo
15
Nghiêm Tiến Viễn
Kinh doanh – Khởi nghiệp
16
Bùi Hồng Đức
Học tập
17
Hà Ánh Phượng
Hoạt động xã hội
18
Đặng Đức Huy
NCKH – Sáng tạo
19
Ninh Đức Hoàng Long
Văn hóa nghệ thuật
20
Võ Minh Quang
Văn hóa nghệ thuật
Hành trình từ cậu bé thích sáng chế tới ‘start-up’ nhận 500.000 USD đầu tư
Sau khi nhận một giải thưởng dành cho ‘start-up’ ở khu vực Đông Nam Á thì một nhà đầu tư đã nhắn tin cho Tiến qua Facebook.
">...
【Giải trí】
阅读更多
热门文章
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- Cô gái vàng Olympic quốc tế đỗ đầu kỳ thi bác sĩ nội trú Y Hà Nội
- MINI Cooper S Clubman – hatchback Anh cá tính tại Việt Nam
- Nhà kinh tế học viết về sự bình đẳng
- Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- 7 giá trị quan trọng cần dạy một đứa trẻ 10 tuổi
最新文章
-
Soi kèo góc Hoffenheim vs Tottenham, 0h45 ngày 24/1
-
Trong tập phát sóng này, có sự xuất hiện của biên đạo múa Lê Thu Hằng. Cùng tham gia chương trình còn có 2 MC nhí Tâm Anh, Thanh Mai và các bạn nhỏ khác. Với ngoại hình sáng, gương mặt khôi ngô, Tâm Anh và Thanh Mai đã đảm nhận vai trò dẫn dắt một tiết mục ở tập này.
Mở đầu chương trình, bé Thanh Mai chia sẻ với Tâm Anh rằng: “Tuần trước tớ vừa chia sẻ lại video tập nhảy trên chương trình ‘Hoa vui ca’ được nhiều bạn khen lắm, còn nói tớ dạy lại cơ.”
Tâm Anh nhanh nhảu đáp lại: “Clip cậu nhảy gửi cho tớ đẹp lắm. Nhưng sao cậu không rủ các bạn tập nhảy cùng mình luôn nhỉ. Chị Hằng sẽ dạy cho chúng mình từng động tác một, các bạn tập theo cực kì dễ luôn.”
“Có chứ, tớ đã rủ các bạn cùng theo dõi chương trình ‘Hoa vui ca’ để tập nhảy cùng chúng mình đó”, Thanh Mai trả lời Tâm Anh. Ngay sau đó, biên đạo múa Lê Thu Hằng xuất hiện.
Tại tập này, biên đạo múa Thu Hằng đã hướng dẫn các bạn nhỏ cùng học múa bài “Inh lả ơi”. Biên đạo Thu Hằng rất tận tình, hướng dẫn các bạn nhỏ từng động tác, từng nhịp điệu, từng tổ hợp riêng.
Bạn nhỏ nào cũng thấy hứng thú về bài nhảy hôm nay. Những nụ cười tươi và ánh mắt sáng rực niềm vui của các em trong quá trình học nhảy đã nói lên tất cả. MC nhí Tâm Anh bộc bạch rằng sắp tới sẽ rủ mọi người trong lớp tập cùng bài múa ý nghĩa này để biểu diễn trước sân khấu của trường. Tuy nhiên, MC nhí này đang gặp khó một chút vì bạn đang muốn làm bông hoa ban để cầm tay múa bài này cho đẹp, nhưng chưa biết làm thế nào.
Thanh Mai giải thích rằng, chỉ cần xem số dạy thủ công trên “Hoa vui ca” trong tuần này, các anh chị sẽ hướng dẫn cách làm hoa ban cầm tay đơn giản mà lại đẹp mắt.
Thông qua bài múa hôm nay, các bạn nhỏ không chỉ được học riêng về kỹ thuật nhảy mà còn hiểu thêm về những nét văn hóa của vùng đất Tây Bắc.
Các bạn nhỏ đừng chỉ ngồi yên một chỗ hay nằm dài trên ghế sofa mà hãy đứng dậy, ra trước ti vi và cùng học múa với các bạn nhỏ đáng yêu của “Hoa vui ca” nhé! Sau khi tập nhuần nhuyễn các bạn nhỏ hãy quay lại clip và gửi về cho chương trình.
Còn rất nhiều những tiết mục hay và đặc sắc sẽ phát sóng trong các tập tiếp theo. Đón xem những điều thú vị của các tài năng nhí trong chương trình “Hoa vui ca”, phát sóng 18h50 hàng ngày trên kênh VTV3.
Mọi thông tin chi tiết tham khảo thêm tại:
Youtube: https://www.youtube.com/@TVAdTV
“Hoa vui ca” là một chương trình hoàn toàn mới được Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới các em thiếu nhi lúc 18h50 hàng ngày trên VTV3 và nền tảng số của VTV. Chương trình bắt đầu lên sóng từ ngày 1/6.
“Hoa vui ca” quy tụ đội ngũ sản xuất hùng hậu, giàu kinh nghiệm làm việc với các bạn nhỏ đến từ Ban Thư ký biên tập, Ban Khoa giáo, Ban Sản xuất các chương trình Giải trí, Trung tâm Phim tài liệu, Trung tâm Sản xuất và Phát triển nội dung số... Vượt qua nhiều thách thức với khối lượng công việc lớn, đòi hỏi sự sáng tạo khi thực hiện một chương trình hàng ngày và mỗi ngày là một mảnh ghép riêng, “Hoa vui ca” mong muốn mang đến những giờ phút ý nghĩa, để sau một ngày làm việc, các phụ huynh có thể yên tâm khi thấy con mình có một chương trình bổ ích đồng hành trong dịp hè này.
Bích Đào
" alt="Hoa vui ca tập 31: Khám phá núi rừng Tây Bắc qua điệu múa ‘Inh lả ơi’">Hoa vui ca tập 31: Khám phá núi rừng Tây Bắc qua điệu múa ‘Inh lả ơi’
-
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới. Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm, nước ta có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức. Còn theo Tổng cục Dân số, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng, chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai.
Những câu chuyện đau lòng về trẻ em bị lạm dụng tình dục, thậm chí ngay tại trường học, những đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, những nữ sinh mang thai mà gia đình không hề hay biết… không phải là hiếm gặp. Gần đây nhất là một nữ sinh lớp 7 tại Bà Rịa-Vũng Tàu sinh con trong nhà tắm.
Trước thực trạng này, giáo dục giới tính cho trẻ em đóng một vai trò hết sức quan trọng, tuy nhiên, trên thực tế, điều này vẫn chưa được thực hiện một cách sát sao, hiệu quả ở Việt Nam.
Nhiều bố mẹ vẫn "đánh trống lảng" những câu hỏi của con bằng cách giải thích như "con sinh ra từ nách", được "nhặt về nuôi" hoặc là "bố lên rừng kiếm hạt giống cho mẹ và rồi con nở ra từ hạt giống ấy" vì sợ "vẽ đường cho hươu chạy". Như vậy, sẽ làm trẻ có cảm giác hoang mang về sự xuất thân của mình, đặc biệt là khi đủ lớn, trẻ sẽ phát hiện ra là bố mẹ nói không đúng và mất niềm tin ở bố mẹ. Vì thế, bố mẹ cần nói chính xác với kiến thức khoa học để giúp trẻ xâu chuỗi lại kiến thức khi lớn lên. Thà vẽ đường cho hươu chạy đúng hướng còn hơn để chúng tự chạy và mắc bẫy.
Thay vào đó, hãy giải thích cho con theo cách phù hợp từng độ tuổi. Nhà văn Hoàng Anh Tú từng chỉ ra tuyệt chiêu để đối phó với câu hỏi hóc búa của con trẻ "sao bố lại nằm trên người mẹ thế" khiến nhiều người phải tấm tắc. Với trẻ 3 tuổi, có thể nói đó là sự chia sẻ tình yêu giữa người lớn. Ở độ tuổi nào chúng ta sẽ có cách âu yếm riêng dành cho người mà mình yêu thương.
Khi trẻ 5-7 tuổi, hãy nói với con đó là chuyện thường ngày của những cặp vợ chồng yêu thương nhau như nụ hôn, những cái ôm. Tất cả các bố mẹ đều làm như thế. Sau này khi con lớn lên, con cưới vợ, cưới chồng, con cũng sẽ làm thế. Cha mẹ cũng không cần phải đi sâu vào việc như thế có nghĩa là như thế nào mà chỉ cần chia sẻ với con về niềm hạnh phúc của mình.
Với trẻ 9 tuổi, cha mẹ luôn phải giữ bình tĩnh để nói con về tình yêu và tình dục. Tình yêu là cảm xúc giữa nam với nữ. Tình dục là một phần trong tình yêu, khi hai con người ấy đủ chín chắn, trưởng thành và chịu trách nhiệm với những gì mình làm. Là khi họ có những cam kết lâu dài với nhau, như bố và mẹ.
Con lớn hơn, có thể giúp con hiểu về tình dục an toàn, mối quan hệ lành mạnh, chọn lọc phòng tránh những thông tin "đen".
Không nên phó mặc cho nhà trường
Ở nhiều nước, giáo dục giới tính được đưa vào từ bậc mầm non. Tại Thái Lan, đây còn được coi là một môn thi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ở Việt Nam, đến nay vẫn chưa có được một chương trình giáo dục giới tính hoàn chỉnh mà chỉ là lồng ghép trong các môn như giáo dục công dân, sinh học, kỹ năng sống, chương trình ngoại khóa.
Khi giảng các vấn đề nhạy cảm, không ít giáo viên còn ngượng ngùng đỏ mặt. Học sinh thì xấu hổ, cười rúc rích và rồi không dám mạnh dạn hỏi thêm. Trong khi đó, ngày nay, giới trẻ dễ dàng tiếp cận mọi thông tin trên internet, mạng xã hội nên việc mò mẫm tìm hiểu về giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản mà không có định hướng rõ ràng, phù hợp sẽ dễ dẫn đến hậu quả khôn lường cho bản thân và xã hội.
Cha mẹ không nên phó mặc việc giáo dục giới tính là nhiệm vụ của nhà trường mà cần nhận thức rõ rằng, cha mẹ chính là người thầy đầu tiên và gia đình là ngôi trường đầu tiên của con để có cách phối hợp chặt chẽ, hiệu quả với các thầy cô.
Thay vì sốc, choáng váng trước việc con vụng trộm xem phim người lớn, yêu đương sớm hay có thai ngoài ý muốn dù con khá nghe lời, chăm học… thì hãy bắt tay vào giáo dục giới tính cho con càng sớm càng tốt chứ đừng nghĩ đến tuổi dậy thì mới cần thiết. Nếu không những điều này có thể sẽ xảy ra với con bạn và rồi, sẽ không ngạc nhiên khi gặp những câu chuyện buồn như thiếu nữ vắt chanh vào vùng kín sau khi quan hệ và hậu quả là vẫn mang bầu…
Cha mẹ không nên tặc lưỡi rằng, trước kia mình có được giáo dục giới tính gì nhiều mà cũng có sao đâu. Nếu thế là cái nhìn thiếu chín chắn và thiếu trách trách nhiệm vì mỗi giai đoạn phát triển có một môi trường sống khác nhau. Ở thời của cha mẹ thì lấy đâu ra internet, máy tính bảng, mạng xã hội…còn giờ đây thì chỉ cần vài phút lướt màn hình là con trẻ tiếp cận cả thế giới, trong đó là một mớ hỗn độn tốt xấu. Chính vì thế, chúng cần được chỉ bảo để tránh những nguy cơ.
Nhiều cha mẹ đầu tư hết lớp học thêm nọ đến khóa học kia cho con, chạy đua với các tiêu chí để con du học, nhưng lại chưa thực sự để tâm đến việc dạy con biết bảo vệ, "sử dụng" cơ thể mình một cách an toàn, lành mạnh. Những thời khóa biểu dày đặc tiết Toán, Anh, Văn nhưng vẫn chưa thực sự chú trọng những chương trình như giáo dục thể chất, giáo dục công dân, giáo dục giới tính…
Đã đến lúc xem giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản là một môn học bắt buộc ở nhà trường. Ngoài giáo trình chuẩn, khoa học, giáo viên phải là các chuyên gia có kinh nghiệm. Cha mẹ và thầy cô phải sẵn sàng bước vào thế giới của con trẻ, lắng nghe và chia sẻ với chúng thay vì đỏ mặt, lảng tránh.
Người đàn ông mặc váy tới công sở: 'Tôi là trai thẳng, quần áo không có giới tính'
Một ông bố 3 con đã quyết định mặc quần áo phụ nữ mỗi ngày cách đây 4 năm và chưa có ý định dừng lại.
" alt="Bạn sẽ trả lời thế nào khi con thắc mắc 'sao bố lại nằm trên người mẹ?'">Bạn sẽ trả lời thế nào khi con thắc mắc 'sao bố lại nằm trên người mẹ?'
-
Tết là động lực để trở về nhà Bạn Nguyễn Thị Nghi (sinh viên) chia sẻ: “Cả năm em đã quanh quẩn một mình ở thành phố, còn mẹ thì một mình ở quê. Tết đến là em lại đau đáu để được về cùng mẹ thôi”. Với Nghi - cô bé sinh viên vừa ngoài 20 tuổi một mình bươn chải ở thành phố, Tết năm nay thật khó để về nhà. Nhà nghèo, lại chỉ còn mỗi mẹ, Nghi đã tự mình vừa làm vừa học, chỉ mong một ngày cuộc sống sẽ tốt lên. “Em chọn trường này vì học phí thấp. Em nghĩ với sức của mình chắc cũng ráng cố để làm thêm kiếm tiền học, còn đâu tích cóp ít gửi về mẹ hoặc cuối năm về quê”. Trong đôi mắt của cô gái mới ngoài 20 ấy, vẫn ánh lên những tia hy vọng Tết này được về quê, được sà vào tay mẹ và cùng mẹ chuẩn bị bữa cơm giao thừa.
Nguyễn Thị Nghi chia sẻ, mấy năm trước, có khi Nghi phải vay tiền bạn bè để cố mua vé về quê với mẹ. Nhưng năm nay khó khăn cứ chồng chất khó khăn. Ở thành phố công việc làm thêm cũng bấp bênh. Ở quê nhà thì phải gồng mình qua đợt lũ. Nghi nghẹn ngào kể: “Năm nay lại càng khó. Lũ vừa rồi làm nhà em mất hết hoa màu. Mẹ chắc buồn lắm. Em vẫn mong Tết phải được về với mẹ, để ít nhất không có gì thì mẹ con còn có nhau. Dù khó đến mấy!”.
Có hoàn cảnh tương đồng với Nghi, chị Hồng Dương là công nhân tại một công ty bánh kẹo. Chị chia sẻ, hoàn cảnh khó khăn tới mức vợ chồng chị đành phải gửi 2 đứa con về quê nhờ ông bà chăm sóc. Ở thành phố, hai anh chị luôn cố gắng chăm chỉ, làm nhiều việc khác nhau để tích cóp, gửi về quê mong cuối năm cả nhà đoàn tụ. Chị Hồng Dương chia sẻ: “Cả năm vất vả cũng chỉ mong mấy ngày Tết được ăn bữa cơm nóng cùng ba mẹ và 2 đứa nhỏ.”.
Mấy năm trước, hai vợ chồng chăm chỉ cũng gom góp được chút ít gửi tiền về quê, chứ bản thân anh chị cũng phải đón Tết xa nhà vì vé về quê đắt. Năm nay, do ảnh hưởng của Covid-19, chồng thì mất việc, chị Dương bị giảm lương, 2 vợ chồng lại thêm nhiều nỗi lo. “Dù thế nào cứ nghĩ tới mấy đứa nhỏ, tới ba mẹ và mâm cơm ngày Tết quây quần là hai anh chị lại có thêm động lực cố gắng” - chị Dương tự nhủ.
Một hoàn cảnh khác, Kim Nam - sinh viên năm 2 tại Đại học Mở TP.HCM chia sẻ đã 2 năm chưa được về nhà. Bố mất sớm, chỉ có 2 mẹ con Nam nương tựa vào nhau. “Ngày em đi học, mẹ phải chạy vạy khắp nơi để tích cóp đủ cho em một chút mang theo". Vì hoàn cảnh còn khó khăn, ngoài đảm bảo việc học ở trường, Nam còn tranh thủ đi làm thêm để tự trang trải cuộc sống.
“Em còn bận học nên làm thêm cũng không được bao nhiêu. Tháng nào chăm chỉ cũng được tầm 2 triệu. Vậy là tốt lắm rồi. Em chỉ mong sao Tết này được về quê với mẹ, đã 2 năm rồi mẹ đón Tết một mình” - Nam ngậm ngùi.
Quang Trí (sinh viên năm 4, Đại học Bách khoa) chia sẻ, gia đình nghèo, bố lại mất sức lao động, cả gia đình trông cậy vào mẹ. Trí dù đang là sinh viên nhưng cũng cố gắng làm thêm để đủ tiền trang trải cuộc sống. Chương trình học tại Đại học Bách Khoa vốn đã “nặng” nhưng cậu vẫn sắp xếp để có thời gian đi gia sư, kiếm thêm thu nhập. “Mẹ đã vất vả nhiều rồi. Em cũng chỉ cố thêm một chút để gia đình bớt gánh nặng. Biết đâu nỗ lực rồi năm nay sẽ được về quê ăn Tết cùng cả nhà” - Trí chia sẻ niềm mong ước.
Tết không chỉ là một dịp sum vầy, mà hơn cả đó là nguồn động lực cho những người con xa quê làm việc chăm chỉ, nỗ lực hơn để trở về.
“Mang Tết về nhà” tiếp thêm sức mạnh cho những người con xa quê
Thấu hiểu và trân trọng nỗ lực của những người con xa quê, chương trình “Mang Tết về nhà" nằm trong chuỗi hành trình “Thấy Pepsi là thấy Tết" được Công ty Suntory PepsiCo phối hợp với Trung ương Đoàn, Bamboo Airways (đồng hành vận chuyển) tổ chức. Đại diện Suntory PepsiCo cho biết, “Mang Tết về nhà" sẽ giúp cho hàng nghìn người đang làm việc, học tập xa quê được về nhà đón Tết.
Ông Nguyễn Xuân Thắng - Phó Tổng Giám đốc Đối ngoại và Truyền thông, Công ty Suntory PepsiCo Việt Nam chia sẻ về hành trình “Mang Tết về nhà”: “Về nhà là tiếng gọi thiêng liêng nhất mỗi dịp Tết về. Thế nhưng, không phải đứa con xa quê nào cũng có thể thực hiện được niềm mong mỏi đó giữa những bôn ba cơm áo gạo tiền nơi đất khách quê người. Thấu hiểu được điều này, nhãn hàng Pepsi của Suntory PepsiCo mong muốn thông qua chương trình “Mang Tết về nhà” chia sẻ phần nào gánh nặng về kinh tế của những người lao động và sinh viên xa nhà, đồng thời lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng”.
Ông bày tỏ, mỗi chuyến đi, mỗi tấm vé đều là một câu chuyện đầy ý nghĩa. Mỗi câu chuyện đều của những người luôn nỗ lực trong cuộc sống, dù chỉ là những điều nhỏ nhoi như khao khát được về quê đón Tết, đều đáng được trân trọng và động viên.
Hành trình nhân văn “Mang Tết về nhà" được tổ chức bởi PepsiCo Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Đoàn và hãng hàng không Bamboo Airways Theo dõi chương trình “Mang Tết về nhà” tại:
https://www.facebook.com/Pepsivietnam/
hoặc https://www.facebook.com/Pepsivietnam/photos/a.113436125455399/2188951464570511/
Chi tiết chương trình xem tại: http://MangTetvenha.DoanThanhnien.vn.
Lệ Thanh
" alt="Nhiều người xa quê chờ ngày ‘mang Tết về nhà’">Nhiều người xa quê chờ ngày ‘mang Tết về nhà’
-
Nhận định, soi kèo CSD Xelaju vs Antigua GFC, 09h00 ngày 24/1: Cơ hội đòi nợ
-
“Mất sạch một năm mồ hôi, nước mắt” Chiều muộn, ông Nguyễn Thông Tuấn (48 tuổi, ngụ xã Suối Cát 2, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) vẫn ân cần, từ tốn từ chối sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm. Ông nói, sau khi thông tin ông bị mất tiền trên đường về quê đón Tết lan truyền trên mạng, ông được nhiều người tìm gặp, xin giúp đỡ.
“Đó là số tiền tôi tích góp gần 1 năm trời làm thợ hồ tại Đà Nẵng. Phải vất vả lắm, tôi mới tích góp được 32 triệu đồng nên khi phát hiện bị mất, tôi rất đau lòng và gần như suy sụp. Mất số tiền ấy là mất sạch 1 năm mồ hôi, nước mắt của tôi”, ông Tuấn chia sẻ.
Ông kể, gia đình khó khăn, làm thuê không đủ tiền trang trải cuộc sống nên khoảng tháng Tư âm lịch năm 2020, ông ra Đà Nẵng theo người em rể làm phụ hồ mưu sinh. Những tưởng công việc phụ hồ có thể giúp ông có được thu nhập ổn định để gửi về nhà.
Ông Tuấn bật khóc trên xe khách khi phát hiện mình đánh mất số tiền mình tích góp suốt gần 1 năm làm thợ hồ nơi đất khách. (Ảnh: Facebook). Nào ngờ, dịch bệnh bùng phát, phải cách ly, ông lại rơi vào cảnh “ăn không ngồi rồi”. “Vừa làm được ít hôm thì đại dịch bùng phát, chúng tôi phải nghỉ, phải cách ly nên không làm được gì. Khi dịch tạm lắng, miền Trung lại xảy ra mưa bão, lụt lội, tôi chỉ biết ngồi bó gối, mong trời ngừng mưa để có thể đi làm. Để tích góp được 32 triệu đồng, tôi phải chắt bóp, tiết kiệm dữ lắm”, ông Tuấn nói.
Cận Tết, công việc ít lại, ông xin người em nghỉ làm để về quê đón xuân. Hành trang trở về của ông chỉ vỏn vẹn chiếc ba lô chứa đôi ba bộ quần áo cũ. Số tiền công suốt gần 1 năm làm thuê, ông xếp ngay ngắn, buộc lại bằng dây thun rồi bỏ vào túi quần sau.
Ông Tuấn nhớ lại: “Khi bỏ tiền vào túi quần, tôi còn cẩn thận gài nút túi cho chắc chắn. Sau đó, tôi đón xe ôm từ huyện Hòa Vang ra bến xe Trung tâm Đà Nẵng, lên xe đò của nhà xe Hải Vân để về quê. Khi lên xe đò, tôi kiểm tra túi quần thì hoảng hồn không thấy cọc tiền 32 triệu đồng không còn nữa. Cái nút trên túi quần cũng đứt mất hồi nào không hay”.
“Lúc ấy, tôi vừa đau lòng vừa xót số tiền là mồ hôi nước mắt của mình gần 1 năm trời làm thuê. Tôi dự định, sang năm sẽ dùng số tiền ấy mua điều giống về trồng. Vừa đau lòng, vừa xót của, nước mắt tôi cứ trào ra”, ông Tuấn kể thêm.
Phát hiện hoàn cảnh đáng thương của người đàn ông, nhân viên nhà xe Hải Vân đã hỗ trợ ông tìm kiếm nhưng không có kết quả. Trắng tay, đứng trước nguy cơ không thể trở về quê nhà, ông Tuấn suy sụp, rơi nước mắt, khóc như đứa trẻ.
Trước nguy cơ không có tiền lo Tết, ông Tuấn buồn bã, nằm co ro trong xe. (Ảnh: Facebook). “Lúc đó, chủ nhà xe nói với tôi rằng chị ấy sẽ chở tôi về quê, hỗ trợ tôi tiền ăn uống suốt chặng đường về nhà. Chị ấy còn nói khi về đến Đồng Nai, chị sẽ hỗ trợ tôi thêm 2 triệu đồng. Không chỉ thế, chị ấy còn giúp tôi đăng thông tin tôi bị mất tiền lên mạng xã hội để cộng đồng mạng giúp đỡ”, ông Tuấn kể.
Từ chối nhận thêm sự giúp đỡ
Trao đổi với VietNamNet, ông Tuấn cho biết, sau khi biết tin ông mất tiền, rất nhiều người đã tìm cách quyên góp để giúp đỡ ông. Tính đến cuối ngày 2/2, ông đã nhận được số tiền quyên góp từ cộng đồng mạng khoảng 40 triệu đồng.
Ông nói: “Ngay từ hôm 1/2, nhiều người đã tìm cách gửi tiền ủng hộ, giúp đỡ tôi. Đến lúc này vẫn có người gọi điện xin số tài khoản để chuyển tiền cho tôi nữa. Chỉ trong một ngày mà mọi người đã quyên góp tiền cho tôi nhiều hơn số tiền tôi bị mất”.
Ông nói thêm rằng ông rất cảm kích và hạnh phúc khi được cộng đồng san sẻ, giúp đỡ lúc khó khăn. Tuy nhiên, ông chỉ xin nhận số tiền được các nhà hảo tâm quyên góp bằng với số tiền ông bị mất và từ chối nhận thêm sự giúp đỡ.
“Tôi xin ghi nhận hết tấm lòng của tất cả các nhà hảo tâm và biết ơn họ vô cùng. Tuy nhiên, tôi xin không nhận thêm sự giúp đỡ nào nữa. Tôi chỉ xin nhận số tiền hỗ trợ bằng với số tiền đã mất. Tôi mong các nhà hảo tâm hãy để dành tấm lòng của mình san sẻ, giúp đỡ những hoàn cảnh khác khó khăn hơn tôi”, ông Tuấn tâm sự.
Thương người đàn ông thiếu may mắn, nhà xe đã miễn phí vé, bao anh ăn uống suốt hành trình trở về quê. (Ảnh: Facebook). Nhận số tiền quyên góp từ các nhà hảo tâm, ông Tuấn xúc động cho biết sẽ chi tiêu tiết kiệm và sử dụng vào mục đích mưu sinh sắp tới. Tại địa phương, gia đình ông Tuấn có đất sản xuất nhưng không đem lại hiệu quả kinh tế.
Do đó, thu nhập chủ yếu của gia đình phụ thuộc vào những đồng lương do ông đi làm thuê và người vợ đang làm công nhân tại tỉnh Đồng Nai. Hiện, ông có 2 người con. Người con trai cả của ông vừa xuất ngũ và chưa có việc lầm ổn định.
Trong khi đó, đứa con út của ông vẫn đang còn đi học. Ông Tuấn chia sẻ: “Tuy gia đình vẫn còn nhiều khó khăn nhưng không thể vì thế mà tôi tham lam, lợi dụng lòng tốt của mọi người để nhắm mắt tiếp tục nhận tiền hỗ trợ”.
“Làm như vậy lương tâm tôi sẽ cắn rứt lắm. Trong khi đó, xã hội còn nhiều người khó khăn, vất vả hơn tôi cần được giúp đỡ. Hơn thế, tôi đã mang nợ nhiều rồi, nhận thêm như thế, đến bao giờ tôi mới trả hết cái nợ ân tình này”, ông Tuấn tâm tình.
Xem thêm video: Những ngày rộn ràng trên cánh đồng mai Tết ở Sài Gòn
Trung Quốc tặng tiền để người dân ăn Tết tại chỗ
Lo lắng về sự bùng phát của Covid-19, chính quyền các địa phương ở Trung Quốc đang sử dụng phiếu quà tặng và tiền mặt để thuyết phục người lao động nhập cư không di chuyển trong dịp Tết Nguyên đán.
" alt="Người thợ hồ mất sạch tiền khi về quê ăn Tết xin không nhận thêm giúp đỡ">Người thợ hồ mất sạch tiền khi về quê ăn Tết xin không nhận thêm giúp đỡ