Nhóm nghiên cứu đến từ Viện công nghệ Massachusetts (MIT), đại học Georgia và Viện Thông tin Max Planck (Đức) này hiện đã có thể "huấn luyện" cho phần mềm nhận diện chính xác xem người dùng đang nhìn vào đâu trên màn hình điện thoại hoặc máy tính bảng.
Độ chính xác của phần mềm ngày càng được cải thiện theo thời gian khi hệ thống thu thập dữ liệu nhiều hơn. Để đạt được khả năng này, các nhà nghiên cứu đã tạo ra ứng dụng có tên GazeCapture, giúp thu thập dữ liệu về cách thức người dùng nhìn chiếc điện thoại trong các môi trường khác nhau.
GazeCapture sử dụng camera trước của điện thoại để ghi lại các chuyển động mắt. Dữ liệu sau đó sẽ được dùng để "huấn luyện" phần mềm iTracker (hiện đã chạy trên iPhone). Camera điện thoại sẽ ghi lại khuôn mặt người dùng, trong khi phần mềm sẽ phân tích các thông tin như vị trí, hướng đầu và mắt để xem người dùng đang tập trung vào điểm nào trên màn hình.
Theo nhóm nghiên cứu, tới nay đã có khoảng 1.500 người sử dụng ứng dụng GazeCapture. Khi số lượng người dùng tăng lên 10.000, độ chính xác về nhận dạng của iTracker sẽ được nâng lên cấp độ mới.
" alt=""/>Phần mềm giúp điều khiển smartphone bằng mắtTheo Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), hội nghị trực tuyến sơ kết hoạt động 6 tháng đầu năm và triển khai công tác 6 tháng cuối năm 2016 của ngành hải quan vừa được tổ chức.
Báo cáo của Tổng cục Hải quan tại hội nghị cho biết, với vai trò cơ quan thường trực triển khai Cơ chế một cửa quốc gia và Cơ chế một cửa ASEAN, Tổng cục Hải quan đã hoàn thành dự thảo Kế hoạch thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia giai đoạn 2016 - 2020; đồng thời phối hợp với các Bộ, ngành xây dựng 1 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, 4 Thông tư liên tịch hướng dẫn thực hiện thực hiện thủ tục hành chính thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
Đến cuối tháng 5/2016, Cơ chế một cửa quốc gia đã kết nối chính thức với 10/14 Bộ, ngành với 31 thủ tục, hơn 90.000 bộ hồ sơ và 6.000 doanh nghiệp tham gia. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã trình Chính phủ ban hành Nghị quyết 31/NQ-CP ngày 22/4/2016 phê duyệt Nghị định thư về khung pháp lý Cơ chế một cửa ASEAN. Đến nay, các nước vẫn đang thử nghiệm trao đổi dữ liệu, sẵn sàng để triển khai chính thức sau khi Nghị định thư có hiệu lực.
Đáng chú ý, trong 6 tháng đầu năm nay, công tác ứng dụng CNTT vào hoạt động nghiệp vụ và thực hiện Nghị quyết 36a của Chính phủ về Chính phủ điện tử cũng đã được đẩy mạnh. Cụ thể, đã có 73 TTHC được cung cấp trực tuyến mức độ mức độ 3 và 4, chiếm 44% tổng số TTHC công về hải quan. Đây là những TTHC cốt lõi, gồm thủ tục khai báo và thông quan hàng hóa, khai báo phương tiện vận tải đường biển, thanh toán thuế, phí và lệ phí. 56% còn lại tương ứng với 95 TTHC được cung cấp dịch vụ công mức độ 1 và 2, là các TTHC có số lượng doanh nghiệp xuất nhập khẩu thực hiện không nhiều.
Cũng tính đến cuối tháng 5/2016, Tổng cục Hải quan đã ký thỏa thuận hợp tác thu thuế xuất nhập khẩu bằng điện tử với 28 ngân hàng, với số thu chiếm 90,1% tổng số thu ngân sách nhà nước của hải quan. Đồng thời, trong thời gian qua, Việt Nam và Nhật Bản cũng đã phối hợp rà soát, đánh giá hiện trạng sử dụng từng chức năng của Hệ thống VNACCS/VCIS (hệ thống thông quan tự động - PV), kiến nghị giải pháp để sử dụng hiệu quả hệ thống.
" alt=""/>Cuối 2016, 114 TTHC lĩnh vực hải quan được cung cấp trực tuyến mức 4