Mới 17 tuổi,ĐôigiàycủangôisaoTâyBanNhatuổicógìđặcbiệerena so Lamine Yamal đã trở thành cầu thủ chủ chốt của La Roja và tỏa sáng tại giải đấu. Ngôi sao Barcelona đã ghi một bàn thắng trong trận bán kết gặp Pháp tại Euro 2024. Anh trở thành cầu thủ ghi bàn trẻ nhất cho Tây Ban Nha.
Đôi giày của ngôi sao Tây Ban Nha 16 tuổi có gì đặc biệt?
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo FCSB vs MU, 03h00 ngày 31/1: Quỷ đỏ hoan ca -
Tưởng chồng có lỗi, nhưng chính vợ đã tự làm tổn thương mìnhCái "không tôn trọng ba mẹ vợ" được mô tả là 5 năm làm rể nhưng anh rất hiếm khi gọi điện thăm hỏi ba mẹ chị, kể cả lễ tết không đưa được vợ con về thì ba mẹ vợ là người chủ động gọi điện thăm hỏi chàng rể.
Bố mẹ vợ muốn làm gương để chàng rể dần ứng xử lễ độ và tự nhiên hơn, nhưng chị thì khó chịu với thái độ thiếu quan tâm, tôn trọng bố mẹ mình như thế. Lâu lâu có dịp cả nhà về ngoại, trong khi mọi người tíu tít đi thăm hỏi họ hàng, hay trò chuyện hát hò vui vẻ cùng nhau... thì chồng chị cứ ru rú trong phòng, không giao tiếp với ai cả…
Bao nhiêu lần chị kéo anh ra chung vui với cả nhà, rồi thủ thỉ bên gối, nhỏ to phân tích... và chồng hứa sẽ thay đổi... và 5 năm rồi anh vẫn thế. Sau dịp nghỉ lễ 30/4 vừa qua chị thất vọng hoàn toàn và không muốn bỏ qua "tội" không giao lưu với nhà vợ của chồng nữa.
Tôi tỏ ý đồng cảm với chị về việc "chồng không giữ lời hứa sẽ thay đổi cách hành xử với nhà vợ". Với cách nghĩ thông thường ai cũng thấy anh chồng ít nhiều có lỗi, nhưng ở góc nhìn "nguyên nhân cốt lõi" sẽ thấy tổn thương này do chính người vợ gây nên vì chị không biết tha thứ, chị khao khát, mong cầu chồng thay đổi cách ứng xử với ba mẹ đẻ - và khi sự mong cầu, khao khát đó không được chồng đáp ứng thì chị cảm thấy bị đau đớn, tổn thương.
Với cách nghĩ thông thường nữa thì để chữa lành tổn thương cho vợ thì anh chồng cần thay đổi, và chị ấy cần tha thứ những thiếu sót của chồng suốt 5 năm vừa qua. Nhưng một lúc nào đó anh chồng sơ sót, vô tình hay hữu ý "tái phạm" lời hứa này với vợ thì chắc chắn sự tổn thương trong người vợ sẽ tăng gấp bội phần. Đó là vì tổn thương chưa từng được chữa lành, chỉ là chị ấy tạm bỏ qua và tiếp tục đặt thêm một kỳ vọng "chồng sẽ thay đổi". Nghĩa là sự tha thứ của người vợ là không nhìn vào nó nữa, ngó lơ với nó, hoặc "bọc" nó lại bằng một kỳ vọng khác (và sẽ đến lúc kỳ vọng mới lại sụp đổ khiến người vợ lại tổn thương hơn).
Cách duy nhất là chữa lành ở gốc rễ, người vợ cần dẹp bỏ đi những nhu cầu, kỳ vọng, mong đợi của chính mình và đón nhận người chồng như anh ta vốn thế.
Nhưng có "cái bẫy" rất dễ bị sập vào, đó là: Khi bạn bằng lòng chấp nhận bỏ đi những mong cầu của mình nơi chồng/vợ của mình (vì vô vọng và tổn thương quá) mà gọi đó là tha thứ - bạn sẽ có xu hướng đem nhu cầu ấy đi nơi khác để đáp ứng (vì nhu cầu của bạn luôn hiện diện, không tự mất đi, bạn cũng bất lực trong chuyện triệt tiêu nó). Vì vậy bạn mới có xu hướng đem sang con cái, bạn bè, đồng nghiệp, hay người thứ ba, thứ tư gì đó.
Ví dụ chồng bạn không tôn trọng bạn như mong muốn, bạn sẽ đi tìm sự tôn trọng đó từ con cái. Hay khi vợ không đề cao người chồng như kỳ vọng, thì người chồng sẽ đi tìm sự đề cao ấy từ nhân viên, bạn bè, thậm chí từ người phụ nữ khác.
Nghĩa là bạn không thật sự tha thứ cho người kia, cũng chẳng phải dẹp bỏ nhu cầu của mình, mà chỉ là khỏa lấp, hoặc "dời" sang chỗ khác, và không sớm thì muộn bạn lại tiếp tục thất vọng và đớn đau.
Xét cho cùng bạn không có quyền tha thứ cho ai cả, vì bạn cũng ít nhiều có lỗi, cũng cần được tha thứ rất nhiều lần trong đời vì những thiếu sót, sai phạm, lỗi lầm của mình.
Về nhận thức thì tha thứ cho nhau chính là tự giải thoát cho chính mình. Nhưng việc thực hành tha thứ lại không mấy dễ dàng (dù không phải do bạn chưa thật sự cố gắng mở lòng để buông bỏ, để bao dung, để đón nhận, để chuyển hóa những nỗi đau của mình).
Vấn đề là bạn chưa biết tổn thương ai đó đã gây ra cho mình bắt nguồn từ đâu? Và khi chưa nhìn ra tận cùng nguyên nhân gốc rễ thì bạn khó có thể tha thứ đúng nghĩa, mà chỉ đổi góc nhìn và chỉ "khoác" lên màu sắc tích cực cho vấn đề mà thôi.
Vậy nguyên nhân gốc rễ thật sự của những tổn thương mà người khác gây ra cho bạn ở đâu?
Bạn hãy thử bước ra khỏi những tổn thương, nỗi đau của mình để quan sát. Bạn sẽ thấy chính sự mong cầu, kỳ vọng, hay nhu cầu của bạn không được một ai đó thỏa mãn, đáp ứng, hay một điều gì đó diễn ra không như ý của mình thì bạn sẽ dỗi hờn, bực bội, nặng nề hơn là tức giận, hận thù...
Bạn không thể tha thứ cho người khác và đương nhiên sẽ không thể giải thoát cho chính mình. Và nếu bạn cố ra sức tìm kiếm những điều thiếu hụt ở chồng, ở những người đang đầy thiếu hụt, đầy tổn thương và nỗi đau... thì sẽ không thể chữa lành tổn thương được.
Theo Gia đình và Xã hội
Đêm tân hôn nhận cái tát cháy má từ chồng chỉ vì 'hụt vàng'
Hôn nhân chưa được 1 ngày nhưng tất cả bản chất xấu xí trong con người Long đều bộc lộ hoàn toàn trước mắt vợ.
"> -
Trích đoạn vở “Tiền là số 1?”: Khán giả khóc, cười theo Mỹ Uyên trong kịch Tiền là số 1?Sau thời gian dài im ắng, sân khấu kịch 5B trở lại với không khí náo nhiệt, rộn ràng của những tác phẩm mới. NSƯT Mỹ Uyên, tên tuổi của ‘bà trùm’ gắn liền với sân khấu 5B, bận đến không kịp thở. Thật khó tin người phụ nữ với dáng người nhỏ nhắn này đã tham gia hầu hết những khâu tập, dựng đến tổ chức công diễn. Cô cùng cả ekip đã làm ráo riết mọi thứ để các vở mới kịp ra mắt đúng ngày ấn định.
Mỹ Uyên – linh hồn của sân khấu 5B
“Tiền là số 1?” là tác phẩm mới của đạo diễn Công Danh, kể về đôi trai gái Phèn (Hoàng Ngọc Sơn) và Lúa (Mỹ Uyên). Cả hai yêu nhau, lấy nhau, từ quê ở Sa Đéc lên Sài Gòn lập nghiệp, cái đói nghèo vẫn đeo bám họ. Phèn đi hát rong còn Lúa bán vé số. Bước ngoặc xảy ra khi 5 tờ vé ế của Lúa trúng độc đắc, hai vợ chồng chính thức đổi đời. Phèn mua nhà mới, mở một khách sạn trên Đà Lạt, sống giàu sang “không thiếu thứ gì”.
10 năm sau, khi lên Đà Lạt giám sát, Phèn đổ gục trước nhan sắc của Hồng (Phương Linh). Anh ngoại tình, ngày càng lạnh nhạt với vợ. Khi bị phát hiện, Phèn đuổi Lúa ra khỏi nhà để thoải mái ở bên người mới. Nghe lời Hồng dỗ ngọt, Phèn sang tên khách sạn và căn nhà cho vợ mới. Khi Hồng bất ngờ lật lọng, Phèn mới biết tất cả là âm mưu của cô và người bạn thân tên Tửng (Quốc Thịnh) ngay từ đầu.
Mỹ Uyên diễn hay, tinh tế. 90% thời lượng của vở diễn ra khá tốt dù dễ đoán. Motif “sang đổi vợ” không có gì mới, kịch bản từ đầu đến gần cuối vở đều đi theo đúng hình dung thông thường. Tuy nhiên, diễn xuất của Mỹ Uyên làm nhân vật Lúa trở nên đặc sắc.
Mỹ Uyên là số ít diễn viên có tuổi có thể vào ‘ngọt’ vai thiếu nữ 16. Ngoài đời, nữ diễn viên sắc sảo, thậm chí thét ra lửa nhưng đóng vai gái quê lại rất ‘phèn’.
Lúa là nhân vật kiểu mẫu phụ nữ Việt tự đưa cổ mình vào tròng bất hạnh. Mở màn, cảnh Lúa cầm hai con cào cào lá, ngây ngô nói: “Con râu dài bay cao, con râu ngắn bay thấp” như ngầm dự đoán về đường đời của mình và Phèn sau này. Nếu tinh ý, khán giả sẽ thấy Phèn “sang đổi vợ” chứ không “giàu đổi bạn”, vì Tửng thích nghi nhanh sau bước ngoặt đổi đời của vợ chồng Phèn, tỏ ra hữu ích với Phèn để được ở cạnh và hưởng sái sự giàu sang.
Trong khi đó, 10 năm sau, Lúa vẫn ngốc nghếch, ngây ngô. Cô không thay đổi gì ngoài chiếc váy đẹp, không cập nhật thêm gì cho mình dù điều kiện sống đổi khác. Chi tiết Lúa nấu súp măng cua đợi chồng về hoặc tặng chồng hai con cào cào lá đều cho thấy rõ điều đó.
Ở phân cảnh Phèn chán chường đá tung bát súp và hai con cào cào lá, NSƯT Mỹ Uyên diễn xuất thần. Cô không khóc ngay mà nhìn trơ trơ vào hư không một lúc, khi hai tay vẫn quơ quào dọn bát súp, nhặt lại con cào cào. Lúa khóc không ra tiếng vì sợ Phèn thức giấc nghe thấy và cách Mỹ Uyên diễn cảnh khóc câm dường như không thể đạt hơn.
Một phân cảnh khác là khi Lúa bị đuổi khỏi nhà, cô sững ra, nhìn quanh quất mái ấm 10 năm lần cuối rồi mới thất thểu bước đi. Không rõ đây là sáng tạo riêng của Mỹ Uyên hay dụng ý tác giả nhưng những chi tiết nhỏ này lại tạo nên sức hút riêng biệt cho vai diễn.
Cái kết hụt hẫng
Bên cạnh Mỹ Uyên, Quốc Thịnh cũng diễn xuất ‘nặng ký’ không kém. Miếng hài từ cử chỉ, lời nói của Quốc Thịnh tự nhiên như thể hài từ trong máu ra. Nhưng lối diễn của anh nhiều phần khiến khán giả nhớ tới danh hài Minh Nhí.
Hoàng Ngọc Sơn và Phương Linh phong độ chưa ổn định. Chẳng hạn, Hoàng Ngọc Sơn diễn vai trai quê cộc tính lại chưa đủ ‘quê’, nhưng khi trở thành “người nghèo tập làm sang” lại lố lăng khá duyên dáng.
10% thời lượng cuối dành cho kết vở khá hụt hẫng khi tất cả ân oán tình thù 10 năm chỉ là một giấc mơ giữa ban trưa của Phèn. Trong thơ ca, “giấc mơ ban ngày” hàm nghĩa viễn vông, thường để mô tả khoảng cách quá xa giữa những khát vọng sâu thẳm nhất trong tâm khảm của con người (như giàu sang, vĩ đại…) và cuộc sống thực tại.
Giấc mơ ban ngày của Phèn phản ánh thông điệp: sự giàu sang không do lao động mà có vốn phù phiếm, không vững bền. Ngay cả hiện nay, trong đời thực, kiểu giàu “trên trời rơi xuống” chưa bao giờ thuần túy là một món hời, niềm hạnh phúc vẹn toàn, mỹ mãn.
Để gói câu chuyện vào giấc mơ như vậy, tác phẩm khai thác sâu, khéo và tinh tế hơn. Tuy nhiên, đổi lại một thông điệp thì cái kết này chưa thực sự đắt. Sau khi kéo màn, Mỹ Uyên có nói thêm: “Cả ekip chúng tôi đã làm ráo riết để kịp ra mắt đúng dịp mùa mưa một vở kịch vui vui”. Có thể, kết thúc như vậy giúp vở kịch vui đúng nghĩa, nhưng vô hình trung phủi sạch những bình bàn trong 90% thời lượng trước đó. Nếu 10 năm của vợ chồng Phèn – Lúa chỉ là một giấc mơ thì vô thưởng vô phạt, không có gì để rút ra hay chiêm nghiệm.
Buồn cười hơn, khi thức giấc, Phèn sợ hãi với những gì gợi nhắc đến giấc mơ. Anh kêu lên mình không cần giàu sang, có trúng số cũng không thèm. Khi nghèo, Phèn oán trách Trời. Khi giàu, Phèn đổ lỗi cho đồng tiền trong khi cốt lõi của câu chuyện là chính tư duy, thái độ sống của con người. Phèn cũng là một nhân vật điển hình cho những người nghèo với tư duy đổ lỗi thường gặp.
Kết cấu vòng lặp khi Lúa lại trúng số; rồi một cô gái quê có gương mặt giống Hồng đến nhà Phèn – Lúa xin ở nhờ mở ra nhiều viễn cảnh để khán giả thỏa sức tưởng tượng về cái kết mở. Cảnh náo loạn kết vở khiến người xem cười, nhưng là cười gượng.
Gia Bảo
Huyền tích dân gian về vua Lý Công Uẩn lên sân khấu kịch
Ngày 17/6, Sân khấu Lệ Ngọc chính thức khởi công vở kịch “Huyền thoại gò Rồng Ấp” - vở diễn kể về sự ra đời của vua Lý Công Uẩn.
"> -
Nhắc tới Siu Black, có lẽ ai cũng nghĩ ngay tới biến cố nợ nần của chị cách đây 5 năm. Chị bị đồn nợ hàng chục tỷ đồng. Nhiều người cũng tò mò không biết hiện Siu Black đã trả hết nợ hay chưa. Hai con trai phụ Siu Black trả nợ hàng thángSiu Black cho biết, chị cùng 2 con vẫn đang phải trả nợ. Giấc mơ về một ngôi nhà riêng cho 3 mẹ con chị còn quá xa vời. Tuy nhiên, chị không muốn nghĩ ngợi quá nhiều bởi đời người chỉ sống có một lần. Thay vào đó, chị sống đơn giản và lạc quan hơn.
Hai con trai Siu Black đã lớn, có công việc ổn định giúp mẹ trả nợ hàng tháng.
Khi xảy ra biến cố, các con của chị còn ít tuổi nên Siu Black chỉ biết chịu trận một mình. Sự nghiệp của chị gần như chấm dứt, Siu Black lại về với gia đình chị Hai của mình."Tôi trở về sống cùng với chị, làm lại những việc đã cũ, nuôi lợn, nuôi gà và cũng có thể giã gạo. Tôi cũng phụ gia đình làm nương rẫy, trồng cà phê, cao su, bán nấm linh chi, nội trợ… Tôi là người sống giản dị, không có nhu cầu tiêu pha nhiều nên cảm thấy vừa đủ", Siu Back nói về cuộc sống hiện tại.
Hồi tưởng lại, Siu Black kể, nhiều người thấy chị lúc nào cũng sôi nổi, cười đùa tếu táo, căng tràn nhựa sống nhưng ít ai biết chị đã trải qua một quá khứ nghiệt ngã. Chị sinh ra trong một gia đình có 10 anh chị em. Năm 10 tuổi, Siu trở thành trẻ mồ côi khi lần lượt mất đi cả cha lẫn mẹ. Từ đó, chị Hai phải đứng ra cưu mang và nuôi dưỡng 9 đứa em. Em nhỏ nhất khi đó mới 2 tuổi.
Hiện tại, Siu Black thỉnh thoảng đi hát ở nhà thờ tại quê nhà. Siu Black kể, tuổi thanh xuân, chị cũng có một mối tình khiến nhiều người ngưỡng mộ, nhưng sau hơn 10 năm làm vợ chồng, có với nhau hai mặt con trai, cả hai đã đường ai nấy đi. Siu Black trở thành người mẹ đơn thân, một mình vật lộn với những gánh nặng của cuộc sống.
Siu Black khoe, hai con trai của chị đã trưởng thành, một cháu (30 tuổi) mở chung với bạn quán vi tính, một cháu (28 tuổi) là thầy dạy võ tại Kon Tum. Có thu nhập, cả hai con trai đều trích tiền đưa chị để chị lo chợ búa, thuốc thang và hỗ trợ mẹ trả nợ một phần.
Vui hơn, vào tháng 5, chị đã tổ chức hôn lễ cho con trai cả. "Cháu yêu lần đầu và kết hôn luôn đó. Sau đám cưới, cháu sống cùng gia đình vợ theo chế độ mẫu hệ của người Tây Nguyên. Như vậy cũng là vui lắm rồi. Trước đó, tôi còn lo không có ai dám thương con vì hoàn cảnh của mình như thế này", Siu Black nghẹn ngào.
Chị hài lòng với cuộc sống hiện tại dù còn nhiều khó khăn. Bản thân Siu Black ở thời điểm hiện tại, ngoài việc đi hát nhà thờ, chị cũng được một số đài truyền hình mời biểu diễn. Mức thu nhập không cao nhưng đối với người nghệ sĩ, được gặp lại khán giả và cảm nhận được nhiều người vẫn còn thương quý mình là chị thấy vui và hạnh phúc rồi.
Hiện Siu Black khác xưa nhiều nhưng chị vẫn hay cười, nụ cười thương hiệu chốc chốc lại bật ra đầy sảng khoái.
Hà Lan
Siu Black chia tay bạn trai, từng muốn chết khi vỡ nợ hàng tỷ đồng
Lần đầu tiên sau 5 năm trải qua biến cố vỡ nợ, Siu Black mới có thể bình tĩnh ngồi kể lại những khó khăn mà chị từng trải qua.
">