Siêu máy tính dự đoán PSG vs Brest, 03h00 ngày 20/2
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo HNK Vukovar vs Rudes Zagreb, 21h00 ngày 19/2: Cơ hội leo đỉnh -
Đầu tư bất động sản không còn kiểu ‘ném’ tiền và chờ tăng giáBản thân doanh nghiệp cũng có kế hoạch cắt giảm nhân sự, tối ưu hóa chi phí; lựa chọn kinh doanh các sản phẩm phục vụ nhu cầu ở thật có giá trị và chất lượng.
Đầu tư bất động sản thời gian tới sẽ không còn mức lời cao chỉ với hình thức mua bất động sản và chờ tăng giá. (Ảnh: Hoàng Hà) Liên quan đến các sản phẩm đầu tư, ông Cao cho rằng, phải hướng đến sản phẩm có giá trị, khả năng sinh lời thực sự từ việc kinh doanh, dịch vụ… chứ không thể đầu tư bất động sản theo kiểu "ném" tiền vào để đó, chờ tăng giá.
“Những địa phương có GDP cao, những bất động sản chưa tăng giá nóng sẽ có nhiều cơ hội, dư địa phát triển. Những bất động sản vùng ven, ở các tỉnh chỉ đầu tư, đầu cơ để đấy, không có nhu cầu ở thật hay những bất động sản đầu tư theo ‘sóng’ quy hoạch, những sản phẩm dùng quá nhiều đòn bẩy tài chính… sẽ giảm giá”, ông Cao nhận định.
Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển nhận định, trong triển vọng 2024 - 2025 và nhiều năm tới, rất khó quay trở lại kinh doanh, đầu tư bất động sản kiểu cũ với mức lời cao trên 20 - 30%/năm chỉ với hình thức mua bất động sản và chờ tăng giá.
Theo ông, những khu đất không thể đô thị hóa, tức khó hình thành cộng đồng cư dân đến ở hoặc không thể khai thác du lịch đông, không thể khai thác cho thuê sản xuất kinh doanh như kho bãi, nhà máy, bến cảng... hầu như sẽ chỉ đứng giá và giảm.
Nhận định thị trường bất động sản có khả năng phục hồi dần vào quý IV/2023, chuyên gia kinh tế Cấn Văn Lực cho hay, dòng vốn rất quan trọng, Ngân hàng Nhà nước sẽ phân bổ hạn mức tín dụng và khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp được tháo gỡ, việc huy động vốn từ kênh này với doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn.
Cùng với đó, thị trường chứng khoán sẽ phục hồi nhẹ, dự báo tăng 10-15%. Điều này có tính liên thông tích cực đối với thị trường bất động sản.
Do đó, theo ông Lực, quý I và quý II/2023 là thời điểm mua bất động sản tương đối thích hợp.
Bất động sản gắn với nhu cầu thực như nhà ở, đất nền hay các sản phẩm đất ở, nhà ở xung quanh khu công nghiệp phục vụ cho chuyên gia, công nhân khu công nghiệp… là một số gợi ý sản phẩm đầu tư theo quan điểm của vị chuyên gia này.
khống chế giá trần từng phân khúc bất động sản ?Khi bất động sản phục hồi sẽ giúp kích thích sự tăng trưởng kinh tế nói chung, ông Nguyễn Vũ Cao kỳ vọng sang đầu quý II thị trường bất động sản sẽ phục hồi trở lại. Tất cả ngành nghề đều được Chính phủ kiểm soát giá thành để đảm bảo thị trường cân bằng, không bị lạm phát, suy thoái.
“Giá bất động sản cần kiểm soát chặt chẽ hơn để không xảy ra giá chỗ nóng, chỗ lạnh quá mức. Cùng với đó, Chính phủ cũng cần kiểm soát năng lực chủ đầu tư, nhà thầu thi công tránh những chủ đầu tư làm ăn ‘chộp giật’ ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua.
Các chính sách pháp luật sửa đổi, điều chỉnh tránh chồng chéo. Bộ Xây dựng nên đưa ra các quy định kiểm soát loại hình nhà ở, kiểm soát chất lượng. Quảng cáo dự án của nhiều chủ đầu tư vẫn còn tình trạng ‘treo đầu dê, bán thịt chó’ nên cần quản lý, giám sát chặt chẽ hơn nữa”, ông Cao nhấn mạnh.
Vị lãnh đạo này cũng kiến nghị, cần có cơ chế kiểm soát giá thành, khống chế giá trần trong từng phân khúc bất động sản, khu vực để tránh tình trạng "đẩy" giá, "thổi" giá. Cần đảm bảo cân bằng nguồn cung - cầu để đảm bảo an sinh xã hội.
“Nên phân bổ giải ngân tài chính cho các chủ đầu tư được xếp hạng đánh giá uy tín. Cần có bảng xếp hạng chủ đầu tư dựa trên các tiêu chí kinh nghiệm triển khai dự án, năng lực thực hiện dự án, sức khỏe tài chính, năng lực quản trị…”, ông Cao kiến nghị thêm.
"> -
Vẻ hoang vắng bên trong các ‘đô thị ma’ ở Trung QuốcCác toà nhà cao tầng ở “thành phố ma” Kangbashi. Bên cạnh những đô thị nhộn nhịp, tại Trung Quốc có không ít thành phố xây dựng dang dở, thậm chí một số nơi có nhiều toà nhà và công trình bị bỏ hoang.
Theo tờ Insider, Trung Quốc có khoảng 65 triệu ngôi nhà bỏ trống vào năm 2020. Số nhà này có thể đáp ứng cho dân số của cả nước Pháp.
Một dự án chung cư bỏ hoang gần Thượng Hải. Sự bùng nổ xây dựng tại Trung Quốc bắt đầu từ cuối những năm 1990. Những thửa đất nông nghiệp lớn ở nông thôn bị thu hồi để phát triển đô thị. Đây là cách các lãnh đạo địa phương thúc đẩy tăng trưởng kinh tế “giả tạo” nhằm rộng đường thăng tiến.
Các căn hộ chung cư nhanh chóng về tay giới đầu tư, những người không có nhu cầu ở thực, và giá liên tục tăng. Điều này dẫn đến “bong bóng” bất động sản và các khu đô thị vắng người ở.
Khu dân cư thưa người sống tại Baodi, gần Bắc Kinh. GS.Max Woodworth - Chuyên gia về đô thị hóa Trung Quốc cho biết, các nhà phát triển và người mua nhà ở Trung Quốc luôn tin rằng giá trị tài sản của họ sẽ tăng đều đặn. Họ mặc nhiên các khu đô thị sẽ đông dân theo thời gian và giá nhà không thể giảm.
Tuy vậy, giá nhà ở Trung Quốc đã giảm mạnh hơn năm qua khi khủng hoảng bất động sản tại nước này ngày càng sâu rộng.
GS.Max Woodworth cho hay, các địa phương thu được khoản tiền lớn khi cho các nhà phát triển thuê đất. Để ngăn chặn việc xây dựng các “đô thị ma” ở Trung Quốc cần có sự thay đổi rất lớn trong nền kinh tế chính trị.
Một con đường không có xe cộ ở Kangbashi. Một trong những “thành phố ma” nổi tiếng nhất ở Trung Quốc là Kangbashi, thuộc Khu đô thị Ordos tại Khu tự trị Nội Mông.
Thành phố có kiến trúc đẳng cấp thế giới và những quảng trường công cộng xa hoa này dự kiến sẽ có 1 triệu người sinh sống. Nhưng đến năm 2016, nơi này chỉ có 100.000 dân.
Theo Nikkie, Kangbashi đã thu hút nhiều dân hơn sau khi các trường học hàng đầu được dời về thành phố.
Một nhà hát bỏ hoang ở Tianducheng. Trong khi đó, TP.Tianducheng được xem là sự thất bại về đô thị hoá. Nằm ở ngoại ô Hàng Châu, các thửa đất nông nghiệp đã được biến thành “Paris của Trung Quốc”.
Xây dựng vào năm 2007, nơi đây có một bản sao thu nhỏ của tháp Eiffel và đài phun nước như ở Vườn Luxemburg.
Tuy vậy, rất ít người dân chuyển đến và thành phố bị bỏ hoang ngoài khách du lịch ban ngày từ các thành phố lân cận muốn có một bức ảnh trước bản sao tháp Eiffel.
Vẻ hoang vắng trên một con đường ở Chenggong. Còn tại Chenggong, gần Côn Minh, có rất ít dấu hiệu của cuộc sống đô thị trong nhiều năm. Nơi đây có nhiều đại lộ nhưng thưa vắng xe cộ và không ít toà nhà cao tầng bỏ trống.
Gần đây, Chenggong đã nhộn nhịp hơn khi chính phủ dời các trường đại học và các khu hành chính về đây.
Dù một số “đô thị ma” của Trung Quốc được hồi sinh nhờ các chính sách của chính phủ nhưng nhiều nơi vẫn rất đìu hiu.
Choáng ngợp với hiệu ứng thị giác của chuỗi hiệu sách nổi tiếng nhất Trung Quốc
Trung Thư Các được coi là chuẩn mực cho sự chuyển mình của các hiệu sách truyền thống nước này. Hiệu ứng thị giác do cách thiết kế sắp đặt không gian bên trong ẩn chứa nhiều triết lý sâu sắc về tiếp cận thi thức."> -
Bộ Y tế: Nhầm liều thuốc là sự cố y khoa hay gặp nhất trong dược lâm sàngPGS.TS Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế. Liên quan tới thuốc, thống kê của WHO chỉ ra có tới 12% tổng số người bệnh gặp sự cố từ kê đơn. 6-7% người bệnh nội trú gặp sự cố có liên quan tới thuốc. 30% người bệnh gặp sự cố khi dùng 5 loại thuốc trở lên.
Tại Anh, tỷ lệ đơn thuốc có sai sót là 5%, ở Arab Saudi là 20%, ở Mexico lên tới 58%. Trong đó, kê đơn sai liều lượng chiếm 27,6%.
Tại Việt Nam, từ năm 2019 đến tháng 8/2022, tính chung trên cả nước, có 35% bệnh viện triển khai báo cáo sự cố y khoa, riêng tuyến Trung ương cao nhất với hơn một nửa số bệnh viện báo cáo.
Theo thống kê, gần 100.000 sự cố y khoa được 540 bệnh viện (ngành, thuộc Bộ Y tế, tuyến tỉnh, tuyến huyện, tư nhân) ghi nhận qua các năm. Trong số này, có tới 50.100 sự cố được bệnh viện tuyến tỉnh báo cáo; gần 13.000 sự cố y khoa tại bệnh viên trực thuộc Bộ (tuyến Trung ương).
Triển khai báo cáo sự cố y khoa qua các năm tại Việt Nam từ năm 2019 đến tháng 8/2022. Nguồn: Bộ Y tế Nhầm liều, nhầm thuốc là sự cố dược lâm sàng gặp nhiều nhất
Sự cố gặp nhiều nhất trong dược lâm sàng ở nước ta là nhầm liều, chiếm 20% tổng số sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến Trung ương và 18,5% tổng sự cố về thuốc tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Riêng tại bệnh viện tuyến huyện, nhầm thuốc là sự cố gặp nhiều nhất với 23,7%; nhầm liều là sự cố xếp thứ 2 với 10%.
Trước thực tế này, ông Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh, bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần kê đúng thuốc, đúng người, đúng bệnh. “Chỉ được kê đơn thuốc sau khi đã có kết quả khám, chẩn đoán bệnh. Kê đơn thuốc phù hợp với chẩn đoán bệnh và mức độ bệnh. Việc kê đơn thuốc phải đạt được mục tiêu an toàn, hợp lý và hiệu quả”, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nói.
Người bệnh trước khi sử dụng thuốc cũng cần biết thông tin về thuốc, kiểm tra liều và thời gian sử dụng, hỏi lại nhân viên y tế nếu chưa hiểu rõ.
'Quen ai không, có phong bì không?', câu hỏi phổ biến nhất khi đi bệnh việnThực tế trước khi đi bệnh viện khám, chữa bệnh, không ít bệnh nhân hay người nhà có 2 câu hỏi phổ biến nhất: “Có quen ai không?” và “Có phải phong bì không?”.">