Hà Nội yêu cầu giảm áp lực khi tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-UBND về tăng cường công tác chỉ đạo,àNộiyêucầugiảmáplựckhitổchứckỳthitốtnghiệpTHPTnăviệt nam mấy giờ đá phối hợp, tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, giáo dục nghề nghiệp năm 2025
Ông Trần Sỹ Thanh yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện chủ động nâng cao chất lượng dạy và học, chuẩn bị các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi.
Sở GD-ĐT được giao hướng dẫn, kiểm tra việc đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra với học sinh lớp 12; không để thầy trò và các trường bị động, gặp khó trước kỳ thi. Sở cũng cần cung cấp chính xác và đầy đủ thông tin về kỳ thi, hướng dẫn để các trường chuẩn bị chủ động; công tác thông tin, truyền thông phải kịp thời.
Ngoài ra, ông Trần Sỹ Thanh cũng yêu cầu kỳ thi phải được tổ chức theo hướng giảm áp lực, giảm chi phí; Các quận, huyện cùng cơ quan chuyên môn cần phối hợp đồng bộ, chặt chẽ, kịp thời, chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện, nhất là phương án ứng phó với tình huống bất thường; bảo đảm an ninh trật tự, an toàn tại các địa điểm thi.
Năm 2025, thí sinh thi tốt nghiệp THPT với 4 môn, gồm 2 môn bắt buộc là Toán và Ngữ văn; 2 môn lựa chọn nằm trong các môn học sinh được học ở THPT, gồm Hóa học, Vật lý, Sinh học, Địa lý, Lịch sử, Giáo dục kinh tế và pháp luật, Tin học, Công nghệ và Ngoại ngữ (Anh, Đức, Nga, Nhật, Pháp, Trung, Hàn).
Điểm thi và điểm học bạ THPT được kết hợp theo tỷ lệ phù hợp để xét công nhận tốt nghiệp cho học sinh. Các trường đại học được khuyến khích sử dụng điểm kỳ thi này để tuyển sinh.
Theo dự thảo quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng 2025, Bộ GD-đề xuất giảm chỉ tiêu xét tuyển sớm của các trường xuống 20%, đồng nghĩa với việc 80% chỉ tiêu còn lại dành cho xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp THPT.
Hàng năm, Hà Nội là địa phương có số lượng thí sinh tham dự kỳ thi tốt nghiệp THPT đông nhất, chiếm khoảng 10% tổng số thí sinh cả nước.