Lịch thi đấu bóng đá hôm nay 27/2: Sevilla vs Barcelona
相关文章
- 、
-
Nhận định, soi kèo Nice vs Lens, 23h00 ngày 8/2: Cân bằng -
- Với quyết định bổ nhiệm mới đây của Viện trưởng Viện toán học, Phạm Hoàng Hiệp trở thành giáo sư (GS) trẻ nhất của Việt Nam và là người duy nhất của ngành Toán học đủ tiêu chuẩn được công nhận GS năm 2017. Không tính trường hợp nhà toán học Ngô Bảo Châu và Vũ Hà Văn (làm việc tại Mỹ và Pháp) được Hội đồng chức danh GS Nhà nước "công nhận đặc cách" ở tuổi mới ngoài 30, tính đến hiện nay, Phạm Hoàng Hiệp là người trẻ nhất được công nhận đủ tiêu chuẩn chức danh GS ở tuổi 36. Cách đây 7 năm, anh cũng từng được công nhận chức danh PGS.
GS Phạm Hoàng Hiệp Phạm Hoàng Hiệp (sinh năm 1982, quê Hải Dương) tốt nghiệp Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2004; bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Umea, Thụy Điển năm 2008, và luận án tiến sĩ khoa học tại Đại học Aix-Marseille, Pháp năm 2013. Từ năm 2005 đến năm 2014, anh là cán bộ giảng dạy tại khoa Toán- Tin của Trường ĐH Sư Phạm Hà Nội. Từ năm 2015, anh là cán bộ Viện Toán học, thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam.
GS Hiệp là nhà toán học Việt Nam ở trong nước đầu tiên có bài đăng trên tạp chí Acta Mathematica - tạp chí được xếp hạng cao nhất theo chỉ số ảnh hưởng và chỉ số trích dẫn năm năm trong danh mục 302 tạp chí ngành toán lý thuyết của cơ sở dữ liệu ISI.
Tính tới nay, anh và các đồng nghiệp đã có 38 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí khoa học chuyên ngành và một quyển sách chuyên khảo.
Hiện, GS Hiệp đang tham gia như là một thành viên trong Ban biên tập của tạp chí Acta Mathematica Vietnamica.
GS Hiệp đã được tặng nhiều danh hiệu và giải thưởng như: Gương mặt trẻ Việt nam tiêu biểu năm 2011, Giải nhất giải thưởng khoa học của Trường đại học sư phạm Hà Nội năm 2013, Giải thưởng Viện Toán học năm 2013, Giải thưởng Tạ Quang Bửu dành cho nhà khoa học trẻ năm 2015, thành viên trẻ của Viện Hàn lâm khoa học Thế giới thứ ba (2016-2020).
GS Phạm Hoàng Hiệp cũng vừa được Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam bổ nhiệm làm giám đốc Trung tâm quốc tế đào tạo và nghiên cứu toán học, còn gọi là Trung tâm toán học UNESCO.
Theo anh Hiệp, trung tâm này ra đời dựa trên thỏa thuận giữa Chính phủ và UNESCO là nhằm đào tạo các tài năng toán học của Việt Nam và các nước trong khu vực Đông Nam Á cùng một số nước ở châu Phi. Trung tâm này sẽ phối hợp Học viện Khoa học và Công nghệ đào tạo sau đại học.
“Định hướng của trung tâm cũng giống với tâm huyết của tôi. Sau quãng thời gian giảng dạy ở trường sư phạm hơn 10 năm tôi rất tâm huyết và thích thú với việc đào tạo các tài năng toán học và đó cũng là lý do mà tôi nhận lời với vị trí này”, GS Hiệp chia sẻ.
- Anh kỳ vọng mình sẽ mang lại được điều những gì cho trung tâm?
Tôi kỳ vọng sẽ xây dựng được chương trình thật tốt để đào tạo những người giỏi toán, có trình độ, sau này có thể góp phần tạo ra đội ngũ giảng viên cho các trường đại học, hoặc có thể làm cho các công ty về ứng dụng toán học.
Hiện, ở Việt Nam lĩnh vực ứng dụng toán học chưa thực sự phát triển nên chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm thế giới.
- Chương trình này anh sẽ xây dựng với một số người hay chỉ một mình?
Sẽ có nhiều người và có thể có cả hội đồng khoa học. Mình chỉ là người tìm hiểu và rồi đề xuất, sau đó phải hỏi ý kiến của hội đồng khoa học tập thể và lựa chọn theo những góp ý. Trên thế giới có nhiều chương trình, như vậy sẽ nhiều người tham gia vào chứ không phải chỉ mình tôi. Tức khi có một ý tưởng như vậy, đầu tiên mỗi người phải đi tìm những chương trình của các nước, xong đem về nghiên cứu xem như thế nào, có phù hợp ở Việt Nam, có người dạy được môn đó hay không,…
- Trung tâm sẽ có mối liên hệ gì với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán (VIASM) như thế nào?
Với Viện Nghiên cứu cao cấp về toán thì chủ yếu hỗ trợ nghiên cứu khoa học, tức giảng viên các trường đại học, các viện nghiên cứu đến VIASM làm việc trong thời gian ngắn và thực hiện công việc nghiên cứu khoa học. Còn trung tâm của chúng tôi thiên về đào tạo các bạn trẻ, tất nhiên cũng có cả nghiên cứu khoa học. Trung tâm sẽ có chương trình học tốt và sẽ tìm những người dạy tốt để dạy cho các bạn đó.
Việc đào tạo, chúng tôi sẽ phối hợp với Học viện Khoa học và Công nghệ (đơn vị có chức năng đào tạo) để đào tạo sau đại học.
- Được biết, anh từng quyết định rời Trường ĐH Sư phạm Hà Nội về với Viện Toán học để có thể chuyên tâm hơn với việc nghiên cứu khoa học. Giờ phải quay lại công việc đào tạo, bản thân anh có sợ lại rơi vào trạng thái cũ?
Viện nghiên cứu là cơ quan thuần túy nghiên cứu nên có tất cả các bộ phận chuyên nghiệp tập trung, hỗ trợ cho việc nghiên cứu và tổ chức nghiên cứu khoa học. Trường đại học cũng có nghiên cứu nhưng thực hiện công tác giảng dạy là chính và khi thực hiện 2 nhiệm vụ cùng lúc nên không thể nào chuyên nghiệp.
Ở trường sư phạm, tôi từng được phân dạy hệ chất lượng cao thì công việc giảng dạy rất tốt, nhưng đôi khi mình không được thực hiện theo ý muốn của mình, rằng xây dựng một chương trình khoa học và mình có thể đi nghiên cứu các chương trình giảng dạy các nước, đem về xem độ phù hợp với tình hình Việt Nam.
Kia là giảng dạy theo nghĩa là có chương trình rồi và giờ dạy cái đó. Còn giờ đây, trung tâm sẽ nghiên cứu xem chương trình nào tốt nhất, tức là mình có thể vận dụng tri thức hiểu biết của mình để giúp có những chương trình đào tạo tốt nhất. Việc này sẽ được chủ động hơn.
- Giờ đây phải trở thành người tổ chức nghiên cứu khoa học, anh có lo ngại điều này sẽ tác động đến năng suất và hiệu suất nghiên cứu khoa học của bản thân?
Tất nhiên công việc này là việc tổ chức nghiên cứu, quản lý nhưng vẫn thuộc về khoa học nên tôi nghĩ sẽ không ảnh hưởng nhiều đến bản thân. Song tất nhiên là sẽ mất thời gian hơn, nhưng điều này không đáng lo vì giờ đây chúng ta làm việc theo nhóm.
- Việc quản lý ở nước ta thường mất nhiều thời gian và thủ tục cho những việc “nặng” hành chính. Anh có sợ bản thân sẽ bị sa lầy vào các công tác hành chính đó?
Tôi nghĩ vị trí hẹp thì không sao. Nhưng tôi cũng nghĩ thực ra nếu làm việc đó mà cảm thấy thiết thực và mang lại điều tốt cho mọi người, giúp được nhiều người khác thì cũng là việc tốt chứ không có vấn đề gì. Tôi nghĩ ở cương vị nào mình cũng cần phải thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Xin cảm ơn anh!
GS Phùng Hồ Hải, Viện trưởng Viện Toán học cho rằng, chắc chắn rằng ở vị trí mới với công tác tổ chức nghiên cứu khoa học sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến hiệu suất nghiên cứu khoa học của GS Phạm Hoàng Hiệp.
Tuy nhiên, GS Hải cho rằng đó là việc “phải chấp nhận hy sinh đánh đổi” để khỏa lấp lỗ hổng về mặt thế hệ kế nhiệm.
“Thế hệ 7X do nhiều lý do hiện rất mỏng ở Viện Toán học, và chúng tôi rất mừng là thế hệ 8X đông đảo hơn. Cũng vì thế mà các bạn thế hệ này phải bắt đầu sớm hơn để gánh vác công việc. Tôi từng nói chuyện trực tiếp với Hiệp là chắc chắn sẽ bị thiệt thòi về mặt nghiên cứu chứ không thể được như ngày trước. Nhưng biết làm sao được. Tất nhiên khi mới bắt đầu với công việc quản lý sẽ còn nhiều ngỡ ngàng, một cách nôm na là phải học việc. Nhưng với sự hỗ trợ của những thế hệ đi trước, tôi tin trong thời gian ngắn GS Hiệp sẽ nắm được công việc. Còn về mặt chuyên môn thì chúng tôi hoàn toàn tin tưởng bởi GS Hiệp là người rất quan tâm, đầu tư nhiều thời gian vào việc đào tạo. Vì thế chúng tôi tin rằng GS Hiệp sẽ thành công trong việc vận hành và quản lý trung tâm này”, GS Phùng Hồ Hải chia sẻ.
Theo thống kê của Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước, độ tuổi trung bình khi được phong/bổ nhiệm của giáo sư Việt Nam từ năm 1980 đến 2016 là 57,13 và của phó giáo sư là 50,14; già hơn so với các nước phát triển. Năm 2017, tuổi bình quân của ứng viên đạt tiêu chuẩn giáo sư là 55.
Trong lịch sử hơn 40 năm kể từ đợt phong giáo sư, phó giáo sư đầu tiên đến nay, phần lớn những nhà khoa học khi được công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư ở độ tuổi trên dưới 60. Một số trường hợp được công nhận và phong giáo sư khi đã ngoài 80 tuổi. Từ năm 2011 đến nay bắt đầu xuất hiện những nhà khoa học được công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư với độ tuổi trên dưới 40.
Thanh Hùng
"> Giáo sư 36 tuổi 'trẻ nhất Việt Nam' -
Tiếp tục đẩy mạnh chuyển đổi số tạo đà phát triển kinh tếÔng Đào Ngọc Tuất, Phó Giám đốc Sở TT&TT cùng lãnh đạo UBND huyện Võ Nhai trải nghiệm thanh toán không dùng tiền mặt tại Chợ Đình Cả - huyện Võ Nhai. Về nhận thức số: công tác tuyên truyền về chuyển đổi số được cấp ủy, chính quyền, đoàn thể các cấp tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai thực hiện Nghị quyết trên địa bàn tỉnh; tích cực tham mưu, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí, truyền thông tiếp tục duy trì các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền về chuyển đổi số trên các ấn phẩm báo chí và phương tiện truyền thông.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Báo Thái Nguyên đã đăng tải gần 140 tin, bài, ảnh, video, infographic tuyên truyền về chuyển đổi số; chuyên mục Chuyển đổi số trên kênh Đài Phát thanh-Truyền hình Thái Nguyên được sản xuất đều đặn và phát sóng 8 chuyên mục/tháng; Trung tâm Thông tin tỉnh đã đăng tải hơn 100 tin, bài, văn bản chỉ đạo của Trung ương, của tỉnh về chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh; chuyên trang Chuyển đổi số Thái Nguyên (chuyendoiso.thainguyen.gov.vn) đã biên tập và đăng tải 476 tin, bài (tăng 71,79% so với cùng kỳ năm 2023); ...
Về phát triển hạ tầng số: tỷ lệ dân số trưởng thành có điện thoại thông minh đạt 90%; tỷ lệ gia đình có điện thoại thông minh đạt 97%; tỷ lệ hộ gia đình có truy cập Internet băng rộng cáp quang đạt 76%; trên địa bàn tỉnh hiện có 07 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông; 1.830 điểm thu phát sóng điện thoại di động (trạm BTS); trong tổng số 1.567.705 thuê bao điện thoại di động có 1.182.686 thuê bao có sử dụng dịch vụ 3G/4G (tăng 9% so với cùng kỳ năm 2023); tỷ lệ thôn, bản được phủ băng rộng cố định cáp quang đạt 100%; hiện trên địa bàn tỉnh có 09 thôn, bản chưa có sóng di động 3G/4G do địa hình khó khăn nên chưa lắp đặt được trạm phát sóng; việc triển khai nền tảng địa chỉ số quốc gia gắn với bản đồ số đạt tỷ lệ 99,7% gắn mã địa chỉ số cho đối tượng nhà ở cá nhân, hộ gia đình trên địa bàn.
Về an toàn, an ninh mạng:công tác tổ chức kiểm tra, đánh giá, giám sát, bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng cho các hệ thống phục vụ chính quyền điện tử, chính quyền số tiếp tục được tăng cường. Từ ngày 01/01/2024-26/5/2024, Trung tâm giám sát an toàn thông tin tỉnh Thái Nguyên (SOC) đã phát hiện 16.544.448 lượt truy vấn, ngăn chặn tấn công có chủ đích 110.651 lượt; loại bỏ 63.605 thư rác, ngăn chặn và xử lý 383 thư chứa mã độc, virus; loại bỏ mã độc trên 1207 máy tính, phát hiện 1.486 lỗ hổng phần mềm, ngăn chặn 114 kết nối nguy hiểm trên máy tính cá nhân tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh; phát hiện 2.597 máy tính của các cơ quan, tổ chức nhà nước cài đặt và chia sẻ dữ liệu mã độc...
Về xây dựng chính quyền số: hệ thống Quản lý văn bản và điều hành đã triển khai tại 48 sở, ban, ngành; 08 đơn vị cấp huyện và 100% xã /phường trực thuộc với tổng số 12.026 tài khoản người dùng.
Tính đến ngày 26/5/2024, đã cấp 9.336 chứng thư số của Ban Cơ yếu Chính phủ cho các cơ quan đơn vị và công chức, viên chức trên địa bàn toàn tỉnh, bảo đảm trang bị 100% chứng thư số chuyên dùng Chính phủ cho cán bộ một cửa và cán bộ tham gia giải quyết thủ tục hành chính; sổ tay Đảng viên điện tử (STĐVĐT) được triển khai đồng loạt tại 16 Đảng bộ trực thuộc Tỉnh ủy, với tổng số đảng viên đã cài đặt, đăng ký thành công đạt 88.020/98.408 đảng viên (đạt tỷ lệ 89,44%); thu nhận 1.163.038 hồ sơ cấp CCCD gắn chip; tính đến ngày 15/4/2024, đã thu nhận 822.099 tài khoản định danh điện tử mức 2, kích hoạt 786.370 tài khoản, đạt tỷ lệ kích hoạt 96%; từ ngày 01/01/2024 đến ngày 27/5/2024, tỷ lệ hồ sơ cấp kết quả điện tử đạt 78,72%; tỷ lệ hồ sơ TTHC được số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết TTHC đạt 76,45%, tỷ lệ khai thác, sử dụng lại thông tin, dữ liệu số hóa đạt 77,21%; về CSDL quốc gia về Bảo hiểm xã hội, toàn tỉnh có 529.500 tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được phê duyệt (tài khoản dùng trên ứng dụng VssID và cổng DVC Bảo hiểm xã hội Việt Nam); triển khai tạo tài khoản an sinh chi trả chính sạch xã hội cho 72.554 đối tượng (đạt 89%); đến 19/5/2024, toàn tỉnh có 14.770 sự kiện hộ tịch phát sinh trên hệ thống hộ tịch điện tử (bằng 76,6% so với cùng kỳ năm 2023); tình hình xử lý hồ sơ trên địa bàn tỉnh từ đầu năm đến nay đã tiếp nhận 275.540 hồ sơ, đã xử lý 262.969 hồ sơ; tỷ lệ hồ sơ giải quyết đúng hạn đạt 99,63%;...
Xác định phát triển kinh tế số và xã hội số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chuyển đổi số hiện nay, nhằm tạo động lực quan trọng cho phát triển kinh tế-xã hội đại phương nhanh và bền vững. Từ đầu năm đến nay, tỉnh đã và đang tích cực đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp công nghệ số, nội dung số, thương mại điện tử, đồng thời đẩy mạnh phát triển số hóa trong y tế, giao thông, du lịch địa phương...
Trong 6 tháng đầu năm 2024, tổng doanh thu kinh tế số trên địa bàn tỉnh đạt khoảng 389 nghìn tỷ đồng; hơn 505.000 khách hàng với trên 9.300 điểm chấp nhận thanh toán thông qua dịch vụ Mobie Money; số lượng giao dịch thanh toán qua kênh Internet/ATM/POS lũy kế đạt trên 6,6 triệu giao dịch, với giá trị giao dịch đạt trên 66 nghìn tỷ đồng; 205/213 cơ sở khám chữa bệnh thực hiện kết nối liên thông hồ sơ sức khỏe điện tử; 1.057.207/1.318.208 người dân trong tỉnh có hồ sơ sức khỏe (đạt 80,2%); hệ thống bảo tàng ảo quán lý hồ sơ số liệu, hiện vật phục vụ thăm quan, tìm hiểu, nghiên cứu của công chúng; vận hành và triển khai 4 phần mềm về ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực giao thông vận tải; ...
Với những kết quả đã đạt được, nhiệm vụ đặt ra từ nay đến cuối năm 2024 đòi hỏi các cấp ủy, chính quyền, cơ quan, đơn vị, địa phương trong tỉnh cần tiếp tục bám sát các mục tiêu, quan điểm, chủ trương của Trung ương, của tỉnh về công tác chuyển đổi số, nhằm mục tiêu hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể về công tác chuyển đổi số mà tỉnh đã đề ra. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền, tăng cường nâng cao nhậm thức về chuyển đổi số đến đội ngũ cán bộ công chức, viên chức, người lao động và toàn xã hội; hỗ trợ nâng cao nhận thức cho người dân, doanh nghiệp về kỹ năng số nhằm giúp người dân chủ động, tích cực sử dụng dịch vụ công trực tuyến cũng như tiếp cận các nền tảng số, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội địa phương.
TheoTQ (Trang thông tin điện tử chuyển đổi số Thái Nguyên)
"> -
- Hai năm qua, Phòng GD&ĐT TP. Vinh (Nghệ An) tổ chức phát động tất cả các học sinh đang học THCS và Tiểu học nộp vỏ lon bia. Số tiền thu được mỗi năm gần 800 triệu đồng ở 51 trường học. XEM CLIP:
Play"> Nghệ An: Học sinh buộc phải nộp vỏ lon bia, ngổn ngang sân trường