Giải trí

Sửa chương trình phổ thông mới vì môn Lịch sử, các trường xoay chuyển ra sao?

字号+ 作者:NEWS 来源:Ngoại Hạng Anh 2025-02-04 01:08:17 我要评论(0)

Mới đây,ửachươngtrìnhphổthôngmớivìmônLịchsửcáctrườngxoaychuyểkết quả giải tây ban nha Bộ GD-ĐTkết quả giải tây ban nhakết quả giải tây ban nha、、

Mới đây,ửachươngtrìnhphổthôngmớivìmônLịchsửcáctrườngxoaychuyểkết quả giải tây ban nha Bộ GD-ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Chương trình giáo dục phổ thông mới. 

Cụ thể, thông tư này điều chỉnh một số nội dung trong Chương trình tổng thể và Chương trình giáo dục phổ thông môn Lịch sử. Môn Lịch sử (từ môn học lựa chọn thuộc nhóm môn Khoa học xã hội) trở thành môn học bắt buộc. 

Như vậy, chương trình có các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc gồm: Ngữ văn; Toán; Ngoại ngữ 1; Lịch sử; Giáo dục thể chất; Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp; Nội dung giáo dục của địa phương. 

Cùng đó, điều chỉnh số môn học lựa chọn còn 9 môn và không chia thành các nhóm môn. Học sinh chọn 4 môn học trong 9 môn lựa chọn. Các môn lựa chọn gồm: Địa lí; Giáo dục kinh tế và pháp luật; Vật lí; Hóa học; Sinh học; Công nghệ; Tin học; Âm nhạc; Mĩ thuật.

Như vậy, số tổ hợp chọn 4 môn trong 9 môn sẽ cho ra 126 cách chọn.

Số tiết các môn học ở cấp THPT chương trình phổ thông mới sau khi Bộ GD-ĐT điều chỉnh môn Lịch sử thành bắt buộc.

Chia sẻ với VietNamNet, bà Nguyễn Thị Nhiếp, Hiệu trưởng Trường THPT  Yên Hòa (Hà Nội) cho hay, điều này thậm chí còn tạo thuận lợi hơn cho học sinh.

“Trước đây, khi môn Lịch sử chưa là bắt buộc, học sinh bắt buộc phải chọn 5 môn học lựa chọn trong 3 nhóm môn học (nhóm khoa học xã hội gồm 3 môn học: Lịch sử, Địa lý, Kinh tế và pháp luật; nhóm khoa học tự nhiên gồm 3 môn học: Vật lý, Hoá học, Sinh học; nhóm công nghệ và nghệ thuật gồm 4 môn học: Tin học, Công nghệ, Âm nhạc, Mỹ thuật), trong đó mỗi nhóm phải chọn ít nhất 1 môn học. 

Giờ đây, Lịch sử là môn bắt buộc, chỉ còn phải chọn 4 môn trong 9 môn nên tôi cho còn dễ triển khai hơn.

Học sinh theo khối khoa học tự nhiên có thể chọn đủ Vật lý, Hóa học, Sinh học và một môn bất kỳ. Bởi dù sao các môn Vật lý, Hóa học, Sinh học vẫn thuộc “combo” và các kiến thức liên môn vận dụng cũng dễ dàng hơn”, bà Nhiếp dẫn chứng.

Ảnh: Anh Nguyễn

Đồng quan điểm, bà Cao Tố Nga, Hiệu trưởng Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) nhận định: “Với những em đã rõ định hướng thì sẽ thoải mái hơn. Ví dụ như các em dự kiến sau này sẽ theo học đại học nhóm ngành kinh tế, thiên hướng xã hội chẳng hạn, thì rõ ràng lên bậc đại học sẽ không dùng đến kiến thức Vật lý, Hóa học, Sinh học nữa. Do đó, các em có thể sẽ chọn luôn các môn khoa học xã hội như Âm nhạc, Mỹ thuật cùng Địa lý, Giáo dục kinh tế và pháp luật để giảm áp lực việc học. Trong khi, với phương án khi chưa điều chỉnh, các em bắt buộc ít nhất phải chọn một môn tự nhiên và vẫn phải học thuộc các công thức,.... Nói chung với hướng sửa đổi này, những học sinh có định hướng nghề nghiệp rõ thì sẽ rất thuận lợi”.

'Phải cân đối việc làm cho giáo viên'

Theo bà Nhiếp, với điều chỉnh mới của Bộ GD-ĐT, nhà trường chỉ phải sắp xếp lại kế hoạch dạy học, thời khóa biểu, trên cơ sở các môn mà học sinh chọn từ trước.

“Chúng tôi vẫn trên cơ sở lựa chọn của học sinh. Chỉ có điều Lịch sử sang môn bắt buộc, còn lại không có gì thay đổi”

Cho rằng bản chất vẫn trên cơ sở các học sinh đã chọn, nên nhà trường không tiến hành cho học sinh chọn lại.

Trong khi đó, bà Cao Tố Nga cho biết, nhà trường buộc phải tiến hành cho học sinh chọn lại tổ hợp môn.

Song bà Nga cũng nhìn nhận là không có gì khó khăn. Với 126 cách chọn cho các môn học lựa chọn, nhà trường cũng sẽ tiến hành tư vấn, định hướng đầu cấp. Sau khi cho học sinh chọn, nhà trường mới tiến hành xếp lớp.

“Tất nhiên, nhà trường vẫn phải bố trí, sắp xếp dựa trên khả năng giảng dạy hiện có và cả cân đối việc làm cho giáo viên. Thực tế chúng tôi cũng tính toán chỉ đưa ra 6 nhóm tổ hợp và yêu cầu học sinh đăng ký theo nguyện vọng 1, nguyện vọng 2,... Bởi trước đây từng cho đăng ký thử thì các em đăng ký mỗi người một kiểu, không trùng nhau”. 

Bà Nga cho rằng, về cơ bản, cũng không trường nào có thể đáp ứng tối đa các tổ hợp lựa chọn của học sinh.

“Các trường đều phải dựa trên nhân lực hiện có và đưa ra một số tổ hợp được coi là thế mạnh của trường”.

Bộ GD-ĐT sửa chương trình giáo dục phổ thông mới

Bộ GD-ĐT sửa chương trình giáo dục phổ thông mới

Chương trình giáo dục phổ thông 2018 sau nhiều năm nghiên cứu và xây dựng phải sửa đổi vì môn Lịch sử chuyển từ 'lựa chọn' sang 'bắt buộc. Như vậy, hiện chỉ còn 9 môn lựa chọn và không chia thành các nhóm môn.

1.本站遵循行业规范,任何转载的稿件都会明确标注作者和来源;2.本站的原创文章,请转载时务必注明文章作者和来源,不尊重原创的行为我们将追究责任;3.作者投稿可能会经我们编辑修改或补充。

相关文章
网友点评
精彩导读
Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đôMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Ấn Độ và Thái Lan đang tiến tới kế hoạch thu phí đối với phương tiện đi vào các quận trung tâm thành phố lớn nhằm giảm tình trạng ùn tắc giao thông, giảm ô nhiễm.

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô - 1

Chương trình thu phí chống tắc nghẽn là một phần trong nỗ lực nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông, ô nhiễm tại các thành phố lớn (Ảnh: Nikkei Asia).

BáoNikkei Asiacủa Nhật Bản ngày 25/11 đưa tin, Ấn Độ sẽ sớm thu thuế chống ùn tắc giao thông tại 13 khu trung tâm ở vùng New Delhi. Theo đó, các phương tiện giao thông đi vào khu vực trung tâm này trong các khung giờ cao điểm 8h-10h sáng và 17h30-19h30 sẽ bị tính phí.

Thành phố Bengaluru ở miền Nam Ấn Độ cũng đang xem xét triển khai chương trình tương tự.

Chính phủ Thái Lan gần đây cũng vạch ra kế hoạch thu phí 40 đến 50 baht (1,16 đến 1,45 USD) một ngày đối với các phương tiện chạy qua trung tâm Bangkok. Chi tiết chính sách, bao gồm khu vực trong diện áp dụng cũng như việc thu phí sẽ được thông qua vào năm 2025.

Lưu lượng giao thông hàng ngày ở trung tâm Bangkok đạt khoảng 700.000 xe/ngày. Theo ước tính, thuế tắc nghẽn sẽ mang lại nguồn thu hàng năm khoảng 10 tỷ baht và chính quyền địa phương có thể sử dụng nguồn ngân sách này để hỗ trợ giá vé tàu.

Tắc nghẽn giao thông đã trở thành một vấn đề xã hội ở châu Á. Khi mọi người chuyển đến các thành phố có nền kinh tế phát triển, đường sắt và cơ sở hạ tầng vận chuyển khác không theo kịp tốc độ. Tình trạng tắc nghẽn kinh niên cũng gây thiệt hại kinh tế cho người dân.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á, ngành vận tải chiếm 13% lượng khí thải CO2 của châu Á trong năm 2018.

Thái Lan đã cam kết đạt được mục tiêu trung hòa carbon và đạt mức phát thải khí nhà kính bằng 0 vào năm 2050.

Tuy nhiên, việc sử dụng xe điện tại các nước này vẫn ít hơn so với ở châu Âu. Chương trình thu phí chống tắc nghẽn là một phần trong nỗ lực giảm bớt việc sử dụng ô tô chạy bằng xăng thực hiện song song với các chương trình nhằm thúc đẩy sự phổ biến của xe điện.

Ở châu Âu, việc thu phí tắc nghẽn gắn liền với nỗ lực thúc đẩy xe điện và quá trình khử cacbon trong một số trường hợp.

Ví dụ, London đã mở rộng vùng phát thải siêu thấp cho toàn bộ thành phố kể từ tháng 8/2023, với những phương tiện không tuân thủ sẽ bị tính phí hàng ngày tách biệt với phí tắc nghẽn.

New York thu phí chống tắc nghẽn từ tháng 1/2025

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô - 2

Đường phố New York (Ảnh: New York Times).

Trên thế giới, một số thành phố lớn đã bắt đầu áp dụng chương trình thu phí chống tắc nghẽn. Cơ quan giao thông vận tải London cho biết lưu lượng giao thông trong tuần trong khu vực thu phí tắc nghẽn thấp hơn 18% so với trước khi chương trình được triển khai vào năm 2003.

Nối gót London (Anh), Stockholm (Thụy Điển) và Singapore, chính quyền New York, Mỹ mới đây cũng công bố chính sách mới nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn giao thông ở trung tâm.

Bất chấp những ý kiến trái chiều, Cục Quản lý Đường cao tốc Liên bang Mỹ đầu tháng này đã đưa ra phê duyệt cuối cùng đối với đề xuất thu phí chống tắc nghẽn của New York.

Theo đó, hầu hết tài xế các phương tiện khi đi vào trung tâm Manhattan sẽ phải trả phí 9 USD. Xe tải và xe buýt sẽ phải trả mức phí cao hơn, nhưng sẽ được giảm phí khi di chuyển vào giờ thấp điểm.

Chính sách bắt đầu áp dụng từ ngày 5/1/2025. Mức phí sẽ tăng lên 12 USD sau 3 năm và sau đó lên 15 USD vào năm 2031.

Mục tiêu trọng tâm của chương trình là huy động 15 tỷ USD tài trợ cho Cơ quan Giao thông Đô thị để chi trả cho việc hiện đại hóa hạ tầng giao thông của thành phố.

Thống đốc bang New York Kathy Hochul cho biết, chương trình cũng sẽ giúp giảm tắc nghẽn, cắt giảm khí thải và cải thiện môi trường sống.

New York sẽ là thành phố tiên phong ở Mỹ áp dụng biện pháp thu phí nhằm giảm bớt tình trạng tắc nghẽn giao thông và ô nhiễm không khí nội đô. Tuy nhiên, kế hoạch thu phí này của New York vẫn có nguy cơ bị hủy bỏ do đối mặt với một loạt vụ kiện.

Kendra Hems, chủ tịch Hiệp hội Vận tải Đường bộ New York, nói rằng kế hoạch thu phí chống tắc nghẽn bất lợi cho nền kinh tế, gây ra sự gián đoạn chuỗi cung ứng, làm tăng giá hàng hóa. "Hiệp hội Vận tải Đường bộ New York sẽ tiếp tục sử dụng mọi công cụ có sẵn để chống lại kế hoạch này", ông tuyên bố.

Một cuộc khảo sát của Siena College được thực hiện vào tháng 4 cho thấy khoảng 2/3 cư dân bang New York phản đối chương trình này.

Tổng thống đắc cử Donald Trump cũng phản đối kế hoạch thu phí, nói rằng chi phí tăng có thể khiến khách du lịch rời xa Manhattan và gây tổn hại cho doanh nghiệp. Ông cam kết sẽ hủy bỏ kế hoạch này ngay những ngày đầu khi ông nhậm chức vào tháng 1 tới mặc dù các lựa chọn của ông hiện bị hạn chế vì chính phủ liên bang đã phê duyệt.

Vào những năm 1950, ý tưởng thu phí tắc nghẽn lần đầu tiên được đưa ra tại New York bởi nhà kinh tế William Vickrey của Đại học Columbia nhằm hạn chế tình trạng tắc đường. Giới chức trách khi đó vẫn coi đây là ý tưởng khó khả thi bởi vì có những người đi làm không có lựa chọn nào khác ngoài lái xe vào trung tâm Manhattan.

Trên thế giới, một số thành phố bắt đầu áp dụng chương trình thu phí này. Ban đầu, người dân cũng tỏ ra không mặn mà với chính sách mới. Tuy nhiên, ngày càng nhiều người thừa nhận chương trình này có hiệu quả trong việc giảm tắc nghẽn phương tiện và cắt giảm ô nhiễm đồng thời gây quỹ cho ngân sách công.

Theo các chuyên gia, kết quả chương trình thu phí của New York sẽ là hình mẫu cho các thành phố khác ở Mỹ.

"Mặc dù giai đoạn điều chỉnh là không thể tránh khỏi, nhưng lợi ích lâu dài đối với khả năng di chuyển trong đô thị, chất lượng không khí và khả năng phục hồi khí hậu là rất đáng kể và sẽ được các thế hệ hiện tại và tương lai đón nhận", Jimena González-Ramírez, giáo sư chuyên về kinh tế môi trường tại Đại học Manhattan, bình luận.

Theo Nikkei Asia, New York Times" alt="Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô" width="90" height="59"/>

Các thành phố lớn châu Á xem xét thu phí chống tắc đường nội đô

NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranhMinh PhươngMinh Phương

(Dân trí) - Một quan chức cấp cao NATO kêu gọi các doanh nghiệp chuẩn bị cho kịch bản thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp để ít bị tổn thương.

NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh - 1

Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO (Ảnh: Getty).

"Các doanh nghiệp cần phải được chuẩn bị kịch bản hoạt động vào thời chiến và điều chỉnh dây chuyền sản xuất, phân phối phù hợp. Điều này là bởi trong khi phần thắng trên chiến trường có lẽ phụ thuộc vào sức mạnh quân sự, thì kinh tế mới là bên giành chiến thắng trong những cuộc chiến", Đô đốc Rob Bauer, Chủ tịch Ủy ban quân sự NATO, ngày 25/11 phát biểu tại một sự kiện của tổ chức nghiên cứu Trung tâm Chính sách châu Âu.

Ông lập luận: "Nếu chúng ta có thể đảm bảo rằng tất cả các dịch vụ và hàng hóa quan trọng đều có thể được cung cấp bất kể điều gì xảy ra, thì đó chính là một phần quan trọng trong khả năng răn đe của chúng ta".

Ông Bauer nhấn mạnh, khả năng răn đe vượt xa khả năng quân sự, vì tất cả các công cụ hiện có đều có thể và sẽ được sử dụng trong chiến tranh.

"Chúng ta chứng kiến ngày càng nhiều các hành động phá hoại, và châu Âu đang đối mặt tình trạng đó trong lĩnh vực cung cấp năng lượng", Đô đốc Bauer nói.

Đô đốc Bauer cũng lưu ý, sự phụ thuộc của phương Tây vào nguồn cung từ Trung Quốc, với 60% tổng lượng đất hiếm được sản xuất và 90% được xử lý tại đó. Ông cho biết các thành phần hóa học trong thuốc an thần, kháng sinh, thuốc chống viêm và thuốc điều trị huyết áp thấp cũng xuất phát từ Trung Quốc.

"Chúng ta đừng nghĩ rằng họ sẽ không bao giờ tận dụng thế mạnh đó. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp ở châu Âu và châu Mỹ cần nhận ra rằng những quyết định thương mại mà họ đưa ra có tác động đến chiến lược an ninh quốc gia của họ", Đô đốc Bauer nhận định.

Giới chức một số nước châu Âu gần đây đều nâng cao cảnh giác của người dân trước nguy cơ một cuộc xung đột lan rộng ở khu vực trong bối cảnh cuộc chiến Nga - Ukraine chưa lắng xuống.

Theo AFP, mới đây, Thụy Điển và Phần Lan đã cập nhật hướng dẫn cho công dân của mình về cách sinh tồn trong chiến tranh.

Từ việc dự trữ nước đóng chai và các sản phẩm vệ sinh cho đến trồng thực phẩm ăn được tại nhà, các cơ quan chính phủ của hai quốc gia Bắc Âu đã đưa ra những lời khuyên về cách người dân có thể tự duy trì cuộc sống trong trường hợp chiến tranh.

Đầu năm nay, cơ quan quản lý tình trạng khẩn cấp của Đan Mạch cũng ra thông báo hướng dẫn người dân về lượng nước, thực phẩm và thuốc men mà mọi người cần để vượt qua tình huống khủng hoảng kéo dài 3 ngày.

Người dân Na Uy cũng nhận được cẩm nang hướng dẫn sinh tồn trong một tuần trong trường hợp thời tiết cực đoan, chiến tranh hoặc các mối đe dọa khác.

Một số quan chức Đức từng dự đoán xung đột Nga - NATO có thể xảy ra trong vòng vài năm tới. 

RTdẫn lời một người phát ngôn Bộ Nội vụ Đức ngày 25/11 cho biết chính phủ Đức đang lập danh sách các tòa nhà công cộng để sử dụng làm hầm trú ẩn trong trường hợp xảy ra xung đột lớn với Nga.

Trong số các công trình đang được xem xét có ga tàu điện ngầm, bãi đậu xe ngầm và một số tòa nhà chính quyền khác. Người dân cũng sẽ được khuyến khích chuyển đổi tầng hầm và nhà để xe của gia đình thành nơi trú ẩn.

Sau khi danh sách được tổng hợp, người Đức sẽ có thể sử dụng một ứng dụng để xác định vị trí boongke gần nhất.

Căng thẳng giữa Nga và phương Tây leo thang kể từ khi xung đột Ukraine nổ ra. Moscow cảnh báo, việc phương Tây liên tục viện trợ quân sự cho Kiev có thể coi là trực tiếp tham chiến. Mặc dù vậy, Moscow bác bỏ dự đoán Nga sẽ tấn công NATO sau vài năm nữa.

Theo Reuters" alt="NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh" width="90" height="59"/>

NATO kêu gọi doanh nghiệp sẵn sàng cho viễn cảnh chiến tranh

Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thốngĐức HoàngĐức Hoàng

(Dân trí) - Đệ nhất phu nhân Ukraine Olena Zelenska thừa nhận rằng bà không muốn ông Volodymyr Zelensky tiếp tục là tổng thống Ukraine trong nhiệm kỳ 2.

Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thống - 1

Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và phu nhân (Ảnh: AP).

Trả lời phỏng vấn truyền thông Ukraine, bà Zelenska thừa nhận không muốn ông Zelensky giữ chức tổng thống quốc gia Đông Âu trong tương lai. "Tôi không muốn anh ấy làm tổng thống thêm một hoặc hai nhiệm kỳ nữa", bà nói.

Theo bà, ông Zelensky cùng vợ sẽ tìm thấy điều gì đó mới mẻ trong cuộc sống này và họ đủ sáng tạo để nghĩ ra một hoạt động thực sự thú vị để làm trong tương lai.

Khi được đề nghị dự đoán về tương lai của bản thân và gia đình, bà Zelenska nói rằng: "Gia đình chúng tôi sẽ về lại bên nhau. Chúng tôi sẽ sống cùng nhau, với chồng và các con tôi. Chúng tôi sẽ đi nghỉ và đi đâu đó, tôi thậm chí còn không biết ở đâu, nhưng sẽ là cả 4 chúng tôi. Và kỳ nghỉ này sẽ kéo dài cả tháng. Và chỉ sau đó chúng tôi mới nghĩ xem phải làm gì tiếp theo, khi chỉ có anh ấy và tôi".

Trong bài trả lời phỏng vấn APđăng tải hôm 1/12, ông Zelensky nói rằng ông sẵn sàng tổ chức bầu cử tổng thống vào năm sau nhưng phần lớn người Ukraine nghĩ rằng đây sẽ là động thái "nguy hiểm và vô nghĩa" trong thời chiến.

Trước đó, một cuộc khảo sát cho thấy 62% người Ukraine được hỏi tin rằng bầu cử nên được tổ chức sau khi chiến sự với Nga khép lại.

Với việc nhiệm kỳ tổng thống 5 năm của ông Zelensky sắp khép lại theo quy định, các cuộc thảo luận đang xuất hiện ở Ukraine về việc có nên tổ chức bầu cử hay không trong bối cảnh chiến sự vẫn rất khốc liệt.

Ngoại trưởng Dmytro Kuleba hôm 3/11 cho biết ông Zelensky đang cân nhắc tổ chức bầu cử như dự kiến vào tháng 3/2024, nhưng vài ngày sau, Tổng thống Ukraine bác bỏ ý tưởng này vì cho rằng nó "vô trách nhiệm".

Theo Hiến pháp Ukraine, các cuộc bầu cử bị cấm trong khi đất nước đang trong tình trạng thiết quân luật.

Các quan chức Ukraine nói rằng rõ ràng có những thách thức về hậu cần và an ninh liên quan đến việc tổ chức các cuộc bầu cử tự do và công bằng trong thời chiến. Ngoài ra, hàng triệu cử tri sống ở nước ngoài hoặc ở các vùng lãnh thổ hiện do Nga kiểm soát.

Trong bài trả lời phỏng vấn với AP,ông Zelensky cũng thừa nhận rằng chiến sự Nga - Ukraine đã bước vào một giai đoạn mới, với mùa đông dự kiến sẽ khiến giao tranh trở nên phức tạp hơn và sự chú ý của thế giới chuyển hướng sang cuộc chiến Israel - Hamas.

Ông thừa nhận rằng cuộc phản công mới nhất của Ukraine đã không đạt được những gì mong đợi do thiếu vũ khí và nhân lực.

"Không có đủ sức mạnh quân sự để đạt được kết quả mong muốn nhanh hơn. Nhưng điều này không có nghĩa là chúng ta nên bỏ cuộc hay đầu hàng. Chúng tôi tự tin vào chính mình. Chúng tôi chiến đấu vì những gì thuộc về mình", ông tuyên bố.

"Hãy nhìn xem, chúng tôi không lùi bước và đây là điều tôi cảm thấy hài lòng. Chúng tôi đang chiến đấu với đội quân mạnh thứ 2 trên thế giới, tôi hài lòng", ông nói.

Tổng thống Ukraine nhấn mạnh: "Chúng tôi đang mất đi nhiều người, tôi không hài lòng. Chúng tôi không có được tất cả vũ khí như mong muốn, tôi không hài lòng nhưng tôi cũng không thể phàn nàn quá nhiều".

Theo Ukrainska Pravda" alt="Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thống" width="90" height="59"/>

Đệ nhất phu nhân Ukraine không muốn chồng tái tranh cử tổng thống