Chồng tôi làm về công nghệ thông tin nên anh mắc cái “bệnh” mà những ông IT thường hay bị, đó là “nghiện game”. Anh có thể ngồi liên tục từ chiều hôm trước đến chiều hôm sau trước cái màn hình máy tính để chơi game mà không hề biết mệt.
Ngày xưa lúc mới quen, ngay cả khi đi chơi với tôi, thỉnh thoảng anh ấy lại lôi điện thoại ra hì hụi bấm bấm, lắc lắc, nhiều lúc say mê đến mức chả thèm để ý đến người yêu đang nói gì, làm gì bên cạnh. Có lần tôi bực quá, giận dỗi bỏ đi thì anh lại mải mốt đuổi theo, xin lỗi này nọ. Tôi bắt anh hứa khi ở bên tôi thì không được dán mắt vào cái điện thoại để chơi game như thế nữa, phải “cai” game. Anh nhìn tôi thỏ thẻ bảo anh không hứa được vì như thế là sẽ dối tôi, lừa tôi. Anh chỉ có thể hứa sẽ hạn chế mà thôi. Nhìn vẻ mặt nhăn nhó khổ sở đến tội nghiệp và lời bộc bạch thật hết sức của anh, tôi lại mủi lòng.
Ngoài nghiện game thì anh là một người khá tốt, dịu dàng, ân cần, quan tâm, lo lắng cho người yêu. Sau lần anh hứa khi đi chơi với tôi sẽ không cắm mặt vào điện thoại chơi game nữa thì quả thật anh có thực hiện được. Tôi biết đã là con người thì không ai có thể hoàn hảo 100%, quan trọng là ý chí, quyết tâm khắc phục nhược điểm, cải thiện bản thân. Khi thấy anh có những thay đổi tích cực như thế, tôi đã hi vọng sau này có ngày anh sẽ “cai” được game hoàn toàn. Nhưng có lẽ tôi đã nhầm.
Năm nay là cái tết đầu tiên sau khi tôi kết hôn. Tôi mong làm mọi việc thật tốt để gây ấn tượng, lấy lòng nhà chồng. Công việc cuối năm bận rộn, lại phải lo sắm sửa chuẩn bị Tết hai bên nội ngoại, cộng thêm đang bầu bí ở tháng thứ 6 khiến tôi lúc nào cũng trong trạng thái stress, căng thẳng kinh khủng.
Áp lực công việc, áp lực vai trò của con dâu mới trong nhà, áp lực sắp làm mẹ dồn nặng cùng một lúc, tôi hi vọng chồng sẽ ở sát cánh ở bên chia sẻ mọi khó khăn. Nhưng hi vọng càng lớn thì thất vọng càng nhiều. Sau khi lấy nhau, anh vẫn không cai được game mà lại có xu hướng ngày càng nặng thêm. Hồi yêu, tôi nói thì anh còn nghe, giờ thì anh nghe tai này, cho ra tai kia. Anh gần như bỏ mặc tôi loay hoay với đống việc cao ngất.
![]() |
Hóa ra lúc tôi gọi điện nhờ chồng đi lấy lễ, anh đang chơi game, vợ nói gì cũng à ừ cho qua rồi mải chơi, quên luôn lời vợ dặn (Ảnh minh họa) |
Hôm vừa rồi, tôi phải ở lại giải quyết công việc đến tối muộn, không kịp đi lấy lễ đã đặt sẵn để hôm sau cúng ông Táo, nên gọi điện cho chồng. Yên tâm vì chồng nhận lời nên tôi tắt chuông điện thoại để tập trung làm việc. 10 giờ đêm, tôi mới về đến nhà. Vừa bước chân vào cửa, mẹ chồng đã hỏi sao lại về muộn như vậy, gọi điện không nghe, lễ lạt đã đặt đâu… Tôi ớ người. Hóa ra lúc tôi gọi điện nhờ chồng đi lấy lễ, anh đang chơi game, vợ nói gì cũng à ừ cho qua rồi mải chơi, quên luôn lời vợ dặn.
Đang mệt mỏi vì cả ngày làm việc căng thẳng, cơm nước vẫn chưa ăn, vừa về nhà đã bị mẹ chồng tra hỏi, trách móc, tôi ức chế đến phát khóc.
Đêm đó chồng tôi đã van nài xin lỗi, hứa sẽ không tái phạm, thế nhưng tôi chẳng còn mấy niềm tin. Tôi thực sự không hiểu mấy cái trò game online hay offline gì đó có gì hay ho mà chồng tôi suốt ngày cắm mặt cắm mũi vào hết điện thoại lại laptop, bỏ mặc vợ bầu bí với một đống những việc phải làm khi Tết sắp cận kề. Thật đáng ghét!!! Tôi ước gì mấy cái trò game giếc đó biến mất vĩnh viễn khỏi thế gian để những bà vợ như tôi khỏi phải khổ sở.
(Theo Dân Việt)
" alt=""/>Chồng chỉ chơi game, mặc vợ lo TếtMiwa là một trong những người Mỹ gốc Nhật bị đưa đến các trại tập trung trong Thế chiến thứ hai. “Mẹ tôi phải chịu đựng những điều dường như không thể chịu đựng được bằng sự kiên nhẫn và phẩm giá”, Alan, con trai bà Miwa, nói.
Bà Miwa sinh ngày 28/2/1914 tại bang California (Mỹ). Bà là con thứ 5 trong số 7 người con của một gia đình nhập cư Nhật Bản. Khi mẹ và em trai của bà qua đời năm 1919, cha của bà phải vật lộn để chăm sóc gia đình và trang trại. Bà Miwa và các anh chị em được gửi đến sống tại nhà trẻ của giáo xứ.
Bà tốt nghiệp trường trung học Santa Maria năm 1932 và theo học ngành kinh doanh tại Đại học California, Berkeley, tốt nghiệp năm 1936. Bà kết hôn với ông Henry Miwa vào năm 1939.
Trong Thế chiến thứ hai, gia đình bà Miwa phải vào Trại tập trung Poston ở Arizona trước khi chuyển đến California sau chiến tranh. Khi được trả tự do vào năm 1945, vợ chồng bà Miwa cũng như nhiều người Nhật khác gặp khó khăn khi đi tìm việc. Bà trở thành điều dưỡng còn chồng khởi nghiệp làm vườn ươm cây.
Hiện nay, bà Miwa có sức khỏe tốt và sống trong một cơ sở chăm sóc, nơi bà được làm tóc hằng tuần và tham dự các buổi lễ nhà thờ vào Chủ nhật.
Dưới đây là những chia sẻ về bí quyết sống lâu của bà Miwa:
Ăn mì mỗi ngày
Bà Miwa thích ăn mọi loại mì và luôn dùng hằng ngày. Bà nói: “Khi tôi còn ở nhà trẻ, người đầu bếp thường nấu mì và tôi rất thích món mì đó. Hiện tại, tôi thích spaghetti, udon, ramen, soba và bất kỳ loại mì nào khác”.
Ngày càng nhiều sở thích
Khi mới nghỉ hưu, bà Miwa đi bộ hơn 6km mỗi sáng. Năm 1990, ở tuổi 76, bà đi bộ 20km trong một cuộc thi. Bà cũng là người ham đọc sách, ikebana (cắm hoa), sumi-e (vẽ tranh thủy mặc), sashiko (khâu kiểu Nhật), sửa sang nội thất.
Tuy nhiên, “hiện tại, hoạt động yêu thích của tôi là ngủ”, cụ bà hóm hỉnh nói.
Viết tự truyện
Sau khi tham gia khóa học viết văn, bà Miwa đã viết một cuốn tự truyện. Trong đó, bà hồi tưởng lại chuyến đi đến Rome (Italy), Nhật Bản, Paris (Pháp) và thác Niagara (nằm ở biên giới Mỹ - Canada). Bà cũng kể về cuộc sống ở nhà trẻ, những chuyến đi bộ dài đến trường cùng tuổi thơ ấu thơ bên cha mẹ, anh chị em.
“Chúng tôi có một đồng cỏ mênh mông để nuôi thả ngựa và bò. Có những ngày, tôi và chị gái đi lang thang khắp nơi để hái những bông hoa tím dại”, bà viết về trang trại của gia đình.
Biết ơn gia đình
Bà Miwa có 3 con trai, 10 cháu, 20 chắt. Gia đình thường cùng nhau đi du lịch và tổ chức các cuộc đoàn tụ. “Tôi thật may mắn khi các con trai, cháu, chắt và họ hàng luôn ở bên cạnh tôi. Vì mẹ mất quá sớm nên tôi chưa bao giờ được hưởng sự ấm áp, yêu thương của một tổ ấm. Sau này, khi có con, tôi cảm nhận rõ ràng tình yêu thương của một gia đình trọn vẹn”, bà Miwa tâm sự.
Đến năm 2010, tôi bắt đầu nghĩ đến là phát triển thị trường trà Việt Nam. Trong những năm tiếp theo, tôi viết sách về trà. “Thưởng trà thật đẹp, thật vui” là một trong những dự án mà tôi ấp ủ từ lâu về một văn hóa trà Việt, cho người Việt và của người Việt, mà đến năm 2019 mới có cơ hội dồn toàn lực thực hiện.
Nghe có vẻ không mấy mới mẻ bởi vì tại Việt Nam, trà đã rất phổ biến. Vậy điều gì là sự khác biệt, thưa ông?
Tôi đã dành nhiều chuyến đi đến những địa phương trồng trà dọc khắp đất nước mình, có cơ hội tìm hiểu và giao lưu với nhiều danh trà, người làm trà, trồng trà và kinh doanh trà… bất giác tôi nhận ra một sự thật rằng, dường như chúng ta đang vô tình bỏ quên cả một nền văn hóa đặc sắc của chính dân tộc mình - văn hóa trà.
Có nhiều sự nhầm lẫn khi cho rằng trà ngon và văn hóa trà xuất phát từ Trung Quốc. Tôi không chối từ quan điểm rằng chúng ta chịu ảnh hưởng từ văn hóa Trung Quốc, nhưng trà ngon hay văn hóa trà thì người Việt vốn đã có từ nghìn năm cha ông. Tôi tin mình có niềm say mê, sự tự hào đủ để tiếp nối sứ mệnh xâu chuỗi và hệ thống lại nền văn hóa trà thuần Việt của chúng ta.
![]() |
Người yêu trà mến sách tại buổi giao lưu, chia sẻ với tác giả. |
Đó cũng là lý do mà cuốn sách ra đời sau hàng năm ròng tôi cùng các cộng sự tìm tòi, học hỏi và tích lũy.
Nói về tên tập sách, với nội dung lớn, xâu chuỗi, hệ thống lại văn hóa trà Việt Nam, vậy tại sao lại là “Thưởng trà thật đẹp, thật vui”?
Nghe tới thưởng trà, chúng ta nghĩ ngay đến việc uống trà, thưởng thức trà. Vậy, thế nào là thưởng thức trà? Trước đây, người ta đặt ra 4 quy chuẩn để tạo nên văn hóa thưởng trà, đó là: “nhất Nước, nhì Trà, tam Pha, tứ Ấm”.
Nói như vậy để thấy rõ, muốn có tách trà ngon cần phải chọn nguồn nước sạch dùng để pha trà, sau cần hiểu rõ về giống trà tức nguồn nguyên liệu để có cách pha phù hợp, kế đến là phương pháp pha sao cho giữ trọn và toát lên được hương vị của trà, cuối cùng là ấm tức dụng cụ pha trà.
Qua quá trình tìm hiểu, tôi nhận ra 4 quy chuẩn trên là điều kiện cần để có chén trà ngon, nhưng nếu nói về văn hóa thưởng trà thì hầu như chưa đủ. Không chỉ trong thời đại hiện nay, từ đời xưa, qua sử sách biên chép, rõ ràng còn có hai yếu tố “ngũ Trạch và lục Nhạc”, tức không gian và âm thanh. Hội đủ 6 yếu tố này, “Thưởng trà” mới thật sự trọn vẹn “thật đẹp, thật vui”.
![]() |
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn giao lưu với khách mời. |
Như vậy, một buổi thưởng trà cần hội đủ 6 yếu tố trên mới thật sự tạo nên chén trà ngon?
Xin một lần nữa khẳng định, thông tin tôi viết ở tập sách là sự kế thừa những gì cha ông đã để lại trong văn hóa trà Việt. Tôi chỉ là người hậu bối tìm hiểu và xâu chuỗi, hệ thống lại, chứ không hề sáng tạo thêm bớt. Đây cũng là lý do tôi nhấn mạnh, văn hóa trà Việt vô cùng đặc sắc và ấn tượng, sánh ngang cùng các thủ phủ về trà, không thua kém. Chỉ là, chúng ta đã vô tình lãng quên mà thôi.
Theo đó, 6 yếu tố trên là điều kiện cần và đủ để có một cuộc thưởng trà trọn vẹn, vì sao như vậy thì tôi cũng có dẫn chứng lịch sử qua từng giai thoại, thể hiện rõ trong “Thưởng trà thật đẹp, thật vui”.
Tuy nhiên, nếu không đủ các yếu tố trên thì sao? Thưởng trà là một nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì mỗi người có một cách cảm thụ khác nhau, không sao cả. Những quy chuẩn mà tôi đề cập nhằm giúp người đọc có cách nhìn đúng đắn hơn về văn hóa trà Việt, biết được chính xác những cách thức tạo nên một chén trà ngon, từ nguyên liệu đến không gian. Tạm gọi là tạo nên một “tư liệu tham khảo đáng tin cậy” để bắt đầu tìm hiểu về văn hóa trà Việt.
![]() |
Tác giả ký và tặng sách cho độc giả trong buổi ra mắt. |
Nghe ông nhắc nhiều về yếu tố Việt Nam. Đó cũng là chất liệu chính của tác phẩm lần này?
Đúng vậy. Tôi yêu đất nước mình và hơn hết là lịch sử - văn hóa của người Việt, cụ thể là văn hóa trà Việt. Chúng ta có quyền và tất nhiên cũng nên tiếp thu nền văn hóa nhiều nơi, nhưng không có nghĩa sẽ lãng quên văn hóa nước mình. Ngay trong tên tập sách lần này, với toàn bộ chữ thuần Việt, do dịch giả Trịnh Lữ tặng tôi, cũng đã nói lên điều đó.
Trong cuốn sách tôi đặc biệt muốn truyền tải thông điệp này. Chúng ta có nền văn hóa trà thuần Việt và tại Việt Nam có rất nhiều giống trà ngon, quý hiếm vào hàng bậc nhất thế giới như: trà Lam của người Dao, trà Cổ Thụ và dòng trà Shan Tuyết của Hà Giang, trà Sen cung đình Huế, trà Sen cổ truyền Hà Nội, trà Kim Đan ở vùng rừng Tây Côn Lĩnh…
Không có lý do gì để người Việt phải đi tìm tòi một nguồn trà nhập khẩu nào khác, trong khi chúng ta hoàn toàn có thể tự chủ nguồn trà chất lượng. Vấn đề ở đây, tôi nhận thấy, do thị trường trà phổ biến nhưng hỗn loạn, ít ai chịu tìm hiểu để có nhận định đúng về trà Việt. Mặt khác, nguồn đáng tin cậy để tham khảo cũng hiếm.
Tôi mong qua tập sách, với tất cả nguồn tư liệu về trà, nước, ấm, chén hoàn toàn thuần Việt, mọi người sẽ có cái nhìn trân trọng hơn, củng cố niềm tự hào với nền văn hóa trà Việt, của người Việt, không hề bị lai tạp.
Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn sinh năm 1968 tại Hà Nội, tốt nghiệp Đại học Tài Chính Hà Nội. Hiện ông miệt mài nghiên cứu trà và văn hóa trà, cung cấp cho người yêu trà một nguồn tư liệu lớn về trà Việt Nam và các nước trên thế giới qua các đầu sách đã xuất bản: Trà Thương Ty - 54 Giai thoại trà Phác Thảo Danh Trà Việt Nam |
Xin tạ ơn những lão chè... “Xin tạ ơn những lão chè và những rừng chè cổ thụ hàng trăm năm tuổi vẫn trường tồn để minh chứng Việt Nam là một trong những cái nôi chè của thế giới. Cùng với đó là phong tục uống trà, không chỉ là giải khát đơn thuần mà đã trở thành nghệ thuật ẩm thủy gắn liền với đời sống để chúng ta có quyền tự hào về văn hóa trà Việt Nam. Xin dành tặng cuốn sách này cho gia đình và những người thân yêu của tôi vì những hi sinh thầm lặng của họ đã dành cho đam mê của tôi”. Nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn |
Nguyên Minh
Trà gừng chống viêm, giảm đau họng, cảm lạnh nhưng nếu uống nhiều có thể gây đầy bụng, tiêu chảy.
" alt=""/>Điều thú vị về trà Việt không phải ai cũng biết