您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Tâm sự ngày 20/11: Thất bại của giáo viên là không chịu hiểu học trò
NEWS2025-02-12 13:43:42【Thể thao】1人已围观
简介 - 10 năm trước,âmsựngàyThấtbạicủagiáoviênlàkhôngchịuhiểuhọctròlịch thi đấu cúp c1 đêm nay tôi tự hàlịch thi đấu cúp c1 đêm naylịch thi đấu cúp c1 đêm nay、、
- 10 năm trước,âmsựngàyThấtbạicủagiáoviênlàkhôngchịuhiểuhọctròlịch thi đấu cúp c1 đêm nay tôi tự hào mình có suy nghĩ tiệm cận với học sinh vì còn trẻ. Nhưng gần đây, sự tự hào đó đã hết; tôi luôn cảm thấy khó khăn khi tìm ra cách ứng xử đúng mực với học trò.
Bên ly cà phê Sài Gòn một buổi sáng tháng 11, thầy Nguyễn Viết Đăng Du, biệt danh "Du lãng tử", một giáo viên dạy giỏi ở TP.HCM chia sẻ với chúng tôi những suy nghĩ thường ngày của người giáo viên trong thời buổi nghề giáo đang có nhiều áp lực.
![]() |
Đồng nghiệp đi trước từng bảo tôi: "Du à! Muốn làm lớn thì phải bớt lãng mạn, tùy hứng đi". Ảnh: Lê Huyền |
"Tôi chọn sư phạm vì có học bổng"
Phóng viên: Cơ duyên nào khiến anh chọn Lịch sử một môn học kén người làm nghề?
Thầy giáo Nguyễn Viết Đăng Du: Sở trường của tôi hồi cấp 3 là môn văn. Lựa chọn môn sử là giải pháp tình thế.
Lúc đó, môn sử đã ở giai đoạn thoái trào, số lượng người học rất ít. Tôi đỗ cả trường luật. Tôi chọn theo sư phạm vì có học bổng. Tuy không phải là sự lựa chọn chính, nhưng lúc ra trường tôi nghĩ rằng đã học 4 năm thì phải có trách nhiệm với công việc mà mình làm, rồi tạo hứng thú cho mình để lan truyền tới học trò.
Anh là người thầy được nhiều học sinh nhớ đến. Còn anh thì nhớ về người thầy nào của mình?
Những năm 1997-1998, vừa ra trường, tôi may mắn có cô Chiếu Trinh, một nhà giáo nhân dân ở Trường THPT Nguyễn Thượng Hiền, hướng dẫn.
Tôi cũng nhớ người thầy dạy nghề của tôi là cô Phạm Thị Hạ Tùng ở Trường THPT Phan Đăng Lưu, người đã cho tôi thấy khi giảng dạy lịch sử thì phải mềm mại biết kết hợp liên môn, người đã hết lòng ủng hộ tôi đổi mới trong cách kiểm tra đánh giá học sinh bằng phương pháp trắc nghiệm, dùng giáo án điện tử. Vào đầu những năm 2000 - những thay đổi này có rất nhiều giáo viên không tán đồng.
Khi những đột phá ban đầu không được ủng hộ, anh thấy thế nào?
Tôi buồn, thất vọng, bức xúc và bực bội. Đã có lúc, tôi quanh quẩn trong câu hỏi tại sao kiểm tra trắc nghiệm là giảm tải cho học sinh, tránh kiểu quay cóp truyền thống; sử dụng Power Point học sinh được xem hình ảnh thì dạy học sẽ sinh động hơn, sao người ta lại phản đối.
Sau đó tôi nghiệm ra rằng sự phản đối là do có nhiều thầy cô không rành công nghệ nên ngại khó, ngại thay đổi.
Thầy Nguyễn Viết Đăng Du hiện là tổ trưởng môn Lịch sử, Trường THPT Lê Qúy Đôn, Quận 3, TP.HCM. |
- Dạy một môn học nghe rất "cổ", nhưng anh rất trẻ trung khi đi giày thể thao, tóc nhuộm màu hung… tới lớp. Anh không ngại người khác đánh giá về mình sao?
- Tôi nghĩ không thể đánh giá bề ngoài qua bộ quần áo cũng như không phải mặc áo đẹp vào là thành người tử tế.
Khi có ý định giới thiệu tôi làm tổ trưởng mới lên ban giám hiệu, cô tổ trưởng khi đó đã yêu cầu tôi phải khắc phục nhược điểm là... tùy hứng. Cô nói: "Du à! Muốn làm lớn thì phải bớt lãng mạn, tùy hứng đi". Tôi nói với cô rằng "Chính điều này đã tạo cảm hứng cho em trong giảng dạy, để khắc phục rất khó".
Nhiều đồng nghiệp nói rằng họ thấy tôi "không theo quy chuẩn của một người thầy" là vận quần tây, áo sơ mi; mà cứ đi giày thể thao, để tóc nhuộm màu...Tôi nghĩ điều đó không tác động gì đến giảng dạy. Học trò học xong thường nhớ về tôi, ông thầy dạy sử hay cắt đầu đinh và đi giày thể thao với ký ức vui vẻ.
Anh là người được báo chí ưu ái bởi hay có những lời nói thẳng. Mỗi lần như vậy, anh nhận được phản hồi thế nào?
- Nhiều người nói rằng "Du ơi! Nói thẳng vậy anh không sợ mất lòng sao" nhưng tôi nghĩ điều mình nói là nguyện vọng, khát khao của một giáo viên có lương tâm.
Chắc chắn nhiều giáo viên cũng có suy nghĩ như tôi nhưng họ không dám nói vì e ngại đụng chạm. Tôi chỉ nghĩ rằng nói lên suy nghĩ của mình có thể không có thay đổi điều gì nhưng ít nhất cũng cho người khác thấy rằng mình không hài lòng ở điểm nào đó.
Tôi may mắn khi đi nhiều nơi, nhiều nước trên thế giới và nhận ra là khả năng học sinh của Việt Nam không hề thua kém gì, nhưng thời gian các em bỏ ra cho học tập quá nhiều.
"Ngày 20/11, chúng nó từng làm tôi chết khiếp"
Gần đây câu chuyện giáo viên bị học sinh nói xấu trên Facebook đang được quan tâm. Bản thân anh đã rơi vào trường hợp này chưa?
- Có chứ, thường xuyên. Bản thân tôi là người khá dân chủ và tất cả thầy cô dạy trong ngôi trường này cũng vậy nên đôi khi học sinh thường "vượt quá giới hạn" (cười).
Việc học sinh "nói xấu" chúng tôi là chuyện thường.
Năm ngoái, khi vào bình luận một bài viết của học sinh mình từng chủ nhiệm, thì một em khác đã "nhảy" vào nói "Thầy đừng nói như vậy! Thầy nói vậy là tạo nghiệp đấy!".
Rất nhiều học sinh cũng bình luận trên trang cá nhân của tôi mà không có chủ ngữ, vị ngữ.
Trong trường hợp này, chúng tôi chọn cách im lặng vì tranh cãi với học trò sẽ hạ thấp vị trí của mình. Khi các em đã không có sự tôn trọng với thầy cô thì tốt nhất để các em tự suy nghĩ thấy rằng việc mình làm là sai hoặc có thể là thầy cô và học sinh chưa hiểu nhau.
10 năm trước, tôi tự hào mình có suy nghĩ tiệm cận với học sinh vì còn trẻ. Nhưng gần đây, sự tự hào đó đã hết và tôi luôn cảm thấy khó khăn khi tìm ra cách ứng xử đúng mực với học trò.
Tôi luôn tự suy nghĩ điều thất bại nhất của giáo viên là không hiểu học trò và không chịu hiểu học trò.
Những ngày này, anh nghĩ gì về nghề của mình?
- Có những thời điểm tôi thấy thất vọng. Đó là lúc gặp lại bạn bè cũ và thấy họ đã thành công về mặt vật chất.
Bạn bè kể sắp mua nhà, mua xe...Còn tôi, sau 23 năm đi dạy, ngoại trừ một khoản tiền rất nhỏ đưa cho mẹ lại không dư bất kỳ một khoản nào để nghĩ tới việc có một ngôi nhà. Thậm chí, nếu lập gia đình, chắc chắn tôi sẽ gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống khi lo cho vợ con.
Những giáo viên sau nhiều năm đi dạy như chúng tôi thì khả năng bươn chải ngoài xã hội rất thấp vì sự tự tôn, tự ti không cho phép chúng tôi làm những công việc chân tay, buôn bán.
Trong giây phút chạnh lòng và cảm thấy không bằng với bạn bè ấy, tôi đã nghĩ rằng mình cũng có khả năng tại sao lại không bằng họ?
Nhưng khi bước chân vào lớp học và giảng bài, nhìn xuống lớp thấy một chục em ngồi nghe rất chăm chú tôi nhận ra rằng vị trí của tôi là ở lớp học và tôi nghĩ rằng những gì mình đánh đổi là xứng đáng.
Ngày Nhà giáo Việt Nam hàng năm chắc hẳn anh nhận được nhiều món quà tinh thần lẫn vật chất, nhưng món quà đọng lại trong anh tới bây giờ là điều gì?
Ngày 20/11, chúng nó từng làm tôi chết khiếp. Đó là năm tôi chủ nhiệm lớp 11D5, lớp chót của ban D.
Từ đầu năm, tôi đã rất vất vả khi giáo viên bộ môn phản ánh lớp có nhiều vấn đề. Sáng ngày 20/11 năm ấy không quà, không hoa, không lời chúc và trôi qua lặng lẽ. Tôi có chút tủi thân.
Nhưng tới 12h đêm hôm đó, khi sắp đi ngủ, tôi nhận được điện thoại với giọng hốt hoảng.
Đầu dây bên kia một em học sinh kêu lên "Thầy ơi! Cứu con". Lúc đó tôi đã nghĩ "Thôi chết, chúng nó lại gây ra chuyện gì nữa đây".
Tôi hỏi "Bây giờ các con đang ở đâu?" và trong đầu nghĩ ra bao nhiêu tình huống xấu nhưng em bảo bây giờ thầy mở mạng ngay lên đi.
Chúng gửi cho tôi một đường link trong đó có một video clip, các em tự hát một bài chúc mừng.
Tôi biết để có video clip đó các em đã cố gắng rất nhiều. Lúc đó tôi thật sự rất hạnh phúc.
Là một giáo viên dạy giỏi anh có bị cám dỗ vật chất không? Sau 23 năm trong nghề điều làm cho anh cảm thấy trăn trở nhất là gì?
Có chứ!
Nếu có gia đình thì chắc chắn điều tôi nghĩ đầu tiên là phải lo cho gia đình. Chắc chắn lúc ấy "chuyện cơm áo gạo tiền" sẽ khiến tôi không muốn đổi mới hay thử nghiệm gì nữa mà đơn giản chỉ tới trường dạy bao nhiêu tiết cho xong rồi đi dạy trường khác để kiếm tiền.
Vì vậy nếu nói giáo viên không suy nghĩ vật chất là không thật, vì đây là một yếu tố quan trọng.
Còn trăn trở điều gì ư? Ngày hôm kia, đi tôi uống cà phê và thấy họ đang tuyển bảo vệ với mức lương 5-7 triệu.
Một đồng nghiệp của tôi sau 4 năm học sư phạm và gần chục năm đầu tắt mặt tối đi dạy được trả lương là 5,9 triệu đồng.
Thanh xuân của những giáo viên như chúng tôi có giá rất "rẻ". Tôi nghĩ đây là điều bên ngoài giáo dục mà mọi người không nhìn thấy. Bạn có thấy chua chát không?
Tôi nghĩ việc trả lương như thế này thì xã hội không nên đòi hỏi nhiều ở chúng tôi.
Tôi trăn trở vì sự đánh giá không công bằng của xã hội, của nhà nước đối với người thầy và muốn mọi người nhìn nhận rằng sự sáng tạo, thử nghiệm của giáo viên hiện nay xuất phát từ sự đam mê và tâm huyết.
Cảm ơn anh đã chia sẻ!
Thực hiện: Lê Huyền
![Thầy giáo "đại ca" không để học sinh nào phải… ngủ lại phía sau](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/11/14/19/pham-the-manh-55.jpg?w=145&h=101)
Thầy giáo "đại ca" không để học sinh nào phải… ngủ lại phía sau
Gần gũi, tâm sự và bày ra nhiều hoạt động tạo hứng khởi, thầy giáo Phạm Thế Mạnh được học sinh quý mến gọi là “bố”, “mẹ”, thậm chí với cả biệt danh “đại ca”…
很赞哦!(931)
相关文章
- Nhận định, soi kèo Wigan Athletic vs Fulham, 22h00 ngày 8/2: Khó có bất ngờ
- Nhận định, soi kèo Damac FC vs Al Qaisoma, 01h00 ngày 26/9
- Nhận định, soi kèo Jamaica vs Honduras, 8h10 ngày 9/9
- Nhận định, soi kèo Puszcza Niepolomice vs Slask Wroclaw, 23h00 ngày 15/9
- Nhận định, soi kèo Antalyaspor vs Istanbul Basaksehir, 22h59 ngày 9/2: Sa lầy
- Nhận định, soi kèo Levski Sofia vs Pirin Blagoevgrad, 0h30 ngày 15/9
- Nhận định, soi kèo Willem II vs Twente, 22h30 ngày 2/11: Ca khúc khải hoàn
- Nhận định, soi kèo Goztepe vs Konyaspor, 17h30 ngày 10/11: Điểm tựa của tân binh
- Nhận định, soi kèo Newcastle Jets vs Melbourne Victory, 13h00 ngày 8/2: Chủ nhà chìm sâu
- Nhận định, soi kèo Melbourne City vs Ventforet Kofu, 17h00 ngày 20/09
热门文章
- Nhân định, soi kèo Cagliari vs Parma, 21h00 ngày 9/2: Bổn cũ soạn lại
- Nhận định, soi kèo Heerenveen vs Go Ahead Eagles, 19h30 ngày 10/11: Chủ nhà ‘ghi điểm’
- Nhận định, soi kèo Nizhny Novgorod vs Spartak Moscow, 21h15 ngày 19/9
- Nhận định, soi kèo Yokohama F Marinos vs Incheon United, 17h00 ngày 19/09
站长推荐
Siêu máy tính dự đoán Lazio vs Monza, 21h00 ngày 9/2
Hiện trường vụ tấn công bằng tên lửa vào Dnipro ngày 21/11 (Ảnh: Cơ quan khẩn cấp nhà nước Ukraine).
Tên lửa đạn đạo Nga sử dụng để bắn vào thành phố Dnipro vào ngày 21/11 là RS-26 Rubezh, hãng truyền thông Ukrainska Pravdacủa Ukraine trích dẫn các nguồn tin ẩn danh, cho biết.
Trước đó, Ukraine cáo buộc Nga đã bắn ICBM vào các mục tiêu trọng yếu ở Dnipro nhưng Moscow chưa bình luận về thông tin này. Theo Reuters,nếu đây là sự thật, nó sẽ là lần đầu tiên mà Nga sử dụng ICBM sau 1.000 ngày chiến sự bùng phát với Ukraine.
Khoảnh khắc được cho là tên lửa đạn đạo liên lục địa Nga tấn công Ukraine (Video: X).
ICBM là vũ khí tự dẫn đường, được đẩy bằng tên lửa, lao xuống mục tiêu nhờ lực hấp dẫn. Những tên lửa có tầm bắn trên 5.500km được xem là ICBM.
Tuy nhiên, theo viện nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) của Mỹ, mặc dù RS-26 được phân loại là ICBM theo hiệp ước cắt giảm vũ khí hạt nhân New START giữa Mỹ và Nga, nhưng nó cũng có thể được xếp vào loại tên lửa đạn đạo tầm trung.
Tên lửa đạn đạo bao gồm ICBM có thể được bắn ở chế độ tầm thấp, nghĩa là chúng không bay vào không gian và quỹ đạo của chúng vẫn nằm trong bầu khí quyển. Điều đó sẽ sử dụng nhiều nhiên liệu hơn và làm giảm tầm bắn.
ICBM bay với tốc độ vài km/giây. Theo một nguồn tin quân sự, nếu xuất phát từ Nga, RS-26 sẽ mất chưa đầy 10 phút, do khoảng cách từ điểm phóng ở vùng Astrakhan tới Dnipro là hơn 700km.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa được thiết kế để mang đầu đạn hạt nhân, dù nó có thể mang đầu đạn thường. Trong kho vũ khí, chúng thường được xếp vào loại vũ khí răn đe do uy lực của dòng tên lửa này.
Theo Hiệp hội Kiểm soát Vũ khí có trụ sở tại Mỹ, RS-26 có tầm bắn lên tới 5.800km.
CSIS cho biết RS-26 lần đầu tiên được thử nghiệm thành công vào năm 2012 và ước tính dài 12m, nặng 36 tấn và có thể mang đầu đạn hạt nhân nặng 800kg. Mỗi tên lửa có thể mang bốn đầu đạn với sức công phá ước tính là 0,3 megaton.
Mỹ chưa bình luận về vụ việc. Trong khi đó, Peter Stano, người phát ngôn của Ủy ban châu Âu, cho hay đã nắm được thông tin về cáo buộc từ phía Ukraine và đang đánh giá bức tranh toàn cảnh.
"Rõ ràng là các cuộc tấn công như vậy sẽ đánh dấu một sự leo thang rõ ràng khác từ phía Nga. Và trong thời gian qua, chúng ta thực sự không thiếu các dấu hiệu cho thấy Nga sẽ tiếp tục leo thang xung đột", ông nói.
Theo quan chức EU, các cuộc tấn công của Nga vào cơ sở hạ tầng năng lượng của Ukraine cho thấy Moscow đang không tìm cách hạ nhiệt căng thẳng.
Ông nói thêm rằng nếu các báo cáo về việc Nga sử dụng tên lửa đạn đạo liên lục địa được xác nhận, "đó sẽ là một thay đổi về mặt định lượng và định tính khác trong cách tiếp cận này và là dấu hiệu leo thang rõ ràng".
">Tên lửa tầm bắn 5.800km Nga lần đầu tấn công vào Ukraine
Soi kèo góc Genoa vs Cagliari, 18h30 ngày 24/11
Soi kèo, dự đoán Macao Guadalupe vs Sporting, 6h30 ngày 25/3
Nhân định, soi kèo Cagliari vs Parma, 21h00 ngày 9/2: Bổn cũ soạn lại
Về Nhà nước, ông Lực nói gồm Trung ương và chính quyền địa phương lo quy hoạch kế hoạch, quỹ đất, hạ tầng xã hội, xác định nhu cầu địa phương cho chính xác tránh thừa thiếu, xác nhận thủ tục liên quan chỗ ở, thu nhập, vốn mồi.
Về nhà băng (ngân hàng), Chính phủ đang cung ứng vốn cho nhà ở xã hội thông qua ngân hàng chính sách xã hội. Nguồn vốn này rất khó khăn, cần bổ sung thêm các nguồn khác từ quỹ đầu tư, vốn từ địa phương. Các ngân hàng đồng thời đẩy mạnh cho vay ủy thác và thu hồi vốn, tránh nợ xấu.
Với nhà đầu tư, ông Lực kiến nghị nên bố trí nguồn vốn, quan tâm phát triển hệ sinh thái nhà ở xã hội và chất lượng công trình, phối hợp với các địa phương, xác định ngay từ đầu là làm dự án cho thuê hay để bán, hay cả 2.
Với nhà dân (người mua), chuyên gia cho rằng cần tự mình phải thiện chí làm thủ tục, quy trình xác nhận, làm hồ sơ mua nhà ở xã hội một cách chỉn chu, đúng nơi đúng chỗ; lo tiết kiệm tiền, chi tiêu hợp lý; phải có đòn bẩy tài chính phù hợp.
Để nhà ở xã hội phát triển, chuyên gia đề xuất sự chung tay của Nhà nước, nhà băng, nhà đầu tư và nhà dân (Ảnh minh họa: HQ).
Các diễn giả tham gia sự kiện đều đánh giá nhà ở xã hội gần đây được Chính phủ quan tâm bằng các đề án, nghị quyết, chỉ thị, thay đổi quy định luật để người dân, doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận, thực thi. Từ đó, nhà ở xã hội đã được tháo gỡ nhiều vướng mắc.
Ông Nguyễn Văn Đính - Chủ tịch Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam - nhìn nhận trước đây, việc thực hiện dự án nhà ở xã hội có nhiều khó khăn, vướng mắc, tập trung vào 5 yếu tố: quỹ đất, thủ tục, cơ chế, vốn và đầu ra thị trường. Hiện nay, vấn đề thủ tục, đầu ra và vốn đã gần như được "cởi trói" ở các quy định pháp luật gần đây.
Tuy nhiên, ông Đính cho rằng còn một số vấn đề gây khúc mắc như lãi suất vẫn cao gây băn khoăn, đặc biệt với khách hàng mua nhà. Yếu tố đầu ra cần quan tâm hơn tới đối tượng chính sách, người có công, công nhân trong khu công nghiệp...
Theo đó, ông Đính nhấn mạnh vai trò chủ đạo làm nhà ở xã hội vẫn ở cơ quan Nhà nước, đặc biệt cần bố trí đất, vốn, cần có quỹ phát triển chứ không thể chờ vốn rẻ từ tín dụng. Vấn đề thủ tục triển khai, Nhà nước cũng cần tháo gỡ đơn giản hơn.
Ông Trương Anh Tuấn - Chủ tịch Tập đoàn Hoàng Quân - chỉ ra có 3 việc quan trọng để thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội. Thứ nhất là cơ chế chính sách của nhà nước, thứ 2 là nguồn vốn, thứ 3 là người dân cần tiết kiệm, làm chủ được tài chính.
Ông Tuấn nhấn mạnh chưa bao giờ giá nhà ở xã hội thấp như bây giờ, chỉ bằng 20% so với nhà ở thương mại. Người dân có thể tiết kiệm 5-7 triệu đồng/tháng để mua nhà ở xã hội, còn lại là các ngân hàng sẽ lo, từ đó biến giấc mơ sở hữu nhà thành hiện thực.
Nói đến lãi suất cho vay mua, thuê nhà ở xã hội, ông Lê Hoàng Châu - Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) - tiếp tục kiến nghị chỉ nên ở mức 3-4,8%/năm, thay vì 6,6%/năm quá cao như hiện tại.
Phản hồi đề xuất này, ông Cấn Văn Lực giải thích lãi suất cho vay mua nhà ở xã hội trước đây là 4,8%/năm. Tuy nhiên từ khi có Luật Nhà ở, lãi suất này áp dụng cho 11 đối tượng thụ hưởng nhà ở xã hội, trong đó có hộ nghèo. Lãi suất cho vay nhà ở xã hội với hộ nghèo là 6,6%/năm, đã được Chính phủ quy định từ năm 2015 đến nay. Do đó, nếu muốn kéo lãi suất cho vay nhà ở xã hội xuống dưới 6,6%/năm thì cần kiến nghị rà soát cho vay đối với hộ nghèo.
Chia sẻ quan điểm, ông Đào Anh Tuấn - Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Tây Ninh - nói lãi suất cho vay 6,6%/năm do Chính phủ quy định, bằng mức cho vay với hộ nghèo để công bằng giữa các đối tượng thụ hưởng. Ngoài ra, ngân hàng chính sách xã hội được cấp 1 phần vốn cho vay nhà ở xã hội, còn lại phải huy động từ nguồn vốn ngắn và trung hạn. Do đó, để cho vay mua, thuê nhà dài hạn thì ngân hàng cũng cần phải cân đối.
">Nhà ở xã hội cần sự chung tay của "4 nhà"
Nhận định, soi kèo Groningen vs Sparta Rotterdam, 22h30 ngày 9/11: Mục tiêu khó
Nhận định, soi kèo Brommapojkarna vs Norrkoping, 22h30 ngày 23/9