Nhận định, soi kèo Guanacasteca vs Perez Zeledon, 5h00 ngày 24/1: Nối mạch toàn thắng
(责任编辑:Thế giới)
下一篇:Nhận định, soi kèo CSD Xelaju vs Antigua GFC, 09h00 ngày 24/1: Cơ hội đòi nợ
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc bệnh Thalassemia cho học sinh vùng dân tộc miền núi tại 5 tỉnh dịch tễ. Buổi truyền thông tại huyện Đồng Văn dành cho đối tượng là cán bộ xã, trưởng, phó thôn, hội liên hiệp phụ nữ, đoàn thanh niên thôn, nhân viên y tế thôn bản, y tế trường học và người dân các thôn gần UBND xã. Cán bộ khoa Truyền thông - Giáo dục sức khỏe tỉnh đã giới thiệu, cung cấp kiến thức về nguyên nhân và cơ chế gây di truyền bệnh, cách phòng bệnh để không sinh ra những đứa con mắc bệnh; tư vấn khám sàng lọc phát hiện và điều trị bệnh...
Trước đó, Sở Y tế tỉnh Hà Giang cũng tổ chức truyền thông về bệnh Thalassemia cho người dân xã Sủng Trái, huyện Đồng Văn. Điểm đặc biệt là buổi truyền thông được tổ chức một phần tại phiên chợ trung tâm xã với hơn 300 người dân tham gia, sau đó, giáo viên, trưởng thôn, y tế thôn, nam nữ thanh niên chưa kết hôn, các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ tại các thôn được mời đến hội trường UBND xã để nghe tư vấn về bệnh di truyền này.
Tại Hà Giang, hiện bệnh nhân Thalassemia được điều trị ở 2 bệnh viện là Bệnh viện Đa khoa tỉnh và Bệnh viện Đa khoa khu vực Bắc Quang. Khoa Huyết học lâm sàng thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh hiện quản lý khoảng 300 bệnh nhân Thalassemia thể phụ thuộc truyền máu, hàng tháng bệnh nhân được truyền máu và điều trị thải sắt định kỳ.
Từ tháng 10/2022 phòng khám Huyết học thuộc Bệnh viện Đa khoa tỉnh được thành lập, từ đó phòng khám thực hiện các hoạt động chuyên môm như: tư vấn tiền hôn nhân, tư vấn cho những phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu làm xét nghiệm sàng lọc Thalassemia...
Chỉ tiêu chuyên môn hàng năm đến năm 2025- 100% khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh tại 5 tỉnh dịch tễ (Hà Giang, Yên Bái, Bắc Giang, Thanh Hóa, Nghệ An) có truyền thông, tư vấn về bệnh Thalassemia
- Có ít nhất 10% cán bộ y tế, nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, người có ảnh hưởng đến cộng đồng (giáo viên, cán bộ tư pháp xã, cộng tác viên dân số, đoàn thanh niên, hội phụ nữ, già làng, trưởng bản...) được nâng cao nhận thức về bệnh Thalassemia tại 5 tỉnh dịch tễ.-
- Tập trung can thiệp trên nhóm nam nữ trước kết hôn (có thể chọn học sinh cấp 3 trường dân tộc nội trú), phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu thai kỳ đến khám tại bệnh viện huyện và tỉnh.
Trích hướng dẫn thực hiện Nội dung 2: Nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, thuộc Dự án 7, do Bộ Y tế ban hành.
" alt="Hà Giang linh hoạt truyền thông bệnh tan máu bẩm sinh cho người dân tộc miền núi" />- - Thông tin từ Trường ĐH Sài Gòn, cho hay thanh niên bị nước cuốn trôi tối 25/11 do ảnh hưởng của bão số 9 là sinh viên năm thứ nhất trường này.
Nam sinh viên tử vong trong phòng trọ khóa trái
Nhiều trường đại học cho sinh viên nghỉ học vào ngày mai
Nữ sinh viên nhập viện sau 3 tuần ăn mì tôm liên tiếp
Đó là sinh viên Phùng Phước L, ngụ tại đường Phùng Tá Chu, P. An Lạc A, Q.Bình Tân, TP.HCM. L là sinh viên năm nhất khoa Công nghệ thông tin của Trường ĐH Sài Gòn.
Vị trí nơi sinh viên Trường ĐH Sài Gòn mất tích (Ảnh: Như Sỹ) Nguồn tin từ nhà trường cho hay, trên đường đi làm thêm về tối 25/11 sinh viên Phước L. bị nước cuốn trôi. L là sinh viên có hoàn cảnh đặc biệt, cha làm công, mẹ nội trợ nên ngoài giờ học L. tranh thủ đi làm thêm để phụ giúp gia đình.
Theo thông tin từ VietNamNet, tối hôm qua (25/11), thanh niên tên L.chạy xe máy trở về nhà sau khi kết thúc ngày làm việc, khi chuyển qua đoạn kênh đen trên đường Bến Lội, gặp lúc nước chảy xiết do mưa lớn nên bị cuốn trôi, mất tích. Lúc này nhiều người đi cùng L. phát hiện ứng cứu nhưng không kịp.
Hiện tại các cơ quan chức năng vẫn đang nỗ lực để tìm kiếm nạn nhân. Chiều nay, lãnh đạo Trường ĐH Sài Gòn sẽ xuống nhà để động viên gia đình.
Do ảnh hưởng của bão số 9, Tại TP.HCM đã có mưa kỷ lục. Trận mưa làm ít nhất 60 tuyến đường bị ngập, 1 trường hợp tử vong do cây đổ. Do ngập lụt học sinh TP.HCM phải nghỉ học trong 3 ngày, một số trường đại học cũng cho sinh viên nghỉ học.
Lê Huyền
" alt="Thanh niên bị nước cuốn trôi do bão 9 là sinh viên Trường ĐH Sài Gòn đi làm thêm" /> - Chị Nguyễn Thị Vy, giáo viên của Trường THCS Phương Trung (huyện Thanh Oai, Tp Hà Nội) có chồng là anh Lê Xuân Thanh thuộc đoàn 128 Hải quân. Trước đây, chồng chị đóng quân ở đảo Song Tử Tây, nhưng 2 năm trở lại đây, anh chuyển sang công việc lái tàu, bảo vệ các giàn khoan.
Chị Nguyễn Thị Vy, giáo viên Trường THCS Phương Trung (huyện Thanh Oai, Hà Nội). Ảnh: Thanh Hùng Lấy nhau được 11 năm nhưng chồng về nhà đúng vào dịp Tết Nguyên đán mới được một lần. Đó cũng lần duy nhất vợ chồng anh chị được ăn Tết cùng nhau. Một năm rưỡi được gặp nhau khoảng 30 ngày. Con thứ hai năm nay 4 tuổi, thời gian được gặp bố mới chỉ khoảng 4 tháng.
“Buồn nhưng rồi cũng quen. Xa chồng, được sự động viên, quan tâm, giúp đỡ của ông bà, đồng nghiệp ở trường nên tôi cũng cảm thấy bớt đi phần nào khó khăn”.
Chị Vy “thấm” khổ nhất là mỗi khi trái gió trở trời, con ốm đau bởi chị phải một mình chủ động xoay sở, đưa con đi khám. “Có lần cả 2 con cùng bị ốm mà chỉ có một mình. Tôi còn nhớ mãi hình ảnh của chính mình ở bệnh viện nhi khi bác sĩ gọi vào khám, một tay bế cháu hơn tháng tuổi, tay kia bế cháu 3 tuổi”, chị Vy ngậm ngùi.
Thế nhưng cô giáo vẫn vượt qua tất cả để là hậu phương vững chắc cho chồng yên tâm công tác. Chị vẫn hay nói vui trêu chồng mình: “Qua được giai đoạn này không thấy trầm cảm là tốt lắm rồi”.
Câu hỏi mà những đứa con trước hay hỏi chị là sao mẹ lại lấy bộ đội, chị giải thích đó là một điều tự hào bởi bố đang ngày đêm bảo vệ Tổ quốc, biển đảo. “Tôi vẫn thường cho các con xem những clip chồng gửi về từ biển đảo để các con thấu hiểu hơn”.
Chị Nguyễn Thị Mai (giáo viên Trường Tiểu học Song Phương, huyện Hoài Đức). Ảnh: Thanh Hùng Chị Nguyễn Thị Mai (giáo viên Trường Tiểu học Song Phương, huyện Hoài Đức) có chồng là anh Nguyễn Văn Quang hiện công tác tại đảo Hòn Khoai, tỉnh Cà Mau.
Thường 1 đến 2 năm chồng của cô giáo được về phép 1 lần. Mỗi lần về được khoảng 1 tháng.
Chị Mai không giấu được cảm xúc khi nhớ đến giai đoạn sinh cháu đầu tiên. Anh Quang đã đăng ký xin về để đón con, nhưng biển động nên không về được. Chị lại trở dạ sớm, sinh con non 1 tháng.
Là vợ chiến sĩ, cô giáo Mai đã quen với việc “một nách hai con” không có chồng bên cạnh để san sẻ từ những việc nhỏ nhất.
Đêm giao thừa phải gói bánh, thịt gà,… tất cả mọi thứ chị phải học tự chuẩn bị hết thay chồng. “Những ngày thường, ống nước hay điện hỏng, chồng không ở nhà mình cũng phải học cách làm hết”, chị Mai tâm sự.
“Nhiều lúc cảm thấy thực sự mệt mỏi, buồn và chạnh lòng vì nghĩ bạn bè mình những ngày lễ Tết có chồng bên cạnh. Nhưng rồi tất cả những điều đó hoàn toàn bị xua đi bởi mình nghĩ nếu không có những người như anh ấy thì mình, con và cả những chị em khác không thể được cuộc sống bình yên như thế này”.
“Xa chồng nên mỗi khi chồng về mình cảm thấy vô cùng hạnh phúc. Các bạn bè của mình hay trêu nhà này cứ khoảng 1 đến 2 năm lại như tân hôn lại một lần”, chị Mai nói.
Ngoài những khó khăn, cô giáo Mai cảm thấy tự hào khi có một người chồng không chỉ biết nghĩ đến bản thân mà còn trách nhiệm với Tổ quốc và gia đình.
Chị Đỗ Thị Thơm (giáo viên Trường Mầm non Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) cùng con trai của mình. Ảnh: Thanh Hùng Chị Đỗ Thị Thơm (giáo viên Trường Mầm non Đông Sơn, huyện Chương Mỹ, Hà Nội) có chồng là anh Nguyễn Viết Tưởng đang công tác tại Trường Sa chia sẻ:
“Những ngày này, chồng tôi vẫn thường điện thoại về hỏi thăm tình hình sắm Tết đến đâu, có những cái gì rồi động viên và dặn vợ mua sắm cho các con đầy đủ để bù đắp cho Tết bố vắng nhà”, chị Thơm chia sẻ.
Với sự động viên của ngành giáo dục, chị Thơm tự hứa sẽ cố gắng hơn nữa để phát huy những gì đã làm tốt những năm học vừa qua để hoàn thành tốt công việc nuôi dạy và chăm sóc trẻ.
Sáng 15/1, Sở GD-ĐT phối hợp với Công đoàn ngành giáo dục Hà Nội đã tổ chức gặp mặt, tặng quà các nữ nhà giáo là vợ, các học sinh là con các chiến sỹ đang làm nhiệm vụ tại các vùng biển đảo của Tổ quốc nhân dịp đón xuân Canh Tý 2020. Ngành GD-ĐT Hà Nội đã tặng hơn 90 phần quà cho 18 giáo viên và 73 học sinh. Mỗi nhà giáo được tặng quà và 4 triệu đồng. Mỗi học sinh được nhận quà tặng và 1 triệu đồng.
Thanh Hùng
Thầy giáo vẽ quả thư pháp kiếm bộn tiền dịp Tết
- Với năng khiếu của mình, thầy Lê Đức Hùng (giáo viên dạy Mỹ thuật của Trường THCS Và THPT Thống Nhất, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa) vẽ, trang trí chữ thư pháp lên các loại quả thờ cúng khiến chúng thêm đẹp và giá trị.
" alt="Những lời chúc của các cô giáo tới chồng là chiến sĩ biển đảo dịp Tết" /> Thùy Tiên. Việc công ty, đơn vị nắm bản quyền chi hàng tỷ đồng để đưa các người đẹp Việt đi thi quốc tế khiến dư luận không ít hoài nghi, chẳng hạn như “đầu tư lớn như vậy, thí sinh có on top không”, “thả con tép, bắt con tôm, chắc phải lời nhiều lắm, công ty mới bỏ ra số tiền tỷ đồng”…
Trao đổi với Zing, đại diện một số công ty, đơn vị nắm bản quyền các cuộc thi sắc đẹp trong nước cho biết trái ngược với suy nghĩ thường thấy của số đông khán giả, việc đưa các thí sinh đi thi quốc tế không mang lại lợi nhuận. Họ xem đây là khoản đầu tư lâu dài, nhằm bồi đắp danh tiếng cho công ty trên thị trường hoa hậu trong và ngoài nước.
Về phía các người đẹp, trước khi “xuất ngoại”, họ phải ký kết hợp đồng với công ty và có nhiệm vụ phải hoàn thành các điều khoản về việc trả quyền lợi.
"Đưa 10 người đi thi quốc tế, 9 người lỗ"
Bà Phạm Kim Dung - Tổng giám đốc công ty Sen Vàng, đơn vị nắm bản quyền nhiều cuộc thi sắc đẹp lớn như Hoa hậu Việt Nam, Hoa hậu Thế giới Việt Nam, Hoa hậu Hòa bình Việt Nam - tiết lộ chi phí bỏ ra để đào tạo, chuẩn bị và đưa các thí sinh đi thi quốc tế dao động ở mức trên 5 tỷ đồng, cao nhất là 10 tỷ đồng. Tùy vào quy mô, chất lượng và tiêu chí của từng cuộc thi mà số tiền đầu tư cũng thay đổi.
Đơn cử, gần nhất là Hoa hậu Thế giới Việt Nam 2022 Huỳnh Nguyễn Mai Phương, công ty phải bỏ ra hàng tỷ đồng để người đẹp đi học đàn, ca hát, nhảy, đài từ, thực hiện dự án nhân ái để chuẩn bị cho cuộc thi Miss World 2022.
Ngoài ra, để tăng hiệu ứng truyền thông cho Mai Phương sau đăng quang, đơn vị quyết định chi số tiền lớn để mời đương kim Hoa hậu Thế giới Karolina Bielawska đến dự sự kiện bán đấu giá vương miện hồi tháng 9 ở TP.HCM và thực hiện nhiều hoạt động từ thiện.
Tuy nhiên, bà Dung nói: “Từ thời Đỗ Mỹ Linh, Tiểu Vy, Lương Thùy Linh và các người đẹp được đầu tư đi thi sắc đẹp trên thế giới đều không có lời. Đưa 10 cô đi thi, 9 cô lỗ”.
Các người đẹp Việt tham gia chinh chiến tại nhiều đấu trường sắc đẹp quốc tế.
Ngoại trừ Thùy Tiên là trường hợp đặc biệt. Sau khi đăng quang Miss Grand International 2021, hoa hậu đắt show sự kiện, làm đại sứ cho nhiều thương hiệu, nhãn hàng trong nước và quốc tế. Người đẹp kiếm ít nhất 2-3 triệu USD trong nhiệm kỳ hoa hậu, theo ông Nawat Itsaragrisil - Chủ tịch Miss Grand International.
Bà Phạm Kim Dung chia sẻ dù việc đầu tư cho các thí sinh đi thi quốc tế không mang lại lợi nhuận, công ty cũng xem đó là cơ hội để nâng cao danh tiếng sắc đẹp Việt ở những đấu trường quốc tế và định vị thương hiệu của công ty trên thị trường hoa hậu.
Chung quan điểm, ông Trần Việt Bảo Hoàng - CEO của Unicorp, đơn vị nắm bản quyền Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam, Hoa hậu Siêu quốc gia Việt Nam - nói về cơ bản, việc đầu tư kỹ lưỡng, bài bản với chi phí lớn từ công ty khiến thí sinh sẽ có động lực và nghiêm túc hơn với hành trình, sứ mệnh của họ.
Ngoài ra, khi nhìn thấy sự đầu tư chỉn chu từ phía Việt Nam, các công ty, tổ chức hoa hậu trên thế giới sẽ thay đổi cách nhìn về thị trường hoa hậu nội địa. Từ đó, nâng cao vị thế cũng như khả năng chiến thắng của các thí sinh Việt Nam khi ra "biển lớn".
"Câu hỏi 'Tại sao công ty lại đầu tư trong khi không biết thí sinh có on top hay không?' giống như việc hỏi một người tại sao lại đầu tư thi, trong khi không biết thi đậu hay rớt vậy. Nói chung, khi đi thi quốc tế, thí sinh phải all-in. Nghĩa là bản thân người đó và hệ thống hỗ trợ phải nỗ lực, chăm chỉ để đạt kết quả cao", ông Bảo Hoàng cho biết.
CEO của Unicorp nhấn mạnh theo từng năm, việc đầu tư bài bản, đồng bộ, chuẩn bị kỹ lưỡng và có chiến lược rõ ràng cho thí sinh được các đơn vị nắm bản quyền ngày càng chú trọng. Đó rõ ràng là tín hiệu tốt đối với thị trường hoa hậu ở Việt Nam.
Người đẹp phải trả quyền lợi cam kết như thế nào sau khi thi?
Hoa hậu Việt Nam Đỗ Thị Hà từng đại diện Việt Nam chinh chiến tại Miss World 2021. Quá trình đi thi của cô từng gặp nhiều trắc trở do đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp. Sau đêm chung kết diễn ra tại Puerto Rico vào tháng 3, cô lọt vào top 13 chung cuộc.
Trở về từ cuộc thi, Đỗ Thị Hà tiếp tục thực hiện những hoạt động trong nhiệm kỳ hoa hậu và "trả nợ" cho công ty, nhà tài trợ. Mỹ nhân quê Thanh Hóa cho Zingbiết dựa vào những điều khoản trong hợp đồng đã ký kết với công ty, nhà tài trợ, cô sẽ làm việc tích cực để có thể bù đắp những khoản đầu tư mà đơn vị nắm bản quyền đã bỏ ra.
Huỳnh Nguyễn Mai Phương đang học đàn, hát và đài từ để chuẩn bị thi Miss World 2022.
"Việc biết được những khoản chi phí mà công ty đã bỏ ra đầu tư để tôi đi thi quốc tế càng thôi thúc mình phải nỗ lực, cố gắng hơn nữa để có thể tiến sâu trong đêm chung kết. Dù không mang về vương miện, cái được lớn nhất của tôi sau Miss World 2021 là những trải nghiệm quý báu mà không phải cô gái nào cũng có cơ hội nhận được. Đó là những kỷ niệm, kinh nghiệm trong chặng đường thanh xuân mà tôi luôn trân quý", Đỗ Thị Hà bày tỏ.
Bà Phạm Kim Dung trao đổi thêm trước khi đi thi, các người đẹp đều ký kết hợp đồng với công ty, trong đó có những quy định về mức thỏa thuận riêng tùy từng thí sinh. Tuy nhiên, không ít trường hợp sau khi đi thi quốc tế về chưa trả hết nợ, đã hết hạn hợp đồng và rời công ty. Trong bối cảnh ấy, đơn vị buộc lòng chấp nhận lỗ và tìm cách xoay xở để bù đắp khoản đầu tư đã bỏ ra.
Trưởng ban tổ chức Hoa hậu Hòa bình Việt Nam nói đa phần các người đẹp đều tăng danh tiếng, hình ảnh đẹp với công chúng sau khi thi quốc tế. Họ cũng chăm chỉ chạy show, dự sự kiện, quay quảng cáo và tham gia nhiều hoạt động nghệ thuật để hoàn thành hợp đồng đã ký kết với công ty. Nhờ thế, uy tín của công ty ngày càng được biết đến rộng rãi.
"Từ việc kinh doanh, đầu tư vào thị trường hoa hậu, chúng tôi có cơ hội để phát triển thêm những lĩnh vực khác như truyền thông, tổ chức sự kiện, game show, hoạt động liên quan đến phim ảnh... Vì vậy, dù đưa các cô gái đi thi quốc tế, chúng tôi xem đó là khoản đầu tư lâu dài", bà Dung nhấn mạnh.
Theo Zing
" alt="Trừ Thùy Tiên, tiền tỷ đưa Tiểu Vy hay Đỗ Thị Hà thi quốc tế đều lỗ" />Trung Quốc cho thấy mong muốn tiếp tục siết chặt thị trường game trong nước. (Ảnh: Bloomberg) Các quan chức Trung Quốc lo ngại rằng họ sẽ bắt đầu một đợt trấn áp công nghệ khác sau khi vào ngày 22/12, Cục Quản lý Báo chí và Xuất bản Quốc gia (NPPA) công bố các quy tắc mới để hạn chế sự phát triển của game trực tuyến, bao gồm giới hạn chi tiêu của game thủ trưởng thành. Những hạn chế bổ sung bao gồm cấm tặng thưởng khi đăng nhập thường xuyên, cấm nội dung vi phạm an ninh quốc gia.
Khi Tencent và NetEase chứng kiến giá trị thị trường của họ giảm hàng chục tỷ USD trên sàn chứng khoán Hồng Kông cùng ngày, NPPA đã tuyên bố phê duyệt 40 tựa game nhập khẩu ngay trong phiên giao dịch. Dù vậy, động thái này không giúp khôi phục niềm tin của các nhà đầu tư.
Một số nhà phân tích nhận định Tencent và NetEase không nên bị ảnh hưởng đáng kể, nhưng điều đó không thể ngăn cản cổ phiếu của cả hai giảm mạnh. Một ngày sau, chính quyền cho biết sẽ lắng nghe phản hồi từ các bên liên quan, bao gồm các công ty và người chơi để cải thiện quy tắc.
Các hạn chế sâu rộng, khiến những doanh nghiệp trong ngành và các nhà đầu tư mất cảnh giác vào ngày giao dịch cuối cùng trước Giáng sinh, nhắc nhở nhiều người về cuộc trấn áp công nghệ quyết liệt năm 2021.
Năm đó, nhiều cơ quan khác nhau đột ngột áp đặt các hạn chế đối với các lĩnh vực từ thương mại điện tử đến giải trí, kiềm chế Ant Group và Alibaba của tỷ phú Jack Ma trong khi làm sụp đổ ngành công nghiệp giáo dục trực tuyến.
Yang Wen Feng, Phó Chủ tịch cấp cao tại xưởng game Paper Games, nhận xét các sự kiện mới nhất phản ánh mong muốn của chính phủ đối với thị trường game lớn hơn, đa dạng hơn, chứa nội dung sáng tạo chất lượng cao hơn. Chính phủ muốn các nhà phát hành game kiếm lợi nhuận thông qua hoạt động công bằng và đổi mới sản phẩm thay vì đào sâu vào các chiến lược kiếm tiền.
(Theo Bloomberg)
" alt="Trung Quốc thay đổi lập trường sau khi ‘thổi bay’ 80 tỷ USD vốn hóa ngành game" />Trung Quốc dậy sóng vì sáng kiến chống ế. Ảnh: EPA Đề xuất nhằm giải quyết cuộc khủng hoảng xã hội đang rình rập do tình trạng mất cân bằng giới tính gây ra. Theo báo SCMP, ông Wu Xiuming, Phó tổng thư ký Hiệp hội cố vấn phát triển Sơn Tây - một tổ chức phi chính phủ tại miền trung Trung Quốc chuyên về nghiên cứu phát triển xã hội, đã kêu gọi nhà chức trách khẩn trương giải quyết sự gia tăng số lượng những người chưa kết hôn bằng cách khuyến khích phụ nữ độc thân ở thành phố di chuyển về các khu vực nông thôn, nơi có hàng triệu nam giới chưa kết hôn đang tìm vợ.
Ông Wu Xiuming kêu gọi phụ nữ "đừng sợ di chuyển và sống ở vùng nông thôn". Đề xuất của ông nhanh chóng bị chỉ trích với nhiều người bình luận trên mạng xã hội, rằng đó là sáng kiến xa rời thực tế. "Đầu óc kiểu gì lại nghĩ ra một ý tưởng như vậy? Chẳng phải ông ta không thấy sự chênh lệch lớn giữa hai nhóm sao? Về cơ bản, họ sống ở hai thế giới song song, việc giao tiếp giữa hai nhóm cực kỳ khó khăn", một người dùng internet viết trên mạng xã hội Weibo.
"Ngay cả phụ nữ ở nông thôn cũng không muốn kết hôn với những người đàn ông sống ở nông thôn, nói gì tới phụ nữ ở thành thị. Ông có nghĩ phụ nữ thành thị ngu ngốc khi lấy chồng ở nông thôn không?", một người khác viết.
Sharon Sun, một phụ nữ độc thân 38 tuổi, làm việc trong ngành bất động sản ở Thượng Hải nói, cô sẽ không nghĩ tới chuyện coi nam giới nông thôn là một đối tượng tiềm năng. "Tôi không thể hẹn hò với một người đàn ông nông thôn. Điều đó sẽ không xảy ra cho dù không còn những người đàn ông khác trên thế giới này".
Trung Quốc là một trong những nơi mất cân bằng giới tính hàng đầu thế giới, với 114 nam giới so với 100 nữ giới, dẫn tới việc nam giới nhiều hơn nữ giới tới 30 triệu người, theo dữ liệu của nhà cung cấp dữ liệu quốc tế Statista. Tỷ lệ chênh lệch giới tính trên toàn cầu hiện là 105 nam so với 100 nữ, Tổ chức Y tế thế giới cho biết.
Sự mất cân bằng giới tính giữa nam và nữ ở Trung Quốc là kết quả của chính sách một con và quan điểm trọng nam khinh nữ. Mãi tới gần đây, chính sách một con mới được hủy bỏ. Tình trạng mất cân bằng giới tính đặc biệt nghiêm trọng tại khu vực nông thôn, nơi phụ nữ phải đi kiếm việc và chồng tại thành phố. Việc kiếm vợ của đàn ông nông thôn còn khó khăn hơn nhiều bởi kỳ vọng đàn ông phải có khả năng tài chính cao hơn vợ tương lai.
Ngoài đề xuất đưa ra các biện pháp khuyến khích để phụ nữ thành phố về nông thôn, ông Wu còn cho rằng chính phủ nên đầu tư vào việc dạy nghề cho những người đàn ông trong độ tuổi 30 và chưa tìm được vợ. "Vấn đề cơ cấu giới nên được giải quyết càng sớm càng tốt. Ví dụ, chính phủ nên huấn luyện cho họ các kỹ năng và chuyển họ tới những vùng, các khu vực mà phụ nữ tập trung đông", ông Wu nói.
Hoài Linh
Nỗi lòng ngày Tết của 'gái ế'
Ngày càng nhiều người trẻ độc thân Trung Quốc không về quê vào dịp Tết. Họ chọn ở lại nơi họ làm việc hoặc đơn giản là đi nghỉ dưỡng.
" alt="Trung Quốc dậy sóng vì sáng kiến chống ế cho phụ nữ thừa và trai quê" />
- ·Nhận định, soi kèo Viktoria Plzen vs Anderlecht, 0h45 ngày 24/1: Rút ngắn khoảng cách
- ·TikTok kéo dài chuỗi sa thải nhân viên để cắt giảm chi phí kinh doanh
- ·Hà Lan bắt giữ lượng ma túy trị giá gần 4.200 tỷ đồng
- ·Đồng Tháp thí điểm nền tảng dữ liệu nông nghiệp dùng chung
- ·Nhận định, soi kèo Dortmund vs Werder Bremen, 21h30 ngày 25/1: Rắn không đầu
- ·Bắc Giang gắn mã số vùng trồng cây ăn quả, phát triển nông sản phục vụ xuất khẩu
- ·Cách tự 'đánh bay' mụn trứng cá
- ·10 điều cần ghi nhớ để sở hữu làn da mướt mịn tự nhiên (Phần 2)
- ·Nhận định, soi kèo Dyala vs Al Zawraa, 18h30 ngày 23/1: Củng cố ngôi đầu
- ·Nỗi ẩn ức của người vợ phía sau lần bị chồng lừa vào nhà nghỉ
Chuyên gia của Noventiq chia sẻ về giải pháp mới giúp phòng, chống thất thoát dữ liệu. Các nguy cơ thất thoát dữ liệu và rủi ro nội bộ lại đang tăng lên khi môi trường làm việc sau đại dịch có xu hướng cởi mở hơn. Khi nhân viên có thể làm việc từ bất kỳ đâu, các thiết bị truy cập vào hệ thống từ nhiều hướng tạo áp lực bảo mật rất lớn lên hệ thống công nghệ của doanh nghiệp.
Trước những thách thức đó, mới đây Noventiq đã giới thiệu Giải pháp Noventiq Manage Protection - kết hợp chặt chẽ giữa quy trình phân loại và bảo vệ, chống thất thoát dữ liệu của nhà cung cấp này với các giải pháp bảo vệ dữ liệu của Microsoft.
Giải pháp của Noventiq giúp các doanh nghiệp kiểm tra, đánh giá lỗ hổng an ninh mạng và xử lý một cách phù hợp. Trong quá trình kiểm tra, hoạt động của doanh nghiệp sẽ không bị ảnh hưởng hay gián đoạn.
Đơn vị này cũng đưa ra tư vấn về cách xây dựng văn hóa bảo vệ dữ liệu cho mọi nhân viên, bắt đầu từ việc tổ chức các buổi workshop nhằm nâng cao nhận thức về bảo vệ dữ liệu. Tiếp đến, các giải pháp công nghệ bảo mật sẽ được triển khai ở một số phòng ban tiên phong trước khi áp dụng đại trà.
Ông Lê Quân, Tổng Giám đốc Noventiq Việt Nam cho hay, trong năm 2022, Việt Nam là một trong những quốc gia bị tấn công mạng nhiều nhất ở Đông Nam Á, chỉ sau Indonesia và Thái Lan. Do vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nên triển khai những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ như tường lửa, mã hóa và kiểm soát truy cập.
Theo ông Vivek Puthucode, Giám đốc phụ trách đối tác của Microsoft châu Á Thái Bình Dương, để thành công về mặt công nghệ, an ninh mạng là yếu tố quan trọng. Đổi mới và nâng cao năng suất chỉ có thể đạt được khi các tổ chức, doanh nghiệp có biện pháp bảo mật để trở nên linh hoạt trước các cuộc tấn công mạng.
Thủ đoạn chiếm quyền kiểm soát điện thoại bằng tin nhắn iMessageKhi nhận tin nhắn iMessage từ kẻ xấu, điện thoại của nạn nhân sẽ kích hoạt một lỗ hổng dẫn đến việc chiếm quyền kiểm soát thiết bị, bất chấp họ có tương tác hay không." alt="Xuất hiện giải pháp mới giúp phòng, chống thất thoát dữ liệu" />- Thanh tra tỉnh Bình Định đã công bố kết luận thanh tra công tác quản lý thu - chi tài chính, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học (giai đoạn 2014 - 2017) và quản lý đầu tư cơ bản (giai đoạn 2014 - 2018) tại Phòng GD-ÐT huyện Phù Cát. Kết quả thanh tra đã phát hiện nhiều sai sót.
Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát để xảy ra sai phạm trong việc thực hiện chính sách, pháp luật trong công tác quản lý thu - chi tài chính và quản lý đầu tư cơ bản Cụ thể, có 18 trường THCS thuộc Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát chi 1% mức lương cơ sở bồi dưỡng cho 66 giáo viên dạy môn thể dục đối với những tiết giảng lý thuyết và tiết kiểm tra không đúng quy định, với số tiền hơn 213,6 triệu đồng. Đồng thời, có 8 trường THCS (gồm 7 hiệu trưởng, 10 phó hiệu trưởng) chưa dạy đủ số giờ theo quy định nhưng vẫn được chi trả đầy đủ chế độ phụ cấp ưu đãi với số tiền hơn 416,8 triệu đồng.
Giai đoạn từ năm 2014-2018, Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát đầu tư sửa chữa 276 công trình trường học, lớp học đã xuống cấp với tổng giá trị khối lượng thực hiện hơn 60,6 tỷ đồng. Qua kiểm tra 52 công trình, hạng mục công trình do Phòng GD-ĐT huyện quản lý thực hiện với tổng giá trị khối lượng hơn 21,7 tỷ đồng, Đoàn thanh tra xác nhận có 32 công trình có sai phạm với tổng số tiền hơn 240 triệu đồng.
Các vi phạm cụ thể như một số khối lượng bóc tách từ hồ sơ thiết kế chưa chính xác, nhất là tại các vị trí giao nhau, hạng mục chiếm chỗ. Tính trùng khối lượng trên một công tác thi công, đưa vào dự toán một số công tác mà quy định áp dụng đã có trong định mức cho công tác xây dựng khác. Giám sát thi công một số công trình chưa phát hiện có sai phạm về khối lượng, giá trị thực tế thi công so với hồ sơ thiết kế được duyệt để điều chỉnh khi nghiệm thu, thanh quyết toán…
Trước những sai phạm này, tin từ Văn phòng UBND tỉnh Bình Định ngày 29.4 cho biết, Chủ tịch UBND tỉnh này đã giao Chủ tịch UBND huyện Phù Cát chỉ đạo Phòng GD-ĐT huyện nghiêm túc kiểm điểm rút kinh nghiệm đối với các tập thể, cá nhân có liên quan đến những khuyết điểm, sai phạm. Đồng thời, chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, nhằm đưa công tác quản lý đầu tư xây dựng và thu - chi tài chính của Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát đi vào nền nếp, thực hiện đúng theo quy định của Nhà nước.
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định giao Chủ tịch UBND huyện Phù Cát phải chỉ đạo Trưởng Phòng GD-ĐT huyện Phù Cát yêu cầu hiệu trưởng các trường THCS tổ chức kiểm điểm nghiêm túc, làm rõ trách nhiệm và có hình thức xử lý đối với các cá nhân, tập thể có khuyết điểm, sai phạm; có trách nhiệm thu hồi và nộp đầy đủ số tiền hơn 630,4 triệu đồng do chi sai quy định số tiền bồi dưỡng cho giáo viên dạy môn Thể dục và tiền phụ cấp ưu đãi cho hiệu trưởng, phó hiệu trưởng. Ngoài ra, thu hồi và nộp đầy đủ số tiền hơn 240,9 triệu đồng do thanh toán sai cho các đơn vị thi công.
Hà Vân
Tiếp tục đình chỉ hiệu trưởng, hiệu phó Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM
- Ngân hàng Nhà nước kéo dài thời gian đình chỉ hiệu trưởng, hiệu phó Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM.
" alt="7 hiệu trưởng, 10 hiệu phó ở Bình Định dạy thiếu giờ vẫn hưởng đủ phụ cấp" /> - Mới đây, một học viên (là sinh viên thực tập) ở Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức (Hà Nội) bị tố sàm sỡ cô gái 16 tuổi khi bệnh nhân này vào chụp X-quang vùng xương chậu và chi dưới do tai nạn. Sự việc đang được công an vào cuộc điều tra, làm rõ.
Theo dõi thông tin vụ việc, nhiều độc giả gửi về VietNamNet các ý kiến đồng tình với cách làm của Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức khi mời công an vào cuộc và đề nghị cơ quan chức năng sớm làm rõ sự việc đúng - sai, động cơ của việc livestream (phát trực tiếp) tố cáo của người nhà bệnh nhân và những hành vi sau đó.
Bên cạnh đó, để bệnh nhân được bảo vệ quyền riêng tư không chỉ trong quá trình chụp chiếu, siêu âm mà trong bất kỳ công đoạn nào có tiếp xúc với nhân viên y tế, và để bác sĩ tránh được “nỗi oan Thị Kính”, không ít ý kiến đề xuất các bệnh viện nên có người thứ 3 có mặt tại phòng khám, siêu âm, chụp chiếu.
Theo độc giả H., trừ những trường hợp cố tình, còn nếu nhân viên y tế cảm thấy có thể phát sinh những tình huống hiểu nhầm, rủi ro, gây mâu thuẫn không đáng có đặc biệt khi tiếp xúc với bệnh nhân nữ trẻ tuổi, thì nên có thêm bên thứ 3 chứng kiến, giám sát khách quan.
Ví dụ nếu siêu âm, chụp chiếu cho nữ bệnh nhân thì nên cho người nhà hoặc một nhân viên y tế khác (người thứ 3 trong buồng) đứng cạnh. Người nhà vừa giúp bệnh nhân tháo đồ kim loại, hoặc kéo quần, kéo áo…, đến khi ổn định xong tư thế chụp cho bệnh nhân sẽ ra ngoài.
Còn độc giả Q. cho rằng với những việc nhạy cảm, bác sĩ/kỹ thuật viên nên giải thích cho bệnh nhân và người nhà trước khi thực hiện, nếu sợ mất thời gian giải thích nhiều người thì dán tờ quy trình... ngay tại cửa phòng đó.
Độc giả L.B góp ý các bệnh viện nên có trang phục (áo choàng, quần ống) cho bệnh nhân thay để chụp X-quang, trang bị thêm các tủ đồ có khóa để bệnh nhân khi vào thay đồ được cất tư trang, yên tâm chụp chiếu.
Tình huống bi hài khi bác sĩ nam khám cho nữ bệnh nhân
Thực tế, các bác sĩ trong quá trình có tiếp xúc với bệnh nhân như thực hiện siêu âm, chụp X-quang hay khám lâm sàng, đặc biệt tại các vị trí nhạy cảm, nhiều tình huống có thể phát sinh gây hiểu nhầm.
Bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn (Hà Nội), chia sẻ câu chuyện khi anh còn là sinh viên y khoa, đi thực tập ở khoa tim mạch. Một đêm trực, bác sĩ chỉ định làm điện tâm đồ cho một nữ bệnh nhân trở nặng, và bác sĩ Phúc (lúc đó là sinh viên) thực hiện. Khi anh gần xong, một người y tá lớn tuổi tiếp tục thực hiện nốt phần còn lại, sau đó chỉ ra sai lầm của nam sinh viên thực tập vừa gặp phải.
“Cô y tá già nói với tôi, rằng đó là một bệnh nhân nữ, khi làm điện tâm đồ bắt buộc phải có y tá đứng cạnh”, vị bác sĩ kể lại. Khi đó anh rất ngạc nhiên, bởi bệnh nhân là người phụ nữ hơn 70 tuổi, diễn biến bệnh trở nặng đột ngột, y tá ai cũng đang quá bận cấp cứu bệnh nhân khác, vậy đâu cần thiết phải có bên thứ ba chứng kiến?
Câu trả lời của cô y tá khiến anh nhớ mãi, rằng khi làm điện tâm đồ, rèm phải được kéo kín, người thực hiện phải cởi hết cúc áo của bệnh nhân.
“Trong căn phòng chỉ có một nam một nữ, bất kỳ người phụ nữ đó bao nhiêu tuổi, chỉ cần người nhà hoặc ai đó nhìn thấy mà họ nghĩ sai, thì hãy chuẩn bị một khoản tiền bồi thường và đối diện với đủ thứ rắc rối”, bác sĩ Phúc, người có gần 30 năm kinh nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chia sẻ.
Không ít bác sĩ từng đau đầu vì bị hiểu nhầm, "vu vạ" trong quá trình khám chữa bệnh cho người khác giới, đặc biệt là các chuyên khoa như nhi, sản phụ khoa, tim mạch hay tâm thần… chỉ vì không có người thứ 3.
Một bác sĩ chia sẻ khi anh khám cho nữ bệnh nhân trẻ tuổi bị đau đầu kéo dài sau tai nạn. Phòng khám chỉ có 2 người, đang khám thì người này la toáng lên “bác sĩ sờ, nắn khắp người tôi”, rồi chạy ra ngoài khiến vị bác sĩ tá hỏa. Thực tế, cô gái bị động kinh nhẹ, rối loạn tâm thần nên những lúc căng thẳng thường la hét. Sau khi động viên, trấn an, cô gái và người nhà đã hiểu vấn đề, hóa giải hiểu nhầm.
Trường hợp khác, bác sĩ nam công tác tại một bệnh viện ở Hà Nội, do y tá trong phòng khám phải ra ngoài, bất đắc dĩ anh phải siêu âm tim cho một nữ bệnh nhân khi chỉ có một mình, vô tình tay anh chạm vào ngực, khiến cô gái phẫn nộ. May mắn cho anh khi một nữ bệnh nhân khác đang chờ khám, chứng kiến minh oan. Sau lần đó, nam bác sĩ luôn yêu cầu có điều dưỡng, y tá ngồi gần, mỗi khi khám cho nữ bệnh nhân.
Theo lãnh đạo một bệnh viện tuyến Trung ương, từ thời sinh viên y khoa, tất cả đều được dạy việc khám cho bệnh nhân trẻ khác giới nói riêng và bệnh nhân nói chung; những tình huống có thể phát sinh, đồng thời khi ra trường, công tác, các bệnh viện cũng liên tục nhắc nhở nhân viên y tế chuẩn mực trong giao tiếp, ứng xử.
Việc có người chứng kiến trong phòng khám, phòng siêu âm hay những khâu có tiếp xúc cơ thể với bệnh nhân là rất cần thiết.
“Thông thường, bác sĩ trong phòng siêu âm, phòng khám có một trợ lý y khoa (như y tá, điều dưỡng) hỗ trợ bác sĩ ghi bệnh án, kết quả siêu âm, kê đơn thuốc… Hoặc ở phòng thủ thuật, nếu một mình bác sĩ thì không thể loay hoay vừa khám, vừa sát trùng rồi lại cầm vào băng gạc, lấy dụng cụ, rồi tháo găng tay viết bệnh án, kê đơn... Việc có trợ lý y khoa vừa tiết kiệm thời gian, chuẩn hóa quy trình, vừa đóng vai trò là “bên thứ 3”, vị bác sĩ cho hay.
Theo các bác sĩ, nếu có người thứ 3 (là nhân viên y tế, người nhà bệnh nhân) sẽ đảm bảo tính khách quan, giám sát, vừa bảo vệ bệnh nhân trước các thầy thuốc chưa làm tròn y đức, vừa bảo vệ thầy thuốc phòng cách tình huống bị vu oan, hoặc các động cơ khác nếu có. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng bắt buộc. Đối với khám sản phụ khoa, khám trĩ hay nội soi trực tràng, khám vú, chụp X-quang tim phổi, siêu âm tim hay điện tâm đồ…, đó là các tình huống khám và làm thủ thuật ở các vùng “nhạy cảm” rất cần nhân viên y tế khác chứng kiến.
Quỳnh Anh
Sở Y tế TP.HCM thông tin vụ cô gái 21 tuổi tố bị bác sĩ ung bướu xâm hại
Sở Y tế TP.HCM cho biết không có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với việc tố cáo hành vi xâm hại tình dục. Do đó, cơ quan này đã chuyển thông tin vụ cô gái 21 tuổi tố bác sĩ xâm hại, đến cơ quan công an." alt="Khám cho bệnh nhân khác giới và những tình huống bi hài" /> - - Đoạn clip ghi lại cảnh những bé mầm non ngồi khoanh chân ngay ngắn, nhắm mắt tập trung trong lớp học cũng đủ khiến người xem thấy thích thú, đáng yêu.
Mới đây một đoạn clip ít giây ghi lại cảnh các em nhỏ ngồi yên khoanh chân ngay ngắn, mắt nhắm tập trung trong lớp học đang được chia sẻ nhanh chóng trên mạng xã hội.
Đoạn clip hút sự chú ý của dân mạng bởi sự tập trung, ngay ngắn đến lạ của các học trò nhí.
Tất cả đều khoanh chân và đặt tay ngay ngắn như đang ngồi thiền.
Đoạn clip sau khi được đăng tải ít giờ đã thu hút hàng triệu lượt xem, bày tỏ sự thích thú và bình luận rôm rả. Nhiều người dành những lời khen "có cánh" cho các "thiên thần nhỏ". Đáng yêu là điều được nhắc đến nhiều trong các bình luận.
Một thành viên chia sẻ: "Đáng yêu quá! Mới bé tí mà đã biết ngồi ngay ngắn, nhắm mắt tập trung kiên nhẫn vậy".
"Chẳng cần phải làm gì cả, chỉ cần nhìn các thiên thần nhỏ ngồi như thế này đã không thể nhịn cười rồi", thành viên khác bình luận.
Hiện đoạn clip vẫn đang được lan truyền nhanh chóng trên các trang mạng xã hội.
Thanh Hùng
Trẻ mầm non con lao động tại khu công nghiệp được hỗ trợ chi phí ăn trưa và học tập
Đó là nội dung được đưa ra trong Dự thảo Nghị định quy định một số chính sách phát triển giáo dục mầm non ở khu vực khu công nghiệp, khu chế xuất mà Chính phủ trình Quốc hội.
" alt="6 bé ngồi thiền 'đốn tim' dân mạng" />
- ·Nhận định, soi kèo Liverpool vs Ipswich Town, 22h00 ngày 25/1: Củng cố ngôi đầu
- ·CMC Telecom tiếp tục nhận giải thưởng quốc tế về Data Center
- ·'Có bao giờ anh nghĩ sẽ bỏ vợ để lấy em không?'
- ·Vợ mượn máy tính của chồng làm việc, bất ngờ phát hiện bí mật động trời
- ·Nhận định, soi kèo Fenerbahce vs Lyon, 0h45 ngày 24/1: Tự tin trên sân nhà
- ·Tâm sự bạn trai ghen khi tôi ngủ chung phòng với vợ chồng chị gái
- ·Á hậu 1m85 Bảo Ngọc bất ngờ đăng quang Hoa hậu Liên lục địa 2022
- ·Xây vượt gấp đôi số tầng, Thăng Long Yên Hòa vẫn chưa bị xử lý
- ·Nhận định, soi kèo Hyderabad vs Jamshedpur, 21h00 ngày 23/1: Đặt chân top 2
- ·Hoa hậu Hòa bình Quốc tế: Chiêu trò câu tương tác, thương mại hóa quá đà