Mất cha từ khi còn chập chững biết đi, vì thế, Audrey luôn có những trải nghiệm và suy nghĩ “già dặn” trước tuổi. Cô bé tâm sự với mẹ mình rằng bản thân sẽ chẳng thể quên đại dịch Covid-19 vừa qua và sẽ không bao giờ coi thường việc quan tâm bạn bè, gia đình hay những cái ôm thắm thiết với ông bà, cha mẹ nữa.
Bà Julia Cho, mẹ của Audrey tâm sự: “Những trải nghiệm qua thời gian đại dịch này khiến tôi và con nhận ra nhiều điều. Covid 19 đến, mọi lí trí dường như đã mất đi khi người thân ra đi một cách quá đột ngột, hay khi mọi người bị mất việc,… Đó là lý do tại sao tôi khuyến khích con viết ra những cảm xúc của mình”.
“Ngày hôm sau, tôi nhìn thấy bức thư này trên bàn của con. Tôi đã cảm thấy vô cùng bất ngờ. Bức thư khiến chính bản thân tôi cũng phải tự đặt ra câu hỏi và nhớ về những điều quan trọng nhất trong cuộc sống này”, cô nói thêm.
Người mẹ này sau đó đã đăng tải bức thư của con với hy vọng sẽ truyền cảm hứng cho những người khác. Dưới đây là nội dung bức thư của cô bé 12 tuổi viết cho chính mình.
Audrey, một cô bé 12 tuổi ở Mỹ, mới gần đây đã viết một bức thư dành cho bản thân về những bài học mà cô bé rút ra được sau một năm đầy biến động.
Audrey thân mến,
Bây giờ bạn đã lớn hơn và trưởng thành hơn rất nhiều. Có thể bạn cũng đã quên về tôi.
Tôi, 12 tuổi, đang phải vật lộn với những lo lắng, chán ghét việc học online trong đại dịch ác mộng này. Nhưng tôi vẫn đang phải tiếp tục những điều đó.
Dù sao thì, có thể cỗ máy thời gian sẽ tồn tại ở thời điểm bạn đang ở, nhưng chúng không có ở đây. Vì vậy, tôi đang làm điều tốt nhất có thể là viết cho bạn một bức thư. Tôi mong bạn sẽ đọc nó hàng năm, vào mỗi ngày đầu năm mới hoặc lúc giao thừa.
Tôi đến từ năm 2020 để nhắc bạn đừng quên rằng, tôi đang phải trải qua quãng thời gian ác mộng với những chiếc khẩu trang màu xanh nhạt lúc nào cũng phải đem theo bên mình. Tôi đã phát ngán vì nó.
Tôi cầu xin bạn hãy nhớ, tôi đã không được trải qua lễ Tạ ơn với ông bà yêu quý của mình. Tôi đã phải chờ đợi rất lâu để vui đùa với họ. Bây giờ, tôi cũng không thể trải qua đêm Giáng sinh hay chào đón năm mới với họ.
Ở Mỹ nơi tôi sống, số lượng người mắc Covid-19 đang tăng cao hơn bao giờ hết. Tôi sẽ cầu nguyện cho một phép lạ, nhưng có một thực tế rằng đã không có một phép màu nào xảy ra trong lễ Phục sinh mà tôi từng hy vọng.
Tôi đang đấu tranh và sẽ làm bất cứ điều gì để thoát khỏi năm 2020 và đại dịch này. Tôi muốn gặp lại bạn bè và gia đình theo một cách bình thường. Bạn có thể làm những điều đó. Bạn đang có những gì tôi muốn. Vì vậy, tôi mong bạn hãy biết tận hưởng cuộc sống này, với bạn bè, người thân yêu cùng những trải nghiệm tuyệt vời mà bạn có được.
Và, hãy luôn nhớ rằng, mọi thứ đều có thể thay thế, nhưng con người là điều duy nhất thực sự quan trọng trong thế giới này.
Tôi rất mơ ước cuộc sống của bạn và hy vọng nó sẽ tràn ngập niềm vui trong năm nay.
Thân mến,
Audrey, 12 tuổi, năm 2020 - năm đại dịch.
Thời Vũ(Theo The New York Times)
Theo Marina Mellia, một vị giáo sư tâm lý học nổi tiếng và cũng là tác giả của những cuốn sách bán chạy về nuôi dạy con có ý thức, đã chỉ ra những sai lầm mà phụ huynh thường mắc phải khi nuôi dạy con.
" alt=""/>Cô bé 12 tuổi viết thư cho bản thân sau một năm biến độngMỗi ngày làm việc, Hiệp nhận được 1.000 - 1.200 rúp (khoảng 300.000 đến 600.000 đồng), khá cao so với những nghề khác. Tuy nhiên, đây là công việc rất vất vả, đi làm lúc 7h sáng, có khi đến 20h mới về nhà. Đôi lúc, nam sinh này phải vác cuộn vật liệu nặng 50 - 60 kg trèo lên thang. Làm việc với ga lửa, đốt chảy vật liệu để trải lên mái dễ bị bỏng vì đồ bảo hộ sơ sài.
Ban đầu, hơn 10 sinh viên Việt Nam cùng làm việc với Hiệp, nhưng vì công việc vất vả, họ bỏ dần. "Sau mỗi buổi lao động như vậy, mình về phòng chỉ kịp ăn uống qua loa rồi ngủ luôn, sáng hôm sau lại chuẩn bị đồ ăn rồi đi làm", Bá Hiệp chia sẻ.
![]() |
Chợ người Việt tại Nga là nơi Ngọc Anh làm thêm khi dịp hè. Ảnh: Ngọc Anh. |
Cũng là du học sinh tại Nga, nhưng Phan Ngọc Anh lại thích công việc tại khu chợ người Việt. "Nói là buôn bán cho oai, thực ra mình hay tiếp xúc với các cô chú ở chợ người Việt. Họ bán hàng bận rộn nên nhờ mình đi nhập hàng giúp và trả thù lao", Ngọc Anh nói.
Có những ngày mùa đông, chàng sinh viên phải ôm thùng hàng chạy dưới tuyết lạnh âm 30 độ C để kịp giao cho khách. Nam sinh phải nắm rõ lịch tàu hoặc xe bus để đi một vòng cho tiện.
Thu nhập một mùa có khi chỉ đủ mua chiếc đồng hồ hoặc làm một năm đủ tiền thay chiếc điện thoại mới, tuy nhiên Ngọc Anh thích công việc này vì được sống gần gũi với cộng đồng người Việt.
Làm nông trại tại xứ sở chuột túi
Theo chia sẻ của Lê Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội sinh viên Việt Nam tại Adelaide (Australia), những bạn trẻ muốn có thu nhập cao thường chọn “làm farm”: Thu hoạch hoa quả thuê trên các nông trại.
![]() |
Quang cảnh một nông trại ở bang Nam Úc. Ảnh: Ngọc Vinh. |
Nếu chăm chỉ làm khoảng một tháng, bạn có thể kiếm được trên 4.000 AUD, đủ tiền trang trải chi phí sinh hoạt cho khoảng 4 đến 5 tháng sau đó. Tuy nhiên, một tháng trời làm việc quần quật trên nông trại trong điều kiện thời tiết 40 độ C là thách thức không nhỏ với những người chỉ quen cầm sách, bút.
Du học sinh làm công việc này phải ra đường từ 4h sáng, cả ngày phơi mặt ngoài trời trên các luống dâu tây, nho, táo. Không muốn phải đi xa, nhiều bạn dọn đồ đạc đến trọ ngay tại nông trại.
Vinh cho biết, nhìn chung, du học sinh Việt Nam thường được các công ty chọn vì ưu điểm thật thà, lại có đầu óc làm việc khoa học, cẩn thận. Tuy nhiên, nhược điểm là sức khỏe có hạn, không thể làm việc liên tục như người bản xứ.
Lương cao cũng lắm chuyện bi hài
Lương một ngày đủ tiền ăn cho cả tuần, nhưng Nguyễn Bá Hiệp gặp không ít sự cố trong quá trình làm việc. 9X bức xúc nhớ lại: "Tháng 6 và 7, họ trả lương bình thường, nhưng tháng 8, khi mình chuẩn bị nghỉ để đi học, họ chỉ trả rất ít". Không có cách nào đòi lại được, nhóm của Hiệp đành rút kinh nghiệm, yêu cầu công ty trả lương theo ngày.
Công việc vất vả và nhiều rủi ro, niềm vui lớn nhất với Hiệp là đến ngày về thăm gia đình, tiền tiết kiệm đủ trả vé máy bay.
Với công việc làm nông trại tại xứ sở chuột túi, Ngọc Vinh cho biết, đôi khi cũng có những "lời qua tiếng lại" giữa sinh viên và chủ lao động. Chuyện nhầm lẫn tiền lương hay việc mất công vượt hàng trăm km đến nơi chỉ làm 3 - 4 tiếng rồi về là điều đã xảy ra.
Còn với Phan Ngọc Anh, mỗi lần mua được lô đồ điện tử là chạy như ma đuổi cho kịp xe bus để đi giao hàng. Nhiều hôm về muộn không còn xe, tiền công không đủ trả taxi.
Cũng có khi gặp khách hàng vui tính, chàng sinh viên lại được trả công bằng bữa ăn. "Như thế vui lắm, cơm 'nhà' khác cơm sinh viên, có nhiều món nữa. Bữa ăn có đông người cũng vui hơn là ăn một mình trong phòng trọ", Ngọc Anh chia sẻ.
Nhờ biết cân đối thời gian học và làm thêm, Ngọc Anh vẫn tốt nghiệp loại khá Đại học Tổng hợp Irkutsk, đồng thời việc đi làm cũng giúp cậu có thêm rất nhiều hiểu biết về xã hội, luật lệ, cách kê khai giấy tờ, giá cả các mặt hàng tại Nga.
(Theo Ngọc Tân/ Zing)
" alt=""/>Du học sinh hái nho, làm thợ xây nơi xứ ngườiChiều 1/8, tại Quy Nhơn, nhiều hoa hậu, á hậu góp mặt trên thảm đỏ show thời trang 'Trăng là...' của NTK Đinh Văn Thơ. Hoa hậu Hoàn vũ Việt Nam 2022 Ngọc Châu chọn áo dài trắng thướt tha với phần tay áo cách điệu, tà áo sử dụng kỹ thuật kết hoa tinh xảo.
![]() | ![]() | ![]() |
Siêu mẫu Minh Tú diện thiết kế màu đen phối ren cùng hoạ tiết nổi bật. NTK Đinh Văn Thơ bố trí không gian đặc biệt, tạo điểm nhấn ở màn trình diễn của Minh Tú và mẫu nam Xuân Nhản. Trước đó, người đẹp trao đổi với NTK và đạo diễn để có phần thể hiện hiệu quả, đúng tinh thần bộ sưu tập.
Diệu Thu