Bác sĩ theo dõi một bệnh nhi phải lọc máu do nhiễm trùng huyết tụ cầu. Ảnh: BVCCThạc sĩ, bác sĩ Lê Nhật Cường, Khoa Điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho biết tụ cầu là căn nguyên nhiễm khuẩn thường gặp, ban đầu có thể gây ra các tổn thương ngoài da như nhọt, chín mé, hoặc viêm tấy tại các vết thương hở. Nếu được phát hiện và điều trị đúng bệnh, kịp thời, trẻ sẽ có thể khỏi hoàn toàn.
Một số trường hợp vi khuẩn lan vào máu và gây ra tổn thương nhiều cơ quan như: viêm não, viêm màng não, viêm phổi tràn dịch màng phổi, viêm màng ngoài tim, viêm khớp mủ, viêm cơ. Một số trường hợp nặng có thể gây sốc nhiễm trùng (tình trạng nhiễm khuẩn gây ra hạ huyết áp).
Dù có nhiều tiến bộ trong điều trị hồi sức và được can thiệp phù hợp ngay từ đầu nhưng nhiễm trùng huyết do tụ cầu vẫn có tỷ lệ tử vong khá cao.
Một tổng kết tại khoa Điều trị tích cực nội khoa Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy tỷ lệ tử vong của bệnh nhi nhiễm khuẩn huyết tụ cầu chiếm khoảng 30%, chủ yếu trên các bệnh nhi có tổn thương thần kinh (viêm màng não), tổn thương tim mạch (viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn, tràn dịch màng tim).
Phòng tránh nhiễm trùng huyết do tụ cầu vàng Nhiễm khuẩn huyết có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ bị suy giảm miễn dịch, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là những đối tượng có nguy cơ cao bị mắc bệnh. Cha mẹ lưu ý:
- Giữ vệ sinh thân thể cho trẻ sạch sẽ, mặc quần áo thoáng mát, tránh để mồ hôi vì đây là điều thuận lợi để tụ cầu phát triển và gây bệnh.
- Khi tắm cho trẻ nhỏ cần để ý kỹ những nếp gấp da, kẽ da vì ở đây thường tích tụ nhiều chất bẩn.
- Thận trọng với mụn nhọt và các vết thương ngoài da của trẻ bằng cách giữ vệ sinh sạch sẽ đến khi vết thương lành. Không được tự ý chích, nặn hoặc dùng các loại cao dán, lá cây để đắp vì dễ gây viêm loét diện rộng, gây nhiễm trùng máu.
- Chăm sóc dinh dưỡng nâng cao thể trạng cho trẻ.
- Khi trẻ sốt cao, mệt mỏi, ăn kém, cần đưa ngay đến các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời.
" alt="Tử vong sau 2 tuần ho, sốt vì loại khuẩn hay gặp"/>