您现在的位置是:NEWS > Thể thao
Nhiều cha mẹ vi phạm quyền riêng tư của trẻ khi đăng bảng điểm lên mạng
NEWS2025-02-12 13:17:41【Thể thao】8人已围观
简介- Việc các phụ huynh tự ý đăng bảng điểm,ềuchamẹviphạmquyềnriêngtưcủatrẻkhiđăngbảngđiểmlênmạinter miinter milaninter milan、、
- Việc các phụ huynh tự ý đăng bảng điểm,ềuchamẹviphạmquyềnriêngtưcủatrẻkhiđăngbảngđiểmlênmạinter milan vào facebook của con mà không biết rằng đã vi phạm bí mật đời sống riêng tư của trẻ trên mạng xã hội. Việc đăng tải thông tin thiếu cân nhắc có thể mang đến nhiều hệ lụy.
Điều này được bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội) chia sẻ tại buổi ra mắt chương trình “Think Before You Share” – (Suy nghĩ trước khi chia sẻ) do Facebook và Viên Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững tổ chức ngày 5/6.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ, chăm sóc trẻ em (Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội). Ảnh: Thanh Hùng. |
Bà Nga nêu thực tế, vẫn còn một số phụ huynh đăng bảng điểm chung của lớp con theo học lên dù khẳng định việc này đã giảm rất nhiều.
“Năm học 2017-2018 so với các năm học trước có thể đánh giá việc đăng tải những bảng điểm lên mạng xã hội Facebook đã giảm rất nhiều. Chưa có một thống kê đầy đủ từ các Sở GD-ĐT nhưng hiện rất nhiều tỉnh/thành phố đã có quy định các trường lớp không tổng hợp các bảng điểm chung của học sinh trong lớp. Bởi trong một lớp nhiều học sinh thì có những em học giỏi, em lại học khá và cả những em học chưa tốt. Việc phụ huynh về vô tình khoe con mình nằm trong top đầu của bảng điểm có thể ảnh hưởng đến các bạn/gia đình còn lại”.
Bà Nga khẳng định việc làm đó là vi phạm bí mật đời sống riêng tư của trẻ, không chỉ với con mình mà có thể cả với những đứa trẻ khác, bởi “phụ huynh có thể vui mừng với kết quả của con nhưng còn những bạn khác… Theo quy định của luật pháp, người đăng lên tức là đã vi phạm”.
Ngoài ra, theo bà Nga, cũng không ít các bậc phụ huynh vẫn rất tò mò xem điện thoại và vào facebook của con. “Việc này cũng vi phạm bí mật đời sống riêng tư của các em. Các cha mẹ cần hiểu không nên làm như vậy mà phải làm sao để không phải xem lén lút mà con coi mình như là những người bạn và có thể chia sẻ sau những giờ học hay những hoạt động của cuộc sống”, bà Nga nói.
Dó đó, chính các cha mẹ cũng cần thêm những kỹ năng khi chia sẻ các thông tin lên mạng xã hội.
“Chúng tôi xác định việc đảm bảo quyền trẻ em, trong đó có đảm bảo quyền trẻ em trong môi trường mạng thì trách nhiệm đầu tiên thuộc về gia đình, cha mẹ trước khi nói đến trách nhiệm của nhà nước, nhà trường”.
Bà Nguyễn Phương Linh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý phát triển bền vững thì cho rằng, việc chia sẻ những hình ảnh và vấn đề riêng tư của con lên mạng hay khoe con là tâm lý rất phổ biến của phụ huynh. “Thực tế việc đăng tải những hình ảnh, thông tin cá nhân hay bảng điểm của con trên mạng vẫn còn phổ biến. Các phụ huynh cần suy nghĩ trước rằng liệu việc làm của mình có ảnh hưởng đến tâm lý của chính con mình hay không, con có muốn khoe ra những điều đó hay không?”
Bà Linh cho rằng, những việc làm tưởng chừng như vô tình đó vô hình trung có thể trở thành một áp lực với chính các con. Thậm chí cả thông tin tích cực bởi “nếu lần sau không được thành tích như vậy thì sẽ như thế nào? Chưa kể, việc đó có thể ảnh hưởng đến tâm lý của các học sinh khác, những bố mẹ khác nữa”.
Theo bà Linh, nhu cầu chia sẻ cũng là bình thường nhưng phụ huynh cần cân nhắc rằng chúng ta chia sẻ điều đó với ai, ở mức độ nào. Nếu như việc chia sẻ trong phạm vi gia đình, nhóm riêng thì vừa đảm bảo nhu cầu chia sẻ vừa đảm bảo thông tin của con một cách tốt hơn.
“Không phải chỉ các con mà chính các phụ huynh cũng cần suy nghĩ trước khi chia sẻ. Bố mẹ cần nhận thức, lường trước được những rủi ro có thể đến với con mình hay ảnh hưởng tới cả người khác. Để từ đó đưa ra những quyết định chia sẻ chính xác. Do đó cần suy nghĩ trước khi chia sẻ kể cả khi bực mình hay hào hứng quá. Hãy dừng lại một chút, cân nhắc trước khi đưa một điều gì đó lên mạng, bởi chúng ta khó có thể biết những thông tin sẽ đi đến đâu và sẽ được xử lý như thế nào”.
Đây cũng là một trong số những nội dung liên quan đến chương trình giáo dục an toàn trên mạng - Think Before You Share. Thông qua chuỗi các hội thảo, các buổi đào tạo và nguồn tài liệu trực tuyến, chương trình sẽ cung cấp cho thanh thiếu niên Việt Nam các bộ công cụ và hướng dẫn về việc chia sẻ thông tin một cách an toàn và có trách nhiệm trên mạng xã hội.
Chương trình sẽ được thực hiện tại 15 tỉnh, thành phố trên khắp Việt Nam với mục tiêu đào tạo khoảng 30.000 thanh thiếu niên từ 13 đến 25 tuổi, 1.500 giáo viên, 100 tổ chức phi chính phủ và hơn 40 thanh niên trở thành các giảng viên nguồn. Chương trình cũng đặt mục tiêu chia sẻ trực tuyến cho hơn 250.000 bạn trẻ Việt Nam.
Thanh Hùng
![Tại sao "cháu nào cũng có giấy khen"?](https://vnn-imgs-f.vgcloud.vn/2018/05/30/09/so-giao-duc-noi-ve-viec-hoc-sinh-tieu-hoc-chau-nao-cung-co-giay-khen.jpg?w=145&h=101)
Tại sao "cháu nào cũng có giấy khen"?
Đại diện Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay việc có nhiều giấy khen cho học sinh tiểu học như thực tế hiện nay là không trái với quy định.
很赞哦!(376)
相关文章
- Kèo vàng bóng đá Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2: Khách đáng tin
- Mô hình AI mới cho phép tấn công máy tính từ xa thông qua bức xạ điện từ
- Luồng sống mới của các tiến sĩ trẻ
- Nỗi niềm thi giáo viên giỏi của thầy cô giáo Hải Phòng
- Soi kèo góc Wolfsburg vs Leverkusen, 21h30 ngày 8/2
- Bộ Y tế lên tiếng về việc các trường tư thục đua nhau mở ngành y
- 6 đại học Việt Nam lọt vào bảng xếp hạng châu Á
- Trình duyệt trong TikTok có thể theo dõi nhất cử nhất động của người dùng?
- Nhận định, soi kèo Macarthur FC vs Western United, 13h00 ngày 9/2: Trái đắng sân nhà
- Giải pháp quản lý vùng nuôi dự báo sản lượng thủy hải sản
热门文章
站长推荐
Nhận định, soi kèo Stoke City vs Cardiff City, 22h00 ngày 8/2: Đối thủ khó nhằn
Được biết, sau khi Quy chế Đào tạo trình độ tiến sĩ ban hành theo Thông tư số 08/2017/TT-BGDĐT, số lượng nghiên cứu sinh tuyển mới năm 2018 giảm đáng kể. Trong khi đó, Luật Giáo dục Đại học 2012 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học năm 2018 quy định mở rộng quyền tự chủ cho cơ sở đào tạo trong chuyên môn.
Để khắc phục những bất cập và phù hợp với Luật, dự thảo mới chỉ quy định khung về tiêu chuẩn giảng viên, người hướng dẫn, điều kiện tuyển sinh, yêu cầu về thành viên và quy định bảo vệ luận án. Các thủ tục liên quan đến tổ chức và quản lý đào tạo giao cho Thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định theo hướng tự chủ và chịu trách nhiệm giải trình.
Dự thảo cũng nêu chi tiết các quy định liên quan đến trách nhiệm của Bộ GD-ĐT - cơ quan kiểm tra giám sát và trọng tài khi có khiếu kiện tố cáo liên quan đến chất lượng và quy trình đào tạo tiến sĩ.
Về cấu trúc, dự thảo Quy chế giảm từ 8 Chương và 32 Điều xuống 5 chương và 26 Điều, giảm thiểu các chi tiết cầm tay chỉ việc, giao cơ sở tự chủ. Bộ GD-ĐT chỉ quy định chuẩn và thực hiện nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra giám sát theo chuẩn.
Về người hướng dẫn, dự thảo quy định đối với từng lĩnh vực. Ở lĩnh vực văn hoá, thể dục thể thao, có thể thay thế bài báo bằng giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc tế hoặc 2 giải thưởng chính thức của các cuộc thi quốc gia tương ứng, được công nhận bởi cơ quan quản lý có thẩm quyền.
Đối với đề tài luận án các ngành Khoa học quân sự và ngành Khoa học an ninh có thể thay thế tối thiểu các bài công bố trong các tạp chí thuộc Danh mục tạp chí khoa học được tính tối thiểu 1 điểm công trình của Hội đồng Giáo sư Nhà nước hằng năm.
Về tổ chức đào tạo, dự thảo quy định về việc gia hạn tối đa 3 năm, từ đó, nâng tổng thời gian đào tạo tiến sĩ từ 5 - 6 năm lên 6 - 7 năm. Quy định mới sẽ cho phép bảo lưu kết quả học chương trình tiến sĩ trong thời hạn nhất định theo quy định của thủ trưởng cơ sở đào tạo.
Để không tạo ra các vòng đánh giá luận án nặng về thủ tục, dự thảo Quy chế cũng phân định rõ quy trình giữa đánh giá luận án ở đơn vị chuyên môn và bảo vệ luận án ở cấp cơ sở, đảm bảo đánh giá ở đơn vị chuyên môn là sinh hoạt khoa học do thủ trưởng cơ sở đào tạo quyết định.
Xem chi tiết dự thảo tại đây.
Ngân Anh
Bàn cách 'làm tiến sĩ' thay vì 'học tiến sĩ'
- Đây là ý kiến được đưa ra tại hội thảo “Các giải pháp, chính sách nâng cao chất lượng đào tạo tiến sĩ, gắn với nhu cầu nghiên cứu khoa học và nhóm nghiên cứu” với sự tham dự của hơn 20 cơ sở giáo dục đại học.
">Đại học có thể tự chủ đào tạo tiến sĩ, thời gian đào tạo lên tới 7 năm
Theo đơn thư của ông Lê Văn T. (48 tuổi), trú tại xã Yên Trường, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hoá thì vợ ông là bà Nguyễn Thị Q. nguyên Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Y.B., huyện Yên Định đã bị ông Trịnh Hữu T. nguyên Hiệu trưởng trường này nhiều lần "cưỡng bức" tại trường.
Cụ thể, theo ông T., năm 2007, vợ ông là bà Nguyễn Thị Q. được phân công về làm Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Y.B., huyện Yên Định. Đến năm 2009, bà Q. bị hiệu trưởng là ông Trịnh Hữu T. liên tục có hành vi rủ rê, gạ gẫm, tán tỉnh. Khi thấy hiệu trưởng có thái độ không đúng mực với mình, bà Q. đã nhiều lần phản kháng.
Sau nhiều lần dụ dỗ, tán tỉnh không được, ông Trịnh Hữu T. đã có hành vi cưỡng bức bà Q.
Bà Q. đang trao đổi với PV Sự việc này xảy ra nhiều lần và ông Trịnh Hữu T. còn dùng điện thoại quay “clip” lại cảnh mỗi lần cưỡng bức bà Q. để đe dọa không được tố cáo, nếu không ông ta sẽ tung “clip” lên mạng xã hội và gửi về cho chồng bà Q. Vì vậy, bà Q. phải chịu đựng trong suốt thời gian dài.
Đến cuối năm 2016, ông T. được một nữ giáo viên tên M. công tác tại Trường Tiểu học Y.B. gọi điện thông báo vợ mình có quan hệ bất chính với ông Trịnh Hữu T.
Ông Lê Văn T. đã gặng hỏi vợ. Lúc này, bà Q. thừa nhận, mình nhiều lần bị ông Trịnh Hữu T. "cưỡng bức". Do lo chuyện nếu bại lộ sẽ ảnh hưởng đến danh dự, công việc và gia đình nên bà Q. đã không dám tố cáo.
Ông Lê Văn T. đã nhiều lần gửi đơn tố cáo đến các cơ quan chức năng nhưng cho rằng đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng.
Bí thư Tỉnh ủy chỉ đạo làm rõ Ông Nguyễn Thiện Chinh, Trưởng phòng GD-ĐT Yên Định xác nhận, cách đây 3 năm, ông Lê Văn T. đã gửi đơn tố cáo ông Trịnh Hữu T.. Các cơ quan ban ngành của huyện cũng đã vào cuộc và kết luận đơn tố cáo của vợ chồng ông T. và bà Q. là không có căn cứ.
“Xét thấy đây là vấn đề mất đoàn kết nội bộ trong đơn vị, nên Hội đồng kỷ luật đã quyết định điều chuyển cả hai người này đi nơi khác (ông Trịnh Hữu T. về trường khác, bà Q. về trường khác)”, ông Chinh thông tin.
Về phía ông Lê Văn T., do không đồng tình với cách giải quyết của các cơ quan chức năng ở huyện Yên Định nên tiếp tục gửi đơn tố cáo lên Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Ngày 14/12/2018, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa giao Thường trực Huyện ủy xem xét, chỉ đạo UBND huyện Yên Định và các cơ quan chức năng kiểm tra, xác minh nội dung đơn tố cáo, xử lý nghiêm sai phạm (nếu có) theo quy định.
Lê Dương - Vũ Hạnh
Hiệu trưởng chặn tiền ăn của học sinh chia cho giáo viên
Nữ hiệu trưởng tự ý giữ lại hàng trăm triệu đồng tiền ăn do Chính phủ hỗ trợ học sinh vùng khó khăn rồi chia cho giáo viên.
">Hiệu trưởng bị tố cưỡng dâm hiệu phó nhiều năm liền
Trên website của Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) ngày 23/5/2018 từng đăng bản tin về việc nhà trường kết hợp với Ban thường vụ Tỉnh đoàn và công an Tỉnh Phú Thọ tổ chức chương trình “Ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em năm 2018”.
Đây là ngôi trường đang là tâm điểm chú ý với việc hiệu trưởng nhà trường - ông Đinh Bằng My - vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra làm rõ thông tin ông này lạm dụng tình dục nhiều học sinh nam trong nhiều năm.
Theo bản tin ngày 23/5/2018, đến dự buổi ngoại khóa có các lãnh đạo, cán bộ công an Tỉnh Phú Thọ, Huyện đoàn Thanh Sơn. Về phía nhà trường có ông Đinh Bằng My – Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng nhà trường, ông Hà Văn Thắng – Phó Hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo và 356 học sinh.
Ông Đinh Bằng My phát biểu tại buổi ngoại khóa (Nguồn ảnh: Website Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn) Bản tin viết: “Tại buổi ngoại khóa, các em học sinh được nghe Trung tá Ngô Chí Viễn – Phó trưởng phòng phong trào công an Tỉnh Phú Thọ trao đổi Chuyên đề về phòng chống xâm hại trẻ em.
Với hình thức trao đổi và chia sẻ, trung tá đã trang bị cho các em những kiến thức cơ bản để không bị xâm hại; giúp các em hiểu rõ quy định độ tuổi của trẻ em; về bốn quyền cơ bản mà trẻ em được pháp luật bảo vệ như: tính mạng, tài sản, danh dự, nhân phẩm. Giúp các em hiểu pháp luật quy định về xâm hại trẻ em gồm bốn vấn đề xâm hại chính đó là: Xâm hại về thể chất, về tinh thần, về tình dục, và bỏ mặc không quan tâm, chăm sóc...
Đặc biệt các em được cung cấp các dấu hiệu nhận diện hành vi bị coi là xâm hại, giải pháp phòng tránh khi bị xâm hại, các thủ đoạn, các hành vi của thủ phạm, một số tình huống thường gặp...
Sau khi trao đổi, các em được tham gia trò chơi, giao lưu trả lời câu hỏi kiến thức phòng ngừa và ngăn chặn xâm hại, bạo lực trẻ em”.
Cũng tại buổi ngoại khóa, Ban chấp hành Đoàn, Tổng phụ trách đội Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS huyện Thanh Sơn được giao nhiệm vụ "tiếp tục tự nghiên cứu, tìm hiểu thêm về các công ước Quốc tế, các bộ luật liên quan đến trẻ em, cũng như các nội quy, quy chế của nhà nước, của địa phương để rèn luyện cho trẻ em biết về quyền lợi, nghĩa vụ của mình với bản thân, gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm trang bị hành trang, kiến thức về chấp hành pháp luật cho các em, góp phần vào việc xây dựng giá trị của tuổi trẻ Việt Nam trong giai đoạn phát triển đất nước hiện nay".
“Đây là một hoạt động ngoại khóa rất bổ ích, giúp các em học sinh và các thầy cô giáo nhà trường có thêm hiểu biết về xâm hại trẻ em – một vấn đề bức xúc, nóng hổi trong thời gian gần đây. Hy vọng rằng, những hoạt động như thế này ngày càng được nhân rộng và được tổ chức nhiều hơn nữa trong các trường phổ thông” – bản tin viết.
Chiều 15/12 vừa qua, nguồn tin từ Công an tỉnh Phú Thọ cho biết, cơ quan tố tụng huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) đã có các quyết định khởi tố, bắt tạm giam ông Đinh Bằng My, hiệu trưởng Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn, để điều tra làm rõ thông tin ông này lạm dụng tình dục nhiều học sinh nam trong nhiều năm.
Một lãnh đạo công an huyện Thanh Sơn cho hay ngay sau khi báo chí phản ánh, phía CA huyện Thanh Sơn đã ngay lập tức làm việc với phòng GD-ĐT huyện Thanh Sơn để xác minh thông tin. Được biết, Hiệu trưởng trường PTDTNC THCS Thanh Sơn lạm dụng tình dục với hàng chục học sinh là có thật. Công an tỉnh Phú Thọ đã có chỉ đạo xử lý nghiêm vụ việc.
Trước đó, thông tin hàng chục em học sinh Trường phổ thông Dân tộc nội trú THCS Thanh Sơn bị hiệu trưởng lạm dụng tình dục trong thời gian dài đã gây xôn xao dư luận trong thời gian dài trên ở địa phương nhưng chỉ khi báo chí vào phản ánh thì chính quyền mới vào cuộc xác minh, điều tra.
Ngân Anh
Hiệu trưởng lạm dụng tình dục, Bộ Giáo dục gửi công văn khẩn
Xung quanh vụ việc "hiệu trưởng lạm dụng tình dục nam sinh ở Phú Thọ", sau khi công an khởi tố, Bộ Giáo dục đã có công văn đề nghị Sở xác minh trước ngày 17/12.
">Trường có hiệu trưởng lạm dụng nam sinh từng tổ chức ngoại khóa phòng chống xâm hại trẻ em
Soi kèo phạt góc Lecce vs Bologna, 0h00 ngày 10/2
- "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành".
Những tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia 2018
2018: Năm của những sự kiện giáo dục "chưa từng có"
Buổi sáng cuối cùng ngày làm việc của năm 2018, tôi gặp ông ở một hội thảo về dự thảo Luật Giáo dục. Ông hỏi tôi: "Cậu có làm ở đâu không?" (ý ông hỏi tôi có làm gì thêm sau khi nghỉ hưu không). Tôi trả lời "Thưa thầy, giờ em đang đi dạy thôi. Thế còn thầy?". Ông bảo đã nghỉ hưu 15 năm nay, cũng có vài nơi mời nhưng không nhận lời, vì không làm cho ai để có thể độc lập trong nói và viết.
Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật. Tôi nhớ cách đây nhiều năm, hiện tượng gian lận trong thi cử diễn ra rất trắng trợn trọng giáo dục. "Phao" tung trắng ở nhiều sân trường phổ thông sau các buổi thi. Có tỉnh, việc gian lận trong thi cử còn đáng sợ hơn. Nhiều người bắc thang, leo tường, ném bài giải vào phòng thi. Sự gian lận, như nhiều người nghĩ nếu có chỉ bắt đầu ở thí sinh, đã lan sang sang cả người lớn.
Trước hiện tượng tiêu cực ấy, trường chúng tôi tổ chức một hội thảo với mục tiêu là giảm thiểu sự gian lận trong thi cử. Tôi là người được phân công theo dõi hội thảo. Bữa đó, ông phát biểu rất hăng. Ông nói: "Chống gian lận trong thi cử không thể bằng hào sâu, tường cao, mà phải từ chính quyết tâm của các cấp các ngành". Hôm sau, trên một tờ báo lớn của thành phố, phóng viên đã giật title đại ý: tường cao, hào sâu cũng không ngăn được gian lận thi cử.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT đọc báo, gọi điện phê bình trường, tôi phải đích thân báo cáo hiệu trưởng về phát biểu của ông.
Ông không chủ ý nói về tiêu cực. Tham luận của ông ở hội thảo vạch ra căn nguyên của thi cử, trong đó có bệnh thành tích; đồng thời, trong tham luận của mình, ông cũng đã chỉ ra các giải pháp chống tiêu cực trong thi cử bằng việc chuyển các môn thi từ hình thức thi tự luận sang thi trắc nghiệm. Đề nghị của ông đã thành hiện thực trong nhiều năm nay và việc áp dụng thi trắc nghiệm trong kì thi trung học phổ thông quốc gia với nhiều mã đề đã là một giải pháp thành công, chống việc gian lận trong phòng thi.
Hôm nay, tại hội thảo, tôi lại lại được nghe ông nói về giáo dục. "Nếu có thị trường giáo dục thì đó là thị trường niềm tin, không phải là loại thị trường kiếm tiền, ai kiếm tiền trong giáo dục cũng được".
Tôi nghĩ, không phải ông không biết rằng xã hội hóa giáo dục của chúng ta trong thời điểm hiện tại khó có thể có trường ngoài công lập phi lợi nhuận, nhưng làm giáo dục thì việc tính lợi nhuận dứt khoát không thể là bằng mọi giá.
Giáo dục phải mang lại niềm tin: niềm tin của học sinh đối với thầy cô giáo; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối những chủ nhân tương lai của đất nước; niềm tin của phụ huynh, của xã hội đối với người dạy học, với nghề thầy.
Niềm tin trong giáo dục nói riêng và niềm tin vào xã hội nói chung là điều mà chính quyền nào cũng muốn hướng đến. Vậy mà một năm qua, không ít những sự việc diễn ra trong ngành ảnh hưởng đến niềm tin của học sinh, phụ huynh và xã hội đối với ngành giáo dục.
Hành động gian lận trong kỳ thi THPT quốc gia vừa rồi; hiện tượng thầy cô giáo đánh học trò, học trò phạt bạn bằng cả trăm cái tát theo lệnh của cô giáo, phụ huynh bắt giáo viên quỳ... dù không diễn ra thường xuyên nhưng lại làm cho học sinh, phụ huynh, xã hội thiếu lòng tin.
Ai trong chúng ta cũng đều biết, giáo dục bao giờ cũng thay đổi chậm hơn so với những thay đổi trong nền kinh tế, sau sự phát triển của xã hội. Những tác động xấu của nền kinh tế thị trường đến giáo dục, dù chậm hơn nhưng cuối cùng cũng đã đặt chân vào.
Hiện tượng học giả lấy bằng thật, mua bán bằng cấp. quan hệ thầy - trò cũng có nhiều thay đổi. Có những thay đổi tích cực như tính dân chủ trong nhà trường, vai trò của người thầy, sự tham gia của các thành phần kinh tế..., thì những tác động tiêu cực trong giáo dục cũng tăng hơn.
Có cách nào làm lành mạnh hoá giáo dục hoặc hạn chế ảnh hưởng của kinh tế thị trường đến giáo dục không? Câu trả lời là có. Giáo dục phải mang lại giá trị đích thực cho người học, cho xã hội thông qua học thật - dạy thật.
Cách đây gần hai chục năm, có một phụ huynh kể đứa con đã hỏi thẳng anh rằng "Không học giỏi, con không là người à?". Câu hỏi của anh đeo đẳng tôi suốt nhiều năm làm nghề dạy học. Tôi luôn tự dặn mình, dặn học trò rằng: Hãy chân thành đối với học sinh, yêu thương học sinh như con em mình trước khi truyền thụ kiến thức, trước khi dạy cho các em biến kiến thức sách vở thành cuộc sống tương lai.
Hôm nay, tôi đã được gặp ông - một GS. NGND đã 81 tuổi, trong tay cầm một cuốn sách dày viết về giáo dục. Tôi còn gặp nhiều luật gia, nhiều nhà giáo tâm huyết đến dự hội thảo… Tất cả họ đã, đang và sẽ dành hết đời mình cho giáo dục nước nhà. Ngoài kia, bao nhiêu thầy cô giáo còn gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống nhưng họ vẫn gắn bó với nghề dạy học không chỉ vì mưu sinh, mà còn vì một cái gì đó lớn hơn: Vì tương lai đất nước.
Sao lại không có quyền mơ ước về một nền giáo dục Việt Nam tiên tiến, hiện đại, đào tạo nên những con NGƯỜI - chủ nhân tương lại của đất nước khi chúng ta có cả một xã hội quan tâm đến giáo dục nước nhà?
PGS Nguyễn Kim Hồng (nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM)
Có thể chấm dứt "diễn" trong giáo dục được không?
Có thể chấm dứt "diễn, nếu thay đổi cách quản lí, dân chủ, tập trung quản lí chất lượng sản phẩm giáo dục và đào tạo người học, lấy sự hài lòng của đối tượng hưởng dịch vụ làm trung tâm.
">Dạy làm người và niềm tin giáo dục
Ông Li Dongsheng - Chủ tịch Tập đoàn TCL chia sẻ về tầm nhìn toàn cầu của TCL Đánh dấu 25 năm có mặt tại Việt Nam
Có mặt tại Việt Nam từ năm 1999, TCL kiên định chọn đây là vị trí chiến lược trong hành trình toàn cầu hóa của mình.
TCL đặt nền móng cho nhà máy sản xuất TV mới tại Bình Dương vào năm 2019 với diện tích 72.900 mét vuông với dây chuyền lắp ráp kỹ thuật số hoàn thiện nhất, trang bị đầy đủ các tính năng hiện đại. Không chỉ cung cấp sản phẩm TV chất lượng cao cho thị trường Việt Nam, nhà máy còn xuất khẩu sang thị trường Đông Nam Á, Mỹ và châu Âu.
Chủ tịch Tập đoàn TCL vinh danh các nhân viên xuất sắc của công ty tại Việt Nam Cũng trong năm 2019, nhà máy TCL Moka được khởi công xây dựng tại Quảng Ninh với công nghệ tiên tiến và chất lượng vượt trội, được đầu tư nguồn lực và trang thiết bị chất lượng. Moka nhanh chóng phát triển trở thành nhà sản xuất TV ODM và sản phẩm công nghệ hàng đầu hiện nay.
Trong hành trình 25 năm có mặt tại Việt Nam, TCL mang đến các công nghệ đột phá, tạo ra những sản phẩm mới với thiết kế sáng tạo, góp phần nâng tầm cuộc sống thông minh cho người tiêu dùng.
Trong đó có thể kể tới hành trình gia nhập đường đua TV màn hình lớn và trở thành thương hiệu hàng đầu của phân khúc TV 98 inch toàn cầu, trình làng công nghệ màn hình QD-Mini LED đi kèm hàng loạt tính năng hiển thị hình ảnh và âm thanh đỉnh cao.
Không dừng lại ở TV, TCL còn chú trọng phát triển hệ sinh thái thiết bị gia dụng, cung cấp giải pháp cho cuộc sống tiện ích và đầy cảm hứng. Với hơn 3400 bằng sáng chế về điều hòa không khí, 5 công nghệ hàng đầu thế giới và hàng ngàn chuyên gia R&D, TCL nâng cấp liên tục dòng FreshIN, dòng T-Pro…
Bên cạnh đó, TCL cũng đầu tư mạnh mẽ về công nghệ giữ thực phẩm tươi ngon hơn, chống oxy hoá, kháng khuẩn mạnh mẽ trên tủ lạnh và đặt ra tiêu chuẩn mới đối với máy giặt như công nghệ giặt bằng hơi nước ngăn ngừa 99,9% vi khuẩn, nấm mốc, loại bỏ vết bẩn và làm mềm vải, đơn giản hóa việc là ủi.
Một số sản phẩm công nghệ tiêu biểu được TCL trưng bày tại sự kiện Củng cố vị thế với khẩu hiệu “Time to Go Big”
Trong bài phát biểu tại sự kiện, ông Li Dongsheng - Chủ tịch Tập đoàn TCL nhấn mạnh rằng toàn cầu hóa là sự lựa chọn tất yếu trong chiến lược hàng đầu của các doanh nghiệp và TCL sẽ tiếp tục thúc đẩy chiến lược này.
Tại sự kiện, TCL cũng đã nhắc lại khẩu hiệu và chiến lược tiếp thị trong 2024 - "Time to Go Big". Khẩu hiệu phản ánh sự kiên định của TCL đối với chiến lược toàn cầu hóa, nỗ lực duy trì vị thế trong ngành, đồng thời là cam kết cho sự phát triển trong tương lai của thương hiệu tại Việt Nam.
Bên cạnh chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm, TCL còn mong muốn thể hiện sự quan tâm đến cộng đồng thông qua những hành trình ý nghĩa. Trong đó có thể kể tới việc TCL trở thành nhà tài trợ Liên đoàn Bắn súng Việt Nam, đồng hành cùng Đội tuyển bắn súng quốc gia Việt Nam tại Thế vận hội Paris 2024.
Bích Đào
">TCL đánh dấu 25 năm có mặt tại thị trường Việt Nam
Với chiếc smartphone, Hoàng dễ dàng tưới nước, bón phân cho từng gốc cây trong vườn chỉ bằng những cái "chạm tay". Chăm sóc cây hoàn toàn tự động thông qua các app trên chiếc smartphone nên cả trang trại bơ rộng 12ha gần như vắng bóng nông dân. Hoàng có thể ngồi ở bất cứ nơi đâu, thậm chí ngồi ở Mỹ vẫn có thể tưới nước, bón phân… cho từng cây trồng trong nông trại của mình bằng những cái "chạm tay" trên chếc smartphone. Thế nên, ở nông trại bơ, Hoàng chỉ sử dụng 2 nhân công làm nhiệm vụ kiểm tra hệ thống máy móc trong vườn.
Chỉ vào cây bơ có gắn mã QR code, Hoàng cho biết đó là mã để vào xem “nhật ký số”. Thông qua nhật ký số này, người tiêu dùng sẽ biết được các loại phân bón đã sử dụng, thời gian bón phân, ngày sản phẩm được thu hoạch, phương tiện vận chuyển đến cửa hàng, siêu thị, tiêu chuẩn của trái bơ…
“Hai năm trước, dù đại dịch Covid-19 có lúc làm thị trường tê liệt, nông sản ùn ứ phải giải cứu, “Bơ ông Hoàng” vẫn được tiêu thụ tốt với giá cao”, Hoàng kể và tiết lộ, từ cây bơ, anh thu lãi khoảng 8 tỷ đồng/năm.
Không giống như Hoàng làm nông nghiệp số từ ngày đầu khởi nghiệp, lão nông Đặng Văn Bảy ở xã Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) sau 20 năm nuôi con tôm theo phương pháp truyền thống mới chuyển sang hướng công nghệ cao khép kín. Năm 2020, ông quyết định số hoá các ao tôm.
Nói về hệ thống ao nuôi với quy mô rộng 36ha của mình, ông cho biết, ao tôm được lắp hệ thống máy móc cho ăn, hệ thống xử lý nước tự động với máy đo chính xác nồng độ. Ông hoặc công nhân sẽ theo dõi qua các app đã được cài trên điện thoại thông minh. Hàng ngày, chỉ cần vào app với vài cái “chạm tay”, máy móc đồng loạt hoạt động, tôm được ăn đầy đủ, đúng liều lượng.
“Kiểm tra kích cỡ tôm cũng vậy. Tôi chỉ cần bắt tôm bỏ vào chậu nước, vào app chụp hình tôm trong chậu là tự động cho ra kết quả chính xác trọng lượng của con tôm. Việc tính toán size tôm chuẩn sẽ thuận lợi hơn cho khâu mua bán”, ông nói.
“Năm nay chi phí nuôi tôm tăng nhưng với 36ha diện tích ao nuôi, tôi vẫn lãi khoảng 17 tỷ đồng. Năm ngoái tôi còn thu lãi tới 25 tỷ đồng”, ông Bảy khoe.
“Chuyến tàu” nông nghiệp số tăng tốc
Thời điểm giữa năm 2021, trong hội nghị chuyển đổi số ngành nông nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan từng nói: “Thế giới đang không ngừng chuyển động, trong khi chúng ta đã bỏ lỡ nhiều chuyến tàu. Bây giờ, chúng ta lại ở sân ga lên một đoàn tàu mới mang tên “chuyển đổi số”. Cùng nắm tay nhau đi trên chuyến tàu này để tiến xa hơn”.
Thực tế đến nay, “chuyến tàu” nông nghiệp số đang dần tăng tốc. Những mô hình trồng rau, nuôi tôm, nuôi gà bằng smartphone, hoặc cánh đồng không bước chân… xuất hiện này càng nhiều. Từ miền ngược tới miền xuôi, từ Bắc vào Nam, người nông dân chuyển đổi số không còn “trông trời, trông đất, trông mây” mà trông vào... dữ liệu số. Thậm chí, thông qua chiếc điện thoại thông minh, họ có thể bán nông sản ra toàn cầu.
Tháng 6 năm nay, Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu ngành chăn nuôi chính thức được triển khai. Đây là một trong những "viên gạch" đầu tiên tạo nền móng cho quá trình chuyển đổi số của ngành nông nghiệp. Bởi, hệ thống dữ liệu là cơ sở quan trọng cho việc nâng cao năng lực quản lý, điều hành của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức phát triển chăn nuôi theo định hướng, tín hiệu, nhu cầu của thị trường, đồng thời, kiểm soát chặt chẽ chất lượng, an toàn thực phẩm chăn nuôi nhằm nâng cao giá trị, sức cạnh tranh của sản phẩm chăn nuôi.
Ngay sau đó, Hệ thống thông tin và Cơ sở dữ liệu cấp, quản lý mã số vùng trồng cũng được đưa vào sử dụng. Hệ thống này góp phần giải quyết bài toán tạo ra sự “đúng, đủ, sạch, sống” trong dữ liệu vùng trồng, cả về thời điểm xuống giống, thu hoạch, sản lượng, chất lượng, truy xuất nguồn gốc, về yêu cầu của thị trường, về giá cả... Từ đó, dần thay đổi phương thức từ “quản lý thủ công” sang “quản lý dựa vào công nghệ số”.
Việt Nam dù là quốc gia có thế mạnh về nông nghiệp, kim ngạch xuất khẩu nông sản năm 2022 lập kỷ lục lịch sử khi đạt 55 tỷ USD, song, với 7 triệu mảnh ruộng, 9 triệu hộ nông dân, nền nông nghiệp vẫn còn mang 3 “lời nguyền” - manh mún, nhỏ lẻ và tự phát. Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng, chuyển đổi số sẽ minh bạch mọi thông tin và dần xoá đi những “hố đen” của ngành nông nghiệp.
Bộ trưởng lưu ý, muốn làm chuyển đổi số, phải thấy được nhu cầu thực sự khi mỗi người bước vào môi trường, không gian mới, đó chính là không gian số. Chúng ta thay đổi nhận thức, thấy được đam mê, niềm vui, lợi ích từ chuyển đổi số đang len lỏi vào từng ngõ ngách đời sống sản xuất. Song chúng ta cũng phải kết nối, làm tăng giá trị chuyển đổi số để tạo ra lợi nhuận cao gấp nhiều lần so với việc tăng sản lượng.
Tâm An
"Nông dân mới" Đặng Dương Minh Hoàng làm chủ trang trại Thiên Nông với tổng diện tích 50 ha, trong đó 30 ha cao su, 8 ha tiêu và 12 ha bơ. Trang trại của anh sử dụng máy bay không người lái và nhiều ứng dụng công nghệ số khác như app AutoAgri, công nghệ blockchain… (Bài đăng trên báo Bưu điện Việt Nam số Xuân Quý Mão 2023)
">Cùng nắm tay đi trên 'chuyến tàu' nông nghiệp số