- “Tôi đã buôn bán phụ nữ tại một trong những câu lạc bộ đêm nổi tiếng nhất Hồng Kông”,óckhuấttronghộpđêmnổitiếngbậcnhấtHồngKôlịch chung kết cựu 'má mì' tại hộp đêm ở xứ cảng thơm tiết lộ.
Gia đình lo hậu sự cho cụ 85 tuổi, bác sĩ ngăn lại và cái kết không ngờ
Cô Lee Juwon, Trưởng khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc của Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội đang ghi hình bài giảng của mình. Ảnh: Thanh Hùng
Bà Phạm Minh Tơ, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Công nghệ Bách khoa Hà Nội cho biết, trong đợt nghỉ học phòng dịch covid-19, từ ngày 10/2, trường đã triển khai các hoạt động kết nối với học viên như dạy trực tuyến, ghi hình các bài giảng và chia sẻ qua các kênh thông tin.
“Học viên của tất cả các ngành đều tham gia việc dạy học trực tuyến. Ngành công nghệ thông tin, quản trị hay du lịch,... các thầy cô đều có nhiều phương án để chia sẻ bài giảng và giao bài. Nhưng phát triển và hiệu quả nhất là các ngành học về ngoại ngữ bởi tính tương tác của ngành học này cao hơn”, bà Minh Tơ cho hay.
Nhà trường coi những buổi học trực tuyến, ghi hình bài giảng như những giờ thầy cô lên lớp theo các hình thức đa dạng. Theo đó, học viên sẽ truy cập vào các kênh của trường để biết giảng viên dạy, giao bài gì,...
Về phía học viên, các em cũng đón nhận và phản hồi tích cực với những thông tin thu nhận được.
“Với những lớp học trực tuyến, thậm chí các học viên vẫn phải thực hiện điểm danh như bình thường. Giảng viên vẫn có thể biết học viên hiện có đang tham gia giờ học. Một số phần học vẫn được tính điểm như học trên lớp. Còn với các clip giảng bài được ghi lại, giảng viên không thể điểm danh bằng cách gọi tên từng người nhưng điểm danh bằng việc các em phải trả bài theo yêu cầu của thầy cô. Như ngành du lịch, các học viên sau khi xem xong các bài giảng được đưa ra những bài tập để hiểu trong giai đoạn dịch bệnh thì ngành chịu ảnh hưởng như thế nào và nỗ lực của người trong ngành phải ra sao?”.
Giảng viên dạy Tiếng Hàn Quốc cho học viên qua kênh trực tuyến. Ảnh: Thanh Hùng
Bà Minh Tơ cho biết, ngày thường, có thể 1 buổi các học viên học 4 tiết nhưng khi hoc trực tuyến không thể học đươc trong khoảng thời gian dài như vậy. Tuy nhiên, mỗi ngày, các thầy cô đều phải đảm bảo kết nối trực tuyến 40-45 phút để tương tác với học trò.
Vẫn đến doanh nghiệp thực tập củng cố kiến thức
Ông Nguyễn Quốc Huy, Hiệu trưởng Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh cho biết hiện nay học viên không phải đến trường học tập trung cho đến hết tháng 2 để đối phó với dịch bệnh covid-19.
Tuy nhiên, để đảm bảo kỹ năng của sinh viên không bị gián đoạn, nhà trường vẫn phối hợp với doanh nghiệp để bố trí các chương trình thực tập, trải nghiệm tại doanh nghiệp cho học viên theo kế hoạch đã được xây dựng.
Ảnh: Thanh Hùng
“Việc này giúp không làm gián đoạn chương trình học tập của học viên. Thông qua đó cũng hỗ trợ các doanh nghiệp có được nguồn nhân lực bổ sung cho sản xuất ngay sau Tết và trong mùa dịch bệnh covid-19”, ông Huy nói.
Đào Duy Sơn (sinh viên năm 2 lớp Điện tử 3 của Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh) là 1 trong 7 học viên của trường đang thực tập tại một công ty có vốn đầu tư từ Hàn Quốc trên địa bàn cho hay bản thân cảm thấy thoải mái khi được tạo điều kiện thực tập tốt, tại môi trường làm việc sạch và công việc không quá áp lực.
Đào Duy Sơn (sinh viên năm 2 lớp Điện tử 3 của Trường CĐ Cơ điện và Xây dựng Bắc Ninh) trong giờ thực tập tại công ty. Ảnh: Thanh Hùng
“Trong mùa dịch covid-19, khi vào công ty, em cũng được hướng dẫn trang bị thêm những kiến thức để phòng dịch nhưng vẫn đảm bảo việc thực tập. Mọi người được phát khẩu trang và dung dịch rửa tay khô. Em được đào tạo kỹ thuật chạy máy để trải nghiệm chương trình làm việc tại đây. Em hiện được học cách vận hành, hoạt động và sửa chữa các loại máy đang chạy trong công ty. Em thấy việc thực tập trực tiếp giúp mình hiểu kiến thức hơn”.
Em chia sẻ mình cũng như các bạn cảm thấy rất vui vì trong thời gian thực tập này cũng được tính lương như người lao động bình thường.
Thanh Hùng
Tập dượt dạy học trực tuyến thời phòng virus corona
- Một số trường triển khai học trực tuyến bằng ứng dụng công nghệ. Tuy nhiên, hiệu quả thực chất đến đâu là vấn đề còn băn khoăn.
" alt="Học viên nghề học trực tuyến, đi thực tập doanh nghiệp trong mùa covid" />Học viên nghề học trực tuyến, đi thực tập doanh nghiệp trong mùa covid
Cả 2 bố con lần lượt nằm viện khiến gia đình rơi vào cảnh khốn đốn
Cảnh nhà nông nghèo khó, tài sản chẳng có gì quý giá, ngày ông nằm viện để chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác cũng là ngày những vật dụng có giá trị trong nhà lần lượt ra đi. Bò, lợn, gà phải bán đi hết để chữa bệnh, vợ ông Đông đi khắp nơi cầu xin mọi người giúp đỡ.
Bán hết đồ đạc, gia súc cũng không gom đủ tiền, ngôi nhà dột nát, cũ kỹ để chui ra chui vào khi nắng mưa cũng phải cầm cố cho ngân hàng, chưa biết khi nào mới có thể trả được.
Trong lúc kinh tế gia đình rơi vào cảnh kiệt quệ thì ngày 4/9 vừa qua, cậu con trai Nguyễn Văn Huề (SN 1997) của ông Đông tiếp tục gặp nạn. Khi đang đi làm, Huề thấy mệt nên xin về phòng trọ nghỉ ngơi, uống thuốc. Lúc ngủ một mình tại phòng trọ, em bị lên cơn động kinh. Nhưng khi có người phát hiện ra thì Huề đã bất tỉnh.
Ngay sau đó, em được đưa đi cấp cứu ở bệnh viện tỉnh rồi chuyển tuyến thẳng lên Bệnh viện Chợ Rẫy vì tình trạng quá nặng, suy hô hấp phải thở máy.
Đang khỏe mạnh, Huề có nguy cơ phải sống đời thực vật
Theo bác sĩ đánh giá, Huề có nguy cơ bị di căn lên não rất cao, có khả năng chết não thành người thực vật. Được biết, năm được 1 tuổi Huề đã từng bị động kinh. Sau khi học xong THPT, nhà nghèo nên em đành nghỉ học theo người quen vào Nam làm thuê để phụ giúp gia đình.
Chia sẻ với PV, chị Nguyễn Thị Trinh, chị gái Huề nói trong nước mắt: “Em đi lấy chồng xa, con nhỏ mới được vài tháng nên không về phụ được cho cha mẹ. Em trai em nằm viện, mẹ em không vào được vì còn phải lo chăm cha ở nhà. Giờ em Huề nằm viện trong Chợ Rẫy phải nhờ họ hàng hỗ trợ. Nằm điều trị tích cực mất mấy ngày vừa lọc máu, chạy thận mà tình trạng của Huề chưa được cải thiện. Hôm qua, Huề có tỉnh chút nhưng lơ mơ, không nhận ra được ai cả”.
Gia đình ông Đông nhiều năm liền thuộc vào diện khó khăn ở địa phương
Gia đình ông Đông thuộc diện khó khăn nhiều năm liền ở địa phương. Quanh năm lam lũ với mấy sào ruộng và đi làm thuê nhưng chưa lúc nào thoát cảnh đói nghèo. Ngoài ra, vợ chồng ông Đông còn chăm sóc một người em gái không được nhanh nhẹn, minh mẫn.
Cùng lúc, hai người đàn ông lần lượt đổ bệnh là cú sốc quá lớn với cả gia đình. Gia cảnh nghèo khó, túng thiếu đang đẩy họ vào ngõ cụt vì không biết xoay sở ra sao, Hoàn cảnh gia đình bố con em Huề hiện tại đang cần sự chung tay giúp đỡ của cộng đồng.
Phạm Bắc
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: ông Nguyễn Văn Đông, xóm 2 Nam Thượng, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; SĐT gia đình: 0963.853.644
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.225 (gia đình ông Nguyễn Hữu Đông)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
Một giờ học trực tuyến của cô và trò Trường THCS Thái Thịnh, quận Đống Đa, Hà Nội.
Còn với những nơi chưa có điều kiện dạy học qua Internet thì sẽ sử dụng kênh truyền hình để tổ chức dạy học. Các địa phương phải lựa chọn giáo viên để thiết kế bài học dạy trên truyền hình, lựa chọn khung giờ phát sóng phù hợp, để các học sinh ở nhà có điều kiện theo dõi.
Do dạy học trên truyền hình tương tác giữa thầy và trò không được như dạy qua Internet nên phải xây dựng được khung giờ và lịch phát sóng cụ thể đối với từng môn học, lớp học và thông báo rộng rãi cho giáo viên, học sinh biết được lịch này để họ sẵn sàng tham gia.
Cần lưu ý khi học trên truyền hình, học sinh phải ghi chép, làm bài tập, thực hành, sau đó gửi bài tập đầy đủ cho thầy cô qua email, tin nhắn…
Trao đổi qua mail, Facebook, Zalo không phải học trực tuyến
Trường hợp giáo viên và học sinh tương tác, trao đổi kiến thức với nhau qua kênh mail, Facebook, Zalo... thậm chí dạy học qua những kênh này thì sao, thưa ông?
- Chúng ta đang nói đến việc học qua internet một cách chính thức, còn tương tác mạng xã hội thì như các văn bản mà Bộ GD-ĐT đã hướng dẫn trước đây, giáo viên và học sinh có thể kết nối qua nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiên đó là việc kết nối, còn chúng ta hướng đến một cách học bài bản, đảm bảo có sự tương tác giữa thầy trò.
Các kênh như Facebook, mail, Zalo... không thể đáp ứng tất cả các yêu cầu và không chính thức vì không kiểm soát được quá trình học tập.
Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD-ĐT. Ảnh: Thanh Hùng
Tổ chức dạy học qua Internet hoặc truyền hình để khi học sinh quay trở lại trường thì tổ chức ôn tập, kiểm tra và công nhận kết quả học tập qua hình thức này một cách bài bản.
Ví dụ, một bài học được giáo viên thiết kế và giao nhiệm vụ cho học sinh. Qua hệ thống, giáo viên và học sinh đều có tài khoản. Giáo viên có thể theo dõi quá trình thực hiện, báo cáo trả bài... của học sinh.
Ngay cả việc học qua truyền hình cũng phải có một hệ thống bài giảng, lịch phát sóng cụ thể đến các nhà trường. Sau đó trường giao nhiệm vụ cho giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi bài học đó, ghi chép lại và sau đó báo cáo bài thu hoạch và làm bài tập... Việc dạy qua truyền hình thì khả năng tương tác hai chiều trong lúc dạy sẽ hạn chế, nên phải có sự theo sát học sinh của các nhà trường.
Một buổi ghi hình bài giảng phát trên sóng truyền hình của Sở GD-ĐT Hà Nội.
Nhưng ở những trường vùng sâu, vùng xa khi mà cơ sở vật chất và nền tảng công nghệ còn khó khăn, việc thực hiện cách thức học mới này liệu có gặp trở ngại không, thưa ông?
- Khi điều kiện cơ sở vật chất hạn chế, ví dụ đường truyền không tốt rõ ràng sẽ khó thực hiện dạy qua Internet. Vì thế Bộ GD-ĐT cũng hướng dẫn cụ thể là với nơi có đường truyền tốt, thiết bị đảm bảo thì học qua internet. Nhưng những vùng khó khăn hơn, không thực hiện được việc dạy học qua Internet thì phải thực hiện dạy học qua kênh truyền hình. Với độ phủ sóng của truyền hình hiện nay, kênh này chắc chắn sẽ đến được với học trò. Tuy nhiên, với vùng khó khăn, giáo viên cũng phải chủ động giám sát, nhắn tin để nhắc nhở, thông báo với các em lịch học.
Không kiểm tra, đánh giá
Nhiều phụ huynh bày tỏ băn khoăn về việc kiểm tra, đánh giá học sinh khi học qua Internet hoặc truyền hình. Thậm chí có ý kiến thắc mắc có đảm bảo công bằng nếu như học sinh nhờ phụ huynh làm hộ. Ông có chia sẻ gì về điều này?
- Điều phụ huynh băn khoăn là hoàn toàn có lý và thực tế hệ thống của chúng ta cũng chưa đủ để kiểm soát chặt chẽ việc đó.
Do đó, xin nhấn mạnh là sẽ không có việc tổ chức kiểm tra, đánh giá trên trực tuyến.
Với 2 hình thức này, giáo viên phải giao nhiệm vụ cho học sinh và các em sẽ phải làm báo cáo, thu hoạch, bài tập,...
Nhưng khi học sinh quay trở lại, trường phải tổ chức ôn tập và kiểm tra, đánh giá để công nhận kết quả để đảm bảo học sinh nắm được kiến thức. Trong quá trình ôn tập đó, nếu thấy học sinh hổng chỗ nào, giáo viên phải tổ chức ôn tập hoặc yêu cầu học sinh ôn tập.
Xin cảm ơn ông!
Thanh Hùng (thực hiện)
Phụ huynh và giáo viên “nâng cấp level” để dạy trực tuyến cho học sinh
Tình cờ vào phòng xem con đang trong giờ học trực tuyến, chị Hồng Vân (một phụ huynh có con học lớp 9 ở Hà Nội) bất ngờ khi thấy con đang đứng tập thể dục, trước mặt là màn hình máy tính.
" alt="Thầy trò tương tác qua mail, Facebook có được coi là học trực tuyến?" />
...[详细]
Đó là tình huống căng ngang bên cánh phải của đồng đội, Công Phượng cùng hai cầu thủ áo vàng đã cùng lao vào đệm bóng mang về bàn gỡ. Ngay sau bàn thắng này, trên trang Facebook chính thức, Sint Truidense thông báo: “Đội hình hai của chúng ta đã thất bại trước đội hình hai của Club Brugge. Nguyễn Công Phượng là người ghi bàn thắng duy nhất. Tỷ số cuối cùng là 1-2".
Dù chỉ là trận giao hữu nhưng đây là bàn thắng đầu tiên của Công Phượng cho Sint Truidense. Với bàn thắng này, CP15 có cơ hội được ra sân ở vòng 6 giải VĐQG Bỉ. Đặc biệt, tiền đạo quê Đô Lương sẽ tự tin hơn rất nhiều khi về Thái Lan hội quân với tuyển Việt Nam để đá trận mở màn vòng loại World Cup 2022.
Theo kế hoạch, Công Phượng sẽ cùng Sint Truidense tham dự trận đấu với Eupen ở vòng 6 giải VĐQG Bỉ, sau đó bay thẳng về Thái Lan vào ngày 2/9.
Đại Nam
" alt="Công Phượng có bàn thắng đầu tiên tại Bỉ, CLB Sint Truidense" />
...[详细]
Hơn một năm trước, gia đình anh Lâm từng loay hoay, khổ sở tìm mọi cách cho anh được điều trị. Bệnh lui, anh xuất viện về nhà chưa được bao lâu thì thần Chết lại một lần nữa gõ cửa, đe dọa tính mạng.
Lần này, phác đồ điều trị cho anh cũng tương tự, tuy nhiên mức độ khó khăn tăng lên rất nhiều. Bao nhiêu tiền nhà, tiền vay mượn trước kia đã dốc ra lo cả nên với khoản chi phí thời điểm hiện tại dù không khác là mấy vẫn khiến kinh tế rơi vào khốn đốn.
Mỗi lần thanh toán từng đợt, sau khi trừ bảo hiểm y tế, gia đình chị Phước phải chạy đôn chạy đáo lo trả 20% viện phí. Đang trong đợt điều trị cần tiền mua thuốc ngoài mà con cái chưa kịp kiếm đủ khiến chị sốt ruột vô cùng. Với chị, mọi thứ chỉ tạm bợ, chắp vá được tới đâu tính tới đó.
Nợ cũ chồng nợ mới, con học hành dang dở
Dù đang bị bệnh hiểm nghèo nhưng anh Đoàn Công Lâm lại không lo lắng cho bản thân mình. Điều khiến anh trăn trở là đứa con thứ hai có khả năng phải nghỉ học.
"Cháu nó ngoan lắm. Ngoài giờ học cũng đi làm thêm hy vọng giúp đỡ cha mẹ được phần nào. Nhưng cháu còn nhỏ, tiền kiếm ra không đủ ăn uống, tiền học và nhà trọ nên vẫn cần cha mẹ hỗ trợ. Mà chúng tôi thì..", chị Phước xót xa.
Anh Lâm lo lắng con phải nghỉ học vì cha nằm viện
Thời gian qua, anh Lâm bị bệnh nên phải vay tiền ngân hàng chính sách gửi cho con. Người con lớn của anh mới ra trường đi làm, lập gia đình, hằng tháng vẫn tích góp từng chút gửi cho cha chữa bệnh. Số tiền ít ỏi đó không thấm tháp vào đâu với những toa thuốc đặc trị đắt đỏ.
Bản thân chị Phước gần như sống luôn ở bệnh viện để chăm chồng, không thể kiếm được một đồng. 700 ngàn người con đưa cho, chị vẫn còn gói ghém cẩn thận bỏ trong túi. Đây là số tiền dành để mua đỡ cho cha 10 viên thuốc ngoài danh mục bảo hiểm y tế. Đang bận chăm sóc cho chồng, chị vẫn chưa kịp ra ngoài mua. Chị nhẩm tính, mỗi ngày một viên rưỡi cũng chỉ được 6 ngày là hết. Số còn lại và những chi phí khác, chị vẫn chưa biết lấy ở đâu ra.
Chia sẻ với chúng tôi chị Phước nói: “Trước đây khi ông ấy chưa bị bệnh, tôi còn bán hàng rong trước cổng trường học. Cứ đi từ 3 giờ sáng đến 10 giờ trưa cũng kiếm được hơn trăm bạc. Buổi chiều tôi ở nhà làm những việc lặt vặt, chăm chút gia đình.
Ngờ đâu ông ấy đổ bệnh, con còn học hành dang dở mà nợ nần nhiều quá. Nợ Ngân hàng chính sách 50 triệu, vay ngân hàng làm nhà còn thiếu 75 triệu và gần 100 triệu vay từ khắp nơi để chữa bệnh cho ông ấy. Giờ không biết xoay xở thế nào nữa. Ông ấy bảo thôi về để tiền lo cho con học mà bệnh thế này về sao chịu nổi”.
Đức Toàn
Mọi đóng góp có thể gửi về:
1. Gửi trực tiếp: Chị Dương Thị Phước thôn Mỹ Thanh, xã Cam Thịnh Đông, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. SĐT: 0365 595 804
2. Ủng hộ qua Báo VietNamNet: Ghi rõ ủng hộ MS 2018.287 (anh Đoàn Công Lâm)
Chuyển khoản: Báo VIETNAMNET
Số tài khoản: 0011002643148. Sở giao dịch Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam - 198 Trần Quang Khải, Hà Nội
- Chuyển khoản từ nước ngoài: Bank account: VIETNAMNET NEWSPAPER
- The currency of bank account: 0011002643148
- Bank:- BANK FOR FOREIGN TRADE OF VIETNAM
- Address: 198 Tran Quang Khai, Hanoi,Vietnam
- SWIFT code: BFTVVNV X
- Qua TK ngân hàng Viettinbank:
Chuyển khoản: Báo VietNamnet
Số tài khoản: 114000161718
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa
- Chuyển tiền từ nước ngoài:
Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade, Dong Da Branch
- Phía Bắc địa chỉ: tầng 3, tòa nhà C’Land,156 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa, Hà Nội. - Phía Nam: Văn phòng đại diện báo VietNamNet phía Nam, số 408 Điện Biên Phủ, P11,Q10, TP.HCM. ĐT: 08 3818 1436
" alt="Cha ung thư chỉ lo con không đủ tiền đi học" />