Năm 2014,ềnTâyhếtlòngvớinghệthuậtkếthoaTháiLannhiềungườingưỡngmộbóng đá kết quả đức trong một lần tình cờ xem đoạn phim người Thái lan làm vòng hoa bằng hoa nhài (lài) rất đẹp, Thanh Huy mê mẩn và tìm hiểu cách làm. Để làm được chuỗi vòng hoa đó cần một chiếc kim chuyên dụng rất dài. Khi đó, Huy tìm kiếm các dụng cụ để kết hoa nghệ thuật của Thái Lan ở khắp Cần Thơ nhưng không có.
Năm 2018, khi lên TP.HCM làm việc, lại một lần nữa Huy xem được những đoạn clip về các vòng hoa nghệ thuật của Thái Lan kết từ hoa, từ lá. Hình ảnh đó thôi thúc Huy phải tự tay làm bằng được. Ở Việt Nam khi đó chưa có ai làm loại hình này, vậy là Huy đặt mua dụng cụ từ Thái về và mở các clip của Thái Lan hướng dẫn cách xâu vòng hoa.
Tác phẩm đầu tay của Huy là một chiếc đài kết từ lá chuối dùng để đựng đồ. Tác phẩm đó được nhiều người yêu thích khiến Huy như được tiếp thêm lửa đam mê để đắm đuối với loại hình nghệ thuật tưởng chừng như chỉ dành cho nữ giới.
“Bên Thái Lan họ đào tạo nghệ thuật này rất bài bản, chính quy trong các trường học. Để làm được nghề này phải học liên tục hơn 3 năm mới tốt nghiệp. Như em làm từ 2020 đến giờ vẫn phải liên hệ với các bạn bên Thái để học thêm kỹ thuật của các bạn bên đó”, Huy nói.
Những đài kết từ lá chuối hay cánh hoa tươi được dùng đựng thức ăn, bánh trái, hoa quả, các vật lễ như trầu cau...
Khi công việc đi làm văn phòng không thuận lợi, Huy định nghỉ việc và khởi nghiệp bằng nghề kết hoa nghệ thuật Thái Lan. Vì đây là loại hình mới với văn hóa người Việt, ít người biết tới nên Huy đã gặp phải khó khăn đầu tiên khi gia đình phản đối dữ dội, nhất là mẹ Huy.
Ai cũng cho rằng nghề này mới lạ, vất vả vì phải thức khuya dậy sớm, lại có tính thời vụ và thu nhập bấp bênh. Trước phản ứng của người thân, Huy xin phép bố mẹ cho suy nghĩ 1 đêm.
Sáng hôm sau Huy nói với mẹ: "Con vẫn còn trẻ, muốn thử sức cho thỏa ước mơ. Nếu con không thử làm sao biết không làm được. Xin phép gia đình cho con thỏa ước mơ 1 lần, để con sống chết với nghề xem sao. Nếu không được con sẽ về quê".
Rất may mắn khi các sản phẩm của Huy được mọi người đón nhận nên sau 3 năm khởi nghiệp, Huy vẫn được ở lại TP. HCM theo đuổi đam mê của mình.
"Mặc dù nhiều khi chỉ được ngủ nghỉ 1-2 tiếng mỗi ngày, nhưng Huy đam mê nên không khi nào nản chí. Vào những dịp lễ, Tết… Huy phải thức tới 1-2h sáng để kịp hoàn thành các tác phẩm của mình. Tôi tin, công việc sáng tạo này là việc thiện, bản thân cố gắng chăm chỉ sẽ có quả ngọt", Huy kể lại.
Nguyên liệu Huy thường sử dụng là hoa và lá tươi như hoa nhài, hoa bồng bồng, hoa sen, hoa lan, lá chuối tươi... Thời gian đầu khi mới làm, có nhiều loại kể cả các chợ đầu mối hoa lớn tại TP.HCM cũng ít người cung cấp. Vì thế, để chủ động cho công việc của mình, Huy đã trồng trong vườn các loại cây hoa để tự cung tự cấp như cây bồng bồng hoa trắng, một loại cây hiếm ở Việt Nam.
Để làm ra một vòng qua nghệ thuật, Huy phải thực hiện rất nhiều công đoạn tỉ mỉ, kiên nhẫn và chi tiết trên từng milimet. Dụng cụ để làm chính là kim, kéo, chỉ, dập ghim, thước, xiên que,...
"Có những phần chi tiết rất bé như vòng xoắn làm từ cánh hoa bồng bồng. Huy xé từng cánh hoa ra rồi xỏ thành vòng. Mỗi cánh hoa rất nhỏ, kích thước chưa tới 0.5cm. Vì thế nếu không kiên nhẫn sẽ rách cánh. Chỉ lệch 1 đến 2mm giữa mỗi bông hoa thì vòng hoa sẽ không đẹp", Huy nói.
Để làm một vòng xoắn nhỏ cũng mất từ 15-20 phút. Những chiếc vòng hoa nhài làm trong khoảng 2-3 giờ, cũng có những chiếc vòng cầu kỳ làm 7-8 giờ mới hoàn thành. Giá thành mỗi sản phẩm từ vài trăm nghìn cho tới hơn 1 triệu đồng, tùy thuộc vào độ khó và yêu cầu của khách hàng.
Các công đoạn tỉ mỉ từ chọn sóng và xếp lá, gấp cắt và đính kết lại đều đòi hỏi đôi tay khéo léo và tỉ mỉ của người làm.
Các sản phẩm nghệ thuật này đều từ hoa lá tươi, vì thế Huy cần phải tính toán làm bộ phận nào trước rồi bảo quản trong tủ lạnh. Khi hoàn thành các chi tiết, lắp ráp xong vẫn tiếp tục bảo quản lạnh cho tới khi đưa ra sử dụng. Tránh để sản phẩm trong môi trường quá nóng, thỉnh thoảng phun sương để giữ được hoa lá tươi lâu.
Với tất cả niềm đam mê, sự quyết tâm "sống chết" với kết hoa nghệ thuật Thái Lan, Thanh Huy đã dần có được chỗ đứng của mình trong thị trường mới lạ này. Nhiều người tìm tới mua các sản phẩm của anh, trân trọng chúng như một tác phẩm nghệ thuật.
9X miền Tây mê làm nông nghiệp, trồng cả mía Hawaii, dưa châu PhiVõ Thị Tường Vi (SN 1993, Hậu Giang) đang sở hữu bộ sưu tập hơn 100 giống cây ăn quả độc lạ như dưa châu Phi, mía Hawaii được trồng theo mô hình nông nghiệp tái sinh.