Tháng trước, Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) thông báo rao bán nhiều sản phẩm bất động sản thuộc dự án Xi Grand Court (256-258 Lý Thường Kiệt, quận 10, TPHCM). Trong đó có 10 căn penthouse và 9 căn hộ.
4 năm trước, Sacombank đã lần đầu đưa ra đấu giá số tài sản này. Trong đó, giá khởi điểm cho 19 căn hộ ở mức 3,2-9,8 tỷ đồng/căn. Sau 4 năm, giá rao bán của những căn hộ này giảm nhiều nhất là hơn 2 tỷ đồng.
Hay một ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước mới đây đã hạ giá một nửa căn nhà rộng 160m2 ở khu vực phố cổ Hà Nội, còn hơn 50 tỷ đồng, nhưng vẫn chưa tìm được khách mua.
Từ năm ngoái đến nay, nhiều ngân hàng liên tục thanh lý tài sản đảm bảo là nhà đất, dự án bất động sản, khách sạn với trị giá từ hàng chục đến hàng nghìn tỷ đồng, song chật vật không dễ bán.
Giảm giá sâu nhưng vẫn còn cao
Đánh giá về pháp lý của các bất động sản được ngân hàng phát mãi, ông Nguyễn Văn Đỉnh, chuyên gia pháp lý bất động sản cho biết, khi ngân hàng nhận làm tài sản bảo đảm thì thường đủ pháp lý.
Đặt trường hợp về việc chủ sở hữu có thể đã thế chấp hoặc bán trong giao dịch khác thông qua giấy tờ viết tay, ông Đỉnh cho hay, trình tự nắm giữ tài sản của ngân hàng khá chặt chẽ từ việc ký hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng.
“Hợp đồng thế chấp sẽ được công chứng, chứng thực theo quy định và được đăng ký giao dịch bảo đảm tại Cục Đăng Ký quốc gia giao dịch bảo đảm (thuộc Bộ Tư Pháp). Giấy chứng nhận (sổ đỏ) sẽ do ngân hàng giữ và được đăng ký biến động tại Văn phòng đăng ký đất đai. Kể từ thời điểm đó, hệ thống cơ sở dữ liệu sẽ thể hiện rõ tài sản đang được thế chấp tại ngân hàng nên các bên (gồm các văn phòng công chứng) đều nắm được thông tin ngân hàng đã nhận thế chấp tài sản. Bởi vậy về nguyên tắc, văn phòng công chứng sẽ từ chối công chứng hợp đồng mua bán, Văn phòng đăng ký đất đai cũng từ chối đăng ký sang tên nếu chủ sở hữu tiếp tục đưa tài sản vào tham gia giao dịch.
Ngoài ra, Điều 297 Bộ luật dân sự quy định biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba từ khi đăng ký biện pháp bảo đảm, nếu chủ sở hữu cố tình bán tài sản thì ngân hàng nhận thế chấp được quyền truy đòi tài sản. Chỉ trừ khi cán bộ ngân hàng có nghiệp vụ quá yếu kém hoặc cố tình nhận tài sản bảo đảm không có giấy tờ thì mới có rủi ro”, ông Đỉnh phân tích.
Theo vị này, nhiều bất động sản bị ế là do cung cầu, thị hiếu của người mua.
Trao đổi với PV VietNamNet, chuyên gia kinh tế PGS-TS. Đinh Trọng Thịnh nhận định, bất động sản được ngân hàng rao bán chưa hấp dẫn người mua vì mức giá vẫn quá cao.
“Nhiều bất động sản phát mãi, thu hồi nợ được định giá ở thời kỳ bất động sản rất cao khi phê duyệt khoản vay. Dù có giảm giá sâu nhiều bất động sản vẫn cao so với mặt bằng chung của thị trường hiện nay nên cung - cầu thực chưa thể gặp nhau”, ông Thịnh nói.
Bên cạnh đó, theo ông Thịnh, các bất động sản này thường có giá trị lớn hàng chục đến hàng trăm tỷ nên cũng “kén” người mua, khách hàng phải có nguồn tài chính mạnh. Trong khi đó, nhà đất ngân hàng phát mại là nhà đất bị siết nợ, tâm lý người Việt vẫn e dè vì sợ “dớp” nhà gán nợ nên cũng không dễ để tìm được người mua.
Chuyên gia cho rằng, khi mua các bất động sản phát mãi người mua cần lưu ý định giá lại bất động sản, nắm được lý do bị phát mại. Đồng thời cần lên phương án tài chính, tính toán chi phí lãi vay và vốn đầu tư bỏ ra. Khi mua các khu resort, khách sạn, nhà đầu tư cần chú ý đến hạn thuê đất. Nếu giá bán giảm sâu nhưng thời hạn thuê còn ngắn cũng rất khó bán.
Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa nam học tại các bệnh viện lớn như Việt Đức, Đại học Y Hà Nội, gặp rất nhiều trường hợp đáng tiếc phải cắt bỏ tinh hoàn do khi đến bệnh viện đã quá thời gian "vàng" cấp cứu, đặc biệt là ở độ tuổi đang phát triển hay ngại ngùng, sợ bố mẹ mắng nên không nói với gia đình, cố nhịn. Khi gia đình phát hiện đã quá muộn.
"Thậm chí, có những trường hợp biết con bị đau từ chập tối, nhưng ngại đêm nên chịu nhịn, qua giấc ngủ 6-7 tiếng thì quá thời gian 'vàng' mới đi viện" - PGS Quang chia sẻ.
Ngoài ra, nhiều trường hợp đến cơ sở y tế kém uy tín, bị chẩn đoán sai thành viêm tinh hoàn, sau điều trị vài ngày không thấy đỡ mới chuyển lên bệnh viện tuyến trên, lúc đó tinh hoàn đã hoại tử, phải cắt bỏ.
- Lần thứ 2 bắt tận tay quả tang vợ ngoại tình, cô ấy đã thẳng thừng nói với tôi rằng, cô ấy không còn tình cảm gì nữa và đề nghị ly hôn. Để chứng minh, cô ấy dọn ra ngủ riêng và không trò chuyện với tôi câu nào.
Năm nay tôi 35 tuổi còn vợ tôi 22 tuổi. Chúng tôi đã kết hôn được 3 năm và hiện có một cậu con trai lên hai.
Bản thân tôi không chơi bời, rượu chè, cờ bạc hay vướng bất cứ thói hư tật xấu nào, chỉ một vài lần do không hiểu vợ nên cô ấy có trách móc tôi vô tâm. Nhưng cuộc sống của chúng tôi nói chung vẫn rất yên ả.
Thế nhưng mọi sóng gió ập đến kể từ lúc cô ấy đi làm lại. Giờ giấc làm việc và thái độ cư xử của cô ấy bỗng dưng thay đổi. Từ một người vợ, người mẹ biết lo toan chăm sóc gia đình thì giờ cô ấy đi tối ngày. Mọi việc trong gia đình phó mặc cho tôi thu vén, con cái thì gửi bà ngoại trông nom.
![]() |
Ảnh minh họa |
Tôi có thắc mắc thì cô ấy nói do tính chất công việc (vợ tôi làm khách sạn và phải làm ca). Chúng tôi bắt đầu có những trận cãi vã thường xuyên và rồi, vô tình tôi phát hiện ra vợ mình có quan hệ tình cảm với một người đàn ông khác.
Ai trải qua hoàn cảnh đó sẽ hiểu, cảm giác bị phản bội nó đau đớn đến thế nào. Thế nhưng tôi vẫn bình tĩnh để cô ấy giải thích, quyết định tha thứ đồng thời cho cô ấy thời gian để thay đổi.
Để giúp vợ quay về, tôi càng cố gắng chăm lo cho gia đình nhiều hơn, yêu thương và chiều chuộng cô ấy. Thế nhưng tôi nhận ra mọi việc làm của mình là vô ích, vợ tôi vẫn lén lút qua lại với người đàn ông kia.
Lần thứ 2 bắt tận tay quả tang vợ ngoại tình, cô ấy đã thẳng thừng nói với tôi rằng, cô ấy không còn tình cảm gì với tôi nữa và đề nghị ly hôn. Để chứng minh cho lời mình nói là thật, cô ấy dọn ra ngủ riêng và không thèm trò chuyện với tôi câu nào.
Dù tuyên bố nếu ly hôn sẽ giành bằng được quyền nuôi con, không thể xa con nhưng có khi hai ngày cô ấy không biết con ăn ngủ ra sao. Cứ hết giờ làm việc là cô ấy đi chơi, viện cớ liên hoan hoặc chia tay người này người kia, có những hôm 3 giờ sáng mới trở về nhà.
Có thể mọi người nghĩ tôi là người chồng nhu nhược, nhưng tôi phải chịu đựng điều đó là vì nghĩ tới con. Con trai tôi còn quá nhỏ để thiếu đi bàn tay của người cha hoặc mẹ. Từ nhỏ tôi đã sống không có cha nên hiểu sự thiệt thòi đó lớn như thế nào.
Thuyết phục vợ không được, tôi phải nhờ đến sự giúp đỡ của gia đình bên ngoại. Nhưng không ngờ càng làm cho tình hình căng thẳng hơn. Cô ấy trách móc rằng tại tôi mà cô ấy bị bố mẹ và anh trai mắng chửi, rồi chính tôi mới là kẻ phá hoại hạnh phúc, cản đường cô ấy.
Thực sự bây giờ tôi chưa biết phải quyết định ra sao. Ly hôn thì thương con còn nhỏ quá, hoàn cảnh sống của vợ thì phức tạp thằng bé sẽ lớn lên thế nào? Vả lại bản thân tôi dù giận vợ nhưng vẫn còn tình cảm và không muốn cô ấy phải khổ.
Sau áp lực từ bố mẹ đẻ, vợ tôi cũng không còn đòi ly hôn nữa nhưng cô ấy cứ sống theo kiểu bất cần, muốn thế nào cũng được. Giờ tôi đang băn khoăn giữa việc tiếp tục chịu đựng, chờ đợi cô ấy suy nghĩ lại hoặc dứt khoát ly hôn. Xin chuyên gia cho tôi lời khuyên đúng đắn nhất.
Nguyễn Tuấn (Hà Nội)
Chào bạn!
Xin chia sẻ với hoàn cảnh mà bạn đang gặp phải hiện giờ.
Theo như lời bạn kể thì vợ bạn, cô ấy ngoại tình một cách công khai, đồng thời tuyên bố hết tình cảm và đề nghị chia tay với bạn. Điều đó chứng tỏ rằng mối quan hệ của cô ấy với người đàn ông kia đã đạt đến mức sâu sắc và có thể gọi là nghiêm túc.
Thế nên vấn đề chúng ta cần nói ở đây không phải là chuyện tha thứ hay không tha thứ, vì chính vợ bạn, cô ấy không cần điều đó.
![]() |
Ảnh minh họa |
Thế nên mới có chuyện bạn ra sức thuyết phục nhưng cô ấy vẫn nhất định không suy nghĩ lại. Nhưng đã bao giờ bạn thử đặt ra những giả thiết nguyên nhân nào dẫn đến việc vợ bạn ngoại tình chưa? Biết đâu rằng cái cảm nhận “cuộc sống hôn nhân yên ả” đó chỉ là của riêng bạn thì sao? Nhiều lần bạn bị cô ấy trách móc là vô tâm, bạn có suy nghĩ về điều đó hay không?
Nếu bạn khẳng định mình không làm gì nên nỗi thì chỉ biết trách vợ bạn, tự cô ấy thay lòng đổi dạ mà thôi. Và cho dù cô ấy ngoại tình có lý do từ bạn, thì bạn cũng đã làm mọi cách có thể để cô ấy suy nghĩ lại rồi.
Điều bạn đang băn khoăn là có nên tiếp tục chịu đựng để chờ cô ấy suy nghĩ lại hay không, theo chúng tôi là không cần thiết. Những gì bạn làm là đã quá đủ, cố gắng chịu đựng chỉ khiến bạn kiệt sức vì mệt mỏi.
22 tuổi, vợ bạn không còn quá trẻ để biết rằng hạnh phúc cũng gắn với cả trách nhiệm. Vì cảm xúc của riêng bản thân mình mà bỏ bê con cái là điều không thể chấp nhận được. Bạn thương con, nhưng nếu lớn lên trong hoàn cảnh như thế liệu con bạn có hạnh phúc?
Bạn không dùng bạo lực với vợ khi cô ấy ngoại tình, đó là hành động chúng tôi đánh giá cao ở bạn. Đó không phải là nhu nhược, bạn chỉ nhu nhược khi đã thuyết phục vợ bằng mọi cách không được và chấp nhận chịu đựng.
Trước khi có quyết định cuối cùng, bạn hãy nói chuyện với vợ lần nữa. Nếu cô ấy đồng ý suy nghĩ lại thì phải chắc chắn nói được làm được, còn không hãy tự giải thoát cho nhau. Cùng nhau bàn bạc cách giải quyết sao cho con cái được tốt nhất.
Chỉ khi mất đi cái gì đó người ta mới nhận ra giá trị và biết trân trọng. Biết đâu vợ bạn sẽ tỉnh ngộ vì thái độ dứt khoát của bạn.
Chúc bạn sáng suốt!
Chuyên gia tâm lý
" alt=""/>Vợ ngoại tình vẫn không ly hôn