Hiện tại, Broadcom đang đề xuất mua lại Qualcomm với giá 70 USD/cổ phần, trong đó bao gồm 60 USD tiền mặt và 10 USD cổ phần Broadcom. Tổng trị giá của thương vụ ước tính vào khoảng 105 tỉ USD.
Trong khi một số nguồn tin quả quyết Qualcomm sẵn sàng "bán mình" với giá ít nhất 80 USD/cổ phần, Broadcom được đồn là đang tìm cách "cài cắm" những nhân vật thân tín vào hội đồng quản trị của Qualcomm nhằm giúp hãng thâu tóm được nhà sản xuất chip này với mức giá đề xuất ban đầu.
Google và Microsoft hiện rất quan ngại về việc Apple có thể tác động đến thỏa thuận trên. Giữa Táo khuyết và Qualcomm đang xảy ra vô số vụ kiện tụng. Mối quan hệ giữa hai công ty này hiện tồi tệ tới mức Apple được cho là đang tìm kiếm một nhà cung cấp chip modem mới cho các mẫu iPhone CDMA 2018. Các chip modem do Intel sản xuất hiện đang được dùng bên trong các phiên bản GSM của iPhone và điều này có thể tiếp tục duy trì vào năm tới.
Microsoft đã bắt đầu cạnh tranh với Apple iPad bằng cách sản xuất một loạt laptop/máy tính bảng lai, những máy tính cá nhân chạy Windows 10 đầu tiên dùng chip Qualcomm. Trong khi đó, số phận của Qualcomm cũng tác động ít nhiều đến Google, do đại đa số các nhà sản xuất Android cũng đang sử dụng chip của công ty này.
Cả Microsoft và Google đều e sợ rằng, nếu Broadcom thâu tóm Qualcomm, công ty mới sáp nhập sẽ thiên vị Apple hơn là các lợi ích của họ. Chẳng hạn như, giám đốc điều hành Broadcom Hock Tan từng tuyên bố, ông lạc quan về khả năng dàn xếp được các tranh chấp pháp lý với Apple sau khi công ty của ông mua lại Qualcomm.
Ngoài ra, Broadcom còn nổi tiếng vì chuyện tiết kiệm chi phí, nên Microsoft và Google lo ngại công ty mới sáp nhập sẽ cắt giảm đáng kể các khoản đầu tư cho việc cải tiến chip modem.
Mặc dù Qualcomm có thể cảm thấy hài lòng vì Google và Microsoft đều đứng về phía mình, nhưng công ty được cho là đã nói cả hai hãng này không nên công khai phản đối thương vụ thâu tóm nói trên. Qualcomm dường như đang muốn chờ xem Broadcom có chịu chi thêm 10 USD/cổ phần để mua lại công ty hay không.
Tuấn Anh(theo Phonearena)
" alt=""/>Google, Microsoft lo sốt vó vì nguy cơ Qualcomm bán mìnhTheo đánh giá của các chuyên gia, những ứng dụng của kinh tế chia sẻ đang thâm nhập ngày càng sâu vào đời sống xã hội và nền kinh tế toàn cầu như một phần tất yếu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Là thị trường có tốc độ tiếp nhận và thích nghi công nghệ tương đối cao ở khu vực Đông Nam Á, đặc biệt là những công nghệ liên quan đến nền kinh tế số không đòi hỏi chi phí cao về đầu tư và sử dụng, Việt Nam là một trong những nước đầu tiên trong ASEAN cho phép thí điểm mô hình kinh doanh ứng dụng dịch vụ công nghệ kết nối vận tải như Uber, Grab từ năm 2014.
Sau gần 2 năm thí điểm, người dùng, lái xe, doanh nghiệp và cơ quan quản lý các cấp đã ghi nhận rất nhiều kết quả tích cực nhưng thực tế cũng thấy nảy sinh một số vấn đề mà khuôn khổ pháp lý hiện hành không còn phù hợp để quản lý.
Nếu so sánh điều kiện kinh doanh và yêu cầu có tính điều kiện kinh doanh đối với taxi và xe hợp đồng điện tử thì hiện nay đang có một số quy định bất hợp lý đối với loại hình taxi truyền thống.
Điển hình là quy định taxi phải đăng ký và sơn biểu trưng, phải chịu sự giới hạn về số lượng xe, là đối tượng hạn chế giao thông theo thời gian và tuyến đường ở một số đô thị, phải kê khai giá.
Trong khi đó hoạt động của xe hợp đồng điện tử như Uber, Grab đã phá vỡ thế độc quyền của taxi truyền thống. Điều này khiến các hãng taxi phản ứng tiêu cực bằng cách “đổ tội” cho xe hợp đồng điện tử cạnh tranh bất bình đẳng.
Trao đổi tại hội thảo “Xây dựng khung pháp lý cho dịch vụ công nghệ kết nối vận tải” do Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tổ chức ngày 29/11, tiến sỹ Từ Sỹ Sùa, Trường Đại học Giao thông Vận tải cho rằng sự xuất hiện của Uber, Grab không làm giảm được lượng xe trên đường và là nguyên nhân gây tắc đường.
“Việt Nam đã triển khai thí điểm 2 năm nhưng giờ mới xây dựng khung pháp lý là quá muộn”, tiến sỹ Từ Sỹ Sùa nêu quan điểm.
Trong khi đó, luật sư Bùi Sinh Quyền cho rằng vấn đề thu thuế đối với Uber, Grab đã rõ ràng, chính xác chưa? Căn cứ nào để thu cho nhà nước? Về vấn đề này, cơ quan quản lý thuế cần làm rõ.
" alt=""/>Khuyến mại “vô tổ chức”, Uber, Grab đang cạnh tranh không sòng phẳng