Trong các Thông tư quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non, các trường phổ thông công lập mới được ban hành, Bộ GD-ĐT đã bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ, tin học, chứng chỉ tiếng dân tộc thiểu số trong tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng của giáo viên các cấp và bỏ quy định về trình độ ngoại ngữ thứ hai đối với giáo viên dạy ngoại ngữ.
Yêu cầu về trình độ ngoại ngữ, tin học của giáo viên các cấp, các hạng được điều chỉnh từ tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng sang tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể, các yêu cầu về ngoại ngữ không còn quy định “cứng” là phải đảm bảo bậc 1 hay bậc 2, bậc 3 như trước đây mà chuyển thành “có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc tiếng dân tộc thiểu số trong một số nhiệm vụ cụ thể được giao”.
Yêu cầu về trình độ tin học không còn là đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 3 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin mà là “có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các nhiệm vụ” của giáo viên theo hạng chức danh nghề nghiệp.
Điều này không có nghĩa là yêu cầu về ngoại ngữ, tin học của giáo viên được xem nhẹ hoặc hạ thấp, mà đã được nghiên cứu, điều chỉnh một cách hợp lý để đảm bảo yêu cầu về các năng lực này được quy định hiệu quả và thực chất hơn.
![]() |
Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ và hàng loạt chính sách mới với giáo viên. Ảnh minh họa: Thanh Hùng |
Cùng với việc điều chỉnh quy định về trình độ ngoại ngữ trong tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, Bộ GD-ĐT đã chỉ đạo đưa yêu cầu về trình độ ngoại ngữ vào chương trình đào tạo theo khung trình độ quốc gia và chuẩn đầu ra của sinh viên sư phạm.
Đối với giáo viên ngoại ngữ, nỗi lo về “ngoại ngữ 2” không còn làm khó giáo viên nữa, để dành thời gian và tâm huyết cho giáo viên nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu mới.
Để thực hiện hiệu quả quy định này, tới đây từng nhà trường, từng tổ bộ môn cần phải rà soát các quy định về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên, bố trí, phân công, giao việc, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo phù hợp, đảm bảo đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp mới.
![]() |
Ngày 26/11/2020, khi tiếp xúc cử tri tại Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho hay, việc được bỏ chứng chỉ ngoại ngữ, tin học là mong mỏi từ lâu của giáo viên. Bởi trong quá trình đào tạo, các thầy cô đã được học, bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học ở những mức độ khác nhau, nên việc tiếp tục bồi dưỡng thêm để có chứng chỉ là chưa thiết thực. Trước mong mỏi của cử tri về việc bỏ chứng chỉ ngoại ngữ cho giáo viên và chứng chỉ ngoại ngữ 2 đối với giáo viên dạy tiếng Anh, Bộ GD-ĐT đã làm việc với Bộ Nội vụ để đi tới thống nhất sẽ xóa bỏ chứng chỉ này. |
Thanh Hùng
Bộ GD-ĐT đã làm việc, trao đổi và đi đến thống nhất với Bộ Nội vụ về việc bỏ quy định chứng chỉ ngoại ngữ và tin học cho giáo viên.
" alt=""/>Bỏ chứng chỉ tin học, ngoại ngữ cho giáo viên từ tháng 3/2021Trước đó, vào ngày 10/10, Ban Thường vụ Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh có quyết định tặng bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho 4 tập thể và 14 cá nhân có “thành tích xuất sắc trong công tác Đội và phong trào thiếu nhi năm học 2023-2024”.
Trong danh sách tặng bằng khen này, có ông Văn Đình Lương – giáo viên tổng phụ trách đội của Trường THCS Võ Trường Toản.
Tuy nhiên, sau khi có quyết định này, ông Lương bị tố cáo có hành vi dâm ô với nữ sinh trong trường. Qua điều tra, Cơ quan CSĐT Công an TP Dĩ An khởi tố bị can đối với ông này về hành vi “dâm ô với người dưới 16 tuổi".
Đến thời điểm cơ quan điều tra khởi tố, bằng khen của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh vẫn chưa được chuyển về tỉnh Bình Dương để trao cho ông Lương.
Như đã thông tin, ngày 17/10, Cơ quan CSĐT Công an TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Văn Đình Lương (31 tuổi, giáo viên Trường THCS Võ Trường Toản) để điều tra về hành vi “dâm ô với người dưới 16 tuổi”.
Ông Lương được xác định có hành vi sờ mó vào eo, ngực, bụng và vùng nhạy cảm của nữ sinh để thỏa mãn dục vọng cá nhân, gây bức xúc dư luận.
Ngay từ đầu năm học, Sở đã có nhiều văn bản chỉ đạo, chấn chỉnh về các khoản thu trong trường học. Tuy nhiên, theo bà Huệ, vẫn còn một số cơ sở giáo dục cố tình vi phạm quy định.
“Hôm qua, Sở GD-ĐT có làm việc với một trường trên địa bàn về nội dung này và cũng đề nghị trả lại các khoản thu không đúng quy định” - bà Huệ nói.
Để chấn chỉnh tình trạng lạm thu, Sở GD-ĐT sẽ mời các trưởng phòng giáo dục và hiệu trưởng trường THPT trên địa bàn để cùng xây dựng kế hoạch và biện pháp khắc phục. Các trường phải chỉ định đúng người đại diện tham dự cuộc họp, không cử người dự thay.
“Sở GD-ĐT yêu cầu hiệu trưởng ký cam kết thực hiện đúng quy định về các khoản thu theo hướng dẫn của ngành. Nếu vi phạm, hiệu trưởng sẽ phải chịu trách nhiệm và không thể đổ lỗi cho Ban đại diện cha mẹ học sinh” - bà Huệ nhấn mạnh.